Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt năm 2024

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và bưu chính công ích,

Phạm vi điều chỉnh

Tiền điện tử (đối tượng cung ứng, hình thức thể hiện); thanh toán không qua tài khoản thanh toán (đối tượng, phương thức, điều kiện cung ứng); đại lý thanh toán; mô hình hợp tác kết nối giữa ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nước ngoài; tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty trung gian thanh toán

Tóm lược dự thảo

Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Hiệp hội/Doanh nghiệp

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi tắt là Dự thảo) và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Dự thảo bổ sung các quy định quan trọng về: tiền điện tử (đối tượng cung ứng, hình thức thể hiện); thanh toán không qua tài khoản thanh toán (đối tượng, phương thức, điều kiện cung ứng); đại lý thanh toán; mô hình hợp tác kết nối giữa ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nước ngoài; tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty trung gian thanh toán…Dự thảo dự kiến ảnh hưởng đến các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và bưu chính công ích.

Để bảo đảm tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) rất mong Quý Hiệp hội/Doanh nghiệp đóng góp ý kiến đối với Dự thảo.

Toàn văn Dự thảo, Tờ trình và Phụ lục được đăng tải dưới bài viết này. VCCI rất mong nhận được ý kiến quý báu của Quý Đơn vị trước ngày 28/11/2019 để kịp tổng hợp gửi Ban soạn thảo.

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi trước qua fax hoặc email):

Ban Pháp chế VCCI – Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.35770632/024.35742022-máy lẻ: 355; Fax: 024.35771459

Email: [email protected]/ [email protected]

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Đơn vị.

Thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 80/2016/NĐ-CP và Nghị định 16/2019/NĐ-CP).

Sau khi có hiệu lực thi hành (ngày 26/3/2013), các quy định tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần quan trọng trong hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cơ bản cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Qua hơn 06 năm triển khai thực hiện, Nghị định đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đi vào cuộc sống, hạn chế dần các thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, bảo đảm thực thi có hiệu quả các quy định pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh và thực tiễn hiện nay, Nghị định 101/2012/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế.

Việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP là việc làm cần thiết và kịp thời để giải quyết các vấn đề bất cập đáp ứng nhu cầu thực tiễn và theo kịp xu thế phát triển của nền kinh tế.

Dự thảo Nghị định này quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm: mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán.

Dự thảo này bổ sung các mô hình hợp tác kết nối: Ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế được hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nước ngoài; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chỉ được hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nước ngoài để hỗ trợ ngân hàng được phép thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế; việc hợp tác này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước và việc chấp thuận bằng văn bản thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời, bổ sung quy định: Các bên liên quan thanh toán quốc tế có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm quản lý các luồng giao dịch xuyên biên giới.

Dự thảo cũng bổ sung thêm các hành vi bị cấm: Cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng tài khoản thanh toán của người khác để hoạt động phi pháp, các hành vi liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán và dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng, hoạt động đại lý thanh toán,...

Trong quá trình theo dõi việc thực thi các quy định pháp luật về tài khoản thanh toán cũng như giải quyết các bất cập trong thực tiễn, Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung thêm một số quy định tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP về vấn đề phong tỏa tài khoản thanh toán trong các trường hợp như tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện và có bằng chứng về việc tài khoản thanh toán gian lận, vi phạm pháp luật hoặc trường hợp khách hàng chuyển tiền có nhầm lẫn sai sót về số hiệu tài khoản, số tiền,... nhằm bảo vệ và giúp khách hàng lấy lại được tài sản đã chuyển nhầm cho người khác.