Ngày bao nhiêu tết trung thu

Mục lục bài viết

  • 1. Tết trung thu diễn ra vào thời gian nào?
  • 2. Tết trung thu năm 2022 là ngày bao nhiêu?
  • 3. Các hoạt động diễn ra vào dịp tết trung thu.

 

1. Tết trung thu diễn ra vào thời gian nào?

Trung thu là giữa mùa thu, cũng như cái tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm tháng tám, tức là vào 15 tháng 8 âm lịch. Tết trung thu của Việt Nam không biết có tự bao giờ, bởi không có tài liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lẽ rằm tháng 8.

Tết trung thu còn có các tên thân mật khác như: Tết thiếu nhi, Tết trông trăng hoăc tết đoàn viên. Được gọi bằng nhiều tên như vậy, bởi lẽ:

- Đối với tên gọi Tết Thiếu nhi: Trong dịp tết này, tất cả các thanh thiếu nhi được tham gia vào đoàn, đội tập múa, cắm trại trang trí cho đội của mình hay các cháu được rước đèn lồng, phá cỗ trung thu, được người lớn tặng đồ chơi bánh kẹo.....Tết này thương được dành cho thiếu nhi bởi các trò chơi dành cho trẻ em khá nhiều và còn hình ảnh chú Cuối chị Hằng trong các truyện cổ tích cũng gợi cho ta thấy tết này dành cho thiếu nhi. Chính vì vậy cái tên Tết thiếu nhi được ra đời.

- Đối với tên gọi Tết Trông trăng: Thông thường, nếu thời tiết không có chuyện gì xấu xảy ra thì vào dịp tết này, mặt trăng sẽ trở nên sáng và tròn trịa, các cháu bé cùng với người thân trong gia đình thường làm những mâm cỗ bên những chiếc bánh trung thu để ngắm trăng rằm và cùng phá cô. Ánh trăng sáng soi rọi khắm ngóc ngách làng quê, rọi vào những đứa trẻ đang tung tăng chạy nhảy chơi đùa. Cái tên Tết trông trăng chính vì vậy cũng là tên gọi khác của tết trung thu.

- Tết Đoàn viên: Cả năm làm lụng vất vả, ai cũng mong ngóng tết trung thu để được nghỉ lễ và đoàn viên cùng gia đình. Trong khoảng thời gian ngắn ngửi này, họ quây quần bên nhau, ăn những chiếc bánh trung thu mềm, dẻo, ngọt; tâm sự với nhau chuyện nhỏ chuyện to, còn gì quý hơn những giây phút được quây quần bên gia đình như thế này.

Ngày xưa, trong mỗi dịp lễ tết, người ta bày bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa, ca hát, múa lân tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi làm bánh, xếp hoa, tổ chức thi cắm trại, thi múa hát. Trẻ em cũng có niềm vui của riêng chúng - chúng có những cuộc rước đèn, nhiều nơi còn tổ chức thi đèn. Nhiều gia đình còn bày cỗ riêng cho trẻ em  và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sỹ giấy đtặ ở nơi cao đẹp xung quanh bánh trai hoa quả.

Tuy nhiên, mỗi thời mỗi thay đổi, các bé trong thời đại này dã dần lãng quên đi những thú vui tao nhã của ngày trước mà hòa mình vào không khí nhộn nhịp, tưng bừng của thành phố xa hoa, ánh đèn lộng lẫy. Các bé được bố mẹ cho vào các khu trung tâm thương mại để ăn uống, chụp ảnh, vui chơi. Còn ở dưới miền quê thì cũng còn giữu lại vài chút màu sắc của ngày xưa nhưng tâm trạng đã không còn như xưa.

 

2. Tết trung thu năm 2022 là ngày bao nhiêu?

Vẫn như mọi năm, tết trung thu năm 2022 rời vào ngày 15/08/2022 âm lịch, còn đối với dương lịch thì rơi vào ngày bao nhiêu thì là câu hỏi "khá khó" bởi việc sử dụng ngày dương lịch trong cuộc sống hiện đại ngày càng phổ biến, lấn áp đi những ngày âm, hầu như chỉ có những cô, dì, ông, bà chạc tuổi mới hay sử dụng lịch âm. Vậy theo lịch dương, trung thu rơi vào ngày nào?

Theo như kiểm tra bảng Lịch Vạn Niên, có thể thấy Tết trung thu năm 2022 dương lịch rơi vào ngày 10/9 và là thứ bảy. Đây là thời điểm quá hợp lý để gia đình có thể lên kế hojahc cho những chuyến vui chơi và các hoạt động khác vào ngày trung thu, cũng có thể lên kế hoạch về quê hay đi du lịch, bởi thứ 7 là ngày hầu như mọi người đều được nghỉ, sang hôm sau là rơi vào chủ nhất thì quá tuyệt vời, mọi người có thể xõa cả đêm mà không lo ngày mai phải dậy đi làm. 

