Quá trình bản thân ghi như thế nào

Nếu như sơ yếu lý lịch xin việc thông thường sẽ chỉ có phần nội dung chung là quá trình bản thân thì ở sơ yếu lý lịch dành cho học sinh, sinh viên lại khác. Mẫu sơ yếu lý lịch này yêu cầu các bạn kê khai quá trình bản thân từ năm 12 tuổi cho tới nay. Tức là các em sẽ chỉ tóm tắt quá trình bản thân từ 12 tuổi cho tới lúc viết mẫu sơ yếu lý lịch đó mà thôi.

Điều này khá dễ hiểu khi mẫu sơ yếu lý lịch thường dùng cho các bạn học sinh cấp 3 hay đại học. Vì khi nhập trường mới sẽ cần phải có hồ sơ nhập học. Trong khi đó Tiểu học được xem như quá trình giáo dục bắt buộc mà hầu hết ai cũng phải trải qua để có thể học cấp bậc cao hơn.

Bậc Trung học cơ sở là một cấp bậc học cao hơn, khó hơn và các bạn sẽ có nhiều sự kiện trải qua hơn. Chính vì thế mà việc tóm tắt quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên thường sẽ từ lúc 12 tuổi tới hiện tại.

Quá trình bản thân ghi như thế nào
Quá trình bản thân từ 12 tuổi đến nay

Phần nội dung này trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên sẽ phản ánh được quá trình phát triển về mặt học vấn của các bạn từ lúc 12 tuổi, tức là bắt đầu từ lớp 6 đến thời điểm viết sơ yếu lý lịch. Thông qua đó, người tiếp nhận hồ sơ cũng như đọc sơ yếu lý lịch của các bạn có thể hiểu rõ hơn về quá trình học tập, sinh sống từ năm 12 tuổi cho tới nay.

Trình tạo cv online dễ nhất hiện nay.

Khi viết quá trình bản thân từ 12 tuổi đến nay trong sơ yếu lý lịch thì các bạn sẽ cần phải nắm bắt được những trường thông tin mà mình cần liệt kê trong phần này. Bởi điều này không chỉ đơn giản là quá trình bản thân tóm tắt từ lúc 12 tuổi đến nay làm gì ở đâu mà đòi hỏi một sự kê khai chi tiết và rõ ràng hơn.

Cụ thể thì những trường thông tin mà khi kê khai quá trình tóm tắt bản thân từ 12 tuổi bạn cần viết trong sơ yếu lý lịch bao gồm:

- Cấp học: Bắt đầu từ cấp học Trung học cơ sở cho tới các cấp bậc cao hơn như Trung học phổ thông, Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học. Tùy vào thời điểm “hiện tại” mà bạn viết sơ yếu lý lịch lúc nào thì điểm dừng về cấp bậc học của bạn sẽ ở đó.

- Thời gian: Bạn có thể ghi từ năm nào đến năm nào, không cần phải ghi quá chi tiết với việc bắt đầu từ ngày, tháng.

- Trình độ học vấn: Thông thường ở đây sẽ ghi lớp.

- Tên trường học: Ghi rõ ràng về tên của trường mà bạn theo học.

- Kết quả học tập: Phản ánh về thành tích học tập của bạn ở từng giai đoạn, trình độ.

Quá trình bản thân ghi như thế nào
Những thành phần, thông tin cần hoàn thiện

Đó là tất cả những trường thông tin mà bạn cần kê khai cũng như hoàn thiện trong phần tóm tắt quá trình bản thân từ 12 tuổi này. Mỗi một trường thông tin thường phản ánh một cách khá cụ thể và rõ ràng ý nghĩa chứa đựng. Điều này sẽ giúp người xem có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều.

Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh THPT chuẩn và mới nhất hiện nay

3. Cách viết quá trình bản thân từ 12 tuổi đến nay

Nếu như bạn đã nắm bắt và định hình được những thông tin cần phải liệt kê trong phần quá trình bản thân từ 12 tuổi đến nay thì việc tiếp theo chính là hoàn thiện nội dung một cách hoàn chỉnh cho phần này.

Thông thường, ở các mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên in sẵn thì phần cấp bậc đã được đề sẵn và phân chia độ dài khá hợp lý. Cấp bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,... sẽ được điền sẵn ở bên trong sơ yếu lý lịch. Việc của bạn chính là hoàn thiện các trường thông tin còn lại mà thôi.

Ví dụ ở cấp bậc Trung học cơ sở, với các mục: Thời gian - Trình độ - Tên trường - Kết quả học tập thì bạn có thể viết theo ví dụ sau:

2012 - 2013: Lớp 6 - Trường Trung học cơ sở Yên Sơn - Lên lớp

……..

2015 - 2016: Lớp 9 - Trường Trung học cơ sở Yên Sơn - Tốt nghiệp

Tương tự như vậy cho cấp bậc Trung học phổ thông. Bạn sẽ viết và hoàn thiện thông tin như ví dụ trên. Riêng đối với cấp bậc chuyên nghiệp cao hơn như Trung cấp/ Cao đẳng hay Đại học thì bạn sẽ không cần phải ghi quá chi tiết mà có thể ghi tóm gọn cũng được.

Ví dụ: 2016 - 2020: Trường đại học Kinh tế Quốc dân - Tốt nghiệp bằng giỏi.

