Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

 

Show

Đọc về âm nhạc Việt Nam, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn “Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s”, là một phong trào đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam một kho tàng nghệ thuật sáng tạo của các nhạc sĩ tiên phong từng làm mưa làm gió một thời ở nơi được mệnh danh là “La Perle De L’Extrême-Orient” (“The Pearl Of The Far East” – “Hòn Ngọc Viễn Đông”).

Nhạc Trẻ là một hiện tượng âm nhạc xuất hiện ở miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 1960s, ảnh hưởng bởi âm nhạc đương đại của Âu Châu và Mỹ Châu.

Nhạc kích động Âu Mỹ bắt đầu xâm nhập thị trường miền Nam vào cuối năm 1959. Giới trẻ, con của các thương gia và giới trưởng giả theo học chương trình Pháp thường nghe các loại nhạc kích động của Mỹ và Pháp. Phải đợi tới khoảng 1963-65, phong trào nghe nhạc kích động Tây phương bành trướng mạnh qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Hoa Kỳ như: Paul Anka, Elvis Presley, The Platters, của Anh như: Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones, của Pháp như: Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida, vv…. là thần tượng của thanh niên nam nữ dưới 18 tuổi.

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Ban nhạc nữ đầu tiên Blues Stars năm 1969.

Những ban nhạc trẻ kích động Việt Nam mang những tên: CBC, The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành The Strawberry Four với Tùng Giang [qua đời năm 2009], Ðức Huy [hiện ở Việt Nam], Tuấn Ngọc [hiện ở US] và Billy Shane [qua đời năm 1998] – cả 4 người này đều định cư ở US sau 30.4.1975).

Một số ca sĩ Việt thích kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như: Elvis Phương (hiện ở Việt Nam), Pauline Ngọc (hiện ở Ðức), Prosper Thắng (qua đời tại Pháp năm 1998), Julie Quang (hiện ở US), Carol Kim (hiện ở US), etc… Họ nổi danh với các bản nhạc ngoại quốc hát bằng lời Pháp và Anh. Những hộp đêm cho các quân nhân Hoa Kỳ mọc lên ngày càng nhiều từ 1968 trở đi nên càng khuyến khích số người hát nhạc tiếng Anh nhiều hơn nữa.

Năm 1963, Hội Ái Hữu Học Sinh của 2 trường JJ Rousseau và Marie Curie tổ chức một đêm liên hoan nhạc trẻ tại Vũ trường Đại Kim Đô với sự tham gia của nhiều ban nhạc trẻ.

Năm 1964, Đại Hội Nhạc Trẻ đầu tiên đã xảy ra tại thính đường Trường Trung Học Lasan Taberd do trường này tổ chức.

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Từ trái sang: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời – nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968).
Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Trường Kỳ (thập niên 1960s).

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Cuối năm 1964, rạp hát Văn Hoa tổ chức Đại Hội Kích Động Nhạc trong 5 đêm liên tục.

Ngày “Lễ Thánh Celcile” ở Trường Trung Học La San Taberd, 28 tháng 11 năm 1965, một Đại Hội Nhạc Trẻ khác được trường tổ chức với 17 ban nhạc trẻ tham dự.

Năm 1966, thêm một Đại Hội Nhạc Trẻ được Trường Trung Học La San Taberd tổ chức để gây quỹ cứu trợ người dân bị nạn lụt miền Tây có tất cả 23 ban nhạc trẻ tham dự trình diễn trong 6 giờ đồng hồ.

Phải đợi tới năm 1971 mới thấy xuất hiện “Đại Hội Nhạc Trẻ” được tổ chức tại “Sân Vận Động Hoa Lư” do NS Trường Kỳ (đã qua đời năm 2009 tại Montreal, Canada), Tùng Giang (đã qua đời năm 2009 tại California, Hoa Kỳ), và Nam Lộc (hiện ở Los Angeles, CA, Hoa Kỳ) đảm trách. Sự thành công mỹ mãn của “Đại Hội Nhạc Trẻ” lần này đã đẩy mạnh Nhạc Trẻ lên cao độ qua những năm kế tiếp:

– Năm 1971 tại Trường Trung Học La San Taberd với trên 10.000 khán giả tham dự.
– Năm 1974, tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn với trên 20.000 khán giả tham dự).

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Layout 1
Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Ca sĩ Elvis Phương và Ban Vampires, thập niên 1960s.
Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Ca sĩ Vi Vân.

Trước sự bành trướng ồ ạt mạnh mẽ của nhạc ngoại quốc nổi tiếng vào miền Nam thời bấy giờ, khoảng năm 1972 nhạc sĩ Trường Kỳ đã chủ động mời gọi các nhạc sĩ bạn bè cùng thời với anh tham gia các buổi “Hội nghị bàn tròn” để cùng nhau thảo luận vấn đề “Việt hóa Nhạc Trẻ”. Trong số này gồm có: nhạc sĩ Nam Lộc, Vũ Xuân Hùng (anh em cột chèo với anh), Nguyễn Duy Biên (bạn nối khố từ thời Trung Học của Vũ Xuân Hùng), Tùng Giang, Kỳ Phát, etc… để rồi sau đó các nhạc sĩ này, được sự hậu thuẩn của NS Phạm Duy, đã đồng lòng (1) chuyển ngữ hoặc (2) đặt lời Việt cho các bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng.

“Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ” được ra đời từ đây.

Cũng cùng khoảng thời gian đó ban Phượng Hoàng ra đời đưa đến cho giới trẻ một bất ngờ lý thú. Phượng Hoàng, với hai thành viên lãnh đạo Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang, chỉ trình diễn những bản nhạc do chính họ sáng tác, không dùng nhạc ngoại quốc như xưa nay, và lời ca tiếng Việt cũng do chính họ viết. Đây là ban nhạc trẻ thuần Việt đầu tiên.

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Ca sĩ Bộ ba Carol Kim, Xuân Trang, Pauline Ngọc đang trình diễn cho một Club Mỹ năm 1974.
Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Từ trái sang phải – Jo Marcel, Thanh Lan, Elvis Phương, Cathy Huệ tại Dancing Club Majestic, Nouméa (Tân Đảo), Nouvelle-Calédonie thuộc Pháp ngày 24-12-1974.

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những nhạc sĩ tiên phong trong Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ:

• Trường Kỳ
• Nam Lộc
• Vũ Xuân Hùng
• Nguyễn Duy Biên
• Tùng Giang
• Jo Marcel
• Lê Hựu Hà
• Nguyễn Trung Cang…

Dưới đây mình có các bài:

– Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng: Đã từng có một phong trào chuyển ngữ và Việt hóa nhạc trẻ
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Học trò và ‘kích động nhạc’
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Hát trong club Mỹ
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Những ban nhạc tiếng tăm
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Ông vua làm đàn guitar điện ở Chợ Lớn

Cùng với 15 clips tổng hợp các buổi trình diễn của các ban nhạc trong “Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s” để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng tổng hợp

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng: Đã từng có một phong trào chuyển ngữ và Việt hóa nhạc trẻ

(Phụ Nữ News – MH thực hiện – Thứ hai, 27-02-2017 | 14:46 GMT)

Là tác giả chuyển ngữ của hàng trăm ca khúc nổi tiếng của những thập niên 60-70 tại Sài Gòn xưa. Ca khúc của Vũ Xuân Hùng đã trở nên quen thuộc với khán giả yêu nhạc…

Sau sự vụ bản quyền với ca sỹ Mỹ Tâm, nhóm PV Phununews tiếp tục có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng tác giả của bài Anh Thì Không, để tìm hiểu thêm về gia tài âm nhạc cũng như những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ rất nổi tiếng Sài gòn thập niên 60-70 của ông.

MH – Thưa ông, được biết trước đây ông xuất thân từ một nhà giáo. xin ông cho biết nguyên nhân nào đã đưa đẩy ông từ lãnh vực giáo dục sang lãnh vực âm nhạc, sau đó ông lấn sang phần đất nhạc Trẻ, chuyển ngữ hàng trăm nhạc phẩm nước ngoài đã được các ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn và thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ nổi tiếng được đông đảo mọi người yêu thích ?

NS Vũ Xuân Hùng: Tôi xin vắn tắt là vào khoảng thời gian 1972 khi đang dạy học, tôi được ông Quốc Phong giám đốc hãng phim Liên Ảnh mời tôi về làm Tổng Thư Ký cho tờ tuần san Kịch Ảnh để cùng nhà văn Mai Thảo (chủ bút) làm mới cũng như trẻ trung hoá tờ báo Điện ảnh Ca nhạc nổi tiếng này.

Như bạn biết đó trong thập niên 60, 70 nhạc trẻ thế giới ồ ạt du nhập vào miền Nam. Giới trẻ Sài gòn thời ấy rất say mê nghe và thích trình diễn những ca khúc viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.

Thậm chí những ca sĩ và ban nhạc Sài gòn lấy một cái tên nước ngoài đặt cho ban nhạc mình. Chúng tôi lo ngại sự bành trướng của cái phong trào nhạc trẻ này nên đã cùng nhà văn Mai Thảo, nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, Nguyễn Duy Biên phát động một phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ. Với mong ước giới trẻ Việt Nam sẽ tự sáng tác và trình diễn những ca khúc trẻ nước ngoài bằng ngôn ngữ Việt Nam, bởi thế chúng tôi thường tổ chức tại Toà Soạn Kịch Ảnh các buổi “Họp mặt Bàn Tròn Nhạc Trẻ” cùng với sự tham gia của ca sĩ cũng như các ban nhạc trẻ nổi tiếng Sài gòn ngày đó để bàn về vấn đề trên.

Kết quả sau đó là sự ra đời của ban Phượng Hoàng cùng những sáng tác thuần tuý, đậm chất Việt Nam của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Ban Mây Trắng (Tuấn Dũng, Trung Hành, Cao Giảng)… Đồng thời các ban nhạc, các nhóm ca cũng đã chuyển sang cái tên nghe Việt Nam hơn như: Ba Con Mèo (The Cats Trio), Ba Trái Táo (The Apple three), Ba Quả Chuông (The Golden Bells), Sao Xanh (The Blue Stars)…

Công sức đóng góp vào phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ là phần chuyển ngữ ca khúc từ tiếng Anh, Pháp, sang tiếng Việt của các nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên, Lê Hựu Hà, Tuấn Dũng, Trung Chỉnh…

MH – Phải chăng những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ 1,2,3 do Vũ Xuân Hùng và Nguyễn Duy Biên thực hiện cũng ra đời vào thời gian này? Thực hiện những cuốn băng đầu tiên này có những khó khăn ra sao?

NS Vũ Xuân Hùng: Vào thời gian đó tôi có suy nghĩ là muốn đẩy phong trào Việt hoá này mạnh lên hơn nữa thì phải phát hành những tập nhạc những đĩa nhạc dành cho giới trẻ, để họ có thể thưởng thức hoặc trình diễn bằng ngôn ngữ Việt nên tôi đã cùng anh Nguyễn Duy Biên, một người bạn nối khố từ thời Trung học, bắt tay vào thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ.

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Mỗi người chúng tôi một nhiệm vụ, Vũ Xuân Hùng nhận phần chuyển ngữ ca khúc, và mời nhạc sĩ Nam Lộc, Trường Kỳ, Lê Uyên Phương, Kỳ Phát, Tuấn Dũng, góp bài cho thêm phong phú. Sau đó chọn các ban nhạc Dreamers, CBC, Mây Trắng, Hammers và các ca sĩ nổi tiếng Sài gòn thu âm. Nguyễn Duy Biên là người bỏ tiền đầu tư nên là nhà sản xuất (Producer) và Kỹ thuật âm thanh (Sound Engineering) kiêm luôn chức phát hành (Distributor).

Rất may khi cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ ra đời thì bà Thuý Nga và ông Tô Văn Lai của Trung tâm Thuý Nga ngày ấy thấy trẻ trung và mới lạ nên đã nhận lời phát hành đồng thời mua đứt những cuốn băng kế tiếp thứ 2, thứ 3 sau đó nên anh đã bớt mệt nhọc lo lắng.

MH – Khi chuyển ngữ những ca khúc nước ngoài và phát hành những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ ông có gặp vấn đề về bản quyền ?

NS Vũ Xuân Hùng: Vào những năm trước 1975, khi muốn xuất bản hay phát hành một bản nhạc hay một cuốn băng nhạc việc đầu tiên chúng tôi phải nộp bản những ca khúc chuyển lời Việt đó cho Phòng thông tin Sài Gòn để họ kiểm duyệt lời của bài hát. Sau vài ngày nếu không có vấn đề gì họ sẽ cấp phép để thực hiện việc thu âm và sản xuất.

Còn chuyện bản quyền thì thời gian đó chế độ miền Nam chưa có Luật Bảo Vệ Bản Quyền hoặc chưa gia nhập công ước Bern nên họ không đặt vấn đề xin phép. Do đó nhạc sĩ Phạm Duy, Nam Lộc, Trường Kỳ, Kỳ Phát, Lê Hựu Hà, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên … chuyển lời Việt cho hằng trăm ca khúc nước ngoài mà không gặp rắc rối gì cả.

Còn sau năm 1975 những ca khúc chuyển ngữ của tôi được các Trung Tâm Ca Nhạc Hải Ngoại sử dụng cho các cuốn Audio và Video nên họ có trách nhiệm xin phép các tác giả nước ngoài.

Tất cả hơn 100 bài hát chuyển ngữ của tôi đều được viết trước năm 1996, khi Việt Nam gia nhập Công ước Bern và trước rất lâu khi Hội Bảo Vệ Tác Quyền Việt Nam ra đời. Hơn 100 ca khúc chuyển ngữ của tôi đã được đăng ký với Hội Bảo Vệ Tác Quyền hơn 10 năm rồi. Bởi thế việc vi phạm với tác giả bản gốc không có tính cách hồi tố.

MH – Những nghệ sĩ hải ngoại khi thể hiện ca khúc do ông chuyển lời Việt, họ có làm tròn trách nhiệm xin phép sử dụng ca khúc đó không?

NS Vũ Xuân Hùng: Không tính đến những ca sĩ ra đĩa CD riêng hoặc hát sân khấu thì các ca sĩ sống ở hải ngoại thường làm việc cho các Trung Tâm lớn như Thúy Nga Paris, Asia và những chương trình lớn họ đều thực hiện những gì cần phải làm.

Hầu như không cần phải đợi nhắc nhở. Chẳng hạn như khi tôi xem một chương trình Trung tâm Thúy Nga Paris By Night họ có sử dụng một nhạc phẩm của tôi cụ thể là cuốn số 121 có bài Hờn Ghen do tôi chuyển ngữ. Thì ngay cả khi Abum chưa ra đã có người mang tiền tác quyền đến tận nhà.

MH – Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này. Chúc ông và gia đình sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Từ trái sang: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời-nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968).

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022

(Phụ Nữ News – MH thực hiện – – Thứ hai, 27-02-2017 | 14:46 GMT)

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Ban nhạc The Rocking Stars – ẢNH: TƯ LIỆU

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ

(Lê Văn Nghĩa – 06:21 AM – 21/02/2017 Thanh Niên)

Khoảng cuối năm 1959, tại phòng trà Hòa Bình – tọa lạc ở khu ga xe lửa Sài Gòn (nay là công viên 23.9) xuất hiện một ban kích động nhạc mang tên Thời Đại của hai anh em Dương Quang Minh và Dương Quang Định.

Khoảng cuối năm 1959, tại phòng trà Hòa Bình – tọa lạc ở khu ga xe lửa Sài Gòn (nay là công viên 23.9) xuất hiện một ban kích động nhạc mang tên Thời Đại (thời kỳ này chưa Mỹ hóa) của hai anh em Dương Quang Minh và Dương Quang Định. Sau đó, phòng trà Anh Vũ có hai ban chơi kích động nhạc là Rock Tigers rồi tiếp đến là The Blue Jean boys .

Từ năm 1961, xuất hiện những ban nhạc mang tên nước ngoài như một cái mốt: Les Vampires, The Rocking Stars (với giọng ca trẻ Elvis Phương thường hát những bản nhạc của thần tượng Evis Presley). Hai ban The Rocking Stars và Black Caps thường biểu diễn tại thánh đường Trường Lamartine, cạnh hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Les Vampires và Rocking Stars là những ban nhạc được thành lập vào năm 1961. Chàng trai Đức Huy sau này gia nhập Les Vampires chơi lead guitar và hát. Cũng trong khoảng thời gian này, The Black Caps xuất hiện với chiếc mũ đen trên đầu, với giọng ca được chú ý Thanh Tuấn.

Vào năm 1963, Les Tridents ra đời và sau này đổi tên là Surfing. Đây cũng là ban nhạc trẻ tiêu biểu trong kỳ đầu tiên của kích động nhạc và tan rã vào năm 1966 khi nhạc trẻ VN trên đà lên cao. Năm 1964 – 1965 thì có Les Faucons Noirs, được xem là một trong những ban nhạc nổi bật nhất trong các buổi trình diễn văn nghệ do các trường trung học lớn tổ chức. Cũng trong năm 1964, một ban nhạc có cách phục sức lịch sự là Teddy Bears với Tiến Chỉnh sử dụng bass điệu nghệ xuất hiện. Tháng 10.1964, đã đánh dấu lần ra mắt của ban nhạc nữ đầu tiên The Blue Stars tại Đại nhạc hội Vui Sống bên cạnh các ban nhạc đàn anh như Teddy Bears, The Black Caps…

Thi thố tài nghệ

Một trong những lời than vãn của giới trẻ ngày đó là “nhạc trẻ không có được sự ủng hộ, không có nơi biểu diễn để thi thố tài năng” hoàn toàn đúng. Các chàng trai, cô gái tự mua đàn, trống, tự tập rồi trở thành ban nhạc và chỉ đi biểu diễn trong các hội hè nho nhỏ kiểu gia đình. Không có dịp chường mặt và thi thố tài năng với nhau, thế mà họ vẫn âm thầm luyện tập để chờ ngày tên tuổi được biết đến.

Thế là vào năm 1963, Hội Ái hữu học sinh Trường J.J Rousseau và Marie Curie (hai trường dạy theo chương trình Pháp) tổ chức một liên hoan nhạc trẻ tại vũ trường Đại Kim Đô quy tụ sự có mặt của những ban nhạc trẻ lúc ấy. Liên hoan được xem như khởi đầu cho những đại hội nhạc trẻ sau này. Trong liên hoan này, ca sĩ Công Thành và ban The Fanatiques thành công vang dội. Sau đó, đại hội nhạc trẻ đầu tiên đã được tổ chức tại thính đường Trường Lasan Taberd vào năm 1964 với những ban nhạc trẻ và những giọng ca được xem là thời danh. Cũng vào tháng 10.1964, rạp Văn Hoa tổ chức đại hội kích động nhạc trong 5 đêm.

Phải công nhận rằng nhạc trẻ VN được sự ủng hộ rất lớn của Ban Giám đốc Trường La San Taberd. Từ năm 1965, vào dịp cuối năm Trường Taberd đứng ra tổ chức một buổi đại hội kích động nhạc với chủ đích là giúp quỹ xã hội, tiếp đến là tạo cơ hội cho các ban nhạc trẻ được dịp thi thố tài nghệ cùng nhau. Đơn cử đại hội nhạc trẻ Taberd được tổ chức vào ngày 28.11.1965, ngày của lễ thánh Celcile – đấng bổn mạng của âm nhạc. Có đến 17 ban nhạc góp mặt trong chương trình đại hội nhạc tổ chức tại hí viện trường Taberd. Đây là một con số kỷ lục vì từ trước đến giờ chưa có một đại hội nào quy tụ nhiều ban nhạc trẻ đến thế. Có tới 40 ban đăng ký nhưng vì thời gian có hạn chỉ chọn 17 ban thuộc loại có số má như The Black Caps, The Blue Stars, Les Vampire, Hải Âu… Giá vé có ba hạng 200, 100 và 50 đồng, số tiền bán vé được dùng để gây quỹ xây dựng Trường Mù La San. Đại hội nhạc trẻ năm 1966 cứu trợ người dân bị nạn lụt miền Tây có tất cả 23 ban tham dự trình diễn trong 6 giờ đồng hồ.

Các ban nổi tiếng có The Spotlights (sau này đổi tên là Strawberry Four) với Billy Shane, Đức Huy, Tuấn Ngọc và Tùng Giang, The Blue Stars với Kim Thoa, Kim Loan…

Từ đó, những tên tuổi của phong trào nhạc trẻ là Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang đều cố gắng tổ chức đại hội nhạc trẻ hằng năm. Ngoài ra, để các ban có nơi tập hợp, thi thố tài năng, Trường Kỳ -người được mệnh danh là vua nhạc trẻ, vua hippy dù anh chẳng chơi được một nhạc cụ nào – đã tổ chức “Teen à-go-go”, rồi sau đó là “hyppyes À-go-go” hằng tuần vào năm 1967 để các ban có đất dụng võ khi không có đại hội nhạc trẻ.

Góp phần thúc đẩy phong trào nhạc trẻ, Alpha Phim đã tung ra phim Saigon By night (1964). Đây là cuốn phim đen trắng phóng sự về giải trí ban đêm của Sài Gòn với phần phụ diễn ca nhạc do các ban nhạc trẻ biểu diễn. Sự xuất hiện củaThe Black Caps với Thanh Tuấn trong bộ đồ sa màu đen, sợi dây xích thật to tòng teng trên cổ, Vincent Taylor lăn lộn gào thét trong những nhạc phẩm của Gene Vincent, rồi Jacky cùng Les Vampieres thật chững chạc trong bộ veston… đã gây sự chú ý với công chúng. Rồi sau đó là hàng loạt phim đã đưa hình ảnh các ban nhạc trẻ lên màn bạc, tuy nhiên chỉ như thêm mắm, muối hương vị trẻ vào bộ phim chứ nhạc trẻ chưa có một bộ phim riêng cho mình. Tức khí, cuối năm 1971, nhóm Jo Marcel cho tung ra cuốn phim 16 ly dài 1 giờ 30 phút thuần túy về thế giới nhạc trẻ, với những ban nhạc và những ca sĩ nổi tiếng của làng nhạc trẻ Sài Gòn.

