Qa Software là gì

Trong ngành Testing (Kiểm thử), QA tester là những người đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vậy công việc chính của một QA tester là gì? Đâu là lộ trình giúp một fresher trở thành một QA tester giỏi? Hãy cùng tìm hiểu tất cả về nghề QA tester trong bài viết dưới đây.

Các công việc chính của một QA tester là gì?

QA là viết tắt của Quality Assurance (Quản lý chất lượng sản phẩm). Do đó, QA Tester là người chịu trách nhiệm kiểm thử và đánh giá để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhiều người hiểu lầm QA tester sẽ chỉ tham gia vào khâu cuối trong quá trình làm sản phẩm. Tuy vậy, QA tester thực sự làm việc xuyên suốt một dự án kiểm thử mình phụ trách.

Qa Software là gì
Nguồn: Newpostonline

Lý do là bởi trách nhiệm của QA tester sẽ trải dài từ việc phân tích dự án, lên quy trình, follow toàn bộ dự án và liên tục điều chỉnh quy trình tùy theo thực tế. Cụ thể công việc của một QA tester sẽ bao gồm các mục sau:

  • Phân tích yêu cầu (requirements) của dự án
  • Đề xuất và đưa ra quy trình phát triển (development process) cho sản phẩm phù hợp với yêu dự án
  • Thực hiện bộ tài liệu hướng dẫn và các biểu mẫu về đảm bảo chất lượng sản phẩm cho team phát triển sản phẩm
  • Lên test plan, thiết kế test case, viết test script cho dự án
  • Thực thi theo test plan, test case đã lập
  • Thu thập thông tin và gửi báo cáo chất lượng cho PM (Product manager)
  • Kiểm tra các bộ phận trong team có làm đúng quy trình QA đã đề ra hay không
  • Kiểm soát quy trình và tiến trình làm việc của đội ngũ phát triển sản phẩm
  • Trong quá trình kiểm soát chất lượng, điều chỉnh và thay đổi quy trình sao cho phù hợp với các vấn đề phát sinh

Những kỹ năng cần có của một QA tester là gì?

Để trở thành một QA tester giỏi thì cần đến những kỹ năng gì? Dưới đây là một số nhóm kỹ năng mà người làm quản lý chất lượng sản phẩm cần trau dồi trong công việc:

Kỹ năng chuyên môn của một QA tester

  • Hiểu sâu về kiến trúc hệ thống của sản phẩm (phần mềm)
  • Hiểu rõ về các loại chứng chỉ CMMI, ISO… trong phần mềm để từ xây dựng được các quy trình chuẩn cho team
  • Trau dồi liên tục các mảng kiến thức thuộc lĩnh vực của sản phẩm mình đang thực hiện. Ví dụ như tài chính, giáo dục, y tế,…)
Qa Software là gì
Nguồn: Unsplash

Kỹ năng bổ sung

  • Khả năng tổ chức, tư duy logic và có hệ thống
  • Kỹ năng phân tích và làm việc dựa trên số liệu tốt
  • Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ team và các đội nhóm khác

Con đường sự nghiệp của một QA tester là gì?

Trước hết, một QA tester sẽ bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí tester. Đó có thể là Manual tester hoặc Automation tester. Khi đã tích lũy được nhiều kiến thức, từ Junior tester bạn sẽ trở thành Senior tester trong team. Sau đó, bước tiếp theo của một người làm QA tester là gì thì sẽ phụ thuộc vào định hướng của bạn. Có thể là Test Lead/ QA Lead hoặc QA Manager. Khi lên đến Test Manager thì sẽ chuyển sang lĩnh vực quản lý nhiều hơn.

Qa Software là gì
Nguồn: Unsplash

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết chuyển hướng sang quản lý nếu vẫn có nguyện vọng gắn bó với mảng kỹ thuật. Bạn có thể chọn trở thành một chuyên gia Automation testing (kiểm thử tự động) hay các kỹ sư chuyên về các mảng như Performance hay Security. Để trở thành những chuyên gia kỹ thuật, ngoài những kinh nghiệm trong quá trình làm QA tester, bạn cần trau dồi thêm những kiến thức của từng lĩnh vực muốn theo đuổi.

