Quy định mua sắm hóa chât y tế trọn gói năm 2024

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành liên quan đưa ra những giải pháp cụ thể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các bệnh viện kịp thời mua sắm được thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

Ðối với thuốc, Bộ Y tế đã gia hạn số đăng ký lưu hành cho 9.600 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế.

Bộ Y tế cũng kiến nghị Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội cho phép sửa đổi Luật Dược; xây dựng, ban hành cơ chế đặc thù về dự trữ đối với các thuốc hiếm, cần thiết cho điều trị.

Ngày 3/3 Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2023/NÐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NÐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế. Nghị định số 07/2023/NÐ-CP là căn cứ để các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, cung ứng trang thiết bị y tế và các cơ quan quản lý, lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ nhằm góp phần cung cấp cho ngành y tế trang thiết bị có chất lượng, đúng giá trị và sử dụng hiệu quả phục vụ công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Và một trong những điều mà dư luận, ngành y tế rất quan tâm đã đến khi ngày 4/3 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP cho phép thay đổi xác định giá các gói thầu trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế.

Trường hợp chỉ có một hoặc hai nhà phân phối/doanh nghiệp cung cấp báo giá thì được sử dụng các báo giá đã nhận để làm cơ sở xây dựng giá gói thầu. Với những trang thiết bị, vật tư y tế cùng chủng loại nhưng có nhiều nhà phân phối, thì chủ đầu tư xem xét, quyết định việc giao Hội đồng khoa học của đơn vị thực hiện việc xây dựng tính năng, cấu hình kỹ thuật theo yêu cầu chuyên môn của đơn vị và tổ chức lấy báo giá.

Nghị quyết cũng cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh…

Bằng những giải pháp mới được nêu trong Nghị định số 07/2023/NÐ-CP và Nghị quyết số 30/NQ-CP, những khó khăn, vướng mắc trong việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế của các cơ sở y tế cơ bản được tháo gỡ.

Các bộ, ngành liên quan như y tế, kế hoạch và đầu tư, tài chính cần tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về các vấn đề liên quan theo đúng lộ trình mà Nghị quyết đã nêu ra.

Tuy nhiên, Nghị quyết 30/NQ-CP chỉ là giải pháp trước mắt, cho nên các bộ, ngành liên quan như y tế, kế hoạch và đầu tư, tài chính cần tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về các vấn đề liên quan theo đúng lộ trình mà Nghị quyết đã nêu ra.

Bộ Y tế cần sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia, cấp địa phương bảo đảm phù hợp với năng lực tổ chức đấu thầu của từng cấp và khả năng cung ứng của doanh nghiệp để cung ứng đủ, kịp thời thuốc cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; nghiên cứu, xây dựng cơ chế bảo đảm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung; xây dựng, ban hành hướng dẫn mẫu hồ sơ mời thầu đối với gói thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền để đấu thầu qua mạng…

Bộ Kế hoạch và Ðầu tư khẩn trương hướng dẫn kịp thời, cụ thể các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các quy định về đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế trong dự án Luật Ðấu thầu bảo đảm phù hợp với đặc thù của ngành y tế.

Bộ Tài chính có trách nhiệm khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công và sử dụng kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định.

Thực tiễn sẽ tiếp tục kiểm nghiệm và điều chỉnh chính sách. Phát hiện trúng, đúng và mạnh dạn tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế là việc cần làm, nhưng không phải một lúc giải quyết ngay được các ách tắc trong vòng "một nốt nhạc".

Tâm lý sợ làm sai, sợ vướng pháp luật, thà "bị kỷ luật còn hơn đứng trước vòng móng ngựa" của một số cán bộ, công chức trong ngành cũng là một thực tế phải đối mặt và khắc phục, bên cạnh chủ trương phải ủng hộ, bảo vệ sự năng động, dám nghĩ dám làm vì cái chung, khách quan vô tư vì lợi ích nhân dân và không trục lợi.