Từ những năm 1963 trở đi hằng năm đều có đại hội nhạc trẻ (trừ năm 1968 – 1969). Đại hội nhạc trẻ Taberd năm 1974 là đại hội cuối cùng với sự có mặt của Quốc Dũng trong ban Hồn Hoang, Ban Thăng Long, AVT, The Dreamers – với Thanh Lan, Crazy dogs với Ngọc Bích…

(Lê Văn Nghĩa)

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Ban nhạc The Black Caps. Từ trái sang: Minh Phúc, Ngọc Tùng, Billy Hùng, Quốc Huy – ẢNH: TƯ LIỆU

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Học trò và ‘kích động nhạc’

(Lê Văn Nghĩa – 08:00 AM – 20/02/2017 Thanh Niên)

Đây là một ban nhạc trẻ tiêu biểu thời ấy: 4 người, tóc dài, ăn mặc theo trào lưu hippie, chơi trống, organ và đàn. Họ vừa đàn, vừa hát những bản nhạc nước ngoài thịnh hành. Hình ảnh những chàng trai cầm ghi ta điện “te” – hai chân quỳ trên sàn sân khấu, người ngả ra phía sau – thường thấy trên các sân khấu với những điệu twist, bebop, mashed… là hình ảnh có tính biểu tượng cho các ban kích động nhạc.

Thời đó, khi nói đến kích động nhạc là người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những chàng trai, cô gái ăn mặc “không giống con giáp nào”. Quần áo đủ màu sắc, có tua, có ren cộng với những chiếc bông tai biểu tượng của dân hippie, những mái tóc dài như của phụ nữ trên những gương mặt đàn ông đầy râu và đầy mụn. Ngứa mắt với mái tóc dài của hippie không chỉ có các bậc cha mẹ. Tháng 5.1972, Đô trưởng Sài Gòn ra lệnh nam thanh niên không được để tóc dài. Tất nhiên là thành viên trong các ban nhạc trẻ – trừ nữ – đều phải xuống tóc, vì nếu không tự xuống thì sẽ có cảnh sát đứng ở các đầu đường hớt miễn phí (và dĩ nhiên là vô cùng quái đản với hai nhát tông đơ từ trước ra sau và từ trái sang phải thành một hình chữ thập). Thế là từ nay họ phải từ giã mái tóc dài thân yêu, những mái tóc đã góp phần làm họ trở thành ca sĩ, nhạc công kích động nhạc. Các ban nhạc trẻ cũng làm đơn kiến nghị búa xua nhưng lệnh quan trên đã ban thì nhạc trẻ, nhạc già gì cũng rứa!

Trào lưu đợt sóng mới

Trong khoảng những năm cuối 1950 – 1960, nhạc nước ngoài, đặc biệt là giọng ca Elvis Presley qua những nhạc phẩm rock & roll, twist giậm giật được tiếng đàn ghi ta điện réo rắt của ban The Jordanaires, Bill Haley và ban nhạc The Blue Comets phụ họa đã ảnh hưởng nhiều đến phong trào yêu nhạc của lớp trẻ.

Từ Mỹ, năm 1953, bản Rock Around the Clock được Elvis Presley và Gene Vincent thể hiện bành trướng khắp thế giới. Tại Sài Gòn, nhạc rock và twist – một biến thể của rock, cũng ảnh hưởng đến giới trẻ con nhà khá giả. Ở nước ngoài, điện ảnh và âm nhạc có trào lưu “đợt sóng mới” (new wave) để chỉ những khuynh hướng cách tân trong phim ảnh và âm nhạc. Rock & roll được dân mê nhạc đợt sóng mới biết đến từ Bill Haley, Chubby Checker và Elvis. Trào lưu này vào Sài Gòn qua học sinh trường Pháp – những người sớm có điều kiện tiếp cận. Do vậy, không lấy làm ngạc nhiên khi những ca sĩ nhạc công từ năm 1960 trở đi phần đông đều xuất thân từ các trường Pháp như J.J Rousseau, Taberd, Marie Curie, chẳng hạn hai ban Rockin’ Stars (với Elvis Phương), The Black Caps (Công Thành, Thanh Lan, Helena, Bích Trâm…). Lý do dễ hiểu là thành phần học sinh này có tiền để mua dàn máy, đĩa hát, nhạc cụ, các tạp chí sách báo nước ngoài viết về kích động nhạc để tìm hiểu thêm các thần tượng của mình.

Rồi những phim ca nhạc như Rock Around the Clock, Nuits d’Euro với hình ảnh của những Buddy Holly, Eddie Cochran, The Platters, Gene Vincent biểu diễn quằn quại trên sân khấu, trong tiếng đàn tiếng trống được chiếu tại các rạp đã làm sục sôi giới mê nhạc trẻ. Bên cạnh đó, hằng ngày trên đài phát thanh có những chương trình nhạc nước ngoài với những ca sĩ Mỹ như Ricky Nelson, Pat Boone, Frankie Avalon… do Hải Nam thực hiện, cùng với lời bài hát thường được in trong các báo Màn ảnh, Kịch ảnh cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phong trào nhạc trẻ thời kỳ phôi thai.

Chính sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nghe và chơi nhạc nước ngoài này đã thúc đẩy giới trẻ – không còn gói gọn trong giới học sinh trường Tây nữa – tụ họp nhau mua những cây đàn ghi ta điện, ampli và trống để kết hợp thành những ban nhạc theo mô hình những ban kích động nhạc nước ngoài. Thời gian đó, một số học sinh các trường như Petrus, Chu Văn An, Gia Long, Trưng Vương… đều mê kích động nhạc. Các bạn trẻ ngoài giờ học tụ tập nhau lại cùng đàn, cùng trống và cùng hát. Có những lớp thành lập nguyên một ban kích động nhạc hay một trường tuyển chọn những “cao cầm” để lập một ban nhạc như Petrus với ban Bách Việt, Trưng Vương có Phoenixs…

Rồi dần dần ban nhạc học sinh các trường trung học Sài Gòn cũng có mặt các nhạc công, ca sĩ như Kim Ngân học ở Lê Văn Duyệt, Đức Huy (học sinh Nguyễn Trãi sau chuyển qua Chu Văn An), Cathy Kim Dung (Gia Long)… Một hình ảnh mà chúng tôi nhớ nhất là những dịp liên hoan tất niên cuối năm mỗi lớp đều có một ban kích động nhạc, trống đàn hòa điệu. Hay dở chưa biết nhưng rất là oách xà lách. Lớp nào không có thì coi như là quê một cục với mấy em gái Gia Long, Trưng Vương được mời làm khách vinh dự.

Cũng có những gia đình tự thành lập một ban kích động nhạc mà thành viên là những người trong gia đình, cùng đàn tưng tưng, đánh trống xèng xèng hát hò ỏm tỏi như CBC hay Peanuts. Những ban nhạc trường lớp và gia đình này thường biểu diễn trong những đám cưới, những “boum” – dạ vũ gia đình… Sau này khi kích động nhạc phát triển, các ban cùng tham gia thi tài trong các đại hội nhạc trẻ hay đi biểu diễn ở các club Mỹ để kiếm sống.

(Lê Văn Nghĩa)

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Ban nhạc The Enterprise – ẢNH: TƯ LIỆU

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Hát trong club Mỹ

(Lê Văn Nghĩa – 09:00 AM – 25/02/2017 Thanh Niên)

Các căn cứ quân sự như Long Bình, Biên Hòa, Đà Nẵng… tổ chức các câu lạc bộ (club) dành cho quân đội Mỹ giải trí cần có những ban nhạc có đàn, có trống, có ca sĩ vừa hát tiếng Mỹ vừa nhảy tưng tưng, nên có những ban nhạc được gấp rút thành lập chỉ để diễn trong các club này.

Một trong những người đầu tiên đứng ra lập các ban nhạc như thế là nhạc sĩ Tùng Giang. Ngoài khả năng sử dụng trống, Tùng Giang còn là một nhà tổ chức. Thoạt đầu, Tùng Giang đóng kịch cho ban Anh Lân rồi quen biết Huỳnh Háo và được Háo dạy chơi trống. Ban The Dreamers cho biết: Khi diễn ở Nha Trang, toàn ban nhạc được hưởng 20.000 đồng một show – trung bình 15 show một tháng. The Peanuts – một ban nhạc chơi toàn nhạc Psychedelic, từ ngày thành lập chỉ biểu diễn trong các club Mỹ – mỗi tháng kiếm được gần cả triệu đồng. Ca sĩ Thanh Long (Long bass) cho biết là một tháng anh nhận thù lao khoảng 500.000 đồng.

Trong bàn tròn nhạc trẻ do báo Kịch Ảnh tổ chức năm 1971, ca sĩ Tuấn Ngọc nhận định “làm club Mỹ có tiền nhiều hơn ở các phòng trà” và Trường Kỳ chỉ ra một thực trạng “các bạn trẻ thành lập ban nhạc một cách vội vã, hấp tấp, thiếu căn bản chỉ với mục đích kiếm tiền”. Nhận định trên của Trường Kỳ chỉ là nói về những ban nhạc với thành phần “cà na, xí muội”. Không hiếm những ban nhạc nổi tiếng, trước khi đến phòng trà đều đi diễn cho các club Mỹ như The Dreamers, The Spotlights, The Blue Jets, The Enterprise, The Teen Sound với các ca sĩ cộng tác như Thanh Lan, Ngọc Bích, Kim Dung… Đa số ca sĩ nữ đều bắt đầu sự nghiệp ca hát tại các club Mỹ nhưng… chìm lỉm cho đến khi xuất hiện tại phòng trà thì tên tuổi của họ mới sáng rực lên (hay là tại phòng trà có đèn chiếu) như Khánh Hà, Julie Quang, Cathy Huệ, Ngọc Bích, Pauline Ngọc…

Khi hát club Mỹ, Vy Vân chưa được biết nhiều, sự xuất hiện của cô tại phòng trà Chez Jo Marcel trở nên chói sáng. Đây cũng là trường hợp của Julie với ban nhạc The Sunshines và rồi The Dreamers. Khánh Hà ra mắt khán giả trẻ trong chương trình Hippies À Go Go. Giọng ca tươi mát cùng cách biểu diễn trẻ trung của cô đã chinh phục khán giả ngay từ nhạc phẩm đầu tiên. Hơn nửa năm sau, Thúy Anh (em Khánh Hà) cũng chiếm cảm tình của Hippies À Go Go khi còn quá trẻ. Rồi Vy Vân kết hợp với Tuyết Hương (trước đó đã hát nhiều năm trong các club Mỹ) và Tuyết Dung thành lập tam ca Ba Trái Táo (The Apple Three) – khởi đầu cho việc thành lập tam ca nữ sau này như Ba Con Mèo (The Cats’trio). Rồi Carol – một giọng hát soul độc đáo, những năm đầu âm thầm hoạt động cho các club Mỹ, sau đó hát chung với Mây Bốn Phương tại Queen Bee. Cô có lối hát thật vững vàng, giọng hơi khan nhưng mạnh rất thích hợp với nhạc soul.

Chính vì sống nhờ vào việc biểu diễn cho các club Mỹ nên khi quân đội Mỹ và đồng minh rút quân thì các ban nhạc trẻ thi nhau rã đám. Trước đó, vào năm 1968, các ban nhạc trẻ đã lâm đại nạn khi có lệnh không cho mở các vũ trường và dạ vũ tại tư gia. Đất dụng võ của nhạc trẻ không đâu khác là những “boum” (dạ vũ gia đình), những đại nhạc hội, một số khá đông tại các dancing và phần lớn là trình diễn tại các club Mỹ. Chưa hết, họ còn phải cạnh tranh với các ban nhạc nước ngoài như Phi, Hàn đổ xô sang Sài Gòn và hưởng nhiều ưu đãi hơn các ban nhạc trẻ nội. Những tháng đầu tiên của năm 1969, những ban nhạc danh tiếng đã tan rã nhiều như Les Penitents, The Rising Sun, The Sunshines, The Fighters…, số còn lại không quá 10 ban.

Nhạc trẻ phục hồi khí thế từ giữa năm 1969 khi tiến vào lãnh vực phòng trà. Đi đầu có lẽ là ban The Spotlights với Billy Shane, Tiến Chỉnh, Tùng Giang, Đức Huy tại Night Club “Chez Jo Marcel”. Những năm tiếp theo thì phòng trà thời thượng nào cũng có ban nhạc trẻ xuất hiện sau phần nhạc êm dịu. Lúc này, các ban nhạc trẻ có tiếng thích diễn ở phòng trà vì kiếm nhiều tiền hơn, ở thành phố và khi hát được sự chia sẻ của người nghe, mau nổi tiếng. Điều này thì các ca sĩ nữ như Khánh Hà, Julie Quang, Vy Vân… hiểu nhiều nhất.

Đang sung độ với phòng trà, thì các ban nhạc trẻ gặp “đại nạn” lần 2 – các phòng trà phải đóng cửa vào năm 1972. Cách duy nhất để tiếp tục kiếm tiền và tồn tại là quay trở lại những nơi đã nuôi ban nhạc trẻ: club Mỹ. Nhưng việc trở lại club Mỹ vào năm 1972 không phải dễ dàng vì các đợt rút quân Mỹ khỏi VN ngày càng một gia tăng. Các club Mỹ ở Chu Lai, Cam Ranh, Đà Nẵng, Long Bình, Dĩ An, Biên Hòa… ngày càng thu hẹp lại và bây giờ không còn cảnh lập các ban nhạc xô bồ, biết hát và chơi một số bản nhạc Mỹ thịnh hành là có thể đi biểu diễn. Bây giờ chỉ còn những ban nhạc thuộc loại có trình độ như The Dreamers với Đức Huy đầu quân cho ban này để được đi hát club Mỹ. Để hát được club Mỹ, các ban phải lụy ông bầu, phải tham dự các buổi tuyển chọn và phải đổi tên Mỹ cho hợp thời, hợp cảnh. Còn các ban nhạc trẻ kém tài năng thì chỉ còn ngáp ruồi, chờ thời. Ca sĩ Ngọc Anh mở tiệm ăn uống lai rai, Pauline Ngọc mở quán cà phê, Jo Marcel ngoài nghề sang băng nhạc còn nhảy ra mở tiệm phở. Và khi Mỹ phải triệt thoái toàn bộ quân đội thì các ban nhạc trẻ coi như hết đất sống.

(Lê Văn Nghĩa)

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Ban nhạc The Strawberry Four gồm Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc và Billy Shane (từ trái sang)

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Những ban nhạc tiếng tăm

(Lê Văn Nghĩa – 07:10 AM – 24/02/2017 Thanh Niên)

Ban nhạc nhà giàu

The Strawberry Four gồm Tuấn Ngọc (guitar), Đức Huy (guitar), Tiến Chỉnh (bass, trước đó là Billy Shane), Tùng Giang (trống). Đây được xem là ban nhạc “nhà giàu” với những chiếc đàn, ampli Fender làm “lé mắt” dân chơi nhạc. Trên sân khấu, họ toàn bận complet lịch lãm và nhất là tạo được “danh giá” khi The Strawberry Four là ban nhạc VN đầu tiên và duy nhất được lên đài truyền hình Mỹ (phát tại Sài Gòn).

Khi The Strawberry Four tan rã, Đức Huy gặp Thanh Tuyền thành lập song ca Tuyền – Huy. Đức Huy, cử nhân văn khoa, ban sinh ngữ, được xem là kẻ “tô màu” nhiều nhất mỗi khi xuất hiện trên sân khấu: một cái lắc bạc, một bộ vest sọc lớn có cầu vai, cái khăn quàng trên cổ, cây đàn gỗ với dây gân mà phải là của ngoại quốc hay một chiếc harmonica với gọng khóa inox thật sáng trước mặt, một cách cầu kỳ. “Huy hát không hay, giọng đực mà không khan, thiếu sắc hay trừu tượng nhưng bài hát mà Huy lựa chọn thì tuyệt đối làm rung động người nghe tức thì, say đắm như nét mặt của anh, buồn như lúc Huy ngửa mặt và nhắm mắt, lúc solo thì vai rung và dù có thấy giả dối thì vẫn xúc động theo anh” (Trường Kỳ – báo Màn ảnh ra năm 1972).

Bắt đầu đi hát “từ khi chưa biết chữ”, khi Sài Gòn có phong trào thành lập những ban kích động nhạc chơi trong những club Mỹ, Tuấn Ngọc đã hát và đàn trong những ban nhạc The Black Caps, Blue Jays, The Revolution, The Strawberry Four. Thời điểm Thanh Tuyền rã với Đức Huy để theo Trung Nghĩa, Tuấn Ngọc và Đức Huy thành lập ban song ca chuyên hát nhạc country của Mỹ nhưng cũng phải chia tay vì giới trẻ và lính Mỹ chỉ khoái nhạc psychedelic (nhạc phiêu diêu – NV).

Ban nhạc gia đình

The Blue Jets có bảy người. Hoàng Long cùng với ba anh em Robert, Albert và Philippe là nhạc công phối hợp cùng giọng hát của ba anh em Anh Tú, Khánh Hà và bé Thúy. Trước đó, ba anh em Robert, Albert và Philippe tập tễnh bước vào làng nhạc trẻ với tên là The Rocking Stars Brothers (không phải The Rocking Stars với giọng ca Elvis Phương), sau đó lập ban nhạc mang tên The Blue Jets – một ban nhạc nổi bật nhờ thành phần ca sĩ trong gia đình Tuấn Ngọc với Anh Tú, Khánh Hà và bé Thúy.

Anh Tú trước khi được biết đến trong The Blue Jets cũng từng cộng tác với những ban nhạc trẻ khác nhưng âm thầm hoạt động tại các club Mỹ hoặc ở những tỉnh xa. Khánh Hà chỉ mới nổi lên khi ra mắt trong chương trình Hippy a Gogo của Trường Kỳ ở Queen Bee chứ trước đó cũng chỉ được lính Mỹ thấy mặt, nghe giọng hát trong các club Mỹ và bé Thúy – ca sĩ bé tí teo của The Blue Jets là ca sĩ nhỏ tuổi nhất trong các ban nhạc trẻ.

Trường Kỳ đã gọi ban CBC là đệ nhất ban kích động. Đây là một ban nhạc gia đình, nổi tiếng vì chơi loại nhạc psychedelic. Ban CBC ra đời vì một sự tình cờ. Một ca sĩ của ban là Bích Liên được bà chủ nhà hàng Lệ Liễu chọn hát chung với một ca sĩ khác. Nhưng hát hoài Bích Liên cũng chỉ là ca sĩ vô danh. Còn ca sĩ Bích Loan bất mãn thái độ phách lối của một ông chủ night club nên xin nghỉ hát. Tức giận, bà già của các cô bèn lấy tiền mua nhạc khí cho lập ban nhạc vào năm 1962. Thành phần gồm có 4 chị em Bích Linh, Bích Liên, Tùng Vân, Bích Loan với giọng khàn và trầm, hát rất khỏe. Bà cụ ban nhạc được gọi là bà già psychedelic và ban nhạc CBC còn được gọi vui là ban nhạc Con Bà Cụ.

Ban The Dreamers gồm Duy Quang, ba cậu em ruột Duy Minh (trống), Duy Hùng (lead guitar), Duy Cường (organ). Đồng thời có thêm hai chị em ca sĩ nổi tiếng là Julie Quang và Vény. Gương mặt Julie Quang mang nét lai, có quốc tịch Pháp, với tên thật là Angot Rany. Không quá bắt mắt về ngoại hình nhưng Julie Quang có một giọng hát lạ. Julie Quang, gái Việt lai Ấn sinh năm 1951, theo học tại Trường Regina Pacis ở Sài Gòn cho đến năm 16 tuổi thì đứt gánh sách đèn. Trong thời gian học ở trường, nàng cũng tham gia văn nghệ bằng giọng ca bản năng của một cô bé 7, 8 tuổi, sau đó cộng tác với những ban văn nghệ không tên tuổi. Giọng ca này vẫn chưa tìm được chỗ đứng, theo cô do: “Không có thầy dạy nhạc, không “bồ” với bất cứ một nhạc sĩ nào trong bất cứ ban nhạc nào”. Julie chính thức ra mắt giới trẻ vào cuối năm 1967 tại Đại hội nhạc trẻ ở rạp Đại Nam với ban nhạc The Sunshines, sau đó hợp tác với ban Free Ones rồi The Dreamers.

Năm 17 tuổi, Julie gặp Duy Quang với một tình yêu thật êm ả, dịu dàng và say đắm, kết thúc bằng một cuộc hôn nhân. Từng là nữ sinh trường Tây, Julie Quang hát được nhiều loại nhạc, kể cả nhạc nước ngoài và hát nhạc kích động giỏi nhưng chỉ thích nhất là hát nhạc của bố chồng – Phạm Duy cùng một vài nhạc phẩm của Lê Uyên – Phương.

Rất yêu và sợ chồng ghen nhưng rồi trong một phút định mệnh trái ngang không giữ được lòng như trước đó đã vận vào số phận Julie trong bài hát Mùa thu chết, nàng không còn dính đến Duy Quang nữa. Sau đó, người ta nghe được những lời ca da diết của Duy Quang: “Tôi xin người cứ gian dối/Nhưng xin người đừng lìa xa tôi” (Kiếp đam mê).