Quá trình bản thân ghi như thế nào
Cách viết tóm tắt quá trình bản thân từ 12 tuổi

Việc có thể ghi một cách chung chung như vậy bởi học cao đẳng, đại học có thể chia năm nhất, năm hai,.... Tuy nhiên, về cơ bản thì các môn học không quá rạch ròi mà bạn chỉ cần học đủ các môn và đủ số tín là có thể ra trường đúng hạn. Hơn hết, bạn không cần phải được xét lên lớp mới có thể từ năm 2 thành năm 3. Chính vì thế mà việc kê khai thông tin của cấp bậc này không cần phải rõ ràng, chi tiết như hai cấp bậc kia.

Về cơ bản thì cách viết quá trình của bản thân từ 12 tuổi đến nay không quá khó hay phải tốn nhiều thời gian suy nghĩ. Tuy nhiên, nếu như không biết cách viết thì lại rất khó để viết chính xác và hoàn chỉnh được.

Việc viết tóm tắt quá trình bản thân từ 12 tuổi sẽ trở nên dễ hiểu hơn khi định hình được cách viết dưới sự hướng dẫn và tham khảo từ tài liệu hoặc người khác. Bởi cách viết không quá khó nên đòi hỏi chính là sự chính xác và đầy đủ.

Tìm hiểu thêm: Cách làm hồ sơ xin việc cho sinh viên làm thêm thuyết phục nhà tuyển dụng

4. Một số lưu ý khi viết quá trình bản thân từ 12 tuổi đến nay

Là một phần trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên, vì thế mà quá trình bản thân tóm tắt từ 12 tuổi đến nay làm gì ở đâu cũng cần được hoàn thiện theo đúng tiêu chuẩn. Vậy, trong quá trình viết tóm tắt quá trình bản thân từ 12 tuổi sẽ cần lưu ý những điều gì?

- Sự trung thực trong quá trình kê khai thông tin

Viết không khó nhưng tóm tắt quá trình bản thân từ 12 tuổi đòi hỏi một sự trung thực và chính xác với những thông tin được kê khai, cập nhật. Bởi mọi thông tin đưa ra trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên đều mang tính đối chiếu, xác nhận. Do vậy mà sự chuẩn và trung thực là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu khi viết và tóm tắt lại quá trình của bản thân từ năm 12 tuổi cho đến nay.

- Không viết lan man, dài dòng

Cũng giống như những nội dung khác trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên. Khi viết quá trình tóm tắt bản thân từ 12 tuổi, các bạn không nên viết quá dài, quá lan man. Thay vào đó, hãy viết một cách ngắn gọn, đầy đủ thông tin cần thiết và dễ hiểu cho người đọc.

Quá trình bản thân ghi như thế nào
Một vài lưu ý

Thực tế thì mỗi một phần sẽ có sự giới hạn nhất định về việc cung cấp thông tin, do đó mà bạn cần điều chỉnh và lựa chọn những thông tin chính cho phần kê khai của mình.

- Không gạch xóa khi viết quá trình từ 12 tuổi đến nay

Việc viết một cách rõ ràng, không tẩy xóa trong sơ yếu lý lịch là đòi hỏi chung mà các bạn cần phải làm được. Vì thế mà khi viết, các bạn nên cố gắng đảm bảo không có sự sai lệch dẫn đến việc gạch xóa trong nội dung thông tin. Đảm bảo sự sạch đẹp cho phần nội dung cũng như toàn bộ sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên mà bạn viết.

- Không quên xin dấu xác nhận sơ yếu lý lịch từ địa phương sau khi hoàn thiện quá trình bản thân từ 12 tuổi và những nội dung khác

Mỗi một bản sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên được viết ra đều có ý nghĩa và mục đích nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản thì sau khi sơ yếu lý lịch được hoàn thiện cần xin dấu xác nhận từ địa phương. Điều này nhằm đảm bảo rằng mọi thông tin bạn đưa ra là chính xác và sơ yếu lý lịch có thể thực hiện chức năng khác của mình.

Trên đây là những thông tin tổng hợp của vieclam123 về quá trình bản thân từ 12 tuổi đến nay. Hy vọng bài viết đã mang đến những nội dung hữu ích cho các bạn.

Quá trình đào tạo ghi gì?

Quá trình đào tạo thì cần ghi rõ thời gian bao gồm tháng và năm, tên trường và trung tâm đào tạo, ngành học, hình thức đào tạo, văn bằng chứng chỉ. Trong đó: - Quá trình học tập từ cấp bậc tiểu học đến cao đẳng, đại học hoặc các cơ sở, trung tâm đào tạo nghề, bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ.

Quá trình hoạt động của bản thân là gì?

Quá trình hoạt động của bản thân là một thành phần không thể thiếu để tạo nên bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh của mỗi người. Trong phần này sẽ thể hiện toàn bộ quá trình học tập, công tác mà bạn đã trực tiếp trải qua từ khi đi học đến thời điểm hiện tại.

Quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lí lịch là gì?

Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch là một trong những thành phần quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng xem xét khi nhận được bộ hồ sơ đơn đăng ký của ứng viên. Nó giúp họ đánh giá sự phù hợp của ứng viên cho vị trí và xác định xem họ có những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết hay không.

Thành phần bản thân ghi như thế nào?

Thành phần bản thân hiện nay bao gồm những thông tin sau: Tên tuổi, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa / học vấn, kinh nghiệm, các mối quan hệ gia đình,… cũng như tất cả những nội dung khác liên quan đến ứng viên.