Nguyễn Thiện Thành Bộ Khoa học Công nghệ

Trong hai ngày 23/6 và 24/6, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn công tác gồm đại diện Bộ Xây dựng, UB Khoa học Công nghệ của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ KHCN đã có các buổi làm việc với các doanh nghiệp Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các đơn vị hành chính sự nghiệp để nghe báo cáo về hoạt động Khoa học Công nghệ trong 05 năm vừa qua. PTGĐ Đoàn Châu Phong và PTGĐ Nguyễn Huy Tường đã thay mặt Tổng Công ty tham dự và cho ý kiến đóng góp tại các buổi làm việc trên.

Nguyễn Thiện Thành Bộ Khoa học Công nghệ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với các doanh nghiệp

Chiều ngày 23/6, Tại buổi làm việc với các Tổng Công ty, Tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, sau khi nghe báo cáo của các lãnh đạo Tập đoàn, Tổng Công ty. PTT đánh giá cao các nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực áp dụng KHCN trong sản xuất kinh doanh, hoan nghênh các Tập đoàn – Tổng Công ty mạnh dạn trong công tác ứng dụng Khoa học công nghệ, đầu tư các công nghệ mới, vật liệu mới vào lĩnh vực xây dựng, PTT đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các trung tâm, các Viện nghiên cứu phát triển chiến lược trực thuộc TCT – Tập đoàn (như TCT VIGLACERA, LILAMA), coi đó là bộ phận then chốt đưa doanh nghiệp phát triển trong xu thế hội nhập. Trong điều kiện nguồn kinh phí của nhà nước còn hạn hẹp của Chính phủ hiện nay, PTT nhấn mạnh việc các doanh nghiệp áp dụng cơ chế chính sách của Nhà nước cho áp dụng trích 10% doanh thu năm của đơn vị cho đầu tư và phát triển KHCN.

Nguyễn Thiện Thành Bộ Khoa học Công nghệ

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm phòng thì nghiệm chống động đất của Bộ Xây dựng

Sáng ngày 24/6, PTT đã có buổi làm việc với các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng IBST. Tại đây, PTT đã thăm các phòng thí nghiệm của Viện, đặc biệt là phòng thí nghiệm động đất được Bộ XD đầu tư 70 tỷ từ ngân sách nhà nước. Tại phòng thí nghiệm này, PTT hoan nghênh VINACONEX là đơn vị đã đặt hàng Viện thực hiện mô hình thí nghiệm động đất đầu tiên tại Việt Nam trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ mà VINACONEX đang thực hiện. Coi đây là mô hình điển hình trong việc phối hợp giữa Viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong lĩnh vực KHCN.

Chiều ngày 24/6, PTT nghe báo cáo của Bộ XD về hoạt động KHCN trong 05 vừa qua, sau khi nghe Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân và Bộ trưởng Bộ KHCN Hoàng Văn Phong và các thành viên tham gia đoàn báo cáo, PTT chỉ đạo:

Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp xây dựng chương trình và cơ chế chứng nhận và cấp chứng chỉ xác nhận các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng, các tổng công trình sư, chánh kỹ sư… coi đây là lực lượng đầu đàn dẫn dắt và đào tạo các cán bộ ngành thế hệ kế cận.

Các đơn vị phải tập trung xây dựng chiến lược phát triển KHCN trong 05 tới của đơn vị mình, xác định mục tiêu chiến lược phù hợp với thị trường và phù hợp với chiến lược phát triển KHCN của Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ.

Trong khi nguồn kinh phí trích từ ngân sách nhà nước dùng cho phát triển KHCN nói chung và KHCN xây dựng nói riêng còn hạn hẹp (chỉ 2% GDP), thì việc huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp bằng cách trích một lượng % doanh thu năm cho hoạt động này, hoặc việc thúc đẩy hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ là giải pháp ưu tiên hàng đầu.

Chấp thuận và phê duyệt nhiệm vụ phát triển KHCN năm 2012 do Bộ trình Chính phủ trong đó tập trung 02 lĩnh vực: Dự án KHCN dây chuyền thiết bị công nghệ sx gạch bê tông khí chưn áp và dự án KHCN dây chuyền thiết bị công nghệ xử lý chất thải rắn làm nhiên liệu và VLXD.

Nguyễn Thiện Thành Bộ Khoa học Công nghệ


Page 2

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU & XÂY DỰNG VIỆT NAM - VINACONEX

Tòa nhà VINACONEX - 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Tel: (84 24) 62849234. Fax: (84 24) 62849208. Email:

© 2022 VINACONEX JSC. All rights reserved.

Họp Hội đồng KH&CN cấp Quốc gia đánh giá nghiệm thu kết quả đề tài KC.08.24/16-20 do PGS.TS. Huỳnh Thị Lan Hương làm chủ nhiệm

Thứ ba, 09/03/2021

Đề tài cấp Nhà nước mã số KC.08.24/16-20 do PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương làm chủ nhiệm đã đạt được kết quả vượt trội với số nghiên cứu sinh, bài báo quốc tế và trong nước vượt số lượng đặt hàng.

Sáng 9/3/2020, tại phòng họp 518, Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Họp Hội đồng KH&CN cấp Quốc gia đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp quốc gia KC.08.24/16-20: Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ quản lý đa thiên tai, xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó với đa thiên tai, áp dụng thí điểm cho khu vực ven biển Trung Trung Bộ” do PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương làm chủ nhiệm đề tài.