Ngoài những ban nhạc kể trên, Sài Gòn còn có những ban nhạc trẻ thành danh không kém: The Hammers với Nguyễn Thành (guitar), Lê Hòa (trống), Nguyễn Đức (bass), Ngọc Tâm (organ) và Cathy Huệ; The Enterprise với Lý Được, Trung Nghĩa, Thanh Tuyền; The Rocking Stars với Nguyễn Trung Lang (bass), Nguyễn Trung Phương (guitar), Jules Tampicanou (guitar), Đặng Hữu Tòng (saxophone), Lưu Văn Hùng (trống) và Elvis Phương…

(Lê Văn Nghĩa)

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Ban nhạc Phượng Hoàng – ẢNH: TƯ LIỆU

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió

(Lê Văn Nghĩa – 06:00 AM – 23/02/2017 Thanh Niên)

Phải dành cho ban nhạc trẻ Phượng Hoàng một sự trân trọng về tài năng cũng như về sự đóng góp của họ cho phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Sau vài chục năm, nhạc phẩm của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang vẫn được yêu thích, và giọng ca chính của Phượng Hoàng vẫn xuất hiện trên sân khấu ca nhạc.

Việt hóa pop rock

Sự xuất hiện của ban nhạc Phượng Hoàng vào tối 15.6.1971 tại Đêm Màu Hồng đã gây một bất ngờ cho giới yêu nhạc trẻ. Các ban nhạc trẻ thường lấy tên Mỹ, hát những bản nhạc nước ngoài, ca sĩ và nhạc công tóc dài, ăn mặc theo kiểu hippy với khoen vòng lúc lắc. Ban nhạc này mang một cái tên rất Việt: Phượng Hoàng và chơi toàn nhạc VN do chính những nhạc sĩ trong ban này sáng tác như Yêu người yêu đời, Phiên khúc mùa đông, Tôi muốn, Thương nhau ngày mưa và Yêu em trở thành những điển hình về tình ca trong làng nhạc.

Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu được thành lập năm 1963 với thành viên chủ chốt là nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Lúc ấy, Lê Hựu Hà đã có những bảnMai Hương, Chiều… nhưng không được chú ý khi dân mê nhạc kích động chỉ thần tượng các bản nhạc ngoại quốc. Sau khi tham dự đại hội kích động nhạc tổ chức năm 1963 tại rạp Văn Hoa, Hải Âu cũng như những ban nhạc kích động ngày ấy thường được biểu diễn ở những bar, club Mỹ. Ở đại hội nhạc trẻ năm 1965, 1967, Hải Âu không còn xuất hiện. Với sự kiên nhẫn mạnh mẽ, Hà tiếp tục sáng tác và tin tưởng rằng đến lúc nào đó sẽ đưa được nhạc trẻ lời Việt đến với công chúng. Lê Hựu Hà đã gặp người bạn đồng hành là Nguyễn Trung Cang, một nhạc sĩ trẻ của ban nhạc Rolling Sound. Năm 1971, Lê Hựu Hà cùng nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang thành lập ban Phượng Hoàng với phong cách Việt hóa pop rock.

Hai người đã sáng tác hàng chục bản nhạc cho Phượng Hoàng và được xem là một cách tân cho nhạc trẻ lúc ấy: không vay mượn nhạc nước ngoài và hát nhạc do chính mình sáng tác. Thành phần ban đầu của ban Phượng Hoàng gồm: Lê Hựu Hà (solo, ca phụ), Nguyễn Trung Cang (organ, bass, ca phụ), Nguyễn Trung Vinh (trống), Như Khiêm (bass), hai ca sĩ là Hoài Khanh và Mai Hoa. Sau một thời gian hết hợp đồng với Đêm Màu Hồng, Phượng Hoàng tung cánh qua Queen Bee và Maxim’s. Vì là giọng ca riêng của Đêm Màu Hồng, khi Phượng Hoàng bay đi thì giọng ca Hoài Khanh không thể bay theo. Đây là dịp để Phượng Hoàng có một giọng ca nam để đời, góp phần làm cho Phượng Hoàng vút lên bầu trời nhạc trẻ VN: Elvis Phương.

Vào khoảng năm 1962, năm mà tên tuổi của Elvis Presley lẫy lừng khắp thế giới và ảnh hưởng đến giới yêu nhạc trẻ thì ở Sài Gòn tên tuổi của Phương cũng được chú ý nhờ có khuôn mặt, mái tóc, dáng người và lối trình bày hao hao Elvis Presley, nên được gán cho biệt danh Elvis Phương. Anh tên thật là Phạm Ngọc Phương, cựu học sinh Jean Jacques Rousseau. Từ ngày bước chân vào sự nghiệp hát ca vào những năm đầu 1960, Phương từng cộng tác với các ban nhạc trẻ danh tiếng như The Rebels, The Rockin’ Stars, The Vampires, The Shotgun và ban Không Tên.

Hướng tới thể hiện “tình ý VN”

Lúc ấy, cũng có dư luận cho rằng Phượng Hoàng hát nhạc nước ngoài dịch ra lời Việt như một số ban thường làm. Phải biết từ 1970, nhạc trẻ Sài Gòn có trào lưu “Việt hóa” các ca khúc Âu – Mỹ. Mở đầu cho trào lưu này có thể nói đến nhạc sĩ và cũng là cây viết báo về nhạc trẻ Vũ Xuân Hùng đã chuyển soạn lời Việt cho các ca khúc Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Gõ cửa 3 tiếng (Knock Three Times), Chuyện phim buồn (Sad Movies), Lãng du (L’Aventura), Anh thì không (Toi Jamais)… Trả lời việc này, Nguyễn Trung Cang cho biết họ chỉ dựa theo những điệu nhạc thịnh hành của nước ngoài như bolero, tango, soul, còn phần nhạc cũng như lời là do chính Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà sáng tác.

Điểm nổi bật của Phượng Hoàng là kỹ thuật hòa âm. Trước đây, giới sáng tác vẫn quan niệm chỉ cần làm những bản nhạc hay rồi khi trình diễn thì giao toàn bộ “vận mạng” vào tay ban nhạc. Gặp ban nhạc ý ẹ thì kể như bản nhạc sẽ “tèo”. Riêng ban nhạc Phượng Hoàng thì khác hẳn. Cả hai nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang là hai cây sáng tác cho ban nhưng khi tập dợt thì đây là sự phối hợp của toàn ban nhạc trong việc hòa âm. Mỗi khi có một đoạn dạo đầu (intro) cho một bản nhạc thì tất cả thành viên trong ban đều tự soạn rồi đem ra thảo luận. Phượng Hoàng quan niệm, họ muốn “phá cách” nhạc trẻ từ trước đến nay (1971) để trong “tương lai loại nhạc trẻ Mỹ, Ăng-lê sẽ nhường chỗ cho nhạc trẻ VN đúng với tình ý VN như yêu thiên nhiên, tình yêu đôi lứa và những suy tư về tình người… vẫn là chiều hướng sáng tác từ bấy lâu nay” (Lê Hựu Hà).

Nói đến các tác phẩm mang lại danh tiếng và thành công để đời cho Phượng Hoàng, trước hết phải đề cập tới ca khúc rock viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang, được nhiều người biết, đó là bản Mặt trời đen, có thể xem là bản nhạc rock Việt đầu tiên khá tiêu biểu của giới rock Sài Gòn. Người nhạc sĩ chết trẻ này (1947 – 1985) có gương mặt hiền như một nhà truyền đạo. Gia tài của Nguyễn Trung Cang là những ca khúc để đời Phiên khúc mùa đông, Thương nhau ngày mưa, Bước tình hồng, Mặt trời đen, Kho tàng của chúng ta và sau này là Bâng khuâng chiều nội trú.

(Lê Văn Nghĩa)

Những bài hát hàng đầu của thập niên 60 và 70 năm 2022
Nhóm nhạc nữ The Blue Stars – ẢNH: TƯ LIỆU

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Ông vua làm đàn guitar điện ở Chợ Lớn

(Lê Văn Nghĩa – 06:39 AM – 22/02/2017 Thanh Niên)

Tìm được cây đàn điện thời ấy là trăm nghìn gian nan vì phải nhập cảng từ Mỹ với giá không chịu nổi. Rất may đã xuất hiện một nhân tài sản xuất guitar điện, đó là ông Lâm Hào.

Bây giờ nhắc đến tên ông, những ca sĩ như Elvis Phương, Đức Huy, Tuấn Ngọc, Tiến Chỉnh… không thể không biết. Theo lời kể của “vua nhạc trẻ” Trường Kỳ, một ngày nọ, một người Mỹ xách cây đàn guitar Fender và ampli chính hiệu đến một tiệm đàn tuốt trong Chợ Lớn để nhờ sửa. Nhân cơ hội bằng vàng này, người chủ tiệm đàn ghi lại tất cả sơ đồ cấu tạo của cây đàn và ampli để nghiên cứu. Một thời gian sau, anh thợ sửa đàn mang tên Lâm Hào đã tung ra thị trường cây đàn guitar điện đầu tiên được chế tạo tại VN, rập theo cây đàn hiệu Fender. Và từ đó tiệm của anh trở thành nơi cung cấp đàn guitar điện và ampli cho những ban kích động nhạc chuyên nghiệp cũng như tài tử vì giá cây đàn tại tiệm này chỉ bằng 1/3 đàn hiệu Fender, Hofner hay Gibson.

Nối đuôi theo Lâm Hào, một người sản xuất trống tên Năm Đúng ở đường Trần Hưng Đạo cũng sản xuất trống “made in Saigon” cho các chàng trai thích chơi nhạc Tây, nhạc Mỹ. Từ đó các tay chơi nghèo đã có thể dành dụm tiền để mua đàn trống rồi tập hợp thành một ban kích động nhạc đi múa dùi, vuốt đàn ở những tụ điểm vui chơi. Phải công nhận rằng ông Lâm Hào, và sau này có tiệm Viễn Phương, đã góp phần không nhỏ trong việc góp phần thúc đẩy phong trào kích động nhạc.

Ủng hộ và đả kích nhạc trẻ

Nếu không là những ban nhạc kiểu gia đình như The Dreamers (các con của bố già Phạm Duy), The Uptight (gia đình Tuấn Ngọc, Anh Tú, Khánh Hà, Bé Thúy), C.B.C… thì các ban nhạc được thành lập kiểu “góp gạo nấu cơm chung” – nhạc công tự mang nhạc khí của mình đến, biểu diễn xong thì xách về (chỉ trừ ca sĩ chỉ mang giọng hát đến mà thôi). Khi thành lập, họ phải tìm một cái tên không phải của VN và Tàu là được, như: Les Vampires, The Blue Stars, The Teen Sound, The Black Caps, The Spotlights, The Crazy Dogs… Một số thành viên ban nhạc còn lấy tên Mỹ, Tây thay cho tên Việt như Jo Marcel, Billy Shane, Bernard… để dễ dàng trình diễn trong các câu lạc bộ dành riêng cho lính Mỹ. Hầu hết các ban kích động nhạc hát những bản đang thịnh hành của The Beatles, The Monkees, The Ventures… Họ thường nghe qua đĩa, băng rồi tập đàn và hát theo. Ca sĩ Bích Chiêu (chị Tuấn Ngọc) quan niệm rằng trước hết muốn hát được nhạc ngoại quốc thì phải hát cho đúng nhạc và lời, làm sao cho thật giống để người nghe có thể rung động, có thể cảm được tiếng hát của mình. Tuấn Ngọc cho biết cũng nghe băng rồi tập hát theo. Nghe lại, nếu còn thấy dở và chưa đúng với băng gốc thì tập tiếp, chừng nào nghe thật giống băng mới thôi. Tuấn Ngọc cố hát sao cho giống Tom Jones, thần tượng của anh, nên giới báo chí gọi anh là Tom Jones Tuấn Ngọc.

Điều khá bất ngờ là có một vài ban nhạc mà những thành viên không hề biết nhạc lý là gì, chỉ thẩm âm rất tốt, nghe theo đĩa và bắt chước theo. Ông bố kiêm bầu sô của ban nhạc gia đình nổi tiếng The Peanuts đã nói với Báo Kịch Ảnh: “Chúng tôi thành thực thú nhận rằng cho tới nay cả bốn đứa tụi nó chưa đứa nào biết qua một nốt nhạc. Tất cả đều toàn “tự mò” lấy mà thôi. Thằng Bernard nghe đĩa rồi chỉ lại cho từng đứa…”. Jo Marcel đã xác nhận điều này trong buổi hội thảo về nhạc trẻ do Báo Kịch Ảnh tổ chức vào năm 1971: “Nghe nhiều, bắt chước chơi theo đĩa và học được nhiều cái mới lạ của nhạc ngoại quốc”.

Với các thể loại tên tuổi, các ban nhạc đặt tên Mỹ, hát nhạc Mỹ ầm ĩ, giậm giựt, kích động, tóc tai và quần áo khác người nên nhạc trẻ chỉ được dạng công chúng trẻ ưa thích. “Dưới mắt những người lớn tuổi, nhạc trẻ được nhìn như một thứ gì quái lạ mang nhiều tính chất phi luân. Mỗi khi nhắc đến kích động nhạc, họ thường lắc đầu, không hiểu thứ nhạc đó là nhạc gì mà toàn những tiếng gào, tiếng thét rầm rầm, lại còn nằm dài cả xuống đất, giãy lên đành đạch”… (Trường Kỳ – Tuần báo Hồng). Chưa nói đến tệ nạn một số thành viên trong các ban nhạc trẻ dính vào xì ke, ma túy để phê khi chơi loại nhạc này. Ngay cả trong giới nhạc sĩ cũng phân luồng ý kiến. Chỉ có nhạc sĩ Phạm Duy lên tiếng ủng hộ mạnh nhất: “Nhạc trẻ cũng như những bộ môn khác, đều có cái hay riêng của nó. Và nếu được dẫn dắt kỹ càng, những ban nhạc trẻ VN sẽ còn tiến rất xa”.

Có thể vì sự ủng hộ của nhạc sĩ Phạm Duy đối với nhạc trẻ nên lúc đó ông được gọi là “bố già hippy”.

(Lê Văn Nghĩa)

oOOo

Tình Ca Nhạc Trẻ 1:

Nhạc trẻ 2 – Nhạc trẻ Sài Gòn trước 75:

Nhạc trẻ 3 – Nhạc trẻ Sài Gòn trước 75:

Nhạc trẻ 4 – Nhạc trẻ Sài Gòn trước 75:

Nhạc trẻ 5 – Nhạc trẻ Sài Gòn trước 75:

Nhạc trẻ 6 – Nhạc trẻ Sài Gòn trước 75:

Nhạc trẻ 7 – Nhạc trẻ Sài Gòn trước 75:

Nhạc Trẻ Việt Nam, thập niên 60-70. Part 1:

Nhạc Trẻ Việt Nam, thập niên 60-70. Part 2:

Nhạc Trẻ Việt Nam, thập niên 60-70. Part 3:

Nhạc Trẻ Việt Nam, thập niên 60-70. Part 4:

Nhạc Trẻ Việt Nam, thập niên 60-70. Part 5:

Những ca khúc của Ban Phượng Hoàng – Volume 1 (trong clip ghi năm 1963 là sai, phải là năm 1971 mới đúng):

Những ca khúc của Ban Phượng Hoàng – Volume 2 (trong clip ghi năm 1963 là sai, phải là năm 1971 mới đúng):

Đại Hội Nhạc Trẻ – Thảo Cầm Viên Sài Gòn – Live, ngày 29/5/1971

Những bài hát hay nhất của thập niên 60? Chắc chắn là một nhiệm vụ bất khả thi. Và nó là. Vì vậy, chúng tôi sẽ nói rằng lúc đầu rằng danh sách này không có ý định là 100 bài hát hàng đầu dứt khoát của thập niên 60. Thay vào đó, những gì chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp là một cửa sổ thành một thập kỷ thay đổi âm nhạc mãi mãi và một con đường cho khám phá trong tương lai.

Hai điều quan trọng đáng được đề cập. Đầu tiên: Chúng tôi muốn mỗi bài hát mà chúng tôi đưa vào để có một số tác động phổ biến, trong thập kỷ nó được phát hành (hoặc tầm quan trọng trong những thập kỷ tiếp theo). Điều đó có nghĩa là hầu hết các bản nhạc jazz mà bạn sẽ tìm thấy trong danh sách này đã đạt được bảng xếp hạng Billboard. Thứ hai: Chúng tôi chỉ cho phép một bài hát cho mỗi nghệ sĩ trong nỗ lực để vinh danh càng nhiều người càng tốt.

Với phần mở đầu đó, hãy tận hưởng danh sách!

Tìm cách khám phá một số bài hát hay nhất của chúng tôi trong thập niên 60? Kiểm tra hai danh sách phát của chúng tôi trên Spotify: Tập 1 và Tập 2.

100: Roger Miller - King of the Road (1965)

Roger Miller xông vào vua của con đường đã chiếu ánh sáng cho người đàn ông du lịch. Ca khúc, một crossover pop đồng quê thú vị, kể câu chuyện về một hobo du mục, bị trói buộc từ tất cả các nghĩa vụ và hàng hóa vật chất. Bài hát nổi tiếng nhất của bài hát, một người đàn ông có phương tiện, không có nghĩa là vua của con đường, đã rất hoài nghi, say sưa trong việc tự do từ chối tuân thủ các quy tắc xã hội. Giai điệu mượt mà và nhạc cụ đơn giản đã khiến nó trở thành một bản cover đáng tin cậy cho các ngôi sao đồng quê và các ban nhạc rock, với các nghệ sĩ đa dạng như Glen Campbell và Reverend Horton Heat bao gồm giai điệu. Phong cách bị loại bỏ của bài hát cho phép nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng đó là bản gốc của Miller Miller, được xây dựng xung quanh ca sĩ giọng hát đẹp quyến rũ, vẫn là vị vua của con đường.Glen Campbell and Reverend Horton Heat covering the tune. The song’s stripped-down style allows for many different interpretations, but it’s Miller’s original, built around the singer’s charmingly beautiful voice, that remains the definitive “King of the Road.”

99: Georgie Fame & The Blue Flames - Yeh, Yeh (1964)

Georgie nổi tiếng và ban nhạc của anh ấy, The Blue Flames, đã tìm thấy sự giao thoa hoàn hảo của nhạc pop, jazz và R & B. Khán giả đồng ý. Phiên bản nhóm của nhóm Yeh Yeh Yeh, đã đứng đầu Beatles, tôi cảm thấy ổn trên bảng xếp hạng của Vương quốc Anh, kết thúc cuộc chạy năm tuần từ các trò chơi của Liverpool. Ngay sau khi đứng đầu bảng xếp hạng của Vương quốc Anh, Ye Yeh, Yeh, đã đạt #21 trên bảng xếp hạng pop Billboard, chứng minh rằng bài hát này không chỉ là một kỳ quan của Vương quốc Anh. Ban nhạc thực sự xuất hiện trong một lần nổi tiếng của họ đã bỏ piano của mình cho một cơ quan Hammond, một quyết định được truyền cảm hứng trực tiếp từ Booker T. & The M.G. and his band, The Blue Flames, found the perfect intersection of pop, jazz, and R&B. Audiences agreed. The group’s version of “Yeh Yeh,” topped the Beatles’ “I Feel Fine” on the UK chart, ending a five-week run from the Liverpool chaps. Shortly after topping the UK charts, “Yeh, Yeh” reached #21 on the Billboard Pop charts, proving that the song was more than a UK wonder. The band truly came into their own once Fame ditched his piano for a Hammond organ, a decision that was directly inspired by Booker T. & The M.G.’s “Green Onions.”

98: Jackie Wilson - (Tình yêu của bạn luôn nâng tôi lên) ngày càng cao hơn (1967)

Công cụ cho Jackie Wilson Hồi (tình yêu của bạn luôn nâng tôi lên) ngày càng cao hơn là rõ ràng như nó được. Âm thanh âm thanh giống như nó được ghi lại trong một khoảng trống kín, trong khi rãnh Conga mang tính biểu tượng bật lên mà không có tiếng nhăn hoặc nứt. Tất cả những gì Wilson phải làm là xuất hiện. Và xuất hiện anh ấy đã làm. Công cụ cho hit năm 1967 được viết bởi Gary Jackson, Raynard Miner và Carl Smith. Bài hát lần đầu tiên được cung cấp cho Dells, nhưng không bao giờ được phát hành. Wilson bước vào, và ban đầu hát giai điệu như một bản ballad. Đó là cho đến khi anh ấy định hình màn trình diễn của mình là sự gia tăng, phụ trách linh hồn mà bạn nghe hôm nay rằng bài hát được coi là phù hợp để phát hành và trở thành một tác phẩm kinh điển của thập niên 60.

97: Roy Orbison - Khóc (1961)

Roy Orbison đã có rất nhiều bản hit của thập niên 60 để lựa chọn, bao gồm cả Oh Oh, người phụ nữ xinh đẹp, nhưng chúng tôi đã chọn cách khóc, bắt đầu với một dòng bán kết, quen thuộc với những người chưa từng nghe bài hát: Trong khi, tôi có thể mỉm cười một lúc ”. Bài hát là Orbison dễ bị tổn thương nhất của anh ấy, thừa nhận rằng những cảm xúc ẩn giấu từ một đối tác cũ là những người đau lòng và hối tiếc. Bài hát pha trộn một bản ballad nhạc rock truyền thống với các chuỗi dàn nhạc và một Timpani nổi bật pha trộn bộ gõ giao hưởng với các bản nhạc của các bộ phim hoang dã. Bài hát thống trị năm 1961, tuyên bố cư trú ở đầu bảng xếp hạng, chỉ được giữ từ số một trong danh sách Billboard vì một nghệ sĩ tên Ray Charles và một số bài hát có tên là Hit Hit Jack Jack. Bên cạnh Charles, Orbison đã mở ra nhạc rock và R & B vào một lần lặp hiện đại, pha trộn các giai điệu cao vút với các tác phẩm sử thi và một sự tương đối trong lời bài hát giúp các ngôi sao tương lai vượt qua dòng chính. had plenty of 60s hits to choose from, including “Oh, Pretty Woman” But we opted for “Crying,” which begins with a seminal line, familiar to those even who have never heard the song: “I was alright for a while, I could smile for a while.” The song is Orbison at his most vulnerable, admitting that the feelings hidden from a former partner are ones of heartbreak and regret. The song blends a traditional rock ballad with orchestral strings and a propulsive timpani that blends symphonic percussion with the soundtracks of Wild West films. The song dominated 1961, claiming residence at the top of the charts, only kept from number one on the Billboard list because of an artist named Ray Charles and some song called “Hit The Road Jack.” Alongside Charles, Orbison was ushering rock ‘n’ roll and R&B into a modern iteration, blending soaring melodies with epic compositions and a relatability in lyrics that helped future stars break through to the mainstream.

