Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền

Nhổ răng hàm là một ca tiểu phẫu giúp loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đang có vấn đề ra khỏi hàm. Đó là những chiếc răng bị hư hỏng nặng, viêm răng, viêm tủy, hoại tử làm chảy máu, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai, sức khỏe răng miệng. Nhổ răng giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng tới các bộ phận khác trên cơ thể. Chi phí nhổ răng hàm dao động khoảng từ 1.000.000 đến 5.000.000 VNĐ/răng tùy thuộc vào tình trạng răng miệng ở mỗi trường hợp.

1. Tại sao lại có chỉ định phải nhổ răng hàm?

Răng hàm vĩnh viễn có thể tồn tại tới suốt đời, tuy nhiên có rất nhiều lý do cần phải nhổ răng. Một lý do phổ biến nhất đó là do răng bị hư hỏng quá nặng, nguyên nhân răng bị sâu hoặc chấn thương do ngã, tai nạn không thể phục hồi.

1.1. Cần tạo khoảng trống chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha

Mục đích của chỉnh nha là điều chỉnh các răng đúng vị trí. Tuy nhiên điều này sẽ không thể thực hiện được nếu các răng quá to so với khuôn hàm hoặc răng mọc quá nhiều, cung hàm không đủ chỗ chứa. Lúc bấy giờ bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để cung hàm có đủ khoảng trống cần thiết.

Tương tự, nếu răng mọc ngầm không thể chọc qua nướu để mọc do không còn chỗ, bạn cũng nên nhổ bỏ.

Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền

1.2. Ngăn chặn nhiễm trùng lây lan thêm

Sâu răng hoặc các tổn thương khác trên răng nếu không được xử lý kịp thời thì ngày càng lây lan sang tới tủy răng (trung tâm răng có chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu nhất). Vi khuẩn từ sâu răng và các tổn thương răng sẽ xâm nhập vào tủy gây nhiễm trùng.

Mặc dù có thể điều trị bằng liệu trình lấy tủy, nhưng nếu nhiễm trùng nặng tới mức kháng sinh hoặc điều trị tủy không có tác dụng thì sẽ buộc phải nhổ răng. Điều này giúp ngăn chặn lây lan sự nhiễm trùng.

1.3. Ngăn nguy cơ nhiễm trùng tới các bộ phận khác trên cơ thể

Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đang bị suy giảm, ví dụ bạn đang phải làm hóa trị hay cấy ghép nội tạng, thì dù chỉ nhiễm trùng 1 chiếc răng cũng đủ lý do để nhổ răng. Nếu không sẽ cực kỳ có hại cho các bộ phận khác trên cơ thể.

Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền

Răng bị nhiễm trùng phải nhổ bỏ

1.4. Do bệnh viêm nha chu

Nguyên nhân từ viêm nha chu khiến chiếc răng bị lung lay không còn chắc chắn như ban đầu thì cần phải nhổ răng.

2. Điều gì xảy ra khi bỏ đi một chiếc răng hàm?

Khi thực hiện nhổ răng hàm bạn không cần quá lo lắng vì bác sĩ nhổ răng tại các nha khoa uy tín đều đã được đào tạo bài bản để có thể thực hiện kỹ thuật nhổ răng một cách an toàn.

Trước khi tiến hành bạn sẽ được tiêm thuốc tê cục bộ để làm tê vùng răng cân nhổ. Điều này giúp ngăn chặn cơn đau không lan ra khắp cơ thể và đồng thời giúp bác sĩ tiến hành các thao tác thuận tiện hơn.

Nếu chiếc răng hàm bám quá chắc, bác sĩ sẽ phải cắt nướu và mô xương bao phủ quanh răng. Sau đó sử dụng kẹp để lắc răng nhẹ nhàng qua lại, giúp nới lỏng ra khỏi xương hàm và các dây chằng giữ răng. Với những trường hợp khó hơn có thể sẽ phải cắt nhỏ và nhổ ra từng mảnh.

Sau khi nhổ xong, cục máu đông sẽ hình thành trong ổ răng. Bạn sẽ được yêu cầu cắn chặt gạc tại vị trí vừa nhổ để cầm máu. Để vết thương nhanh lành hơn, bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tự tiêu để khâu các mép nướu tại vị trí nhổ răng.

Ngoài ra có thể sẽ xảy ra trường hợp cục máu đông bị vỡ làm lộ xương trong ổ. Nó được gọi là viêm ổ răng khô và gây đau dữ dội tại miệng, mặt. Lúc này bác sĩ sẽ lấp ổ răng bằng gel thuốc, hồ dán hoặc vật liệu nha khoa đặc biệt để bảo vệ ổ răng trong vài ngày trước khi cục máu đông mới hình thành.

Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền

Khâu nướu sau khi nhổ răng

3. Chia sẻ thông tin với nha sĩ trước khi nhổ răng

Mặc dù nhổ răng là kỹ thuật rất an toàn, tuy nhiên thủ thuật này vẫn có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu. Mô nướu cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao nếu quá trình thực hiện không đảm bảo vấn đề vệ sinh.

Chính vì thế, bạn có thể sẽ cần dùng thuốc kháng sinh trước và sau khi nhổ răng. Do đó hãy chia sẻ cho bác sĩ về tiền sử y tế trước đây của bạn, các loại thuốc đang sử dụng. Ngoài ra thông báo ngay nếu bạn đang gặp phải một trong các bệnh lý dưới đây:

  • Đang sử dụng van tim nhân tạo hoặc có vấn đề với van tim thật
  • Bị khuyết tật tim bẩm sinh
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Xơ gan
  • Sử dụng khớp nhân tạo
  • Có tiền sử viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền

Trao đổi thông tin kỹ lưỡng với nha sĩ trước khi nhổ

4. Chuẩn bị cho một ca nhổ răng hàm

Trước khi hẹn lịch nhổ răng hàm, bác sĩ sẽ cần chụp X-quang chi tiết và thăm khám trực tiếp răng. Hãy thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng bao gồm cả vitamin, thuốc tự mua…

Cần nói ngay với bác sĩ nếu bạn chuẩn bị điều trị bằng một loại thuốc tiêm tĩnh mạch bisphosphonate. Bác sĩ sẽ có kế hoạch nhổ răng vào thời điểm thích hợp nhằm tránh xảy ra biến chứng bị hoại tử xương. Bên cạnh đó, các bệnh về gan, thận, tiểu đường, khớp… cũng cần được thông báo để bác sĩ nắm tình hình.

Bác sĩ sẽ đảm bảo tất cả các điều kiện đã ổn định trước khi bạn được tiến hành nhổ răng. Có thể sử dụng kháng sinh trước khi nhổ nếu:

  • Nhiễm trùng
  • Suy yếu miễn dịch
  • Bị một bệnh cụ thể nào đó

Ngoài ra bạn nên chú ý thêm:

  • Không ăn uống từ 6 – 8 giờ trước cuộc hẹn
  • Không được hút thuốc lá trước và sau khi nhổ răng
  • Nếu bạn chẳng may bị cảm lạnh, hãy thông báo ngay cho bác sĩ vì có thể sẽ phải lên lịch lại
  • Nhờ người thân hoặc bạn bè đưa đi nhổ răng để có thể chăm sóc nếu bị mệt

Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho ca nhổ răng hàm thành công

5. Quy trình thực hiện nhổ răng hàm tại Nha Khoa Paris

Bước 1: Chụp X-quang răng, bác sĩ tư vấn

Ở bước đầu tiên này, bác sĩ Nha Khoa Paris sẽ xem xét cụ thể tình trạng răng thông qua phim chụp X-quang cũng như kiểm tra trực tiếp trong hàm.

Ngoài ra bạn cần chia sẻ tình trạng các bệnh lý của bản thân để bác sĩ nắm tình hình và có phương án kế hoạch cụ thể.

Bước 2: Sát khuẩn khoang miệng, gây tê

Gây tê là điều bắt buộc khi thực hiện nhổ răng để khách hàng không bị đau.

Bước 3: Tiến hành rạch lợi, mở xương để nhổ răng

Thông thường răng hàm to, có nhiều chân và gắn chặt với phần xương hàm. Do đó bác sĩ nha khoa cần phải thực hiện rạch lợi, mở xương để nhổ răng hàm thuận tiện nhất.

Bước 4: Nhổ răng hàm

Với răng hàm mọc thẳng, bác sĩ nha khoa chỉ cần dùng lực nhẹ nhàng để đưa răng ra ngoài, rất đơn giản.

Trong trường hợp răng hàm mọc lệch như răng số 8, có thể sẽ cần chia răng thành các phần nhỏ sau đó bẩy và gắp từng mảnh răng nhỏ ra ngoài.

Bước 5: Khâu vết thương

Bước cuối cùng sẽ làm sạch lại vết thương sau đó khâu lại với chỉ tự tiêu. Khách hàng được yêu cầu cắn bông tại vị trí nhổ răng khoảng 30 phút để cầm máu. Khách hàng sẽ được phát thuốc giảm đau, kháng sinh và dặn dò các lưu ý sau khi nhổ răng.

