Nghị luận văn học người lái đò sông đà năm 2024

  1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả -Nguyễn Tuân là tác giả lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau năm 1945
  • Ông là một nghệ sĩ tài hoa uyên bác, có cá tính sáng tạo độc đáo.
  • Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp Nguyễn tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, thường miêu tả con người ở vẻ đẹp tài hoa nghệ s.ĩ
  • Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút
  • Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân về thể loại này là tùy bút “ Người lái đò Sông Đà”
    1. Tác phẩm
    2. Hoàn cảnh sáng tác: người lái đò Sông Đà được Nguyễn tuân sáng tác sau chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng tới miền tây bắc xa xôi rộng lớn 1958
    3. Xuất xứ: bài tùy bút được in trong tập Sông Đà xuất bản 1960
    4. Chủ đề; qua việc miêu tả khác hoà hình ảnh con sông Đà và người lái đò tài ba Trí Dũng tác giả đã ca ngợi thiên nhiên và con người Tây Bắc, qua đó thể hiện tấm lòng yêu mến trân trọng tự hào đối với đất nước con người Việt Nam II. Tìm hiểu văn bản
    5. Hình tượng con sông Đà a. Lí lịch con sông Đà
  • Con sông đà khá đặc biệt cho với nhiều con trông khác vì được khai sinh tại tỉnh Vân Nam Trung Quốc sau một chặng đường dài ở vùng đất ấy nó đã nhập quốc tịch Việt Nam gặp đồi núi tây bắc chập chùng Lắm ghềnh thác có độ dốc vô cùng hiểm trở nên bản thân nó mang nhiều điều bí ẩn.
  • Lời đề từ viết “Chúng thủy giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu” Mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc cũng phần nào nói lên tính cách của một con sông bướng bỉnh, độc đáo ,cá tính mạnh mẽ của sông Đà. b. Tính cách hung bạo dữ dội của sông Đà *Cảnh đá bờ sông dựng vách thành
  • Cảm nhận về thị giác
  • Độ cao ,sâu của đôi bờ sông Đà hiện lên thật khủng khiếp “Hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác đá mà nó còn là những cảnh đã bờ sông dựng vách thành” cảnh tượng vô cùng sống động hai bên lòng sông như được xây bằng đá.
  • Hai chữ “ Vách thành” gợi lên sự sừng sững uy nghiêm , sắc nhọn, lởm chởm hiểm trở.
  • Vách đá ấy dựng đứng cao vời vợi khiến “mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới thấy mặt trời”
  • Sông đà có Quảng Hiền lên với đồ hẹp khủng khiếp “Vách đã thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”
  • Động từ “chẹt” gợi ra hình ảnh dòng sông có chỗ bị đá bóp nghẹt lại làm dòng chảy bị nghẽn lại.
  • So sánh với cái yết hầu làm nổi bật độ sâu tối
  • Phía trên bờ sông độ hẹp cũng rất dữ dội “ Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ vọt từ bờ này sang bờ kia.”