96: Russell Morris - The Real Thing (1969)

Được viết bởi Johnny Young và được sản xuất bởi Ian Hồi Molly Molly Meldrum, Hồi The Real Thing, ban đầu được hình dung là một bản ballad rock mềm trong một mạch tương tự như The Beatles Hồi Hồi Strawberry Field mãi mãi. Nhưng bản demo đã được thay thế bởi tầm nhìn mở rộng của Meldrum, và The Real Thing đã trở thành một trong những kiệt tác studio đầu tiên của thời đại hiện đại. Cùng với kỹ sư John Sayers, Meldrum đã đi tiên phong sẽ trở nên cực kỳ phổ biến với các nghệ sĩ lồng tiếng Jamaica trong những năm 70. Thêm vào mẫu cuối cùng, được lấy từ một bản ghi âm của một dàn hợp xướng thanh niên Hitler, và The Real Thing, là một trong những bài hát rock kỳ lạ nhất, tiên phong nhất của thập niên 60, và tiếp tục kinh ngạc ngày hôm nay.

95: Leonard Cohen - Suzanne (1967)

Leonard Cohen đã rút ra một đường thẳng từ thơ đến âm nhạc dân gian. Suzanne, bản nhạc acoustic khuấy động từ các bài hát của Leonard Cohen là một trong những ví dụ mạnh mẽ nhất về phong cách này, với lời bài hát của Cohen xuất hiện lần đầu tiên như một bài thơ vào năm 1966. cho album sắp phát hành của anh ấy.) Bài hát đã phát ra sự thân mật của các ngôi sao dân gian Mỹ như Bob Dylan và Stephen Stills, nhưng với một twang Canada và một món ngon rung động từ những nốt guitar gảy đàn của anh ấy. Một trong những mối quan hệ của Cohen, với vũ công Suzanne Verdal, một trong số ít mối quan hệ phi tình dục mà người đàn ông khét tiếng sẽ hát trong sự nghiệp.Bob Dylan and Stephen Stills, but with a Canadian twang and a delicacy that vibrates off of his plucked guitar notes. “Suzanne” was inspired by Cohen’s platonic relationship with dancer Suzanne Verdal, one of the few non-sexual relationships the notorious ladies man would sing about during his career.

94: Louis Armstrong - Thật là một thế giới tuyệt vời (1968)

Thật là một thế giới tuyệt vời là một bài học về sự kiên trì. Nó cũng là một trong những bản ballad pop hay nhất từng được ghi lại. Armstrong lần đầu tiên bắt đầu lập kỷ lục vào năm 1923, nhưng đó là vào tháng 2 năm 1968, khi Amstrong lên 66, anh đã phát hành một thế giới tuyệt vời, một bài hát bán chạy nhất trong sự nghiệp có ảnh hưởng lớn của anh. Armstrong đã tạo ra âm nhạc kéo dài nhạc jazz theo phong cách Dixieland thành chính thống, và đó là với một thế giới tuyệt vời mà anh ấy đã ghi được bản hit lớn nhất của mình từ bài hát thân mật nhất của mình. Thật là một thế giới tuyệt vời là một con số phản ánh, đầy hy vọng khao khát sự lạc quan trong một thế giới ngày càng mong manh. Armstrong, bị bệnh tim, cầu xin khán giả tìm thấy những thú vui đơn giản trong cuộc sống và ăn mừng họ với anh lần cuối.Armstrong first started making records in 1923, but it was in February of 1968, when Amstrong was 66, that he released “What A Wonderful World,” which would become the biggest-selling song of his massively influential career. Armstrong made music that spanned Dixieland-style jazz to mainstream pop, and it was with “What A Wonderful World” that he scored his biggest hit from his most intimate song. “What A Wonderful World” was a reflective, hopeful number that yearned for optimism in an increasingly fragile world. Armstrong, suffering from a heart condition, pleaded for his audience to find the simple pleasures in life, and celebrate them with him one last time.

Louis Armstrong - Thật là một thế giới tuyệt vời (video chính thức)

Bấm để tải video

93: Tom Jones - Nó không phải là bất thường (1965)

Bây giờ, thật khó tin, nhưng Tom Jones được coi là quá gợi cảm cho BBC khi lần đầu tiên đến những năm 60 với bài hát này. Như vậy, chính những nỗ lực của đài phát thanh Pirate Radio Caroline đã thúc đẩy sự thành công ban đầu của Jones, nó không bình thường. Câu chuyện lạc quan về sự đau lòng là đĩa đơn thứ hai của Jones, cho Decca Records và số 1 đầu tiên của anh ấy. Tin đồn có người chơi guitar chịu trách nhiệm cho solo sép là trang Jimmy. Những gì được xác nhận là người chơi bàn phím. Một nhạc sĩ ít được biết đến, đang gặp khó khăn tên là Reginald Dwight, người sẽ tiếp tục hát một vài số 1 số của riêng mình với tư cách là Elton John.Tom Jones was deemed far too sexy for the BBC when he first arrived in the 60s with this song. As such, it was the efforts of pirate radio station Radio Caroline that drove the initial success of Jones’s “It’s Not Unusual.” The upbeat tale of heartbreak was Jones’s second single for Decca Records and his first No.1. Rumor has it the guitar player responsible for the squealing solo is Jimmy Page. What is confirmed is the keyboard player. A little-known, struggling musician named Reginald Dwight, who would go on to sing a few No.1’s of his own as Elton John.

92: The Monkees - Daydream Believer (1967)

John Stewart đã viết ngay Daydream Believer ngay trước khi anh rời Kingston Trio, ca khúc thứ ba trong một bộ ba nhằm mục đích nắm bắt sự bất ổn và nhàm chán của cuộc sống ngoại ô. Về mặt đó, anh ta là một nhà đổi mới, mang lại sự sống cho vùng ngoại ô vô hồn trong tiếng khóc để được giúp đỡ - hoặc, ít nhất, là một chiếc trực thăng trở lại thành phố. Bài hát đã bị từ chối bởi cả năm chúng tôi và Spanky và băng đảng của chúng tôi, cuối cùng hạ cánh trong tay của Monkees thông qua nhà sản xuất Chip Douglas, người chạy vào John Stewart trong một bữa tiệc. Nhóm đã thu âm nó cho album năm 1967 của họ, Pisces, Aquarius, Mapricorn & Jones Ltd., nhưng cuối cùng đã được đưa vào kỷ lục năm 1968 của họ, The Birds, Bees & The Monkees thay thế. Và những gì về giao hàng mơ hồ của Davy Jones? Đó thực sự là kết quả của sự bất mãn của anh ấy với quá trình ghi âm - một trong những tai nạn hạnh phúc nhất trong lịch sử nhạc pop.

91: Del Shannon - Runaway (1961)

Run Runaway gần như không bao giờ xảy ra. Trở lại năm 1960, Charles Westover và người chơi bàn phím Max Crook đã kiếm được một hợp đồng ghi âm. Hợp đồng ghi âm kết thúc thảm khốc. Có lẽ đó là một câu chuyện khác về những đứa trẻ ở thị trấn nhỏ bị Big Apple đe dọa, nhưng Crook và Westover (người gần đây đã đưa vào nghệ danh Del Shannon) đã không gây ấn tượng với các ông chủ tại Big Top Records. Trước tất cả những điều này, người quản lý của họ đã thuyết phục họ viết lại và ghi lại một bài hát trước đó mà họ đã viết, Little Little Runaway. Phần còn lại là lịch sử. Trò chơi Little Little Runaway đã trở thành người chạy trốn, và biểu tượng của Shannon, biểu tượng của Wah Wah-Wah-Wah, đã được người thân của bạn bắt chước một cách khó chịu tại mỗi cuộc tụ tập của gia đình kể từ đó.

90: Peggy Lee - Có phải tất cả có? (1969)

Có phải tất cả đều có? Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện năm 1896, sự vỡ mộng của Thomas Mann, cụ thể là dòng, có phải là tất cả có lửa không? Bài hát đã lấy cảm hứng từ các tác phẩm sân khấu của Kurt Weill, pha trộn màn trình diễn nháy mắt của nhà hát với chủ nghĩa tối đa pop đang thịnh hành vào cuối những năm 60. Sự sắp xếp dàn nhạc của bài hát được sáng tác (và được thực hiện) bởi Randy Newman, người cũng chơi piano trong phần giới thiệu. Bài hát có một cái nhìn thẳng thắn về cái chết, với Peggy Lee không sợ những gì cô nhìn thấy, mặc dù không muốn từ bỏ tất cả những niềm vui và các bữa tiệc cho bí ẩn vĩnh cửu.Peggy Lee unafraid of what she sees, though unwilling to give up all the fun and parties for eternal mystery.

89: Silver Apples – Oscillations (1968)

So much of modern electronic and experimental rock music can be traced back to the monumentally important Silver Apples, and their 1968 self-titled debut. The band’s propulsive, hypnotic instrumental repetitions became commonplace in krautrock a half-decade later, and the circular patterns of their grooves helped usher in the dance music craze that took hold later. Of course, Simeon’s oscillators played a key role in the track, but the trembling, paper-thin delivery from singer Dan Taylor would also go on to inspire singers like David Byrne. Though Silver Apples’ music existed in a compact space, the worlds they influenced are vast and ever-growing.

88: Righteous Brothers – Unchained Melody (1965)

“Unchained Melody” originally appeared in 1955, with music by Alex North and lyrics by Hy Zaret. The composition was initially pegged for a relatively unknown prison film, Unchained, before the Righteous Brothers plucked the tune from obscurity for their album Just Once In My Life in the 60s. The song exists in two parts, with the first moving along gently, like a rowboat gently gliding across a pond. But about halfway through, the skies open up and the song explodes as the drums come in with a thunderous crash cymbal and singer Bobby Hatfield grows stronger in his delivery. “Unchained Melody” was originally the b-side to the album’s first single, “Hung On You,” which was produced by Phil Spector. “Unchained,” which was produced by Hatfield’s singing partner, Bill Medley, charted better than “Hung On You,” so Spector took credit for both songs. Since then, the record has been set straight, and Medley has earned his rightful due.

87: BBC Radiophonic Workshop – Doctor Who (1963)

The BBC Radiophonic Workshop was created in 1958 to create effects for radio and TV, and quickly became Britain’s leading electronic sound laboratory. The “Doctor Who” theme, which accompanied the show’s first run in 1963, is the rare soundtrack that both accents and transcends. The composition is integrally tied to the show, but its iconic melody exists in its own sphere of pop culture. The sketch of the theme was written by Australian composer Ron Grainer and taken to the Radiophonic Workshop to be reimagined by Delia Derbyshire, who worked with sound engineer Dick Mills on the final version. The instrumental parts were created by splicing, slowing down, and speeding up white noise, a single plucked string, and simple harmonic waveforms of test-tone oscillators which were used for calibrating equipment and rooms. With the theme, Delia Derbyshire and the BBC Radiophonic Workshop not only changed the history of television, but laid the groundwork for experimental electronic composers in the 1970s and 1980s.

86: Sly and the Family Stone – Everyday People (1968)

“Everyday People” is typical Sly Stone in that it begs for peace and is insanely catchy. Sly had an ability to capture the 60s in song better than most, building off the free love movement to create a sound inclusive and groovy, delightfully engaged with the popular sounds of the era. The Family Stone was unique in that it featured white players like Greg Errico and Jerry Martini in its lineup, as well as women like Rose Stone (Sly’s sister) and Cynthia Robinson. Musically, “Everyday People” is unique in the way it engages with pop more directly than a lot of the band’s psychedelic funk music. It’s a straightforward hit, proving that Sly could write groundbreaking songs in a number of styles.

85: Bee Gees – To Love Somebody (1967)

How long does it take to recognize the Bee Gees’ “To Love Somebody”? Is it in the first second, when the clean, guitar chords slowly wrap around the silence? Or how about in second two, when the warm swell of the strings come in? For casual fans, it may be all the way into the third second that they recognize the track, thanks to the hollow and rich drums that sound like the group decided to record a water-logged timpani. Regardless, the iconic opening notes of “To Love Somebody” are as timeless as the track itself. Listening to “To Love Somebody” is to hear someone else experiencing love, heartbreak, and all the rest in a way you previously thought was unique and impossible to describe. It’s a shared experience, which is why “To Love Somebody” is one of the most powerful songs of the 60s.

84: Dusty Springfield – Son of a Preacher Man (1968)

Dusty Springfield just happened to be in the right place at the right time. The British-born aficionado of blue-eyed soul was recording her 1968 Atlantic debut in Memphis with Jerry Wexler. During this time, John Hurley and Ronnie Wilkins had penned a song, “Son of a Preacher Man,” for Aretha Franklin. Wexler liked the track, and took it for Springfield. It became a monumental hit, occasionally reinvigorated by appearances in pop culture like in Quentin Tarantino’s 1994 smash, Pulp Fiction. The track remains one of the cultural touchstones of the 60s, a sultry song about the love between Dusty’s character and a misbehaving young man.

83: Bembeya Jazz National - Armée Guinéenne (1969)

Bạn không nhận được biệt danh là những ngón tay kim cương của người Hồi giáo bằng cách không sao trên cây đàn guitar. Sekou Diabaté, tay guitar của Bembeya Jazz National đã giành được đại diện của mình nhờ một kết nối gần như thần giao cách cảm với nhạc cụ. Lắng nghe một viên đá quý như Hồi Armée Guinéenne, lời giải thích hợp lý duy nhất cho Riff-Valling Spine-Viring của Diabaté là để đưa nó lên một lực lượng thế giới khác và tiếp tục trước khi bị đau đầu cố gắng tìm ra cách anh ta có thể chơi rất nhiều ghi chú. Tuy nhiên, Arm Armée Guinéenne, không chỉ là một dòng guitar xuất sắc. Cảm giác Afrobeat năm 1969 biểu thị một bước ngoặt trong văn hóa Guinean, với ban nhạc truyền tải các bài hát của họ với các thông điệp chính trị. Nhóm được thành lập trong sự độc lập mới của Guinea, và các bài hát của họ nổi với niềm vui của sự tự do khó kiếm được.

82: Elvis Presley - Tâm trí đáng ngờ (1969)

Ở đây, một mẹo nhỏ: Nếu bạn ghi lại một bài hát, hãy lấy ngôi sao lớn nhất thế giới để ghi lại nó. Đủ dễ dàng, phải không? Quay trở lại năm 1968, nhạc sĩ Mark James đã viết Hồi Suspicy Minds, và có sự táo bạo để tự ghi lại nó. Nó đã ném bom, và Elvis đã ghi lại nó với nhà sản xuất Chips Moman. Nó nhanh chóng đi số 1. Được cho là, tâm trí nghi ngờ của người Hồi giáo là một trong những bản hit lớn nhất của Elvis, nhưng hồi đó, khiến nhà vua ghi lại một trong những bài hát của bạn là một cách chắc chắn để tăng vọt nó lên các bảng xếp hạng quốc gia. Bài hát được cho là được ghi lại từ 4 đến 7 giờ sáng, điều này có thể giải thích một số sự tuyệt vọng về điện trong giọng nói của Elvis. Chơi cho người đồng cấp vua là Donna Jean Godchaux, người sẽ tiếp tục hát với The Grateful Dead.

81: Mulatu Astatke - Yègellé Tezeta (1969)

Mulatu Astatke là vị vua không thể tranh cãi của Ethio-Jazz, một phong cách âm nhạc pha trộn nhạc jazz, âm thanh truyền thống của người Ethiopia và nhịp điệu Latin. Thời đại hoàng kim của nhạc jazz người Ethiopia xảy ra vào những năm 1960 và 1970, với Astatke đi đầu trong bối cảnh. Thành phố thủ đô của đất nước, Addis Ababa được gọi là người Swinging Addis, trong thời đại đó, và là một trong những thành phố âm nhạc sáng tạo nhất trên trái đất. Nó không có gì lạ khi Astatke hợp tác với các huyền thoại jazz như John Coltrane khi anh đến thăm Hoa Kỳ. Một trong những khoảnh khắc nổi bật từ thời đại đó, một rãnh bắn tung tóe, xoay quanh một đường sừng lây nhiễm. Bài hát được xuất hiện trong loạt phim Ethiopiques, đã ghi lại âm thanh của đất nước kể từ khi Ethio-Jazz xuất hiện.John Coltrane when he visited the United States. “Yègellé Tezeta” is one of the standout moments from that era, a slinking, snaking groove that centers around an infectious horn line. The song is featured in the Ethiopiques series, which has chronicled the country’s sound since Ethio-jazz emerged.

80: Françoise Hardy - Tous Les Garcons et Les Filles (1962)

Thật là một cuộc sống của Françoise Hardy, trong thời gian của Les Garçons et Les Filles đã sống. Được dịch là từ tất cả các chàng trai và cô gái bằng tiếng Anh, bài hát gần như ngay lập tức là một hit lớn ở Pháp khi Hardy phát hành nó vào năm 1962. Nó ban đầu xuất hiện dưới dạng một cuộc nghỉ âm nhạc trong khi kết quả đang đổ dồn vào cuộc trưng cầu dân ý bầu cử năm 1962 ở Pháp. Trong mỗi giờ nghỉ, người Pháp ở khắp mọi nơi đã yêu giọng hát quyến rũ và phong cách đột phá của nhạc pop yé-yé, pha trộn nhạc rock, jazz, dân gian và pop. Và nếu bạn đặc biệt bị cuốn hút vào một số giai điệu guitar trên TOUS Les Les, thì đó có thể là do không ai khác ngoài trang Jimmy huyền thoại đã đóng góp cho các phiên ghi âm Hardy.

79: Sonny & Cher - I Got You Babe (1965)

Nhạc sĩ Sonny Bono đã viết lời bài hát cho tôi I Got You Babe, một đêm khuya dưới tầng hầm. Khi anh đánh thức vợ mình, Cher, hát phần của mình, cô từ chối, nói rằng cô ghét nó, và không nghĩ rằng đó sẽ là một hit. Cô ấy trở lại giường. Khi cô thức dậy vào sáng hôm sau, cô đã thay đổi suy nghĩ. Tôi đã nhận được bạn Babe, đã trở thành một trong những bản song ca mạnh mẽ nhất của thập niên 60, một bài hát hoàn hảo cho phong trào tình yêu miễn phí của thập niên 60. Được ghi lại bởi tay trống huyền thoại Hal Blaine và các thành viên của phi hành đoàn phá hoại nổi tiếng thế giới, bài hát thực tế là một nhánh mở rộng của phong trào Hippie đối lập, một bài thơ hấp dẫn một cách truyền nhiễm cho sự thoải mái của tình yêu đích thực. Mặc dù cuộc hôn nhân của Sonny và Cher, đã không có lần cuối cùng, nhưng tôi đã có em yêu là mãi mãi.Cher, to sing her part, she refused, saying she hated it, and didn’t think it would be a hit. She went back to bed. When she woke up the next morning, she had changed her mind. “I Got You Babe” became one of the strongest duets of the 60s, a perfect song for the free love movement of the 60s. Recorded by legendary drummer Hal Blaine and members of the world-famous Wrecking Crew, the song was practically an extended arm of the counterculture hippie movement, an infectiously catchy ode to the comfort of true love. Though Sonny and Cher’s marriage didn’t last, “I Got You Babe” is forever.

78: Terry Riley - trong C (1968)

Terry Riley xông vào trong C, bao gồm 53 cụm từ âm nhạc ngắn, được đánh số, mỗi cụm từ kéo dài một lượng thời gian khác nhau. Mỗi cụm từ có thể được lặp lại một số lần không xác định của mỗi nhạc sĩ trong nhóm, và mỗi nhạc sĩ có quyền kiểm soát cụm từ họ chơi. Người chơi được khuyến khích chơi các cụm từ bắt đầu từ các thời điểm khác nhau. Về mặt lý thuyết, đây là một thực tiễn trong hỗn loạn, nhưng khi được thực hiện chính xác, nó trở thành một cơ thể tuyệt vời, trải dài, luôn phát triển của công việc. Vậy tại sao nó có trong danh sách các bài hát hay nhất của thập niên 60? Chà, Riley được truyền cảm hứng từ những đổi mới nhạc jazz dũng cảm của những người chơi như John Coltrane và Miles Davis, và âm nhạc cuối thập niên 60 của ông là nguồn cảm hứng rất lớn cho Who Who Pete Pete Townshend. Dòng dõi này đã đưa các ý tưởng thử nghiệm của Riley, cho khán giả chính, mãi mãi thay đổi giới hạn của cuộn nhạc rock.Miles Davis, and his music of the late 60s was a huge inspiration to The Who’s Pete Townshend. This lineage brought Riley’s experimental ideas to a mainstream audience, forever changing the limits of rock ‘n’ roll.

77: Bộ ba Vince Guaraldi - Linus & Lucy (1964)

Khi thập niên 60 tiếp tục lùi vào khoảng cách, các bài hát liên quan đến truyện tranh mang tính biểu tượng của Charles Schulz, đã trở nên được đánh giá cao hơn là một bản nhạc. Âm nhạc cho Peanuts được sáng tác và ghi lại bởi Vince Guaraldi, một nghệ sĩ piano jazz có trụ sở tại khu vực Vịnh và các bản hòa tấu của anh ấy. Sau một thời gian trong quân đội với tư cách là một đầu bếp trong Chiến tranh Triều Tiên, Guaraldi trở lại Vùng Vịnh, nơi anh bắt đầu chơi trong các nhóm bị ảnh hưởng nặng nề bởi các phong cách Latin như Bossa Nova. Guaraldi dựa trên công việc của mình với đậu phộng, đặc biệt là Lin Linus & Lucy, xung quanh các chủ đề này, truyền giai điệu piano hấp dẫn của anh ấy với bộ gõ sẽ khiến bạn chạm chân. Phần chính của Lin Linus & Lucy, chỉ có ba nhạc cụ: một cây đàn piano, một cái trống bẫy được chơi với bàn chải và mở và đóng một chiếc mũ trong đoạn điệp khúc, chứng minh rằng thiên tài thường xuất phát từ sự đơn giản.