Thành phần Hội đồng nghiệm thu gồm 08 thành viên (01 thành viên vắng mặt) do GS.TS. Nguyễn Vũ Việt, Ban chủ nghiệm chương trình KC.08/16-20 làm chủ tịch. Tham dự buổi họp nghiệm thu, Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ có ông Nguyễn Thiện Thành, Giám đốc Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước, GS.TS Trần Thục, Đại diện Ban chủ nhiệm chương trình KC.08/16-20. Về phía Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (đơn vị chủ trì đề tài) có PGS.TS Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng làm đại diện.

Nguyễn Thiện Thành Bộ Khoa học Công nghệ
 

Các thành viên của hội đánh giá, nghiệm thu nhận xét, góp ý

Tại buổi họp nghiệm thu, PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, Chủ nhiệm đề tài, thay mặt nhóm thực hiện báo cáo tóm tắt các kết quả nghiên cứu của đề tài.

Đề tài có 3 mục tiêu gồm: 1) Đánh giá được hiện trạng và xu thế biến đổi của một số loại hình thiên tai điển hình ở khu vực ven biển Trung Trung Bộ; 2) Xây dựng được các phương pháp đánh giá rủi ro đa thiên tai và khung quản lý đa thiên tai; 3) Xây dựng được bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó với đa thiên tai, áp dụng thí điểm cho khu vực ven biển Trung Trung Bộ.

Các sản phẩm của đề tài đã đạt được bao gồm: 09 sản phẩm khoa học; 03 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế (02 bài báo đăng trên hệ thống tạp chí ISI và 01 bài báo đăng trên hệ thống tạp chí Scopus), 05 bài báo đăng trên tạp chí Khoa học trong nước; hỗ trợ đào tạo 02 Tiến sĩ, đào tạo thành công được 02 Thạc sỹ và hỗ trợ đào tạo 01 Thạc sỹ. Các sản phẩm của đề tài đã được chuyển giao cho các cơ quan chuyên ngành, các địa phương thuộc khu vực nghiên cứu và cơ sở đào tạo.

Kết quả phân tích hiện trạng thiên tai cho thấy khu vực Trung Trung Bộ đã và đang chịu tác động mạnh mẽ của cả 5 loại hình thiên tai bao gồm bão và ATNĐ, lũ và ngập lụt, lũ quét, nước dâng do bão và hạn hán. Từ đó, đề tài đã tính toán và phân vùng rủi ro cho 5 loại hình thiên tai điển hình trên đến đơn vị cấp huyện.

Dựa trên khái niệm rủi ro thiên tai do UNISDR và IPCC đề xuất và kết quả điều tra thực địa, tham vấn chuyên gia, đề tài đã xây dựng được phương pháp đánh giá rủi ro đa thiên tai phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đề tài đã áp dụng phương pháp trên để đánh giá rủi ro đa thiên tai xảy ra đồng thời và nối tiếp trong cơn bão Xangsane 2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đa hiểm họa, đa tổn thương và rủi ro đa thiên tai đều cao hơn mức độ hiểm họa, tính dễ bị tổn thương và rủi ro do thiên tai đơn. Do đó, đối với những khu vực thường bị ảnh hưởng bởi các thiên tai xảy ra đồng thời/nối tiếp, cần được đánh giá rủi ro đa thiên tai.

Đề tài đã xây dựng được bộ công cụ web GIS tính toán và hiển thị kết quả đánh giá rủi ro đa thiên tai trong bão phục vụ hỗ trợ ra quyết định cho các cơ quan quản lý nhằm giảm nhẹ rủi ro đa thiên tai và thử nghiệm đánh giá rủi ro đa thiên tai cho cơn bão Noul năm 2020. Kết quả thử nghiệm cho thấy phân bố mức độ đa hiểm họa và đa rủi ro ở cả khu vực đất liền và vùng ven biển đều tương đối phù hợp với thực tế diễn biến thiên tai trong cơn bão Noul. Từ đó, đề tài đã đề xuất được khung quản lý rủi ro đa thiên tai phù hợp với khu vực Trung Trung Bộ.

Trước đó, chiều ngày 3/3/2021, tại phòng họp 116-118, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã diễn ra buổi họp Tổ chuyên gia thẩm định kết quả đề tài.

Nguyễn Thiện Thành Bộ Khoa học Công nghệ
 

Chủ nhiệm đề tài trình bày tóm tắt các sản phẩm đã đạt được của đề tài tại buổi họp tổ chuyên gia thẩm định ngày 3/3/2021.

Nguyễn Thiện Thành Bộ Khoa học Công nghệ
 

Tổ chuyên gia thẩm định sản phẩm của đề tài nêu ý kiến nhận xét.

Hội đồng nghiệm thu cấp Quốc gia và Tổ chuyên gia đã đánh giá các sản phẩm đã đáp ứng đầy đủ khối lượng, số lượng, chủng loại loại sản phẩm đã đăng ký của đề tài. Các sản phẩm của đề tài có chất lượng tốt, có tính ứng dụng thực tiễn cao trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Các sản phẩm bài báo và sản phẩm đào tạo vượt mức đăng ký. Kết thúc phiên họp, Hội đồng đánh giá Đề tài được nghiệm thu ở mức “Đạt” với 2/8/9 phiếu Xuất sắc và 6/8/9 phiếu Đạt.