Các nghị quyết là chỗ dựa quan trọng, nhưng để nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, hơn lúc nào hết, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần tăng cường trách nhiệm, tính chủ động lập kế hoạch mua sắm, đấu thầu và triển khai các giải pháp để có đủ thuốc, trang thiết bị y tế cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Việc mua sắm cần bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.

Đại diện Sở Y tế cho biết, tính đến ngày 7.6, với gần 3.000 mặt hàng là các loại hóa chất, vật tư y tế (VTYT) tiêu hao cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn, tạm thời sở đã phân chia danh mục dự kiến gồm 30 gói hóa chất và 60 gói VTYT.

Ông Huỳnh Phước Nhất - Trưởng phòng Quản lý dược (Sở Y tế) cho biết, ngày 30.11.2021, Sở Y tế đã có kết quả về danh mục tổ chức đấu thầu đối với thuốc và hiệu lực của gói thầu cho đến hết năm 2022. Do vậy, vấn đề thiếu thuốc tạm thời được giải quyết.

Tuy nhiên, đối với các loại thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia và danh mục áp dụng hình thức đàm phán giá do Trung tâm Mua sắm thuốc tập trung quốc gia thực hiện chưa có kết quả, dẫn tới bị động trong cung ứng thuốc tại cơ sở y tế.

Cho đến cuối tháng 5.2022, Bộ Y tế vẫn chưa công bố kết quả đấu thầu, làm cho nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh lâm vào tình trạng thiếu thuốc.

Ở một góc độ khác, ông Huỳnh Phước Nhất cho biết, sở dĩ gói thầu hóa chất, VTYT chưa thực hiện được do năm 2021, Sở Y tế đã xây dựng danh mục, kế hoạch theo phương án đấu thầu rộng rãi không qua mạng, hợp đồng theo đơn giá cố định.

“Nhưng bắt đầu từ ngày 1.1.2022, bắt buộc phải đấu thầu rộng rãi qua mạng và hợp đồng trọn gói. Thành ra chúng tôi phải hủy kế hoạch cũ. Sở Y tế đầu năm nay phải xây dựng kế hoạch mới, do đó kéo dài thời gian.

Và nếu hợp đồng trọn gói thì chúng tôi phải phân chia thành nhiều gói thầu mới đấu thầu thành công được. Chúng tôi đang xây dựng theo hướng tránh chỉ định thầu nhưng vẫn đúng theo quy định” - ông Huỳnh Phước Nhất nói.

Việc tổ chức đấu thầu theo hình thức mới này gặp rất nhiều vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, dẫn đến gói thầu hóa chất, VTYT năm 2022 chậm trễ đến 5 tháng.

Nguyên nhân của việc chậm trễ này, đại diện Sở Y tế cho rằng, ngoài nguồn lực của sở mỏng, chưa có kinh nghiệm trong công tác đấu thầu qua mạng thì các văn bản pháp luật hiện hành và văn bản mới ban hành liên tục ảnh hưởng đến việc xây dựng dự toán, chấm thầu.

Một cán bộ Sở Y tế nói: “Tôi ví dụ Nghị định 98 của Chính phủ quy định quản lý trang thiết bị y tế, từ ngày 1.4.2022 quy định chặt chẽ về việc kê khai giá hóa chất, VTYT, làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng dự toán các gói thầu.

Việc kê khai giá các măt hàng hóa chất, vật tư chưa đầy đủ có sự thay đổi liên tục, làm ảnh hưởng đến xây dựng giá dự toán, giá kế hoạch, ảnh hưởng đến việc rà soát chấm thầu và thực hiện hợp đồng sau này.

Cụ thể, Nghị định 98 quy định việc mua bán trang thiết bị y tế không vượt quá giá kê khai, chứ không thể hiện quy định giá kê khai trong quá trình thực hiện thầu, nhưng nếu không rà soát giá kê khai xuyên suốt thì gói thầu có nguy cơ không thực hiện được”.

Phương án tạm thời

Được biết, từ đầu năm đến nay, Bộ Y tế liên tục có công văn đề nghị sở y tế các địa phương và các đơn vị chủ động mua sắm thuốc thuộc Danh mục đấu thầu tập trung quốc gia và Danh mục áp dụng hình thức đàm phán giá tại Thông tư 15 của Bộ Y tế trong lúc chờ đợi kết quả lựa chọn nhà thầu từ Trung tâm Mua sắm thuốc tập trung quốc gia.

Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều đơn vị tổ chức đấu thầu tập trung cấp địa phương vẫn trù trừ, chậm hoặc không triển khai, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư xảy ra tại một số bệnh viện.

Quy định mua sắm hóa chât y tế trọn gói năm 2024

Đại diện Sở Y tế cho biết, sở đã nhiều lần gửi văn bản về Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo về việc điều tiết hóa chất, VTTY trên danh mục trúng thầu giữa các cơ sở y tế.

Theo đó, sẽ có đơn vị này thừa và đơn vị kia thiếu hóa chất, vật tư tiêu hao do mô hình bệnh tật luôn thay đổi, phân bổ số đầu thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tại cơ sở thay đổi cũng như các đơn vị khi xây dựng kế hoạch sử dụng cho đến khi có kết quả thầu thì thời gian kéo dài, số lượng vì vậy chưa đảm bảo chính xác.

Việc điều chuyển và thanh toán BHYT số lượng hóa chất, VTYT tiêu hao giữa các đơn vị công lập đã được Sở Y tế làm việc với Bảo hiểm Xã hội tỉnh. Và Sở Y tế cũng đã có văn bản gửi Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo về việc này nhưng hiện vẫn chưa có phản hồi.

Theo một chuyên gia pháp chế về y tế, việc tổ chức đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị, VTYT là một lĩnh vực khó, đòi hỏi một đội ngũ nhân sự đầy đủ, có năng lực chuyên môn sâu về y tế, tài chính, am hiểu quy định của pháp luật về đấu thầu, có kinh nghiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu. Bên cạnh nhân lực tại các sở y tế mỏng, thực trạng phát hiện nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu ở lĩnh vực y tế gần đây khiến cán bộ y tế e ngại, sợ làm sai.

Trong thời gian chờ kết quả đấu thầu tập trung, Sở Y tế tạo điều kiện để các đơn vị trực thuộc tự thực hiện đấu thầu với giá trị gói thầu dưới 100 triệu đồng, đặc biệt là VTYT thay thế để đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân. Nhưng con số này so với nhu cầu các bệnh viện sẽ không thấm vào đâu.

Đại diện Sở Y tế cho biết, Bảo hiểm Xã hội Quảng Nam vẫn chấp nhận thanh toán và có kiến nghị Sở Y tế xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại cuộc họp vào ngày 21.4, nhưng đến ngày 7.6, Sở Y tế vẫn chưa có phản hồi. Và dù đã “mở” để cho các bệnh viện chủ động tự đấu thầu, chứ không đấu thầu tập trung như trước đây, các bệnh viện vẫn lúng túng trong thực hiện theo quy trình vì hiện nay, “không ai dám làm tắt thủ tục đấu thầu”.

Ngoài ra, lý do sợ xuất toán BHYT khiến các cơ sở y tế e ngại việc chủ động mua sắm trước khi có thông tư hướng dẫn. Do vậy, đa số người quản lý ở các bệnh viện đều mong sớm có hướng dẫn rõ ràng hơn, đồng thời cần có một hành lang pháp lý chặt chẽ để bảo vệ nhân viên y tế trong mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế.

Việc trang bị cơ sở vật chất là máy móc và kết quả đấu thầu VTYT năm 2022 sẽ còn kéo dài vì theo quy định, thời gian dự kiến cho mỗi gói thầu từ ngày mở thầu đến phê duyệt là ít nhất 45 ngày.

Hiện gói thầu hóa chất, VTYT năm 2022 của Quảng Nam mới chỉ ở khâu xây dựng và trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Hiện Sở Y tế đã gửi kiến nghị xin cơ chế cho các đơn vị tự chủ mua sắm để có hóa chất, VTYT đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong thời gian chờ kết quả thầu. Những thiệt thòi trong thời điểm này, có lẽ nhiều nhất đều ở phía người bệnh...