Vince Guaraldi Trio - Linus và Lucy

Bấm để tải video

76: Stevie Wonder - Uptight (Mọi thứ đều ổn) (1965)

Phần dễ nhất về việc đưa danh sách này lại với nhau là chúng tôi đã phải lựa chọn giữa âm nhạc Stevie Wonder vào những năm 1970. Điều đó không thể nói rằng các bài hát của thập niên 60 của anh ấy không phải là lịch sử, nhưng phải đưa ra quyết định giữa các giai điệu về âm nhạc của tâm trí tôi, cuốn sách nói chuyện và sự bẩm sinh, là một sự giải thoát tuyệt vời. Căng thẳng lên là một mứt nhạc pop-rock đơn giản, với giọng nói của Wonder, ăn cắp chương trình, thỉnh thoảng nhường chỗ cho một dòng sừng truyền nhiễm. Trống đập và đụng độ theo phong cách của các nhóm nhạc rock như Cream và Jimi Hendrix Experience. Nó chỉ là một bài hát được thực hiện hoàn hảo, hấp dẫn và tràn đầy năng lượng nhưng có đủ không gian để cho Stevie thể hiện giọng hát mạnh mẽ của mình. Bài hát chỉ thiếu sót là khi Stevie hát bài I Im chỉ là một chàng trai bình thường. Bị nói dối là không có gì vui.Stevie Wonder’s music in the 1970s. That’s not to say that his 60s run of songs wasn’t historic, but having to make a decision between the tunes on Music of My Mind, Talking Book, and Innervisions, is a great relief. “Uptight” is a straightforward pop-rock jam, with Wonder’s voice stealing the show, occasionally giving way to an infectious horn line. The drums bang and clash in the style of rock groups like Cream and The Jimi Hendrix Experience. It’s just a perfectly executed song, engaging and energetic but with enough space to let Stevie show off his powerful vocals. The song’s only shortcoming is when Stevie sings “I’m just an average guy.” Being lied to isn’t any fun.

75: Ray Barretto - El Watusi (1962)

Ray Barretto sinh ra ở thành phố New York là một trong những người chơi Conga vĩ đại nhất của Latin Music. Anh ấy đã nhanh chóng nổi tiếng ở New York trong suốt những năm 1950 vì chơi, dẫn đến các hợp đồng thường xuyên trên toàn thành phố với các nhạc sĩ Latin nhưng cũng có một số người vĩ đại jazz như Charlie Parker, Dizzy Gillespie, v.v. Trò chơi của Barretto, đã sáng tạo, vì vậy khi đến lúc lãnh đạo nhóm của riêng mình, mặc dù El El Watusi, là một phần của cơn sốt cho nhạc Pachanga, anh ấy đã đặt vòng quay độc đáo của mình lên nó. Tiêu đề của bài hát Latin cổ điển của thập niên 60 này đề cập đến các bộ lạc Watusi lớn của Rwanda, người nổi bật trong lời bài hát vô nghĩa.Charlie Parker, Dizzy Gillespie, and more. Barretto’s playing was inventive, so when it came time to lead his own group, even though “El Watusi” was part of a craze for pachanga music, he put his unique spin on it. The title of this classic 60s Latin song refers to the large Watusi tribesmen of Rwanda, who feature prominently in the nonsensical lyrics.

74: The Drifters - dưới Boardwalk (1964)

Bên dưới lối đi bộ được sinh ra từ bi kịch. Bài hát được thiết lập sẽ được thu âm vào ngày 21 tháng 5 năm 1964, nhưng ca sĩ chính của ban nhạc, Rudy Lewis, đã chết vì một heroin bị nghi ngờ quá liều vào đêm hôm trước. Tuy nhiên, thay vì sắp xếp lại phiên họp của phòng thu, phần giọng hát chính trong nhóm Under Boardwalk đã được trao cho nhóm giọng ca khác của nhóm, Johnny Moore. Bài hát này là một pha chế hoàn hảo của pop-soul, nhưng nó có lẽ được tôn vinh nhất cho các phiên bản bìa to lớn mà nó sinh ra. Các nghệ sĩ đã giải quyết bản hit bao gồm Billy Joel, Bette Midler, Sam & Dave, Tom Tom Club, The Rolling Stones, Billy Joe Royal, Bruce Willis, Bad Boys Blue, John Mellencamp và Lynn Anderson. Đáng chú ý, mỗi phiên bản duy nhất được liệt kê ở trên được xếp hạng ở Hoa Kỳ hoặc nước ngoài.The Rolling Stones, Billy Joe Royal, Bruce Willis, Bad Boys Blue, John Mellencamp, and Lynn Anderson. Remarkably, every single version listed above charted either in the United States or overseas.

73: Irma Thomas - Thời gian đứng về phía tôi (1964)

Cả Irma Thomas và The Rolling Stones đều được ghi lại các phiên bản của Thời gian là về phía tôi, và hai người không thể nghe có vẻ khác nhau hơn. The Stones đã tạo ra một bản tái hiện nhạc rock ly kỳ của Jerry Ragovoy được viết, và phiên bản Thomas, được dẫn dắt bởi màn trình diễn giọng hát tuyệt vời của cô. Giọng nói của cô chỉ đi trước một chút so với dàn hợp xướng ủng hộ, tạo ra hình ảnh của một vận động viên chạy nước rút tạo khoảng cách với phần còn lại của gói. Nhưng ở đó, không có gì phát triển trong giọng nói của Thomas. Hers là một trong những bộ đường ống mang tính biểu tượng trong lịch sử âm nhạc linh hồn, mạnh mẽ nhưng có thể chính xác. H.B Barnum đã sắp xếp phiên bản Thomas của bài hát, và anh ấy đã tranh thủ Jimmy Norman để đưa ra lời bài hát. Theo truyền thuyết, Norman đã viết xong những từ chỉ một lúc trước khi Thomas vào phòng thu.

72: The Cannonball Adderley Quintet - Mercy, Mercy, Mercy (1966)

Mercy Mercy, Mercy, Mercy, là một cú hích bất ngờ cho The Cannonball Adderley Quintet, một lát Jazz Soul đã tìm thấy nhiều khán giả nhờ sự pha trộn của các cấu trúc nhạc jazz và giai điệu nhạc pop. Giai điệu đó chủ yếu được thúc đẩy vào đầu của Joe Zawinul. . Loại ma thuật.

71: Merle Haggard – Mama Tried (1968)

Like all great country songs, Merle Haggard exaggerated a little bit on “Mama Tried.” He was inspired to write the song after being convicted of robbery and serving three years in San Quentin Prison. It’s a stirring ode to the women who “worked hours without rest,” and an apology from the boy who refused to behave. The narrative is only half the story, though. Haggard’s blend of honky-tonk swing and the Bakersfield country songs in the 60s set the stage for 70s outlaws like Waylon Jennings and Willie Nelson. Haggard’s blend of empathy, remorse, and unwillingness to change became staples of the genre.

Mama Tried (Remastered 2001)

Click to load video

70: Van Morrison – Brown Eyed Girl (1967)

Van Morrison entered into a two-day recording session in 1967, during which he recorded eight songs, making up four singles. “Brown Eyed Girl” was captured on the painstaking 22nd take on the first day, but the result is clearly worth it. “Brown Eyed Girl,” quickly became a staple within his discography and a soft rock masterpiece that was a precursor to his move towards more orchestral-inspired psychedelic music on Astral Weeks. A testament to its timelessness, covers have been made by artists as varied as Adele, Reel Big Fish, Steel Pulse, and U2.

69: Gal Costa – Baby (1969)

There’s a lot of history packed into Gal Costa’s “Baby.” The Tropicália staple is the auditory equivalent of a perfect day at the beach, before the tanning starts to sunburn and the sunburn inevitably starts to peel. Painful analogies aside, Costa’s “Baby” was penned by Caetano Veloso and made famous by another staple of Tropicália’s sterling scene, Os Mutantes. Costa’s version was released in 1969, and the strings that swirl around and entangle her voice sound like they came directly from a spotting session for a 40s film score. Alongside Veloso, who backs up Costa’s stellar voice with harmonies, Costa created one of the great songs of the Tropicália movement.

68: The Kinks – You Really Got Me (1964)

Should it have been “Waterloo Sunset”? Maybe. But we wanted to highlight just how amazing Ray Davies has been since his earliest days as a songwriter. According to Davies, “You Really Got Me” was one of the first five songs he ever wrote. In its original conception, the song was piano-based, and settled into a lounge-jazz groove that’s a far cry from the version you hear today. The song was inspired by college lust, a particular night in which Davies was performing and saw a girl in the crowd that tickled his fancy. When his set finished and he went to find her, she had disappeared. Much of the song’s mystery revolves around that epic guitar solo, which Jon Lord of Deep Purple claimed was recorded by Jimmy Page before joining the Yardbirds and, eventually, Led Zeppelin. (This is a claim that Page has always denied.)

67: Bobbie Gentry – Ode to Billie Joe (1967)

Chickasaw County, Mississippi is about two hours from the famed Delta, but on “Ode to Billie Joe,” Bobbie Gentry forgoes her birthplace to immerse herself in a narrative centered around a Delta tragedy. “Ode to Billie Joe” is a perfect folk song, rich with detail and imaginative in perspective. Gentry sits in on a family reacting to a local boy jumping off a bridge to his death. Gentry sings from the POV of the family’s daughter, whose empathy stands in direct contrast to her family’s indifference. It’s an effortlessly powerful anthem of Southern tragedy, as much of a novel as it is a four-minute folk tune.

66: The Ramsey Lewis Trio – The “In” Crowd

It’s one of the great instrumental songs of the 60s, and Ramsey Lewis has a coffee shop server named Nettie Gray to thank. In 1965, the Ramsey Lewis Trio sat in a Washington, D.C. coffee shop, stumped, trying to figure out what song to add to round out their set list. The group was booked for a run at Bohemian Caverns, the same venue where they recorded a live album a year prior. The setlist they were shaping up was set to inform the follow-up live album. Nettie, who was serving them at the time, headed to the coffee shop jukebox and played “The In Crowd” by Dobie Gray, which was a popular hit at the time. Lewis worked out a rendition with his band, and they ended their set at the Caverns with it that very night. It received huge applause, and eventually became a hit, charting on the Billboard Hot 100 and R&B charts.

65: The Kingsmen – Louie Louie (1963)

The Kingsmen played garage rock before the term existed. Their version of Richard Berry’s “Louie Louie” happened almost by accident. In 1962, while playing a gig at the Pypo Club in Seaside, Oregon, the band heard Rockin’ Robin Roberts’s version of “Louie Louie” being played on the jukebox for hours on end. Everyone at the club would pile onto the dancefloor, giving the jukebox hit far more attention than the band ever received. In response, the group’s singer, Jack Ely, convinced the Kingsmen to learn the song, which they quickly recorded after seeing the same sort of reaction on the dancefloor.

64: Wendy Carlos – Two-Part Invention in F Major

In an article for the magazine Saturday Night, famed pianist Glenn Gould called Switched-On Bach “one of the most startling achievements of the recording industry in this generation.” The album, featuring Bach compositions meticulously crafted by Wendy Carlos on the Moog synthesizer, approximately took five months and one thousand hours to produce. The new instrument was, to say the least, a finicky beast. According to Amanda Sewell’s biography of Carlos, the composer could “produce a measure or two of music before the synthesizer went out of tune.” The result, however, became a sensation, topping the Billboard Classical chart for three straight years.

63: Joe Bataan – Subway Joe (1968)

Few songs of the 60s capture a particular city quite like Joe Bataan’s “Subway Joe” illustrated New York City. The King of Latin Soul was born in New York’s Spanish Harlem in 1942. Bataan brought his reality to tape, weaving brilliant tales of life in his working-class neighborhood from the perspective of a passionate participant. Joe grew up in the tenements of El Barrio, where he was exposed to a thrilling blend of pop, Latin, doo-wop, and R&B – all of which made their way into his music, especially “Subway Joe.” The track pulses with the energy of New York, with Bataan practically defining the Latin Soul genre as the song progresses. It’s a humorous tale of a memorable trip on the subway, and it’s hard to get more New York than that.

62: Simon & Garfunkel – The Sound Of Silence (1965)

“The Sound of Silence” is a perfect 60s folk-pop song, though it took a while for the duo to get to the track as it’s heard today. An original acoustic version was included on their 1964 album, Wednesday Morning, 3 A.M. The album was a commercial failure and it led to Simon & Garfunkel breaking up. But in 1965, the song began to attract airplay at radio stations in Boston, Massachusetts, and throughout Florida. Tom Wilson, the song’s producer, remixed the track, overdubbing electric instruments and drums. This remixed version was released as a single in September 1965, though Simon & Garfunkel were not informed of the song’s remix until after its release. Two years later, and it became the soundtrack to one of the most important films of the 1960s, The Graduate.

61: Babatunde Olatunji – Jin-Go-Lo-Ba (1960)

After listening to the opening notes of Babatunde Olatunji’s “Jin-Go-Lo-Ba,” it’s nearly impossible to keep your body still. If you have blood coursing through your veins, you’re bound to get moving – whether it’s a foot tap or a full-throated repetition of Olatunji and his chorus’ call and response. The song, featured on Olatunji’s album Drums of Passion, showcases how much power lies in the time-tested combination of catchy vocals and a groovy rhythm. The Nigerian drummer, activist, and educator’s “Jin-Go-Lo-Ba” was a standout on a surprisingly successful record, one that many point to as a key introduction to American appreciation of “world music.”

60: The Zombies – Time of the Season

“Time of the Season” didn’t come quickly enough to save The Zombies. Upset by their lack of success, the group disbanded, only for “Time of the Season” to become a classic a year after its release. Several other songs from Odessey and Oracle were released as singles prior to “Time of the Season.” Columbia Records was skeptical of the album’s potential, but they put their weight behind it at the behest of new A&R representative Al Kooper. The band and Kooper were eventually vindicated, but only after Kooper successfully fought for “Time”… and waited for the public to catch up to its pop-psych charms.

59: The Velvet Underground – I’m Waiting For The Man (1967)

If the typical American citizen was freaked out by The Byrds singing about being “eight miles high,” it’s hard to imagine their reaction to Lou Reed singing about standing on the corner waiting to buy 26 bucks worth of heroin. Sure, it was one of the first popular songs to glamourize slinging drugs, but it was also one of the most forward-thinking, cool rock songs of the 60s. The guitar crunches with lo-fi abandon, and Lou Reed’s disaffected cool gives the song an ambivalent edge that predated the indie era of the 80s and 90s There’s not a corner of rock music that doesn’t have The Velvet Underground’s fingerprints all over it. It’s both a social commentary and a track that’s too cool for school, a rare combination.

58: Etta James – At Last (1960)

There are a few perfect moments in music history, but few top that brief moment in “At Last” when the remaining vibration of the strings cease and Etta James’ voice emerges, acapella, as she dives into the opening line of “At Last.” Before the drums come in with that familiar swung pattern, before the piano descends the scale like a mountain climber returning from summit, before those strings respond to James’ yearning calls, there’s Etta, all alone, at her finest. There’s an intimacy to this track, to Etta’s voice, that is practically irreplicable in modern music. She sounds like she’s singing directly to you, dedicating this perfect love song to a moment you once shared.

57: Steppenwolf - Sinh ra là Wild (1968)

Mặc dù bài hát của Steppenwolf, sinh ra là Wild Wild là một sự đóng gói đáng chú ý của nhạc rock thập niên 60, nhưng nó hầu như được nhớ đến vì đã sử dụng trong Easy Rider, bộ phim độc lập, đột phá đã gây ra một cuộc cách mạng làm phim của Mỹ. Rằng bán nó ngắn: Sinh ra để trở thành Wild Wild cũng thường được trích dẫn là bài hát đầu tiên của Metal Metal, hoặc, ít nhất, một số phiên bản của Proto-Metal. Và, điều quan trọng là, tự đứng lên như một tác phẩm sáng tác nhạc rock cổ điển.Steppenwolf’s song “Born To Be Wild” is a remarkable encapsulation of 60s rock ‘n’ roll, it’s mostly remembered for its use in Easy Rider, the seminal, groundbreaking indie movie that sparked a revolution of American filmmaking. That’s selling it short: “Born To Be Wild” is also often cited as the first “metal” song, or, at the very least, some version of proto-metal. And, crucially, stands up just fine on its own as a classic piece of rock songwriting.

56: Ban nhạc - Trọng lượng (1968)

Với Trọng lượng, ban nhạc đã cố gắng đưa chủ nghĩa siêu thực cho dòng chính, dịch tác phẩm phim biểu tượng phong phú của các auteurs như Ingmar Berman và Luis Buñuel thành bài hát. Giai điệu được điền bởi các nhân vật đầy màu sắc được lấy từ các cuộc gặp gỡ ngoài đời thực của nhóm, và khung cảnh thành phố, Nazareth, Pennsylvania, đã được chọn vì đây là nhà của Martin Guitars. Nhưng đối với tất cả các nền tảng, thì Trọng lượng cũng có chức năng như một bài hát rock dân gian phi thường, trong đó ban nhạc đã tạo ra nhiều người. Tay trống Levon Helm xử lý giọng hát, trong khi Rick Danko đang ở trên bass và có một vết nứt ở câu thứ tư. Giống như hầu hết các bài hát của ban nhạc, Trọng lượng đã được thúc đẩy bởi các bản hòa âm. Mọi thành viên trong nhóm đều có thể hát, nhưng trong khi các chàng trai Beach tản nhiệt trong các phần giọng hát của họ trong Technicolor Candy, ban nhạc thích làm nổi bật màn trình diễn của họ với một chút bụi bẩn và thuốc lá.The Band attempted to bring surrealism to the mainstream, translating the richly symbolic film work of auteurs like Ingmar Berman and Luis Buñuel into song. The tune is populated by colorful characters taken from the group’s real-life encounters, and the city setting, Nazareth, Pennsylvania, was chosen because it was the home of Martin Guitars. But for all the background, “The Weight” also functions as an extraordinary folk-rock song, of which The Band created many. Drummer Levon Helm handles the vocals, while Rick Danko is on the bass and takes a crack at the fourth verse. Like most songs by The Band, “The Weight” was propelled by harmonies. Every member of the group could sing, but while The Beach Boys laced their vocal parts in technicolor candy, The Band liked to rough up their performances with a little bit of dirt and tobacco.

55: Stan Getz & João Gilberto Feat. Antonio Carlos Jobim - Cô gái từ Ipanema (1964)

Cô gái từ Ipanema, là bài hát Jazz Bossa Nova dứt khoát của thập niên 60. Bài hát ban đầu được viết vào năm 1962, với âm nhạc của Antônio Carlos Jobim và lời bài hát Bồ Đào Nha của Vinícius de Moraes. Lời bài hát tiếng Anh được viết sau đó bởi Norman Gimbel. Phiên bản Stan Getz/João Gilberto ngay lập tức trở thành một hit, với sự ra mắt của giọng hát của vợ João, Astrud Gilberto. Bài hát và album đánh dấu sự hợp tác đột phá giữa nghệ sĩ saxophone người Mỹ Getz và biểu tượng Brazil Gilberto. Bài hát mà chúng tôi biết và tình yêu thực sự được rút ngắn từ phiên bản trong album cũng bao gồm lời bài hát Bồ Đào Nha được hát bởi João Gilberto. Bài hát là một hit trên khắp thế giới, mang về một giải Grammy để thu âm trong năm.Antônio Carlos Jobim and Portuguese lyrics by Vinícius de Moraes. English lyrics were written later by Norman Gimbel. The Stan Getz/João Gilberto version immediately became a hit, featuring the vocal debut of João’s wife, Astrud Gilberto. The song and album marked a groundbreaking collaboration between the American saxophonist Getz and the Brazilian icon Gilberto. The song we know and love is actually shortened from the version on the album which had also included the Portuguese lyrics sung by João Gilberto. The song was a hit throughout the world, taking home a Grammy for Record of the Year.

54: Patsy Cline - Crazy (1961)

Patsy Cline sườn 1961 Đĩa đơn Tôi Fall To Pieces, là bài hát đầu tiên của cô ấy lên bảng xếp hạng Billboard Country. Tuy nhiên, ngay sau khi bài hát trở thành một hit, Cline đã bị thương nặng trong một tai nạn ô tô, buộc cô phải dành một tháng trong bệnh viện. Sau khi hồi phục, cô đã phát hành Crazy Crazy, một trong những bản nhạc lớn nhất mà nhạc đồng quê từng thấy. Ai biết chuyện gì đã xảy ra trong bệnh viện đó, nhưng Cline nổi lên một megastar. Bài hát ban đầu được chấp bút bởi Willie Nelson, và chồng cô, Charlie Dick, cầu xin cô ghi lại nó. Cline từ chối. Tôi không quan tâm đến những gì bạn nói. Tôi không thích nó và tôi sẽ ghi lại nó. Và điều đó, mà cô ấy đã nói với anh ấy. Khi cô đến trường quay, Dick đã thuyết phục cô thử tay vào đó, và kết quả là tự giải thích. Patsy Cline là một ngôi sao nữ quốc gia trước khi mọi người quen với khái niệm này, khắc một làn đường cho chính mình và ảnh hưởng đến một thế hệ phụ nữ tương lai sẵn sàng croon.’s 1961 single “I Fall to Pieces” was her first song to top the Billboard country chart. Shortly after the song became a hit, though, Cline was seriously injured in an automobile accident, forcing her to spend a month in the hospital. After recovering, she released “Crazy,” one of the biggest hits country music had ever seen. Who knows what happened in that hospital, but Cline emerged a megastar. The song was originally penned by Willie Nelson, and her husband, Charlie Dick, implored her to record it. Cline refused. “I don’t care what you say. I don’t like it and I ain’t gonna record it. And that’s that,” she purportedly told him. When she arrived at the studio, Dick convinced her to try her hand at it, and the result is self-explanatory. Patsy Cline was a female country star before people were used to the concept, carving a lane for herself and influencing a generation of future women ready to croon.

