Quyết định 35 về đánh giá công chức lào cai

Quyết định 35/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy định đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Gia LaiSố công báo:Đang cập nhậtSố hiệu:35/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhậtLoại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trương Hải LongNgày ban hành:19/01/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhậtÁp dụng:

Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:

Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

tải Quyết định 35/QĐ-UBND

Tình trạng hiệu lực: Đã biết

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.

Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Hiệu lực.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem VB liên quan.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CỬA KHẨU, LỐI MỞ BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;

Căn cứ Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Căn cứ Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền;

Căn cứ Thông tư số 22/2014/TT-BCT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung của quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền ban hành kèm theo Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý nhà nước tại các cửa khẩu, lối mở biêngiới trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/12/2023. Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy chế phối hợp hoạt động quản lý tại các cửa khẩu, lối mở biên giới của các ngành thành viên Ban Quản lý cửa khẩu Lào Cai, Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh Lào Cai sửa đổi Khoản 1 Điều 6 của Quy chế phối hợp hoạt động quản lý tại các cửa khẩu, lối mở biên giới của các ngành thành viên Ban Quản lý cửa khẩu Lào Cai ban hành kèm theo Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Lào Cai hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế; Giám đốc các Sở, ngành: Y tế, Giao thông vận tải - Xây dựng, Công thương, Công an; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Cục trưởng Cục Hải quan; Thủ trưởng các lực lượng thành viên quản lý cửa khẩu và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Công thương; - Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - TT: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; - Sở Tư pháp; - Như Điều 3 QĐ; - Báo Lào Cai; - Đài PT-TH tỉnh; - Lãnh đạo Văn phòng; - Cổng TTĐT tỉnh; - Lưu: VT, TH2, KT1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCHTrịnh Xuân Trường

QUY CHẾ

PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CỬA KHẨU, LỐI MỞ BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI (Ban hành kèm theo Quyết định số: 35/2023/QĐ-UBND ngày 29/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các Sở, ban, ngành là cơ quan chủ quản của các thành viên quản lý cửa khẩu (sau đây viết tắt là Sở, ngành) và các thành viên quản lý cửa khẩu trong việc quản lý nhà nước tại các cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Các cửa khẩu, lối mở biên giới gồm:

  1. Cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (cầu Hồ Kiều II);
  1. Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành);
  1. Cửa khẩu quốc tế đường sắt Lào Cai;
  1. Cửa khẩu Mường Khương;

đ) Cửa khẩu phụ Bản Vược;

  1. Các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai (sau đây viết tắt là Ban Quản lý), các Sở, ngành, thành viên quản lý cửa khẩu và các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới.

2. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý và điều hành hoạt động tại các cửa khẩu, lối mở biên giới.

Điều 3. Nguyên tắc, phương thức phối hợp hoạt động

1. Nguyên tắc phối hợp hoạt động

  1. Việc phối hợp phải tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế của đất nước, xây dựng các cửa khẩu, lối mở biên giới trở thành cầu nối giao lưu, hợp tác, hòa bình và phát triển;
  1. Phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và rõ trách nhiệm, lĩnh vực phối hợp, đồng thời đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì, các cơ quan phối hợp và cán bộ, công chức tham gia phối hợp đảm bảo các hoạt động tại khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới được thực hiện thống nhất, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, có trật tự, có nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người, phương tiện giao thông vận tải qua các cửa khẩu, lối mở theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.

2. Phương thức phối hợp hoạt động

  1. Gửi hồ sơ, văn bản đề nghị tham gia ý kiến, cung cấp thông tin: Cơ quan đề nghị tham gia ý kiến, cung cấp thông tin phải đảm bảo thời gian hợp lý để cơ quan, đơn vị phối hợp đủ điều kiện tham gia ý kiến, cung cấp thông tin theo quy định. Các cơ quan phối hợp có trách nhiệm trả lời, cung cấp thông tin bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm về ý kiến, thông tin. Trường hợp quá thời hạn lấy ý kiến tham gia mà cơ quan phối hợp chưa có văn bản trả lời được hiểu là đã thống nhất với các nội dung được đề nghị tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình.
  1. Tổ chức họp, lấy ý kiến trực tiếp: Thủ trưởng các cơ quan được mời tham dự có trách nhiệm cử người dự họp đúng thành phần, trường hợp không cử người dự họp thì phải có văn bản tham gia ý kiến về nội dung họp.
  1. Khi triển khai các nhiệm vụ tại các cửa khẩu lối mở các cơ quan liên quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản, phối hợp với Ban Quản lý để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
  1. Phối hợp qua trao đổi qua điện thoại, thư điện tử đối với các vấn đề đơn giản, thời hạn gấp, cấp thiết.

Điều 4. Nội dung phối hợp

1. Đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự.

2. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

3. Công tác đối ngoại.

4. Các nội dung phối hợp khác.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Phối hợp đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự

1. Bộ đội Biên phòng

  1. Chủ trì quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới trong khu vực cửa khẩu, công trình cửa khẩu.
  1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định của pháp luật.

