Nguyên nhân gây điện giật wikihow

Nguyên nhân gây điện giật wikihow
Tải về bản PDF

Tải về bản PDF

Điện giật xảy ra khi dòng điện chạy qua cơ thể. Hậu quả của điện giật có thể rất khác nhau, từ tê rần cho đến chết ngay lập tức. Biết điều cần làm khi gặp trường hợp điện giật có thể đem lại sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

  1. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    1

    Quan sát khu vực tai nạn một cách cẩn thận. Có thể bạn sẽ muốn lao ngay vào cứu người, thế nhưng, nếu nguy cơ điện giật vẫn còn, bạn sẽ chỉ làm bị thương chính mình. Hãy dành chút thời gian đánh giá hiện trường và lưu ý bất kỳ mối nguy hiểm rõ ràng nào.[1]

    • Kiểm tra nguồn điện. Quan sát liệu nạn nhân có còn tiếp xúc với nguồn điện hay không. Nhớ rằng dòng điện có thể đi từ nạn nhân vào bạn.
    • Không bao giờ dùng nước, kể cả khi có đám cháy, bởi nước có thể dẫn điện.
    • Không tiến vào khu vực có sự hoạt động của thiết bị điện khi sàn đang ướt.
    • Dùng bình chữa cháy dành riêng cho cháy điện. Bình chữa cháy điện được dán nhãn C, BC hoặc ABC.[2]

  2. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    2

    Gọi cấp cứu. Nhanh chóng gọi giúp đỡ là rất quan trọng. Càng gọi sớm, trợ giúp sẽ đến càng nhanh. Khi gọi, hãy cố giải thích tình huống một cách bình tĩnh và rõ ràng hết mức có thể.[3]

    • Giải thích tình huống giật điện và tình huống khẩn cấp liên quan để đội cấp cứu có được sự chuẩn bị tốt nhất.
    • Cố đừng hoảng loạn. Giữ bình tĩnh hết mức có thể sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin một cách chính xác.
    • Nói rõ ràng. Dịch vụ cấp cứu cần thông tin chính xác và rõ ràng. Nói quá nhanh có thể dẫn đến hiểu nhầm, làm tốn thời gian quý giá một cách vô ích.[4]
    • Cung cấp chính xác địa chỉ và số điện thoại của bạn.
    • Hầu hết quốc gia đều có số điện thoại khẩn cấp dễ nhớ. Dưới đây là một vài ví dụ:
      • Việt Nam - 115
      • Mỹ, Canada - 911
      • Anh - 999
      • Úc - 000

  3. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    3

    Ngắt nguồn điện. Nếu có thể làm một cách an toàn, hãy ngắt nguồn điện. Đừng cố cứu ai đó gần đường dây cao thế.[5] Để ngắt điện, hộp điện, cầu dao hay tủ cầu chì là lựa chọn đầu tiên. Hãy thực hiện theo các bước dưới đây để ngắt nguồn điện bằng cầu dao tự động:

    • Mở hộp cầu dao. Tìm hộp vuông có tay điều khiển, nằm ở phía trên của tủ cầu chì.
    • Nắm tay cầm và kéo nó về phía còn lại, tương tự như với công tác đèn.
    • Thử bật một bóng đèn hoặc thiết bị điện nào khác để chắc chắn rằng điện đã được ngắt.

  4. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    4

    Cách li nạn nhân khỏi nguồn điện. Đừng đụng vào họ, kể cả khi sử dụng thiết bị không dẫn điện, nếu dòng điện chưa được ngắt. Một khi chắc chắn rằng không còn dòng điện, dùng thanh gỗ, cao su hay bất kỳ dụng cụ không dẫn điện nào khác để cách li nạn nhân.[6]

    • Ví dụ về vật liệu cách điện bao gồm kính, đồ sứ, nhựa và giấy. Bìa các tông cũng là vật liệu cách điện phổ biến có thể được sử dụng.[7]
    • Vật liệu dẫn điện - cho phép dòng điện chạy qua - bao gồm đồng, nhôm, vàng và bạc.[8]
    • Trong trường hợp nạn nhân bị sét đánh, chạm vào họ là an toàn.