👉👉👉 VIDEO Nhổ răng sâu số 6 hàm trên | Nha khoa Paris

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền

6. Nhổ răng hàm giá bao nhiêu

Giá nhổ răng hàm sẽ có sự chênh lệch rất nhiều tùy vào vị trí răng cần nhổ cũng như tình trạng thực tế của từng khách hàng. Trong đó, giá nhổ các răng hàm từ răng số 4 – 7 đều có mức giá là 1.000.000 VNĐ/răng.

Riêng răng hàm số 8 hay còn được gọi là răng khôn sẽ dao động từ 1.500.000 – 5.000.000 VNĐ/răng, chi tiết tham khảo bảng giá dưới đây.

DỊCH VỤĐƠN VỊ CHI PHÍ (VNĐ)Nhổ răng hàm nhỏ, lớn (4,5,6,7)Răng1.000.000Nhổ răng khôn mọc thẳng hàm trênRăng1.500.000Nhổ răng khôn mọc thẳng hàm dướiRăng2.000.000Nhổ răng khôn mọc lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 1Răng2.000.000Nhổ răng khôn mọc lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 2 (mọc ngầm)Răng3.000.000Nhổ răng khôn mọc ngầm (Tiểu phẫu ca khó) mức 3 (mọc ngầm + chân khó)Răng5.000.000

👉👉👉 VIDEO Bác sĩ nha khoa review quá trình nhổ răng sâu mất thân

7. Lưu ý gì sau khi kết thúc quá trình nhổ răng?

Nhổ răng xong hãy thư giãn, nghỉ ngơi trong vài ngày. Bạn cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để nhanh hồi phục nhất:

  • Uống thuốc giảm đau, nếu vẫn đau có thể uống thêm, thời gian mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng.
  • Cắn chắc nhưng dùng lực nhẹ nhàng trên miếng gạc để chặn không cho chảy máu. Thay gạc sau khoảng 30 phút.
  • Chườm đá bên ngoài tại vị trí nhổ răng để giảm đau, chỉ chườm tối đa mỗi lần 10 phút.
  • Thư giãn ít nhất 24 giờ sau nhổ răng, hạn chế hoạt động mạnh trong 1 hoặc 2 ngày sau đó.
  • Không được khạc nhổ, không uống nước bằng ống hút, không đưa tay chạm vào chỗ nhổ răng trong 24 giờ.
  • Không hút thuốc vì gây khó lành vết thương, thậm chí còn dẫn đến nhiễm trùng.
  • Ăn các loại đồ ăn mềm trong ngày đầu nhổ răng, sau đó dần dần trở lại chế độ ăn cũ.
  • Đánh răng, dùng chỉ nha khoa nhưng nhớ tránh xa vị trí nhổ răng để ngăn tổn thương.

Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền

Cắn gạc tại vị trí nhổ răng giúp cầm máu

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền

8. Khi nào nên khám nha sĩ?

Cảm giác bị đau sau khi thuốc tê hết tác dụng là điều rất bình thường. Sưng và chảy máu là biểu hiện tự nhiên. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu hoặc đau vẫn nghiêm trọng, thậm chí có dấu hiệu gia tăng sau 4 giờ nhổ răng, hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Ngoài ra, nếu gặp phải một trong các trường hợp dưới đây cũng cần khám nha sĩ ngay.

  • Người sốt cao, cơ thể dễ ớn lạnh
  • Buồn nôn
  • Đỏ, sưng tấy hoặc tiết nhiều dịch từ vùng bị ảnh hưởng
  • Ho, khó thở

Trong khoảng 1 – 2 tuần sau khi nhổ răng, mô xương và nướu mới sẽ phát triển và lấp dần vào khoảng trống nhổ răng. Tuy nhiên theo thời gian, các răng còn lại trên cung hàm sẽ dần bị xê dịch và gây ảnh hưởng tới khớp cắn, từ đó ăn nhai khó khăn.

Do đó bác sĩ sẽ khuyên bạn thay thế răng hàm đã mất bằng cấy Implant, làm cầu răng hoặc răng giả tháo lắp.

Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền

Khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường

9. Nha Khoa Paris giải đáp thắc mắc của khách hàng khi nhổ răng hàm

9.1. Mất bao lâu để phục hồi lại bình thường sau khi nhổ răng?

Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm cho biết, đa số các khách hàng sẽ hồi phục ngay sau khi nhổ răng trong thời gian từ 3 – 4 ngày. Đối với trường hợp răng trước đó bị hư hỏng nặng hoặc mọc ở vị trí khó hồi phục thì có thể sẽ mất cả tuần.