> Tìm hiểu chi tiết hơn về Career Path — Lộ trình phát triển cho Tester/QA Engineer tại đây

Có thể nói rằng trong lĩnh vực phát triển phần mềm, QA tester là bộ phận không thể thiếu. Đây cũng là vị trí có tương lai rộng mở không giới hạn, tùy theo định hướng phát triển cá nhân. Để bắt đầu sự nghiệp QA Tester, các bạn trẻ hãy bắt đầu tích lũy kiến thức chuyên môn, tìm hiểu các kỹ năng cần có của một QA tester là gì và trau dồi chúng.

QA Engineer là gì? Được hiểu ngắn gọn là người đặt ra các quy định cho dự án như: đề xuất ra quy trình phát triển dự án, giám sát, quản lý và ban hành những chất lượng. Mục đích để đảm bảo quy trình phát triển hay bảo trì sẽ đáp ứng được các mục tiêu mà hệ thống đã đề ra.

Qa Software là gì
QA Engineer là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm

1. QA Engineer là gì?

Công việc của QA là đảm bảo sản phẩm, project theo kịp tiến độ hoặc là tạo ra những quy chuẩn chất lượng của sản phẩm để QC có thể follow. Trong một số công ty, QA Engineer bao hàm cả QC. Hay một số công ty không có QC Engineer mà chỉ có QA Engineer.

Ngay cả ở điểm xử lý sự cố, QA Engineer không chỉ dừng lại ở việc xác định các vấn đề mà còn phải hiểu những nguy cơ tiềm ẩn. Đồng thời, họ còn phát triển các bản sửa lỗi để đảm bảo tiêu chuẩn sẽ được duy trì.

Qa Software là gì
QA Engineer đảm bảo quá trình phát triển, theo dõi và khắc phục quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm

2. Nhiệm vụ chính của QA Engineer

Vị trí QA Engineer cần đáp ứng những nhiệm vụ chính như sau:

  • Đề xuất quy trình phát triển phần mềm phù hợp với dự án.
  • Đưa ra những tài liệu, biểu mẫu và hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho tất cả các bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm.
  • Kiểm tra việc thực hiện quy trình trong nhóm phát triển sản phẩm có đúng theo quy trình QA đã đề ra hay không.
  • Nhắc nhở đội phát triển sản phẩm làm việc theo đúng quy trình đã đặt ra. Bên cạnh đó, QA Engineer còn đề xuất, điều chỉnh quy trình phù hợp với sản phẩm mà team đang thực hiện.
  • Luôn cập nhất những tiêu chuẩn mới nhất, đảm bảo tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp đều được sản xuất theo tiêu chuẩn đó.
  • Ghi lại các vấn đề phát sinh trong quy trình sản xuất và tìm ra hướng khắc phục.
Qa Software là gì
Những kỹ năng cần có của một QA Engineer

3. Yêu cầu trình độ của QA Engineer

Để hoàn thành tốt công việc của mình, QA Engineer cần có trình độ chuyên môn phù hợp, kinh nghiệm và bộ kỹ năng nâng cao. Trước hết, kỹ sư cần có bằng cử nhân đại học hoặc các bằng cấp liên kết với các chương trình kỹ thuật.

Những kỹ năng cần có của một QA Engineer là: Giao tiếp; Chú ý đến chi tiết; Tư duy phê phán và nhận định; Làm việc nhóm; Máy tính; Toán học; Quản lý thời gian; Khả năng sáng tạo.

Trên đây là những thông tin QA Engineer là gì và những thông tin cần biết xung quanh về nghề nghiệp này. Nếu bạn yêu thích ngành nghề này, đừng quên tham khảo những thông tin tiếp theo về QA Engineer tại website của chúng tôi nhé.