    Quảng cáo

  1. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    1

    Đặt nạn nhân ở tư thế phục hồi. Đặt nạn nhân bị điện giật ở tư thế phục hồi sẽ đảm bảo đường thở của họ được thông suốt.[9] Hãy tuân thủ những bước dưới đây để đặt nạn nhân ở tư thế phục hồi một cách chính xác:

    • Gập cánh tay gần bạn một góc thích hợp so với cơ thể.
    • Bàn tay kia đặt dưới một bên của đầu. Lưng bàn tay chạm má.
    • Cong gối ở xa bạn một góc thích hợp.
    • Lăn nạn nhân qua một bên. Cánh tay ở trên sẽ đỡ lấy đầu.
    • Nâng cằm nạn nhân và kiểm tra đường thở.
    • Ở lại với nạn nhân và quan sát hơi thở của họ. Một khi đã đưa về tư thế phục hồi, đừng di chuyển nạn nhân bởi điều đó có thể khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

  2. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    2

    Đắp chăn cho nạn nhân và chờ đợi. Nạn nhân sẽ nhanh chóng bị mất nhiệt. Do đó, bạn nên dùng chăn lưới để giữ ấm cho người bị nạn.[10] Cùng chờ cấp cứu đến.

    • Đừng che chắn khi cơ thể nạn nhân có vết thương lớn hoặc vết bỏng chưa được xử lý.
    • Nhẹ nhàng khi đắp chăn lên người nạn nhân.
    • Khi cấp cứu đến, cho họ thông tin bạn có. Giải thích thật nhanh nguồn gây nguy hiểm. Lưu ý mọi vết thương bạn biết và thời gian tai nạn. Đừng cố can thiệp khi người bị nạn đã được tiếp nhận.

  3. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    3

    Nói chuyện với nạn nhân. Cố nói chuyện với nạn nhân để nắm rõ hơn tình trạng của họ. Tìm hiểu được càng nhiều, bạn sẽ càng trở nên hữu ích hơn. Hãy chú ý mọi phản ứng của người bị nạn và sẵn sàng thông tin lại khi cấp cứu đến.[11]

    • Tự phán đoán và đồng thời, hỏi nạn nhân điều gì đã xảy ra. Hỏi liệu họ có khó thở hay bị đau ở bất kỳ vị trí nào hay không.
    • Hỏi vị trí bắt nguồn cơn đau. Nhờ đó, bạn có thể sẽ xác định được mọi vết thương hay vết bỏng.
    • Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra đường thở và lắng nghe hơi thở của họ.

  4. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    4

    Kiểm tra cơ thể. Kiểm tra cơ thể nạn nhân, bắt đầu từ đầu và di chuyển xuống cổ, ngực, tay, bụng và chân. Để ý mọi vết bỏng hoặc vết thương dễ nhận thấy khác. Báo với đội phản ứng khẩn cấp khi họ tới.[12]

    • Đừng điều chỉnh hay di chuyển bất kỳ vùng bị đau hay chấn thương nào. Đừng chạm vào vết bỏng. Di chuyển nạn nhân có thể trầm trọng thêm tổn thương.

  5. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    5

    Cầm máu. Nếu nạn nhân bị chảy máu, hãy cố cầm hoặc làm chậm sự mất máu. Dùng khăn sạch ép trực tiếp lên vết thương. Tiếp tục ép cho đến khi máu dừng chảy.[13]

    • Khi khăn bị thấm máu, đừng thay mà hãy đắp thêm một lớp khăn khác lên phía trên.
    • Nâng tay hoặc chân bị chảy máu lên cao hơn vị trí của tim. Đừng di chuyển nếu nghi ngờ bị gãy.
    • Một khi đã cầm được máu, bọc khăn bằng băng để cố định chúng.
    • Chờ cấp cứu đến, cung cấp thông tin về vết thương và những xử lý của bạn.