53: Jane Birkin và Serge Gainsbourg - Je T hèaime, Moi Non Plus

Nó khó có thể truyền một bài hát với năng lượng khiêu dâm nhiều hơn Serge Gainsbourg đã làm với nhóm Je Je Tiênaime, Moi Non Plus. Ca khúc, được dịch theo, tôi yêu bạn, tôi cũng không được chấp bút cho Brigitte Bardot vào năm 1967. Gainsbourg đang hẹn hò với Bardot và cô ấy đã yêu cầu anh ấy viết bài hát lãng mạn nhất có thể. Anh ấy nghĩ ra hai. Một trong những người khác và người nổi tiếng. Sau khi Gainsbourg cố gắng thu âm bài hát với Bardot, tin tức đã đến với chồng rằng sự hợp tác đang xảy ra, và cô đã cầu xin Gainsbourg không phát hành nó. Anh ấy đã chấp nhận nhưng đã xem lại bài hát một năm sau đó khi anh ấy bắt đầu hẹn hò với Birkin. Phiên bản của họ là một trong những bài hát pop được tính tình dục nhất của thập niên 60, với sự hấp dẫn của Birkin và Gainsbourg, với nhau có thể sờ thấy trong mỗi dòng họ hát.Serge Gainsbourg did with “Je t’aime… moi non plus.” The track, which is roughly translated to, “I love you, me neither,” was originally penned for Brigitte Bardot in 1967. Gainsbourg was dating Bardot and she asked him to write the most romantic song he could. He came up with two. “Je t’aime” and “Bonnie and Clyde.” After Gainsbourg attempted to record the song with Bardot, news reached her husband that the collaboration was happening, and she begged Gainsbourg not to release it. He acquiesced but revisited the song a year later when he began dating Birkin. Their version is one of the most sexually charged pop songs of the 60s, with Birkin and Gainsbourg’s attraction to each other palpable in every line they sing.

52: Celia Cruz - Bemba Colorá (1966)

Celia Cruz sẽ khiến bạn nhảy, nhưng các bài hát của cô ấy cũng buộc bạn phải đối mặt với thực tế chính trị của thập niên 60 ở Cuba. Được phát hành vào năm 1966, có lẽ là Rumba chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc, nhưng không dễ để trích xuất những chủ đề mạnh mẽ này từ sự phẫn nộ của sừng và phản ứng giữa Cruz và ban nhạc ủng hộ của cô ấy . Cruz, thông thường được biết đến với cái tên Nữ hoàng của Salsa, đã rời quê hương Cuba vào đầu những năm 1960, trở thành một trong những phát ngôn viên của cộng đồng Cuba lưu vong. Hers là một lịch sử hấp dẫn đưa ra những câu hỏi về bản sắc và cộng đồng, nhưng trên Bemba Colorá, mà Cruz đã thực hiện với Tito Puente, Nữ hoàng của Salsa đánh vào hit bao gồm của mình với các rãnh không thể phủ nhận.

Celia Cruz - Bemba Colora

Bấm để tải video

51: David Bowie - Không gian Oddity (1969)

Bạn có thể được tha thứ vì đã bật âm lượng trên tai nghe sau khi nhấn chơi trên không gian kỳ quặc, chỉ để có đôi tai của bạn khi đoạn điệp khúc xuất hiện. Bản hit của David Bowie, 1969 luôn bắt đầu lặng lẽ hơn dự kiến, dành nhiều thời gian để giảm bớt một trong những bản hợp xướng vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc rock. Bài hát được lấy cảm hứng từ bộ phim Stanley Kubrick, 2001: A Space Odyssey, được phát hành một năm trước đó. Trong khi Kubrick vô trùng và chính xác, Bowie là bánh xe tự do và ngây ngất. Trống thực hiện một biến thể thô của một cuộc tuần hành quân sự, trong khi Bowie đếm chúng ta xuống và cầu xin chúng ta uống thuốc protein. Bạn biết những gì sắp tới khi Bowie hát, Lift Lifoff, nhưng nó không bao giờ cũ. Sự pha trộn âm thanh nổi chia màn trình diễn giọng hát của anh ấy vào mỗi tai, và đột nhiên, bạn là một phi hành gia, với David Bowie chúc mừng bạn trên một cuộc đổ bộ mặt trăng thành công.David Bowie’s 1969 hit always starts more quietly than expected, taking ample time to ease its way to one of the greatest choruses in rock history. The song was inspired by Stanley Kubrick’s film, 2001: A Space Odyssey, released a year earlier. Whereas Kubrick is sterile and exacting, Bowie is free-wheeling and ecstatic. The drums perform a rough variation of a military march, while Bowie counts us down and implores us to take our protein pills. You know what’s coming when Bowie sings, “liftoff,” but it never gets old. The stereo mix splits his vocal performance into each ear, and suddenly, you’re an astronaut, with David Bowie congratulating you on a successful moon landing.

50: Ennio Morricone - The Good, The Bad & The Ugly (Chủ đề chính) (1966)

Quay lưng lại với nhau, tiến ba bước về phía trước, quay lại, vẽ. Mặc dù chủ đề của Ennio Morricone, từ The Good, The Bad & The Ugly dựa vào giọng hát không lời để gợi lên phương Tây trong tất cả vinh quang lớn của nó, phần mở đầu của chủ đề đã được mở ra ngay lập tức gợi lại trận đấu cuối cùng trong một trận đấu của Sergio Leone Western. Phần tốt, The Bad & the Ugly (chủ đề chính) đã trở thành một ẩn dụ cho các bản nhạc phương Tây nói chung. Và đó là lý do tại sao nó thuộc về một danh sách các bài hát hay nhất của thập niên 60. Năm 1966, nhạc nền đã đạt vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng Billboard, chủ yếu là do sự sáng chói hỗn loạn của tiếng huýt sáo, phi nước đại và các yelps tạo ra tác phẩm của Morricone. Vài khoảnh khắc nhạc phim trong lịch sử phim phù hợp với lực lượng cảm xúc tuyệt đối của nó.

49: Johnny Cash - Ring of Fire (1963)

Mặc dù rơi vào một vòng lửa có vẻ như là một đề xuất đáng ngại, nhưng nó khác xa với những gì tháng 6 Carter Cash và Merle Kilgore dự định khi họ viết bản hit. Bài hát tình yêu ban đầu được ghi lại bởi chị gái tháng sáu, Anita Carter, và mặc dù bài hát đã thất bại ở cấp độ thương mại, Johnny quyết định đâm vào đó sau khi anh nghe buổi biểu diễn được hỗ trợ bởi một ban nhạc mariachi trong một giấc mơ. Cash đã thu âm bài hát như giấc mơ của anh dự định, và kết quả là một bài hát quốc gia phương Tây hàng thập kỷ trước thời đại. Nó pha trộn cấu trúc quốc gia truyền thống với sự mờ nhạt của các thể loại, khiến nó trở thành một bản hit crossover mọi thời đại giữa những người hâm mộ quốc gia và các tín đồ âm nhạc Latin.Cash recorded the song as his dream intended, and the result is a country-western song decades ahead of its time. It blends traditional country structure with a blurring of genres, making it an all-time crossover hit amongst country fans and Latin music devotees alike.

48: Hugh Masekela - Chăn thả trên cỏ (1968)

Christopher Walken sẽ không bao giờ hét lên một chiếc chuông nhiều hơn vào Saturday Night Live nếu anh ấy chỉ đơn giản là điều khiển phiên họp cho Hugh Masekela Hồi Bell-Laden năm 1968 hit, gặm cỏ trên cỏ. Bài hát bắt đầu với những nốt nhạc thứ 16 được phát trên chuông, trước khi tiếng trống đến với cảm giác nửa thời gian và những chiếc sừng xuất hiện trên một dòng piano đang trượt. Nó có một lớp học chính trong sự căng thẳng nhịp nhàng, với tiếng kèn tuyệt vời của Masekela, chơi nhảy múa trên tất cả sự hỗn loạn. Bài hát đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard ở Hoa Kỳ, mặc dù đây là bài hát cuối cùng được thêm vào album đầu tay của Masekela, sau khi nhãn được coi là bản thu âm ba phút quá ngắn so với thời gian chạy LP đầy đủ. Bên cạnh Masekela, huyền thoại Greenwich Village Bruce Langhorne và huyền thoại bass nhạc jazz Henry Franklin đã làm tròn dàn diễn viên All-Star.Hugh Masekela’s bell-laden 1968 hit, “Grazing in the Grass.” The song begins with 16th notes played on the cowbell, before the drums come in with a half-time feel and the horns arrive atop a skittering piano line. It’s a masterclass in rhythmic tension, with Masekela’s brilliant trumpet playing dancing above all the chaos. The song reached number one on the Billboard charts in the United States, although it was the last song added to Masekela’s debut album, after the label deemed the record three minutes too short of a full LP run time. Alongside Masekela, Greenwich Village legend Bruce Langhorne and jazz bass legend Henry Franklin rounded out the all-star cast.

47: Loretta Lynn - Thành phố nắm tay (1968)

Loretta Lynn có một vài quy tắc. Donith nhìn vào người đàn ông của cô ấy, don lồng chạm vào người đàn ông của cô ấy, don thậm chí còn nghĩ về người đàn ông của cô ấy trừ khi bạn muốn mông của bạn bị đá, tất nhiên. Thành phố Fist Fist, Lynn Lynn, Ode đến những người phụ nữ cắt còng trên, những người làm mồi cho chồng trong khi cô ấy đi lưu diễn, là một bài hát cấp tiến từ một ngôi sao của nhạc đồng quê. Vào những năm 60, đất nước là một thể loại người đàn ông, và chiến đấu là một trò chơi của người đàn ông. Loretta đã thay đổi tất cả những điều đó, vênh vang lên hiện trường với một cái móc trái có ý nghĩa và giọng nói ngọt ngào nhất mà bạn từng nghe. Các thành viên của câu lạc bộ các chàng trai đã không thích cô ấy đến phải đối phó với sự lên ngôi của cô ấy, trừ khi họ muốn chịu đựng số phận giống như những người phụ nữ của thành phố Fist Fist: Trên mặt đất với một đôi môi đầy máu.

46: Phép lạ - Bản nhạc của nước mắt tôi (1965)

Những bản nhạc của nước mắt của tôi là một hit kỳ diệu, được sinh ra trong nhà máy thành công lớn nhất trong lịch sử âm nhạc linh hồn. Nhưng lời bài hát bắt đầu trong phòng tắm Smokey Robinson. Một ngày nọ, tôi đang cạo râu, và tôi nhìn vào gương, anh ấy nói với NPR vào năm 2014 đã làm." Ca khúc, với phần guitar mở đầu mang tính biểu tượng và giọng hát theo phong cách doo-wop, đã trở thành một trong những bài hát hay nhất về Heartbreak in a World đầy chúng. Nhưng đừng nói lời của chúng tôi vì nó: Bài hát đã được giới thiệu vào Hội trường danh vọng Grammy, đã được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ xếp hạng là bài hát hay nhất của thế kỷ thứ 127 #50 Trong trò chơi của họ, 500 bài hát hay nhất mọi thời đại của họ.Smokey Robinson’s bathroom. “One day I was shaving, and I looked in the mirror,” he told NPR in 2014. “And I said what if a person had cried so much until, if you look closely at their face, you could see tracks that their tears had made.” The track, with its iconic opening guitar part and doo-wop style vocals, became one of the best songs about heartbreak in a world full of them. But don’t take our word for it: The song has been inducted into The GRAMMY Hall of Fame, has been ranked by the Recording Industry Association of America as the 127th best “Songs of the Century,” and Rolling Stone included the track at #50 in their “The 500 Greatest Songs of All Time.”

45: Gilberto Gil - Aquele Abraço (1969)

Trong câu thơ đầu tiên của Gilberto Gil, 1969 Samba Sensation, Hồi Aquele Abraço, Hồi Gilberto đối xử với cây đàn guitar như nó làm bằng thủy tinh. Không có lời giải thích nào khác cho twang tinh tế của anh ta. Nó giống như anh ấy hầu như không chơi. Nhưng sau đó đến một đoạn điệp khúc mở rộng, kèm theo tiếng còi, giọng hát ủng hộ và một bộ gõ, và tất cả, Gil đối xử với nhạc cụ của mình như nó đã sai trong kiếp trước. Tất cả điều này để nói, Gil là một bậc thầy về thao túng, có thể sử dụng khối lượng và crescendos để nhấn mạnh cảm xúc và sự chuyển động của các bài hát của anh ấy. Có lẽ là một trong những bài hát Samba nổi tiếng nhất từ ​​trước đến nay, đã được chấp bút trong thời kỳ độc tài quân sự và kiểm duyệt văn hóa ở Brazil. Gil vừa xuất hiện từ một nhà tù quân sự và bị bắt giữ tại nhà, nơi anh ta viết ra Aquele. Sau khi bị đày đến châu Âu vào năm 1970, bài hát vẫn là một hit lớn ở Brazil, trở thành một tiếng khóc tập hợp cho các nhà hoạt động chính trị ở đất nước háo hức thay đổi.

44: The Byrds - Cao tám dặm (1966)

Byrds bao gồm một số nhạc sĩ giỏi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, bao gồm Gene bị đánh giá thấp vĩnh viễn Clark, Jim (Roger) McGuinn và David Crosby. Họ đã làm cho nhạc rock ảo giác bị ảnh hưởng nặng nề bởi ragas Ấn Độ, nơi đang trở nên phổ biến bởi người chơi Sitar Ravi Shankar và John Coltrane, trong phong cách. Tám dặm cao, theo tiêu chuẩn của thế kỷ 21, là một ca khúc vô hại, nhưng trở lại vào những năm 60, bài hát đã bị cấm từ đài phát thanh Mỹ vì lời bài hát của nó. Nhưng bộ phim xung quanh bài hát này ít thú vị hơn phong cách mà nó đã giúp mở ra, điều này pha trộn nhạc psych của các ban nhạc như The Beatles với thử nghiệm diễn ra trong thế giới nhạc jazz.

43: Miriam Makeba - Pata Pata (1967)

Rất lâu trước khi các bài hát rap được sử dụng làm thức ăn gia súc cho các biên đạo múa đầy tham vọng, nghệ sĩ người Nam Phi Miriam Makeba đã tham gia buổi khiêu vũ truyền thống của Pata Pata Pata và sử dụng nó cho bài hát của riêng mình. Tiêu đề của bài hát, Pata pata pata, có nghĩa là cảm ứng cảm ứng, trong ngôn ngữ Xhosa, trong đó bài hát ban đầu được viết và hát vào năm 1959. . Chính ở đó, Makeba đã lấy cảm hứng cho bản nhạc mà ban đầu cô đã thu âm với ban nhạc The Skylarks. Sau khi tự đặt tên cho mình ở Hoa Kỳ, cô đã ghi lại bài hát vào năm 1967 với Jerry Ragovoy, và nó nhanh chóng trở thành một hit. Phiên bản của Makeba, những năm 60 của bài hát pha trộn nhịp điệu châu Phi đẩy của thời thơ ấu của cô với các rãnh samba tinh tế và một dòng giọng hát truyền nhiễm.

42: Shangri-Las-Lãnh đạo của The Pack (1964)

Trở nên trẻ và yêu là cảm giác tốt nhất trên trái đất. Trở nên trẻ trung và đau lòng, cảm thấy như một bi kịch chưa bao giờ được nhân rộng trong lịch sử của hành tinh này. Không ai nắm bắt được mức cao và mức thấp rơi vào chu kỳ này khá giống Shangri-Las và người lãnh đạo thành công của họ. Bài hát ban đầu được chấp bút bởi George, Shadow Shadow Morton cùng với Jeff Barry và Ellie Greenwich. Bài hát ban đầu được viết cho The Goodies, nhưng được trao cho Shangri-Las, người cần theo dõi cho Hồi nhớ (đi bộ trên cát). Nó đã trở thành một tác phẩm kinh điển ngay lập tức, không chỉ bởi vì việc sử dụng các âm thanh được tìm thấy sáng tạo như vòng quay xe máy và bộ gõ sáng tạo.

41: Tammy Wynette - Stand By Your Man (1969)

Người đứng của bạn là người đàn ông của bạn có trọng lượng văn hóa, tất cả đều đánh lạc hướng khỏi thực tế rằng bản hit phổ biến nhất của Wynette chỉ đơn giản là một trong những bài hát đồng quê hay nhất từng được viết. Bài hát là một cây gậy sét khi phát hành vào cuối những năm 60 khi phong trào nữ quyền Mỹ đang tiến lên trong dòng chính trong thập kỷ tiếp theo, nhưng Wynette luôn khăng khăng rằng bài hát không phù hợp hơn là nhìn ra những sai sót trong những sai sót mà bạn yêu và quý. Bài hát được cho là được viết trong 15 phút bởi Wynette và nhà sản xuất của cô, Billy Sherrill, và ca sĩ ban đầu bày tỏ sự do dự vì đó là một con cừu đen rõ ràng trong đĩa hát của cô cho đến thời điểm đó - và bao gồm một ghi chú mà cô gặp khó khăn khi tiếp cận. Tuy nhiên, trước đó, bài hát đã trở thành một điểm uốn mang tính biểu tượng trong âm nhạc đồng quê và bài hát nổi tiếng nhất của Wynette.

40: Desmond Dekker & The Aces - Israel (1968)

Đôi khi một cuộc đi bộ tốt đẹp trong công viên có thể thúc đẩy ý tưởng tuyệt vời nhất của bạn. Ít nhất, đó là những gì Desmond Dekker nói. Biểu tượng reggae lần đầu tiên gặp phải ý tưởng cho kiệt tác của mình, Hồi giáo Israel, trong khi tình cờ nghe thấy một cuộc tranh cãi trong công viên. Anh ta đang ăn một ít bỏng ngô, quan tâm đến công việc kinh doanh của chính mình, khi một cặp vợ chồng bắt đầu tranh cãi về việc đã trao đổi bao nhiêu tiền. Dekker đã hạ cánh trên tình cảm làm việc cả ngày với mức lương không đủ, và khi anh ấy về nhà từ thời gian của mình, bài hát đã hoàn thành. Đây vẫn là một trong những bài hát reggae thành công nhất mọi thời đại, xâm nhập vào bảng xếp hạng Billboard và mang đến những rung cảm rocksteady cho một khán giả xa lạ vào năm 1968.Desmond Dekker says. The reggae icon first encountered the idea for his masterpiece, “Israelites” while overhearing an argument in a park. He was eating some popcorn, minding his own business, when a couple started arguing about how much money was exchanging hands. Dekker landed on the sentiment of working all day for not enough pay, and by the time he got home from his sojourn, the song was complete. It remains one of the most successful reggae songs of all-time, infiltrating the Billboard charts and bringing rocksteady vibes to an unfamiliar audience in 1968.

39: Glen Campbell - Lineman Wichita (1968)

Glen Campbell thích hát về những nơi. Tất nhiên, năm 1968, Lineman Lineman, tất nhiên, về Wichita, và bản hit tiếp theo của ông, Gal Galveston, đã nói về thành phố ven biển Texas. Sự hấp dẫn của Campbell đối với các chủ đề này đến từ cách những nơi thể hiện tính cách của những người sống ở đó. Được viết bởi Jimmy Webb, Hồi Lineman đã được truyền cảm hứng từ một chuyến đi qua Hạt Washita ở vùng nông thôn Tây Nam Oklahoma. Webb đã cung cấp một phiên bản hoàn thành của bài hát cho Capitol Records, nhưng phiên bản của anh ấy bị thiếu phần giữa. Campbell đã nảy ra ý tưởng để lấp đầy không gian trống này bằng một bản độc tấu guitar mọi thời đại. Đó là một cuộc gọi trở lại Campbell, những ngày đầu với tư cách là một người chơi phiên với đội phá hoại nổi tiếng, nhiều người mà anh ấy đã tuyển dụng để biểu diễn trên Lineman Lineman. liked to sing about places. 1968’s “Wichita Lineman” was, of course, about Wichita, and his next hit, “Galveston,” was about the coastal Texas city. Campbell’s attraction to these themes came from the way places expressed the character of the people that lived there. Written by Jimmy Webb, “Lineman” was inspired by a trip through Washita County in rural southwestern Oklahoma. Webb delivered a completed version of the song to Capitol Records, but his version was crucially missing a middle section. Campbell came up with the idea to fill this empty space with an all-time guitar solo. It was a call back to Campbell’s early days as a session player with the famed Wrecking Crew, many of whom he recruited to perform on “Lineman.”

Wichita lineman (Remastered 2001)

Bấm để tải video

38: Kem - Sunshine of Your Love (1967)

Nếu bạn đã từng phạm sai lầm, bạn có thể thoải mái vì thực tế là bạn có thể không sai như Ahmet Ertegun và Jerry Wexler đã trở lại vào năm 1967. Cream, từ đầu ra mắt của họ, Fresh Cream, đã sẵn sàng LP thứ hai cho hồ sơ Đại Tây Dương của Ertegun. Bộ đôi này ghét Cream, âm thanh rung động, rung động mới, với Wexler thậm chí còn gọi các bản demos là psychedelic Hogwash. Rõ ràng, Wexler đã sai, bởi vì Sun Sunshine của tình yêu của bạn không chỉ được đưa vào album thứ hai cuối cùng của ban nhạc, Disraeli Gears, mà còn được thực hiện. Trong khi Clapton, chơi và hát chắc chắn đã đi một chặng đường dài trong việc thuyết phục Ertegun và Wexler rằng họ đã phạm sai lầm, thì đó là Booker T. Jones và Otis Redding đồng ký tên là Sun Sunshine của tình yêu của bạn, cuối cùng đã thuyết phục Ertegun và Wexler về lỗi của họ.Cream, off the heels of their debut, Fresh Cream, were readying their second LP for Ertegun’s Atlantic Records. The duo hated Cream’s new hard-rocking, ear-shattering sound, with Wexler even calling the demos “psychedelic hogwash.” Wexler was wrong, obviously, because “Sunshine of Your Love” was not only included on the band’s eventual second album, Disraeli Gears, but was made a single. While Clapton’s playing and singing surely went a long way in convincing Ertegun and Wexler that they were making a mistake, it was Booker T. Jones and Otis Redding co-signing “Sunshine Of Your Love” that eventually convinced Ertegun and Wexler of their error.