  • Các từ “nhẹ tay”, “ ném”, “ vọt” gợi tả thật sinh động nhẹ nhàng không tốn sức
  • Không chỉ bằng thị giác Nguyễn Tuân còn tả cảm giác rùng rợn:
  • Đầu tiên là cảm giác lạnh “ngồi trong khoang đò qua quán ấy đang mùa hè cũng cảm thấy lạnh”
  • Lạnh vừa là cái lạnh do không khí mát mẻ dưới lòng sông mang lại vừa cảm giác lạnh gáy sởn gai ốc vì đi qua đây chẳng khác gì đi vào mi ệ ng tử thần
  • Cảm giác về độ cao và cảm giác đơn độc sợ hãi cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngó mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện
  • Cảm giác về độ cao khủng khiếp của hai bờ đá đã cao ngất như trên cải tầng thứ mấy
  • Động từ “tắt phụt” ánh sáng vụt tắt đột ngột bóng tối bủa vây, bao trùm con người đơn độc hụt hẫng chới với giữa hai vách đá rợn ngợp. Nguyễn Tuân đã khắc sâu ấn tường về độ cao của những vách đá ,sự lạnh lẽo u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy bằng những liên tưởng độc đáo bằng những so sánh thú vị *Quãng mặt ghềnh Hát Loóng
  • “ Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số, nước xô đá ,đá xô sóng, sóng xô gió ,cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt”
  • * Điệp từ “lại như” nguy hiểm như trùng điệp nối tiếp hết nguy hiểm này rồi lại đến nguy hiểm khác chực chờ rình rập
  • * “Dài hàng cây số” ước lượng hóa độ dài sự không rõ ràng mơ hồ ,tô đậm sự hiểm nguy
  • Miêu tả âm thanh của tiếng nước thác bằng những từ ngữ chỉ cảm xúc trạng thái độ tâm trạng của con người: oán trách, van xin, khiêu khích, gằn, chế nhạo
  • Nghệ thuật nhân hóa thác nước sông Đà trở thành một sinh thể đang giận dữ gầm gào
  • “Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa đang phá toang rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”
  • Động từ “rống” âm thanh lớn phóng đại hết cỡ
  • Từ láy lồng lộn động từ nổ lửa, phá toang điệp ngữ rừng lửa âm thanh bùng bùng cảnh hỗn loạn của đàn trâu mộng đang dẫm đạp bỏ chạy Dùng lửa tả nước dùng rừng tả sông *Thác đá sông Đà
  • Đá sông Đà không phải là những hòn đá vô tri vô giác chúng là những chiếc răng nanh khổng lồ là những quân sĩ đã được huấn luyện bài bản. --- Đá Sông Đà được miêu tả trong những cảm nhận khác nhau
  • Khi thì “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó” lúc to lớn qua dáng “bệ vệ oai phong lẫm liệt”
  • Chúng đứng -ngồi -nằm không theo thứ tự nhưng thực ra sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, dàn thiên la địa võng dàn bày thạch thủy trận.
  • Hình thù đá quái dị lập lờ trông như những hình nhân bặm trợn – Trận địa đá trùng trùng điệp điệp vây ráp ,đón lóng, đá tiền vệ, tuyến giữa ,tuyến trên, du kích, lưỡi đá, boong ke chìm ,pháo đài đá nổi ,bày ra ba trùng vi thạch trận đòi ăn chết chiếc thuyền.
  • Trùng vi 1: Một chân trời đá sóng nước gầm réo mở ra năm cửa trận, bốn cửa tử một cửa sinh
  • Trùng vi hai tăng thêm nhiều cửa tử chỉ có một cửa sinh
  • Trùng vi ba bên phải bên trái toàn là những luồng chết luồng sống ở giữa bọn đã hậu vệ.
  • -Sông Đà trở thành một loài thủy quái khổng lồ một dòng thác hùm beo. Nghệ thuật:
  • Quan sát tỉ mỉ tìm hiểu kỹ càng kết hợp trí tưởng tượng và sự liên tưởng phong phú
  • Vận dụng kiến thức của nhiều ngành nghề: điêu khắc, quân sự, thể thao điện ảnh ...
  • Ngôn ngữ giàu chất tạo hình sử dụng nhiều động từ mạnh nhịp văn chắc khỏe kết hợp với thủ pháp nghệ thuật so sánh ,nhân hóa, trùng điệp,
  • Sông Đà hiện lên như “một đứa con ngỗ ngược của bà mẹ thiên nhiên Tây Bắc” và “mang diện mạo tâm địa một thứ kẻ thù số 1” biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.
  • Bậc kỳ tài trong lĩnh vực sử dụng ngôn từ.
  1. Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà
  • Hình ảnh Sông Đà được chiêm ngưỡng từ trên cao xuống -“ Từ trên tàu bay mà nhìn xuống sông Đà không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia là chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội và với người lái đò sông Đà”
  • Nghệ thuật so sánh nhìn con sông Tây Bắc giống như “sợi dây thừng ngoằn ngoèo”
  • Từ láy “ngoằn ngoèo” giàu sức người có thể hình dung: do địa hình Tây Bắc vô cùng hiểm trở nên sông Đà không chảy theo một dòng thẳng mà nó quanh co, uốn lượn, gấp khúc ,vòng vèo ,chùng chình giữa những rừng, những núi .Dòng sông từ góc nhìn ấy vừa hùng vĩ vừa gợi cảm thơ mộng.