  6. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    6

    Gọi lại cho dịch vụ cấp cứu nếu nạn nhân có chuyển biến xấu. Khi nhận thấy tình trạng của nạn nhân có bất kỳ sự thay đổi gì hoặc phát hiện bất kỳ vết thương mới nào, hãy gọi lại cho cấp cứu và xin chỉ dẫn. Cập nhật thông tin sẽ giúp đội cấp cứu hành động tốt hơn.[14]

    • Khi tình hình xấu đi, tổng đài có thể sẽ ưu tiên tình huống của bạn.
    • Nếu nạn nhân ngừng thở, tổng đài có thể sẽ cho bạn biết cách thực hiện hồi sức tim phổi (CPR). Đừng hoảng loạn, hãy thực hiện đúng mọi chỉ dẫn được đưa ra.

    Quảng cáo

  1. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    1

    Nhớ kiểm tra ABC (airway - đường thở, breathing - hơi thở, circulatory - tuần hoàn). Trong tình huống khẩn cấp, kiểm tra đường thở, hơi thở và hệ tuần hoàn của nạn nhân trước khi thực hiện CPR là rất quan trọng. Quy trình này còn được gọi là ABC. Bạn có thể kiểm tra bằng cách thực hiện những bước sau đây:[15]

    • Kiểm tra đường thở của nạn nhân. Tìm kiếm dấu hiệu tổn thương hay bất kỳ sự cản trở nào.
    • Kiểm tra nhịp thở. Hãy quan sát để nhận biết liệu nạn nhân có thở bình thường hay không bằng cách đặt tai gần mũi và miệng nạn nhân, lắng nghe mọi hơi thở.[16] Không thực hiện CPR khi nạn nhân đang thở hoặc ho.
    • Tiến hành CPR nếu nạn nhân không thở. Khi nạn nhân ngừng thở, bạn cần bắt đầu thực hiện CPR ngay lập tức.[17]

  2. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    2

    Đánh giá thần kinh. Dù sẽ được kiểm tra lại bởi chuyên gia y tế, việc xác định mức phản ứng ở người bị nạn và chuyển thông tin cho đội cấp cứu sẽ rất hữu ích. Tình trạng thần kinh được chia làm bốn mức sau:[18]

    • A - tỉnh táo (alert). Nạn nhân tỉnh, có khả năng giao tiếp và ý thức được mọi thứ xung quanh.
    • V - trả lời (voice responsive). Nạn nhân có thể đáp ứng bằng lời với câu hỏi nhưng có thể họ không đủ tỉnh táo hoặc nhận thức được điều đang diễn ra.
    • P - phản ứng đau (pain responsive). Nạn nhân có một số phản ứng với kích thích đau.
    • U - không phản ứng (unresponsive). Nạn nhân mất ý thức và không phản ứng với câu hỏi hay kích thích đau. Nếu nạn nhân hôn mê, bạn có thể tiến hành CPR. Đừng dùng kỹ thuật CPR cho người đã tỉnh và thở được.[19]

  3. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    3

    Vào vị trí. Bạn và nạn nhân cần ở những vị trí thích hợp khi tiến hành CPR. Hãy tuân thử những bước dưới đây để chắc rằng cả hai đã ở đúng vị trí cho việc ép tim:[20]

    • Đặt nạn nhân nằm ngửa và nghiêng đầu về sau.
    • Quỳ gối gần vai nạn nhân.
    • Đặt gan bàn tay lên vị trí trung tâm, giữa hai đầu ngực.
    • Đặt tay còn lại lên trên. Khuỷu tay thẳng, vai nằm thẳng phía trên bàn tay.

  4. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    4

    Bắt đầu ép xuống. Sau khi đã vào đúng vị trí, giờ đây bạn có thể bắt đầu ép tim. Ép tim có thể cứu sống người bị nạn, đảm bảo máu đã được oxy hóa tiếp tục được bơm lên não.[21]

    • Không chỉ cánh tay mà hãy dùng sức nặng cả phần trên của cơ thể khi ép thẳng xuống ngực.
    • Ép xuống ít nhất 5 cm.
    • Ép mạnh, với tốc độ 100 lần ép một phút. Tiếp tục cho đến khi nạn nhân thở trở lại hoặc cấp cứu đến.