Để quá trình hồi phục nhanh nhất hãy làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ như chúng tôi đã chia sẻ trong mục lưu ý sau khi nhổ răng.

9.2. Có bị đau khi nhổ răng hàm? Thời gian đau thường trong bao lâu?

Trong quá trình nhổ răng, bạn sẽ không cảm nhận được đau do đã được bác sĩ tiêm thuốc tê. Sau khi thuốc tê không còn tác dụng, trong 2 – 3 ngày đầu bạn sẽ có một chút cảm giác đau. Sang tới ngày thứ 4 – 7 hoàn toàn không còn một chút đau hay khó chịu nào.

9.3. Thuốc gì giúp nhổ răng hàm xong giảm đau nhanh chóng?

Để giảm đau hiệu quả sau khi nhổ răng bác sĩ thường sẽ kê hai loại thuốc, chủ yếu là thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau an toàn cho cả trẻ em và người lớn, có tác dụng giảm đau sau 15 – 30 phút.
  • Thuống chống viêm ibuprofen: Tác dụng để chống viêm, giảm đau, hạ sốt rất hiệu quả.

9.4. Nhổ răng có cần thiết phải lấy tủy răng không?

Nhổ răng không cần phải lấy tủy răng. Kỹ thuật điều trị tủy, lấy tủy chỉ được thực hiện khi chiếc răng bị tổn thương vẫn có thể hồi phục và giữ lại đảm bảo các chức năng thông thường.

Còn khi các tổn thương răng không thể điều trị được thông qua các kỹ thuật như lấy tủy, diệt tủy, bác sĩ bắt buộc phải cho nhổ răng. Do đó khi đã quyết định nhổ răng thì không phải lấy tủy.

👉👉👉 VIDEO Nhổ răng sâu hàm trên như thế nào?

9.5. Sau khi nhổ răng hàm khuôn mặt có gì khác biệt không?

Răng được liên kết chặt chẽ với xương hàm, hỗ trợ cấu trúc định hình khuôn mặt. Do đó nhổ răng hàm có làm thay đổi hình dạng khuôn mặt nếu như bạn không có kế hoạch trồng răng mới sau đó.

Đối với nhổ răng hàm là răng số 8 thì việc nhổ răng hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới hình dạng khuôn mặt.

Còn răng hàm là các răng số 6 và 7 đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai, thì sau khi nhổ lâu ngày không có biện pháp khắc phục sẽ làm khuôn mặt bị già hơn, hóp lại. Các nếp nhăn cũng hiện rõ hơn.

Do vậy, sau khi nhổ răng bạn nên nghe ý kiến của bác sĩ để tìm cách khắc phục mất răng, tránh gây các tác động xấu tới khuôn mặt.

Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền

Nhổ răng xong lâu ngày sẽ tiêu xương hàm, lão hóa

10. Làm thế nào để ngủ sau khi nhổ răng hàm?

10.1. Uống giảm đau

Bạn sẽ đau khi thuốc tê hết tác dụng và điều này ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hãy uống thuốc giảm đau ngay để làm dịu và giúp ngủ dễ dàng hơn.

10.2. Lựa chọn tư thế ngủ

Trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, tại vị trí nhổ có thể bị chảy dịch, chảy máu. Vì thế hãy nằm nghiêng về phía còn lại, tránh đè vào phần má ngoài chỗ răng mới nhổ. Ngoài ra nếu nằm ngửa bạn còn bị sưng nhiều hơn. Điều đó sẽ làm tăng cơn đau của bạn và khiến cho việc nghỉ ngơi trở thành một thách thức lớn hơn.

10.3. Nâng cao đầu khi ngủ

Sau khi nhổ răng, hãy kê gối ngủ cao đầu trong vài đêm. Tuy nhiên chỉ nên kê một chiếc gối khi nằm nghiêng. Nếu bạn gặp khó khăn ở tư thế này khi ngủ, hãy kê thêm một vài chiếc gối phía sau để làm điểm tựa ngả lưng.

Qua những chia sẻ của bác sĩ tại Nha Khoa Paris, chắc hẳn bạn đã biết có nên nhổ răng hàm hay không. Trước, trong và sau khi nhổ cần lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe cũng gìn giữ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Nếu bạn cần thông tin thêm về vấn đề nhổ răng, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.