  • Phép điệp “không ai trong tàu bay nghĩ rằng” rồi “cũng không ai nghĩ rằng” như một tiếng reo vui từ hào của tác giả khi khám phá ra một góc độ khác về dòng sông
  • Sông Đà được so sánh như một người con gái kiều diễm với áng tóc trữ tình đằm thắm “Con sông đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân”
  • Có thể nói đây là câu văn tuyệt bút ghi dấu ấn tài hoa của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật tả cảnh ,từ cách sử dụng hình ảnh đến âm hưởng giọng điệu.
  • Câu văn dài chỉ có một dấu phẩy duy nhất kết hợp điệp ngữ “tuôn dài” ấn tượng liền mạch bất tận, miên man, chữ áng thường gắn liền với áng thơ áng văn Nguyễn Tuân gắn với tóc thành “áng tóc trữ tình” cụm từ đã nói lên được chất thơ chất trẻ trung và đẹp đẽ thơ mộng của dòng sông
  • So sánh dòng sông như áng tóc trữ tình đã đem đến cho sông Đà một nét đằm thắm duyên dáng đầy nữ tính
  • Nhân hóa “đầu tóc chân tóc ẩn hiện” từ trên cao nhìn xuống cảnh vượt thực vừa mồng người đọc liên tưởng mái tóc như được trang điểm bởi mây trời như được cài thêm hoa ban hoa gạo đẹp mơ màng như sương khói mùa xuân
  • Sắc nước thay đổi biến ảo theo mùa đó là vẻ đẹp đa dạng phong phú của sông Đà
  • “Mùa xuân nước sông Đà xanh ngọc bích chứ không xanh màu xanh canh hến của nước sông Gâm sông Lô”
  • Xanh ngọc bích là xanh trong xanh sáng xanh biếc một sắc màu gợi cảm trong lành
  • So sánh với màu xanh canh hến của nước sông Gâm sông Lô khẳng định màu xanh của sông Đà là vẻ đẹp riêng hiếm hoi hiếm thấy
  • Mùa thu Nước sông Đà thêm ảo diệu “mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.”
  • Hình ảnh “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.” vẻ đẹp hoang sơ nguyên thủy hùng vĩ của buổi sơ khai. Sông Đà có những quãng chưa ai đánh thức ,chưa người khai phá nên nó vẫn còn nguyên dạng như buổi hồng hoang
  • So sánh “bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” là một so sánh gợi cảm gợi ra thế giới tuổi thơ với vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên
  • Nhà thơ say đắm đến nỗi mà không dứt mình ra được khỏi cảm giác ấy nên mới thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê để đánh thức mình ra khỏi cảnh mộng.
  • Vẻ đẹp của thảm thực vật
  • Trên bờ cỏ cây hoa lá phong phú một nương ngô nhú lên áng cỏ sương gợi ra vẻ đẹp của một sự sống như đang trỗi mình trong từng lá ngô non từng ngọn cỏ .cảnh vật tươi non đầy sức sống, nhựa sống đang tràn trề dào dạt.
  • Trên bờ còn có muông thú : “đàn hươu...” cảnh đẹp thanh bình yên ả.