    Quảng cáo

  1. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    1

    Tìm đến chăm sóc y tế cho nạn nhân bị điện giật. Kể cả bỏng nhẹ trong trường hợp bị điện giật cũng cần chăm sóc y tế. Đừng tự điều trị cho nạn nhân. Hãy gọi cấp cứu hoặc đưa họ đến bệnh viện gần nhất.

  2. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    2

    Xác định khu vực bỏng. Vết thương do bỏng có một số đặc điểm nhất định để nhận dạng. Hãy tìm kiếm những vết thương có một hay một số biểu hiện dưới đây:[22]

    • Da đỏ.
    • Da bị lóc ra.
    • Phồng rộp.
    • Sưng tấy.
    • Da trắng hoặc hóa than.

  3. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    3

    Rửa sạch vết bỏng. Điện sẽ thường chạy vào và rời khỏi cơ thể ở hai vị trí khác nhau. Hãy dùng hết khả năng, kiểm tra nạn nhân thật kỹ. Một khi đã xác định được, hãy làm mát vết bỏng bằng nước lạnh trong mười phút.[23]

    • Chỉ dùng nước sạch để tránh bất kỳ nguy cơ nhiễm trùng nào.
    • Đừng dùng đá, nước nóng hay nước lạnh, bất kỳ loại kem hay dung dịch thuốc mỡ nào. Da cháy nhạy cảm với nhiệt đó quá nóng hoặc quá lạnh và kem có thể gây khó khăn cho việc phục hồi.

  4. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    4

    Dỡ bỏ quần áo và đồ trang sức. Dỡ bở quần áo và đồ trang sức gần vết bỏng là rất quan trọng, giúp ngăn ngừa nguy cơ tổn thương thêm. Một số quần áo hay đồ trang sức có thể vẫn còn nóng do điện giật và có thể gây tổn thương nạn nhân.[24].[25]

    • Đừng cố lấy mảnh giấy hoặc vải nóng chảy bị dính vào vết bỏng.
    • Khi bị bỏng, đừng dùng chăn thường đắp cho nạn nhân bởi nó có thể dẫn đến nhiễm trùng.

  5. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    5

    Che chắn vết bỏng. Che chắn sẽ giúp bảo vệ vùng bị bỏng khỏi nguy cơ tổn thương thêm và giảm rủi ro nhiễm trùng. Cố dùng một trong những vật liệu sau:[26]

    • Băng gạc tiệt trùng
    • Vải sạch
    • Tránh dùng khăn tắm hoặc chăn[27]
    • Đừng dùng băng dán

  6. Nguyên nhân gây điện giật wikihow

    6

    Chờ cấp cứu. Một khi nạn nhân đã ổn định, bạn nên ở cùng và trấn an họ. Đừng quên cập nhật thông tin về viêc xử lý vết bỏng cho đội cấp cứu.

    • Giữ điện thoại bên mình để phòng trường hợp cần gọi gấp. Cố gắng theo dõi tình trạng của bị nạn và đừng để họ một mình.

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy nỗ lực duy trì bình tĩnh.
  • Cung cấp thông tin chi tiết hết mức có thể cho đội cấp cứu.
  • Ở cạnh nạn nhân và theo dõi tình trạng của họ.
  • Thông báo cho dịch vụ cấp cứu mọi chuyển biến của người bị nạn.
  • Đừng bao giờ làm việc liên quan đến điện một mình. Trong trường hợp tai nạn, sự có mặt của đồng nghiệp có thể sẽ cứu sống bạn.

Cảnh báo

  • Luôn chắc chắn rằng dòng điện đã được ngắt trước khi giúp đỡ người bị nạn.
  • Đừng áp đá, bơ, thuốc mỡ, thuốc, băng cotton có lông hay băng dán lên vết bỏng.[28]

Về bài wikiHow này

Trang này đã được đọc 7.006 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?