37: Isaac Hayes - Đi bộ trên (1969)

Số lượng tên huyền thoại được liên kết với Walk Walk On by là đáng kinh ngạc. Nó ban đầu được sáng tác bởi Burt Bacharach, với lời bài hát của Hal David, cho ca sĩ Dionne Warwick vào năm 1963. Khó để đứng đầu, phải không? Don Tiết nói với Isaac Hayes, người đã biến bài hát thành một tình yêu tình yêu, oi bức và nóng bỏng. Ngoài các khoản tín dụng đẳng cấp thế giới, phiên bản Hayes, 1969 đã trở thành chủ yếu cho các nhà sản xuất rap, người đã lấy mẫu bài hát nhiều lần. MCS đáng chú ý để nhổ những phần của Walk Walk On By? 2pac, b.i.g., MF Doom và gia tộc Wu-Tang. Phiên bản của Hayes, của Walk Walk On By là một bản hit hiếm hoi tồn tại và là một phần quan trọng trong lịch sử thể loại khác.Isaac Hayes, who turned the song into a baby-making love jam, sultry and sizzling. Aside from its world-class credits, Hayes’ 1969 version became a staple for rap producers, who sampled the song over and over. Notable MCs to spit over parts of “Walk on By”? 2Pac, The Notorious B.I.G., MF DOOM, and the Wu-Tang Clan. Hayes’ version of “Walk on By” is the rare hit that exists on its own and as a crucial part of another genre’s history.

36: Buffalo Springfield - Vì những gì nó có giá trị (1966)

Hầu hết mọi người liên kết Buffalo Springfield, vì những gì mà nó có giá trị với tình cảm chống chiến tranh, nhưng ý định của Stephen Stills, ban đầu có phạm vi nhỏ hơn nhiều. Ban đầu, ông được truyền cảm hứng để viết bài hát vì cuộc bạo loạn giới nghiêm của Sunset Strip vào tháng 11 năm 1966 rằng cảnh sát mạnh mẽ chống lại những người trẻ tuổi nổi loạn chống lại hiện trạng (nghe có quen không?). Bất kể ý định là gì, nó rất dễ hiểu tại sao thành phần Stills đã tạo ra một tác động như vậy. Bài hát năm 1966, trong đó có Neil Young trên guitar, cũng hấp dẫn như nó mạnh mẽ. Chorus nhấn mạnh nhận thức, nhưng nó cũng dễ dàng hát theo. Đối với những gì nó có giá trị, ban đầu được viết như một phản ứng với sự hỗn loạn trên dải hoàng hôn, nhưng bây giờ nó là một trong những bài hát hay nhất của thập niên 60 và một thẻ gọi cho các nhà hoạt động hòa bình trên toàn thế giới.Neil Young on guitar, is as catchy as it is powerful. The chorus implores awareness, but it’s damn easy to sing along to, as well. “For What It’s Worth” was originally written as a response to chaos on the Sunset Strip, but now it’s one of the best songs of the 60s and a calling card for peace activists across the world.

35: Jorge Ben - Mas, Que Nada! (1963)

Ồ, o Estado de S. Paulo đã sai làm sao! Sau khi phát hành Jorge Ben, Samba Esquema Novo, tờ báo lớn thứ tư của Brazil dự đoán rằng hồ sơ sẽ nhanh chóng biến mất khỏi các cửa hàng, giống như những năm 78 trước đó của Ben. Nhưng bài báo đã không thấy album Ben Ben sâu sắc - và, Mas Mas, Que Nada! Đặc biệt - sẽ định hình tương lai của âm nhạc samba. Album, có tiêu đề dịch sang phong cách mới Samba, rõ ràng trong khát vọng của nó. Ben đã mang đến một viễn cảnh mới cho thể loại này, một phong cách sẽ ảnh hưởng đến một thế hệ người chơi Samba và Nam Mỹ mới.

34: Cửa ra vào - Light My Fire (1967)

Giống như rất nhiều bài hát của các cánh cửa, Light Light My Fire đã rút ra từ những ảnh hưởng khác biệt. Bài hát ban đầu được viết bởi guitarist Robby Krieger, người đã lấy cảm hứng từ giai điệu của Hồi Hey Joe, và lời bài hát của The Rolling Stones, trò chơi chơi với lửa. Sau đó, tay trống John Densmore cho rằng nó nên có nhịp điệu Latin. Ngay sau đó, organist Ray Manzarek đã thêm mô típ cơ quan giới thiệu chịu ảnh hưởng của Bach, bởi vì tại sao không? Densmore vòng tròn trở lại để đề nghị rằng nó nên mở với một tiếng trống bẫy duy nhất. Trên tất cả các ý tưởng này, toàn bộ phần solo được lấy cảm hứng từ phiên bản bìa John Coltrane, của những điều yêu thích của tôi. Đó nói chung là cách âm nhạc tâm lý từ tính của các cánh cửa hoạt động. Họ đã hành động như một máy xay sinh tố, lấy các nguyên liệu từ các cảnh đá, nhạc jazz và blues, và biến nó thành một thứ gì đó khác và không thể sao chép.The Doors, “Light My Fire” pulled from disparate influences. The song was originally written by guitarist Robby Krieger, who took inspiration from the melody of “Hey Joe” and the lyrics of The Rolling Stones’ “Play with Fire.” Then, drummer John Densmore suggested that it should have a Latin rhythm. Shortly after, organist Ray Manzarek added the Bach-influenced introductory organ motif, because…why not? Densmore circled back to suggest that it should open with a single snare drum hit. On top of all of these ideas, the entire solo section was inspired by John Coltrane’s cover version of “My Favorite Things.” That’s generally how the magnetic psych-pop music of The Doors worked. They acted as a blender, taking ingredients from across the rock, jazz, and blues scenes, and turning it into something otherworldly and impossible to replicate.

33: Booker T. và MG, hành lá (1962)

Có hai loại người trên thế giới này: những người biết Booker T.and the MG, hành lá, những người biết bài hát nhưng chỉ cần don biết tên. Ca khúc này là một trong những bản nhạc dễ nhận biết nhất trong lịch sử âm nhạc Mỹ, một dòng nhạc blues đơn giản mà bằng cách nào đó không bao giờ cũ. Các cầu thủ thay phiên nhau thay đổi nhịp điệu. Đầu tiên, có một bản solo organ, sau đó là tiếng guitar của một cây đàn guitar, sau đó trở lại organ, sau đó trở lại cây đàn guitar. Nó là một công thức đơn giản, nhưng đôi khi đơn giản là điều khó nhất. Giai điệu truyền nhiễm đưa bài hát về phía trước được viết bởi Booker T. khi anh ta mới 17 tuổi.Booker T.And The MG’s “Green Onions,” and those that know the song but just don’t know the name. The track is one of the most recognizable in American music history, a simple blues line that somehow never gets old. The players take turns vamping over the rhythm. First, there’s an organ solo, then the squawking yelp of a guitar, then back to the organ, then back to the guitar. It’s a simple formula, but sometimes simplicity is the hardest thing to do. The infectious melody that moves the song forward was written by Booker T. when he was just 17. When most of us were just learning how to drive, Booker was redefining American R&B for generations to come.

32: Caetano Veloso - Tropicália (1968)

Các chuỗi cratchy xoáy trên đầu, giống như một âm nhạc còn thiếu cho Alfred Hitchcock, The Birds. Nó ngay lập tức rõ ràng bạn là một lãnh thổ mới, được báo trước, có lẽ là Brazil, quê hương của Caetano Veloso. Veloso là một nhân vật tiên phong trong phong trào Tropicália, đã lọc một số thể loại từ cả phía đông và phía tây qua ống kính Brazil. Ca khúc bùng nổ với năng lượng, một âm thanh thực sự mặc khải khi phát hành vào năm 1968. Bài hát dành một chút thời gian để đá vào thiết bị, nhưng một khi giọng nói ngọt ngào và đường có đường của Veloso tham gia vào các nhạc cụ, nó trở nên rõ ràng tại sao anh ta, và Tropicália, Hồi đã rất không thể thiếu đối với phong trào đang phát triển cùng tên.

31: Big Brother & The Holding Company - Piece of My Heart (1967)

Jance Joplin đã có nhạc blues trong tinh thần của cô ấy, đó là lý do tại sao cô ấy rất dễ dàng chuyển nó vào một hình thức rock trải dài trên những tác phẩm kinh điển của thập niên 60 như mảnh của trái tim tôi. Joplin, trên đường đua rất độc đáo, nguyên bản, đến nỗi Erma Franklin, người lần đầu tiên phát hành bài hát vào năm 1967, đã không nhận ra nó là của riêng cô khi cô nghe nó trên đài phát thanh. Cô đã truyền cơn đau và chiến thắng của The Blues vào bài hát, một kỹ năng mà cô mài giũa trong hình ảnh của những ngôi sao nhạc blues đầu tiên như Bessie Smith.

30: Jackson 5 - Tôi muốn bạn trở lại (1969)

Dù bạn có tin hay không, tôi muốn bạn trở lại là đĩa đơn quốc gia đầu tiên của Jackson 5. Nó đã đến qua Motown vào ngày 7 tháng 10 năm 1969 và trở thành hit số 1 đầu tiên cho ban nhạc chỉ vài tháng sau đó. Nó đánh dấu một kỷ nguyên mới, vì nó báo hiệu sự xuất hiện của Michael Jackson, người đã một mình thay đổi tiến trình âm nhạc, đầu tiên là anh chị em của mình và sau đó là nghệ sĩ solo thành công nhất trong lịch sử Pop. Tôi muốn bạn trở lại, đã được biểu diễn trong ban nhạc xuất hiện trên truyền hình đầu tiên, như Diana Ross, Cung điện Hollywood và trên màn trình diễn đột phá của họ trong chương trình Ed Sullivan. Tuy nhiên, bài hát gần như không bao giờ đến với Jackson 5. ban đầu nó được xem xét cho Gladys Knight & The Pips và sau đó cho Diana Ross.Michael Jackson, who single-handedly altered the course of music, first with his siblings and later as the most successful solo artist in pop history. “I Want You Back” was performed on the band’s first television appearances, like Diana Ross‘s The Hollywood Palace and on their groundbreaking performance on The Ed Sullivan Show. The song, though, almost never made its way to The Jackson 5. It was originally considered for Gladys Knight & the Pips and later for Diana Ross.

29: The Mamas & The Papas - California Dreamin xông (1965)

John và Michelle Phillips đang ngồi trong căn hộ ở thành phố New York của họ, rúc vào nhau để lấy ấm, làm bất cứ điều gì có thể để tránh việc đâm vào lạnh lẽo từ các đường phố thành phố. Tất cả đều đáng giá, hóa ra, khi cảm giác vô vọng đó đã sinh ra ở California Dreamin, một giai điệu rất quan trọng đối với những huyền thoại của Los Angeles đầy nắng và Vùng Vịnh như bất cứ điều gì từng được ghi lại. Mama & Papas (trong đó Phillips, là những nhạc sĩ chính) đã tạo ra một bài hát khai thác cả ý tưởng về định mệnh rõ ràng và thập niên 60 California như một thiên đường cho những ý tưởng mới, văn hóa mới và sự hài hòa không có sẵn ở bất cứ nơi nào khác. The Mama & Papas (of which the Phillips’ were the main songwriters) created a song that tapped into both the idea of Manifest Destiny and 60s California as a haven for new ideas, new cultures, and a harmony unavailable anywhere else.

28: Nancy Sinatra - Những đôi giày này được làm cho Walkin, (1965)

Dòng guitar giảm dần đó là không thể quên. Có một cái gì đó về cách nó trượt về phía ghi chú kết luận của nó - một thứ mà bạn biết sẽ đến nhưng vẫn ngạc nhiên khi nó đến. Những đôi giày này ban đầu được viết cho Lee Hazlewood, người cho rằng anh ấy đã tự ghi lại bài hát. Nancy, tuy nhiên, đã chơi trong bộ ba ca sĩ nhạc đồng quê là ngọt ngào và không thành công, thuyết phục Hazlewood rằng Boots Boots sẽ quá đáng sợ đến từ một người đàn ông. Cuối cùng, nó đã trở nên tốt nhất: Những đôi giày này được tạo ra cho Walkin, vẫn là một trong những bài hát đồng quê mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại, được bao phủ bởi các nghệ sĩ từ tất cả các thể loại, nhưng được nhân rộng bởi rất ít.

27: Frankie Valli - Có thể rời mắt khỏi bạn (1967)

Bob Gaudio, một thành viên ban đầu của Four Seasons và là đồng tác giả trên nhóm Can Can Lem My Eyes Yo You, Hồi luôn nhớ bài hát này là một bài hát gần như biến mất trong sự lãng quên. Được ghi nhận vào năm 1967, Gaudio và Valli đã dựa vào CKLW, nơi phục vụ khu vực Metro Detroit, để đưa bài hát vào vòng quay, thực tế đảm bảo một số mức độ thành công. Nhưng Paul Drew, giám đốc chương trình tại nhà ga, ban đầu đã vượt qua giai điệu. Đó là cho đến khi anh ấy thấy Valli biểu diễn trực tiếp, anh ấy đã quyết định thêm nó vào vòng quay của nhà ga, và khi quay đầu tiên, bài hát đã trở thành một cú đánh lớn. Bạn có thể rời mắt khỏi bạn, bạn đã vượt qua thời gian, và gần đây hơn là không gian. Cổ điển thập niên 60 đã được NASA sử dụng như một bài hát thức dậy trên STS-126 Space Shuttle Mission năm 2008.

26: Pete Rodriguez – I Like It Like That (1967)

Believe it or not, before Cardi B emerged with “I Like It,” there were two songwriters, named Tony Pabon and Manny Rodriguez, who made a song about the way they liked things way back in 1967. Pabon sang the vocals for the song, while the instrumentals were performed by Pete Rodriguez Orchestra. The song, perhaps as famous for its pioneering blend of English lyrics, call-and-response vocals, samba rhythms, and Cuban melodies, mashed together a number of styles into an undeniably catchy hodgepodge. The song’s unimpeachable melody made it fodder for covers, samples, and re-arrangements, with The Blackout All-Stars releasing a version, and Burger King adopting the refrain for one of their commercials.

25: Toots and the Maytals – 54-46 That’s My Number (1968)

“54-46 That’s My Number” was one of the first reggae songs to receive widespread popularity outside Jamaica, and is still seen as a defining moment in the globalization of the genre. Toots’ delivery is relaxed and playful, the drums massive and jangly. The lyrics describe Toots’ time in prison after being arrested for possession of marijuana, though the positive vibes don’t betray the depression associated with being locked up. Either way, the song helped define the 60s rocksteady scene in Jamaica, and is widely seen as a precursor for the highly influential dub style of reggae, which would go on to play a heavy role in the maturation of American electronic music in the 1990s and 2000s.

24: The Supremes – You Can’t Hurry Love (1966)

It’s all about patience. Love don’t come easy. It’s sound advice made all the sweeter coming from the voice of The Supremes’ Diana Ross, one of the most important voices in R&B and soul. “You Can’t Hurry Love” was written by the famed Motown production team, Holland–Dozier–Holland, and was an immediate and staggering success story, topping the Billboard pop singles chart. With The Funk Brothers providing instrumentation, The Supremes’ tale of letting love arrive in due time is one of the seminal songs from 60s Motown, a standout amongst a bevy of classics like “Where Did Our Love Go?” and “Stop! In The Name Of Love.”

23: Frank Sinatra – My Way (1969)

The only thing more magnetic than Frank Sinatra’s blue eyes is his velvet voice. Despite making his name blasting alongside big bands, the subtleties in Sinatra’s voice were always highlighted on simpler tunes, like the brilliant “My Way” from 1969. Sinatra has Paul Anka to thank for this indelible 60s song. It was Anka who heard the original French version while on vacation in the South of France, and immediately flew to Paris to negotiate the rights to the composition. From there, Sinatra flexed his muscles, moving from quiet observations to top-of-his-lungs belting.

22: Sam Cooke – A Change Is Gonna Come (1964)

The making of Sam Cooke’s “A Change Is Gonna Come” is rich with history. There’s the backstory, in which Cooke reserved a motel room with his wife Barbara, only to be turned away upon arrival because they were Black. They left the property after Cooke put up a fight, blaring their car horn and shouting expletives on their way out. By the time they reached another motel, the police had arrived, and arrested Cooke for disturbing the peace. This, in addition to Cooke’s enrapture with Bob Dylan’s “Blowin’ In The Wind,” and the fact that such a powerful protest anthem could be made by a white man, led Cooke to finally engage with racial issues as a songwriter. The decision would, in his mind, cost him much of his white audience, but Cooke decided to write his richly atmospheric, string-laden classic, determined to speak his mind and demand change. We’re all fortunate he did.

21: Alton Ellis – I’m Still In Love With You (1967)

Few songs have captured the ethos of Jamaican music quite like Alton Ellis’ “I’m Still In Love With You.” Both when it was released in 1967, and in more modern times, the earworm track from “The King of Rocksteady” has had a mammoth impact on the evolution of reggae, rocksteady, and its various iterations in mainstream music culture. The song’s beat has been used by many stars since Ellis’ original was released, including Althea and Donna’s worldwide 1977 sensation, “Uptown Top Ranking” and Sean Paul’s cover version from 2002. “I’m Still In Love With You” is a timeless classic that has inspired generations of musicians, but few renditions hit quite as hard as Ellis’ original.

20: Ike & Tina Turner – River Deep Mountain High (1966)

“River Deep Mountain High” begins simply enough. Tina Turner’s voice is obviously stunning, but atop backing vocals and a buzzing collection of instruments, it doesn’t particularly stand out from other iconic performances from the celebrated singer. But about thirty seconds in, something changes, and her voice lights up like a neon billboard. All of a sudden, it’s clear why she was considered the premier vocalist of her generation. It’s a sterling, star-turning performance, slightly raspy, intensely emotional. The song, produced by Phil Spector, cost $22,000 when it was recorded in 1966, which made it one of the most expensive songs of the 60s. To achieve Spector’s signature wall-of-sound style, he hired 21 session musicians to accompany Turner. Her vocal recording was a particularly grueling exercise, and Turner recounted that she was sweating so profusely that she ended up recording in her bra. The song, shrouded in legend and drama, remains one of the great moments of Turner’s career, an astounding accomplishment considering how many hits she was attached to.

19: Creedence Clearwater Revival - Con trai may mắn (1969)

Bộ phim nào xuất hiện trong tâm trí khi bạn nghe thấy sự giao hàng của John Fogerty, trong những khoảnh khắc mở đầu của Creedence Clearwater Revival, một người may mắn? Có phải là Forrest Gump? Biệt đội cảm tử? Logan Lucky? Bất kể, người con trai may mắn có tình trạng hiếm hoi là một hit chính hãng cho cả ban nhạc và trong ngành công nghiệp điện ảnh. Được xem rộng rãi là một trong những bài hát phản đối tuyệt vời trong lịch sử Hoa Kỳ, người con trai may mắn với niềm đam mê và catharsis. Và, mặc dù nó đã được sử dụng vô số lần trong các bộ phim, nhưng nó không bao giờ bị mất sức mạnh.John Fogerty’s yelping delivery in the opening moments of Creedence Clearwater Revival’s “Fortunate Son”? Is it Forrest Gump? Suicide Squad? Logan Lucky? Regardless, “Fortunate Son” has the rare status as a genuine hit both for the band and within the film industry. Widely viewed as one of the great protest songs in American history, “Fortunate Son” sears with passion and catharsis. And, even though it’s been used countless times in films, it’s never lost its power.

Creedence Clearwater Revival - Con trai may mắn (video âm nhạc chính thức)

Bấm để tải video

18: Máy bay Jefferson - Thỏ trắng (1967)

Thỏ trắng có cấu trúc như một leo núi. Nó tất cả lên dốc, lên dốc, khó khăn, và sau đó bạn đạt đến đỉnh cao và nó đã vượt qua. Được phát hành vào năm 1967 và được truyền cảm hứng trực tiếp bởi Alice in Wonderland, Slick đã viết lời bài hát trong nỗ lực trừng phạt các bậc cha mẹ, những người đọc tiểu thuyết của con họ như Alice và sau đó trở nên bối rối khi những đứa trẻ đó bắt đầu dùng thuốc. . không có phạm vi để hát).

17: Neil Diamond - Sweet Caroline (1969)

Neil Diamondneed để có được câu chuyện của mình. Ca sĩ mang tính biểu tượng thường lật đổ nguồn gốc của món caroline ngọt ngào. Tại một thời điểm, bài hát kinh điển của thập niên 60 được lấy cảm hứng từ một Caroline Kennedy trẻ tuổi, với giai điệu chiến thắng thưởng thức niềm vui của tuổi trẻ. Sau đó, Diamond khẳng định rằng bài hát là một sự tôn vinh cho vợ Marcia, nhưng anh ta cần một cái tên với ba âm tiết. Bất kể nguồn gốc là gì, thì Sweet Sweet Caroline đã trở thành một bài quốc ca bền bỉ và một bài hát người hâm mộ New York Yankees trên toàn cầu hoàn toàn sợ hãi. Bài hát đã được thông qua bởi Fenway Park Faithful trước khi người đứng đầu Boston Red Sox để dơi ở cuối hiệp thứ 8. Nó là một bài hát thể thao hiếm hoi không liên quan gì đến thể thao, một megahit đàn hồi được viết cho một người phụ nữ nhưng biến thành một thứ mà tất cả chúng ta có thể hát theo.needs to get his story straight. The iconic singer has often flip-flopped on the origins of “Sweet Caroline.” At one point, the classic 60s song was inspired by a young Caroline Kennedy, with the triumphant tune relishing the joy of youth. Later on, Diamond asserted that the song was a tribute to his wife Marcia, but he needed a name with three syllables. Regardless of origin, “Sweet Caroline” has become an enduring anthem and a song New York Yankees fans across the globe absolutely dread. The song has been adopted by the Fenway Park faithful before the Boston Red Sox head to bat in the bottom of the 8th inning. It’s the rare sports song that has nothing to do with sports, an elastic megahit written for a woman but turned into something we can all sing along to.