  • Dưới sông thì có cá: “đàn cá dầm xanh quấy vọt.... vụt biến” lấy động tả tính mang đến một bức tranh thơ mộng trữ tình
  • “Bụng trắng như bạc rơi thoi” gợi thành ngữ rừng vàng biển bạc cách tác giả ngợi ca vẻ đẹp về sự giàu có của non sông gấm vóc Việt Nam
  • Hình ảnh dòng sông trôi về miền xuôi giữa bao bâng khuâng thương nhớ “Dòng sông quãng này ..ên dòng sông”
  • Câu văn nhịp điệu chậm buồn nhưng đúng như dòng chảy lững lờ của dòng sông, không còn thác đá thét gào, không còn hút nước xoáy tít, gào rú cũng không còn trùng vi thạch trận với bao cửa tử cửa sinh con sông đang thương nhớ đang lắng nghe một thế giới khác của sông Đà đó là thế giới giọng nói êm êm của người xuôi thế giới hạ lưu nơi những con đò mình nở chạy buồm vải. Nghệ thuật - Nhà thơ quan sát sông Đà ở nhiều góc độ - Mt kết hợp ngôn ngữ giàu có, tinh tế hiện đại giàu cảm xúc - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: nhân hoá, liệt kê , tương phản ,đối lập... - Lối so sánh liên tưởng độc đáo - Vận dụng nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau: âm nhạc hội hoạ, thi ca... Hình tượng sông Đà vừa mang nét hung bạo lại vừa trữ tình, thơ mộng. Qua hình tượng sông Đà đã thể hiện tình cảm của Nguyễn Tuân với thiên nhiên Tây Bắc.
    1. Hình ảnh người lái đò sông Đà:
    2. Mở bài:

Tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân Viết tuỳ bút này Nguyễn Tuân tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng mười của màu sắc núi sông Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa được vui và vững bền. Chất vàng mười của con người ấy chính là người lái đò sông Đà. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, người lái đò hiện lên như 1 người lao động trí dũng, 1 nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác, leo ghềnh. *Thân bài “Người lái đò Sông Đà” được Nguyễn tuân sáng tác sau chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng tới miền tây bắc xa xôi rộng lớn 1958. Bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà” xuất bản 1960 .Qua việc miêu tả khắc hoạ hình ảnh con sông Đà và người lái đò tài ba Trí Dũng tác giả đã ca ngợi thiên nhiên và con người Tây Bắc, qua đó thể hiện tấm lòng yêu mến trân trọng tự hào đối với đất nước con người Việt Nam Lai lịch : là 1 ông lão gần 70 tuổi, quen cuộc sống khắc nghiệt ở sông Đà, làm nghề lái đò nhiều năm liền cả quãng đời gần như gắn bó với sông Đà ● Ngoại hình :

  • Thân hình cao to gọn quánh, nhìn ông “tưởng mình đang đứng trước 1 chàng trai”;
  • « Tay ông lêu nghêu như cái sào; Chân lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp chặt cuống lái tưởng tượng ;Giọng nói aò ào như tiếng mặt nước ghềnh sông » -> ngoại hình in đậm dấu ấn nghề nghiệp. ● Tính cách:
  • Thích vượt khó, thích đương đầu với nguy hiểm khó khăn, thích đi qua chỗ thác ghềnh dữ
  • Đó là một người lái đò lão luyện: “Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi chỉnh tay giữ lái độ sáu chục lần...” trong thời gian hơn chục năm làm cái nghề đầy nguy hiểm và gian khổ này
  • Ông lái đò là người tài ba, dũng cảm, từng trải, giàu kinh nghiệm :
  • Cuộc chiến với sông Đà góp phần thể hiện vẻ đẹp của người lái đò. Đây là1 cuộc chiến không cân sức:
  • Sông Đà: sức mạnh của thiên nhiên với nhiều mưu mô xảo quyệt, hiểm ác.
  • Con người: đơn độc, trên một chiếc thuyền không biết lùi đi đâu
  • Là người tinh thạo trong nghề nghiệp
  • Ông lão nắm vững qui luật khắc nghiệt của dòng thác sông Đà “Nắm chắc quy luật của thần sông thần đá”.
  • Ông thuộc lòng những đặc điểm địa hình của Sông Đà “ nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào tất cả các luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở, Sông Đà “như một thiên anh hùng ca mà ông đò thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng”.

Ông lái đò sông Đà là hình ảnh tuyệt đẹp về người lao động vừa có tư thế, phẩm chất của người anh hùng, vừa mang phong cách người nghệ sĩ, nhân vật được nhà văn yêu mến và trân trọng.