2. Các thành viên quản lý cửa khẩu khác: phối hợp triển khai các nội dung liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 6. Phối hợp quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh

1. Cơ quan Hải quan

  1. Chủ trì thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh.
  1. Chủ trì xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về hải quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  1. Phối hợp phân luồng phương tiện vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
  1. Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

2. Bộ đội Biên phòng

  1. Chủ trì kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, lối mở biên giới do Bộ Quốc phòng quản lý; thực hiện thủ tục biên phòng, cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định pháp luật về xuất nhập cảnh; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, lối mở biên giới do Bộ Quốc phòng quản lý; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu biên giới theo quy định pháp luật.
  1. Phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua các cửa khẩu, lối mở biên giới, đảm bảo an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
  1. Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan thực hiện phương án phân luồng phương tiện vận tải hàng hóa ra, vào cửa khẩu; kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong tổ chức phân luồng phương tiện hoặc khi xảy ra ùn ứ phương tiện tại cửa khẩu.

3. Cơ quan kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật): Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm dịch, phòng dịch tại các cửa khẩu, lối mở biên giới.

4. Ban Quản lý Khu kinh tế: Chủ trì, phối hợp với ngành, đơn vị liên quan xây dựng phương án phân luồng phương tiện ra, vào tại cửa khẩu; xử lý những vướng mắc phát sinh cần có sự phối hợp liên ngành trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá hoặc khi xảy ra ùn ứ phương tiện tại cửa khẩu.

5. Các thành viên quản lý cửa khẩu khác: phối hợp triển khai các nội dung liên quan theo chức năng, nhiệm vụ.

6. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu có trách nhiệm thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia.

Điều 7. Phối hợp trong công tác đối ngoại

1. Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì trao đổi, làm việc với Ban Quản lý cửa khẩu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) để phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu của hai bên.

2. Các ngành thành viên quản lý cửa khẩu:

  1. Phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động đối ngoại do Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì;
  1. Thống nhất các nội dung dự kiến trao đổi và cùng tham gia hội đàm, làm việc với các cơ quan liên quan phía Hà Khẩu - Trung Quốc.

3. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu, lối mở biên giới: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật, chủ trì hoặc phối hợp thiết lập cơ chế trao đổi, hội đàm với cơ quan hữu quan cửa khẩu phía đối diện để phối hợp giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách trong hoạt động tại cửa khẩu.

Điều 8. Phối hợp thực hiện các nội dung khác

1. Ban Quản lý Khu kinh tế

  1. Chủ trì phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các thành viên quản lý cửa khẩu tại các cửa khẩu, lối mở biên giới;
  1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động tại các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định và các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu; thông tin kịp thời đến các thành viên quản lý cửa khẩu những nội dung có liên quan đến công tác phối hợp;
  1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đảm bảo điều kiện làm việc (trang thiết bị, điện nước, vệ sinh môi trường, tài sản dùng chung), trợ cấp, bồi dưỡng theo chế độ và các khoản kinh phí hành chính khác (nếu có) cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức của Ban quản lý và các lực lượng thành viên quản lý cửa khẩu đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý nhà nước tại các cửa khẩu, lối mở biên giới.

2. Các thành viên quản lý cửa khẩu

  1. Phối hợp thực hiện các hoạt động và thực hiện chế độ thông tin báo cáo (báo cáo định kỳ tuần, tháng, quý, năm), báo cáo đột xuất khi có yêu cầu, phản ánh đến Ban Quản lý những nội dung có liên quan để phối hợp giải quyết. Khi có vụ việc đột xuất xảy ra ở cửa khẩu, lối mở, các đơn vị thành viên tổng hợp, báo cáo ngay Trưởng cửa khẩu để chỉ đạo kịp thời;
  1. Phối hợp giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý cơ sở hạ tầng, tài sản trang bị chung, vệ sinh môi trường nhằm đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước tại các cửa khẩu, lối mở biên giới.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành là cơ quan chủ quản của các đơn vị thành viên quản lý cửa khẩu căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chỉ đạo các đơn vị trực thuộc là thành viên quản lý cửa khẩu thực hiện tốt công tác phối hợp với Trưởng cửa khẩu và các lực lượng thành viên quản lý cửa khẩu theo quy định pháp luật hiện hành và Quy chế này.

2. Trách nhiệm của Trưởng cửa khẩu:

  1. Căn cứ vào tình hình thực tế, tổ chức giao ban tháng, quý, năm đánh giá kết quả công tác phối hợp;
  1. Giải quyết hoặc báo cáo, trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động tại các cửa khẩu, lối mở biên giới;
  1. Định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu, Trưởng cửa khẩu có trách nhiệm đánh giá trưởng các thành viên quản lý cửa khẩu để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và gửi thủ trưởng các cơ quan chủ quản về việc chấp hành, hiệu quả công tác phối hợp theo Quy chếnày.

3. Trách nhiệm của các thành viên quản lý cửa khẩu

  1. Các lực lượng thành viên quản lý cửa khẩu có trách nhiệm phối hợp và thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành mình theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp về hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành tại khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới mà mình được giao nhiệm vụ.
  1. Thông báo danh sách/quân số cán bộ, công chức, chiến sỹ trực tiếp tham gia hoạt động quản lý chuyên ngành, liên ngành tại các cửa khẩu, lối mở biên giới khi có yêu cầu của Ban Quản lý Khu kinh tế để tổng hợp, phục vụ cho công tác quản lý, điều hành hoạt động tại cửa khẩu của Trưởng cửa khẩu; kịp thời trao đổi, thông báo đối với những trường hợp luân chuyển công tác.

Điều 10. Điều khoản thi hành

  1. Trưởng cửa khẩu - Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế này. Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo kết quả thực hiện Quy chế về Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, các ngành gửi ý kiến phản ánh về Ban Quản lý để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.