16: Ray Charles - Georgia trong tâm trí tôi (1960)

Ban đầu, Georgia Georgia, ban đầu được viết vào năm 1930 bởi Hoagy Carmichael và Stuart Gorrell, và lần đầu tiên ghi lại cùng năm đó bởi Hoagy Carmichael. Bài hát thực tế đã trở thành một bản gốc của Ray Charles, sau khi anh đưa nó vào album năm 1960 của mình, The Genius lên đường. Phiên bản Charles, khá đơn giản là một trong những bài hát nổi tiếng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, từ phiên bản gốc đến bìa từ Willie Nelson, Michael Bolton và Wes Montgomery. Nelson đã thực hiện nó tại đám tang Charles, trong đó nhanh chóng trở thành một trong những bản biểu diễn mạnh mẽ nhất của bài hát. Giọng nói của Charles, bùng nổ qua sự pha trộn trong bản gốc, đứng trên đỉnh các hợp âm piano mượt mà của anh ấy, giọng hát ủng hộ và một nhóm dây sưng. Phiên bản Charles, đã chính thức ra lệnh cho bài hát nhà nước của Georgia vào năm 1979, mang đến một tiêu đề chính thức cho thời điểm âm nhạc quan trọng nhất của bang bang.Ray Charles original, though, after he included it on his 1960 album, The Genius Hits The Road. Charles’ version is quite simply one of the most popular songs in American history, from its original version to covers from Willie Nelson, Michael Bolton, and Wes Montgomery. Nelson performed it at Charles’ funeral, in what quickly became one of the most powerful renditions of the song. Charles’ voice booms through the mix in the original, standing atop his smooth piano chords, backing vocals, and a swelling group of strings. Charles’ version was officially decreed the State Song of Georgia in 1979, giving an official title to the state’s most important musical moment.

15: Jimi Hendrix - Tất cả dọc theo Tháp Canh (1968)

Sau khi John Wesley Harding, tác phẩm kinh điển của Bob Dylan, John Wesley Harding được phát hành vào năm 1967, nhà báo Michael Goldstein, người làm việc cho người quản lý của Dylan, Albert Grossman, đã cho Jimi Hendrix một bản sao của hồ sơ. Hendrix sau đó đã lấy một trong những bài hát, tất cả dọc theo Tháp Canh, về cơ bản đã gắn một loạt các tên lửa chai và gửi nó lên mặt trăng. Hendrix ban đầu đã tuyển dụng Leave Mason, Hendrix để chơi một cây guitar 12 dây, nhưng sau khi bassist Noel Redding rời phiên trong sự thất vọng, Hendrix đã nghe và chuyển Mason đến bass. Nó khó có thể làm cho sự hỗn loạn âm thanh dễ dàng này, nhưng ít ai có thể kéo sự chuyển đổi này dễ dàng hơn Hendrix.Jimi Hendrix a copy of the record. Hendrix then took one of the songs, “All Along the Watchtower,” essentially attached a bunch of bottle rockets, and sent it to the moon. Hendrix initially recruited Traffic-legend Dave Mason to play a 12-string guitar, but after bassist Noel Redding left the session in frustration, Hendrix audibled and moved Mason to the bass. It’s hard to make chaos sound this effortless, but few could pull this transformation off more easily than Hendrix.

14: Marvin Gaye - Tôi đã nghe nó qua The Grapevine (1968)

Chúng tôi đã dao động giữa cái này và người Ain Ain không có núi cao đủ cao với Tammi Terrell, nhưng cuối cùng lại cảm thấy rằng đây là khoảnh khắc Marvin xác định của thập niên 60. Đó là kế hoạch. Marvin Gaye xông vào Tôi đã nghe nó thông qua Grapevine, hầu như không bao giờ được phát hành như một đĩa đơn. Bài hát - theo kiểu Motown điển hình - được ghi lại bởi một số nghệ sĩ nhãn hiệu. Gladys Knights và Pips đã khiến nó trở thành một hit, vì vậy Berry Gordy đã truyền lại việc đưa nó ra như một giai điệu độc lập. Một khi nó lên kệ như một phần của Gaye, trong rãnh, các DJ sẽ không ngừng chơi nó. Gordy đã mủi lòng và bài hát đã đạt đến đỉnh cao của các bảng xếp hạng, cuối cùng trở thành đĩa đơn bán hàng lớn nhất trong lịch sử Motown (đến thời điểm đó). Bài hát nó thay thế cho tiêu đề đó? Một tác phẩm kinh điển khác của thập niên 60: Tôi đã nghe thấy nó qua The Grapevine, bởi Gladys Knight và Pips.Marvin Gaye’s “I Heard It Through The Grapevine” was almost never released as a single. The song – in typical Motown fashion – was recorded by a number of the label’s artists. Gladys Knights and the Pips made it a hit, so Berry Gordy passed on putting it out as a stand-alone tune. Once it hit the shelves as part of Gaye’s In the Groove, the DJs wouldn’t stop playing it. Gordy relented and the song hit the top of the charts, eventually becoming the biggest selling single in Motown’s history (to that point). The song it replaced for that title? Another 60s classic: “I Heard It Through the Grapevine” by Gladys Knight and the Pips.

Tôi đã nghe nó qua các nhà nho

Bấm để tải video

13: Os Mutantes - A Minha Menina (1968)

Các đột biến hệ điều hành vẫn còn đi trước thời kỳ hiện đại. Một người Minha Menina là một bài hát trong tương lai, được phát hành vào cuối những năm 60. Nhóm này là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các ban nhạc như The Beatles rất phổ biến ở khắp mọi nơi, và các nhóm mới có thể nội suy các phong cách này thành những ý tưởng mới đáng kinh ngạc. Đây là một ban nhạc Nam Mỹ, biến một bản gốc của Jorge Ben thành một chuyến tàu chở hàng của một bài hát, hoàn chỉnh với một bản độc tấu guitar và giọng hát của Hendrix-esque, đôi khi giống như một bộ tứ tiệm hớt tóc. Os Mutantes đối xử với biên giới như Kool-Aid Man đối xử với các bức tường, dậm chân trên mọi khái niệm được hình thành trước trên đường hướng tới một sự thật ngây ngất về sức mạnh của âm nhạc.

12: Martha và Vandellas - Nhảy múa trên đường phố (1964)

Khiêu vũ trên đường phố bắt đầu với ý định khiêm tốn. Bài hát, được viết bởi William, Mickey Mickey Stevenson, Ivy Jo Hunter và Marvin Gaye được truyền cảm hứng một phần từ Stevenson chứng kiến ​​những đứa trẻ tự mát bằng một vòi cứu hỏa ở Detroit. Nhưng căng thẳng chủng tộc vào giữa những năm60 đã khiến các nhà hoạt động đen chấp nhận bài hát này như một bài hát phản đối, kêu gọi những người biểu tình tràn ngập đường phố để kháng chiến với luật pháp Jim Crow. Bài hát này rất phổ biến khi phát hành ban đầu, nhưng một phần sức mạnh lưu trú của nó đến từ cách nó đại diện cho một trong những thời đại quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Khiêu vũ trên đường phố (âm thanh nổi)

Bấm để tải video

13: Os Mutantes - A Minha Menina (1968)

Các đột biến hệ điều hành vẫn còn đi trước thời kỳ hiện đại. Một người Minha Menina là một bài hát trong tương lai, được phát hành vào cuối những năm 60. Nhóm này là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các ban nhạc như The Beatles rất phổ biến ở khắp mọi nơi, và các nhóm mới có thể nội suy các phong cách này thành những ý tưởng mới đáng kinh ngạc. Đây là một ban nhạc Nam Mỹ, biến một bản gốc của Jorge Ben thành một chuyến tàu chở hàng của một bài hát, hoàn chỉnh với một bản độc tấu guitar và giọng hát của Hendrix-esque, đôi khi giống như một bộ tứ tiệm hớt tóc. Os Mutantes đối xử với biên giới như Kool-Aid Man đối xử với các bức tường, dậm chân trên mọi khái niệm được hình thành trước trên đường hướng tới một sự thật ngây ngất về sức mạnh của âm nhạc.Otis Redding’s life. It was an incredible swan song for an artist that helped build Stax Records in the 60s. Its seemingly simple subject matter – someone watching the tide rolling in and out, reflecting on their life – is universal, allowing the listener to fill in the blanks any which way they want. The whistling coda is similarly open-ended, sounding carefree or lonely, depending on your frame of mind. (According to co-writer Steve Cropper, it only came about because Redding couldn’t remember what ad-libs he wanted to add to the song.)

12: Martha và Vandellas - Nhảy múa trên đường phố (1964)

Bấm để tải video

13: Os Mutantes - A Minha Menina (1968)

Các đột biến hệ điều hành vẫn còn đi trước thời kỳ hiện đại. Một người Minha Menina là một bài hát trong tương lai, được phát hành vào cuối những năm 60. Nhóm này là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các ban nhạc như The Beatles rất phổ biến ở khắp mọi nơi, và các nhóm mới có thể nội suy các phong cách này thành những ý tưởng mới đáng kinh ngạc. Đây là một ban nhạc Nam Mỹ, biến một bản gốc của Jorge Ben thành một chuyến tàu chở hàng của một bài hát, hoàn chỉnh với một bản độc tấu guitar và giọng hát của Hendrix-esque, đôi khi giống như một bộ tứ tiệm hớt tóc. Os Mutantes đối xử với biên giới như Kool-Aid Man đối xử với các bức tường, dậm chân trên mọi khái niệm được hình thành trước trên đường hướng tới một sự thật ngây ngất về sức mạnh của âm nhạc.’s Packard hearse gave Queen Elizabeth seriously bad vibes. Townshend’s vehicle was such an eyesore for Queen Elizabeth that, after passing it on her daily drive, she demanded it be towed. Townshend channeled this injustice into the song “My Generation,” a 60s anthem for outsiders everywhere looking for acceptance. The song is less about fitting in than being allowed to not fit in. Lyrically, the song changed rock ‘n’ roll history, and Roger Daltry’s signature sneer as he delivers the line, “I hope I die before I get old” has been spewed by rebellious teenagers towards their parents ever since. Like much of The Who’s earlier Mod output, the song is heavily indebted to American rhythm and blues, most notably in the call-and-response arrangement of the lyrics. Daltry’s occasional stutter has also been the subject of debate, with some suggesting he’s impersonating a Mod high on methamphetamines. Regardless of Daltry’s intention, it’s one of the most impactful vocal tics to emerge from the 60s. It’s an era-defining song, an anthem for anyone without a community.

12: Martha và Vandellas - Nhảy múa trên đường phố (1964)

Bấm để tải video

Khiêu vũ trên đường phố bắt đầu với ý định khiêm tốn. Bài hát, được viết bởi William, Mickey Mickey Stevenson, Ivy Jo Hunter và Marvin Gaye được truyền cảm hứng một phần từ Stevenson chứng kiến ​​những đứa trẻ tự mát bằng một vòi cứu hỏa ở Detroit. Nhưng căng thẳng chủng tộc vào giữa những năm60 đã khiến các nhà hoạt động đen chấp nhận bài hát này như một bài hát phản đối, kêu gọi những người biểu tình tràn ngập đường phố để kháng chiến với luật pháp Jim Crow. Bài hát này rất phổ biến khi phát hành ban đầu, nhưng một phần sức mạnh lưu trú của nó đến từ cách nó đại diện cho một trong những thời đại quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Khiêu vũ trên đường phố (âm thanh nổi)

11: Otis Redding - (Sittin, trên) bến tàu của Vịnh (1968)

Cánh phá kinh điển ngắn, Melancholic (Sittin, trên), bến tàu của Bay Bay đã được ghi lại chỉ vài tuần trước khi một vụ tai nạn máy bay lấy mạng sống của Otis Redding. Đó là một bài hát thiên nga đáng kinh ngạc cho một nghệ sĩ đã giúp xây dựng Stax Records trong thập niên 60. Chủ đề có vẻ đơn giản của nó - một người nào đó đang nhìn thủy triều lăn vào và ra, phản ánh cuộc sống của họ - là phổ quát, cho phép người nghe điền vào chỗ trống theo bất kỳ cách nào họ muốn. Coda huýt sáo cũng kết thúc mở tương tự, nghe có vẻ vô tư hoặc cô đơn, tùy thuộc vào khung tâm trí của bạn. (Theo đồng tác giả Steve Cropper, nó chỉ xuất hiện bởi vì Redding không thể nhớ những gì anh ấy muốn thêm vào bài hát.)Temptations single to feature David Ruffin on lead vocals, and what an introduction it is. The iconic 60s song was originally penned for the Miracles, with Smokey Robinson planning on recruiting Ruffin to sing the vocals. But the members of The Temptations convinced Robinson to let them have it, a wound that healed rather quickly considering the career Smokey would go on to have.

07: James Brown – I Got You (I Feel Good) (1965)

Is there a more iconic moment in music history than Brown’s introduction to his best-known song? There are certainly moments as iconic, but it’s hard to find one that is more impactful. Brown redefined what it meant to be cool in the 60s with this song, infiltrating mainstream rock and soul with his intoxicating brand of self-loving funk music. It was self-care before the term existed. Brown helped pioneer the developing funk genre by emphasizing the one of each bar, as opposed to rock songs, which generally emphasized the two and the four. This distinction quite literally put the “funk” in “funky,” and forever changed the course of modern music with songs like this one, “Papa’s Got A Brand New Bag,” and many, many more.

06: Bob Dylan – Like a Rolling Stone (1965)

The snare hits, then there’s a quick pulse of a bass drum, and then it’s curtains. There’s a brief moment to orient yourself before music history changes for good. That’s what Bob Dylan accomplished with 1965’s “Like A Rolling Stone.” Dylan started writing the confrontational track after a particularly grueling UK tour, and it’s this aggressive energy that moves the meandering warmth of the organ line into new territory. The tambourine subtly accents the upbeat, while the ragtime-style piano line gives the song an anachronistic quality. While the instrumentation is a perfect display of folk-rock, it’s Dylan’s performance that steals the show. The lines “you say you never compromise” and “How does it feeeeeel?” defined the resistance of an entire generation.

05: Aretha Franklin – (You Make Me Feel Like) a Natural Woman (1967)

It’s not hard to hear the gospel origins of Aretha Franklin in her indelible performance of “(You Make Me Feel Like) a Natural Woman.” To quote author Anthony Heilbut, “While the Beatles trafficked in gurus, Arethra excavated gospel roots, her Jesus against their Maharishi.” “Woman” was written by Carole King and Gerry Goffin, with an assist from Atlantic Records head Jerry Wexler, but it’s Arethra that expertly dramatizes it all, pushing and pulling. When Aretha holds you in the bridge, maintaining the intensity of the previous chorus before going even bigger in the final chorus… Well, that’s what makes this one of the best songs of the 60s.

Aretha Franklin - (You Make Me Feel Like) A Natural Woman (Official Audio)

Click to load video

04: The Rolling Stones – (I Can’t Get No) Satisfaction (1965)

Picking one Rolling Stones song to represent the band on this 60s list is impossible, but since we’re limiting ourselves to one, “Satisfaction” feels like the best bet due to its story, impact, and cultural legacy. The story? Keith Richards can write songs in his sleep better than most can while awake. Richards apparently wrote the riff for “(I Can’t Get No) Satisfaction” and recorded a rough demo on his tape recorder without realizing it. The demo had about two minutes of acoustic guitar playing the “Satisfaction” riff before you can hear Richards drop the recorder and fall back asleep. The single was released in June of 1965 and was included Stateside on the band’s release from July of that year, Out of Our Heads. Back home in the UK, though, the song was only available to those tuned into pirate radio stations, as the song was initially deemed too sexually suggestive for commercial audiences.

The Rolling Stones - (I Can't Get No) Satisfaction (Official Lyric Video)

Click to load video

03: The Beach Boys – Good Vibrations (1966)

Originally thought of as a Jan & Dean-style group obsessed with surfing, cars, and girls, The Beach Boys proved there was much more to their artistry with Pet Sounds and songs like “God Only Knows.” “Good Vibrations” is a 60s pop masterpiece from The Beach Boys, a miracle of a song that somehow topped the heights of the group’s legendary Pet Sounds. It should come as no surprise that – at the time – it was one of the most expensive songs ever recorded. It sounded like it. Beach Boy Brian Wilson’s production made for a swirling, twirling sound that presaged generations of artists using the studio as an instrument. Brian came up with the basic idea for the song, and Mike Love eventually penned the lyrics, calling it the group’s “psychedelic anthem or flower power offering.” What an offering it was.

The Beach Boys - Good Vibrations (Official Music Video)

Click to load video

02: The Beatles – Come Together (1969)

Between the classic drum fill introduction, crunchy guitars, and iconic vocals, it’s hard to top “Come Together.” We do acknowledge that there are about 25 other Beatles songs that could be included here. But “Come Together” is certainly worthy of the title. The song had a very 60s backstory: It was inspired by a request from Timothy Leary to write a song for his campaign for governor of California against Ronald Reagan, which quickly ended when Leary was sent to prison for possession of marijuana. Though written by John Lennon, the song was credited to both he and Paul McCartney. Listening to the lyrics, though, it’s clear that Lennon is once again sketching a silly self-portrait, a notion confirmed by famed Beatles historian Jonathan Gould.

The Beatles - đến với nhau

Bấm để tải video

01: Nina Simone - Sinnerman (1962)

Những chiếc mũ Hi-mũ, dòng piano bị ma ám sâu sắc, dòng guitar phi nước đại; Tất cả đều đặt sân khấu cho Nina Simone trên Hồi Sinnerman, một bài hát nhìn thấy biểu tượng lượt trong một trong những màn trình diễn giọng hát mạnh mẽ nhất của cô. Một trong những bài hát quan trọng nhất trong lịch sử âm nhạc của Mỹ, một bài quốc ca đang khuấy động về chủng tộc, tôn giáo và âm nhạc. Nó có năng lượng của mặt trời, sự kiềm chế của một nhà sư. Vào lúc mười phút, nó không lãng phí một chút. Mỗi tiếng vỗ tay trong quá trình đổ vỡ, mọi Sim Power Simone đều hát. Simone nắm bắt được sức mạnh của âm nhạc tốt hơn bất kỳ ai, và Sin Sinnerman là nghệ thuật ở đỉnh cao của nó.Nina Simone on “Sinnerman,” a song that sees the icon turn in one of her most powerful vocal performances. “Sinnerman” is one of the most important songs in American music history, a stirring anthem on race, religion, and music. It has the energy of the sun, the restraint of a monk. At ten minutes long, it doesn’t waste a moment. Every clap during the breakdown, every “power” Simone sings. Simone grasped the power of music better than anyone, and “Sinnerman” is art at its apex.

Nghĩ rằng chúng tôi đã bỏ lỡ một trong những bài hát hay nhất của thập niên 60? Cho chúng tôi biết trong các ý kiến ​​dưới đây.

Bài hát được chơi nhiều nhất trong thập niên 60 là gì?

Billboard hàng đầu Hot 100 hit của những năm 1960..
Vật tist, Checker Chubby Checker. ....
Mùi Hey Jude, người Beatles. ....
Chủ đề từ 'một nơi mùa hè', Faith Faith và dàn nhạc của anh ấy. ....
Mùi Tossin 'và Turnin,' Bobby Bobby Lewis. ....
Tôi muốn nắm tay bạn, The Beatles. ....
Tôi là một tín đồ, người Monkees. ....
“....

Những bài hát nào phổ biến trong thập niên 60 và 70?

Bài hát của thập niên 70 | Bản nhạc hay nhất của thập niên 60 & 70..
Đứng bên Meben E. ....
Là con trai của một nhà truyền giáo Manelsa J ..
Ain't No Mountain High Peardmarvin Gaye, Tammi Terrell ..
Mọi người nói chuyện ' - từ "Cowboy nửa đêm" Harry Nilsson ..
Cứu tâm trạng Mebrooklyn ..
Cho những gì nó có giá trị Springfield ..
May mắn là Soncreedence Clearwater Revival ..

Những hit lớn nhất của thập niên 60 là gì?

100 bài hát hay nhất của thập niên 1960..
100 Gửi cho tôi một tấm bưu thiếp.Các rocker tâm lý người Hà Lan gây sốc Blue sẽ ghi được một Billboard Hot 100 của Hoa Kỳ ....
99 Ring of Fire.....
98 Tôi đã có quá nhiều thứ để mơ (đêm qua) ....
97 cô gái của tôi.....
96 xoắn và hét.....
95 Dừng lại trong tên của tình yêu.....
94 để yêu ai đó.....
93 Phòng trắng ..

Điều gì là phổ biến trong thập niên 60 và 70?

Có lẽ vẻ ngoài mang tính biểu tượng nhất liên quan đến thập niên 60 và 70 là của Hippies.Lối sống hippie được đặc trưng bởi cuộc nổi loạn chống lại chính quyền, từ chối sự giàu có và phản đối chiến tranh ủng hộ hòa bình, ma túy và tình yêu tự do.Quần áo tươi sáng và đầy màu sắc, và các mẫu trộn đã thịnh hành.the hippies. The hippie lifestyle was characterized by rebellion against authority, rejection of wealth and opposition to war in favor of peace, drugs and free love. Clothing was bright and colorful, and mixing patterns was in vogue.