Còn đối với các doanh nghiệp, công ty biết chính xác trung thu rơi vào thứ ngày tháng nào dương lịch để lên kế hoạch tặng hoa, tặng quà cho nhân viê, cho sếp, cho đối tác...

>> Xem thêm: Kịch bản chương trình Tết Trung Thu năm 2022 và lời dẫn hay nhất

 

3. Các hoạt động diễn ra vào dịp tết trung thu.

Tết trung thu không chỉ là dịp các thành viên trong gia đình tụ họp quây quần bên nhau cùng phá cỗ, ngắm trăng làm công việc khác cùng  nhau mà còn là dịp để họ tổ chức những chuyển du  lịch tham quan, ngắm cảnh, thoát ly khỏi khu mình sinh sống.

Từ xa xưa, mỗi năm dịp tết trung thu về, dân gian ta thường tổ chức vô số các lễ hội truyền thống nhưng đến thời nay thì những lễ hội đó dần đân mờ nhạt đặc iệt là ở thành phố. Ở thành phố, phụ huynh thường lựa chọn đưa con em mình đến khu trung tâm thương mại, chơi, giải trí, học hỏi những cái mới mẻ, tham quan những di tích lịch sử hoặc có thể về miền quê, ra ngoại thành cho con em mình hòa nhập với những đứa trẻ khác để có thể trải nghiệm nhiều điều mới mẻ, bổ ích hơn. Bên cạnh đó, phụ huynh các bé có thể đến các khu du lịch có không khí trong lành, không gian yên tĩnh hòa mình với thiên nhiên, làm một bữa tiệc nhỏ ám cúng cùng quây quần bên nhau. Hoặc các gia đình thành phố có thể cho con em mình về quê hương nơi chôn rau cắt rốn để thăm gia đình chơi những trò chơi dân gian hòa mình với các hoạt động vui vẻ, bổ ích dưới miền quê. Dưới đây là những hoạt động thường thấy trong dịp tết trung thu có ở khắp mọi miền đặc biệt là ở các miền quê:

- Rước đèn: Đây là hoạt động thường gặp ở hầu hết mọi nơi chỉ cần một cái lồng đèn dù là nhỏ nhưng cũng đủ để những đứa trẻ vui chơi thỏa thích cùng bạn bè. Một số lồng đèn khá là dễ làm phụ huynh có thể mua hoặc tự làm cho con mình một chiếc đèn xinh xắn theo ý muốn, sở thích của con.  Trên thành phố những gia đình dù ở gần nhau  nhưng thường không chơi với nhau, hầu như nhà nào biết nhà đó nên chủ yếu những đứa trẻ chơi với bố mẹ hoặc được ra các trung tâm thương mại chơi, ăn uống....Còn ở nông thông thì ngược lại, họ thường tập trung thành làng, bản, xã có mối quan hệ khá khăng khít, họ thường tụ họp vui chơi đặc biệt là lũ trẻ, chúng thường tự rủ rau đi rước đèn, lập thành từng hội từng nhóm tưng tăng vui chơi đi qua những cánh đồng, con suối cùng nhau hét bài " Rước đèn trung thu". 

Ngày bao nhiêu tết trung thu

- Múa lân: Múa lân hay còn gọi là múa sư tử không chỉ trong dịp trung thu mà còn là hoạt động trong các lễ hội, truyền thống văn hóa tại Việt Nam, ngoài ra còn xuất hiện ở các dịp khai trương, lễ cưới....Múa lân không chỉ là môn nghệ thuật dân giân mà còn có ý nghĩa là lời cầu chúc cho sự thịnh vượng những tháng còn lại trong năm, mỗi lễ hội múa lần sẽ có những hình thù và chữ khác nhau. Múa lân trong dịp tết trung thu đem lại ý nghĩa, niềm vui rất lớn cho những đứa trẻ. Những chiếc lồng đèn ngập màu sắc trên tay cùng với những tiếng chống, hình ảnh uốn lượn của con sư tử sẽ giúp cho những đứa trẻ thấy vui, thú vị, hòa hứng, có nhiều kỷ niệm trong dịp tết này. Những chú lân nhảy múa đó đại diện cho những lời chúc tốt đẹp dành cho những đứa trẻ cùng như cho tất cả mọi người, xua tan đi những  xui xẻo, không được may mắn.

- Làm đồ chơi trung thu: Đối với những đứa trẻ mọi thời đại thì đồ chơi là thứ bất di bất dịch không thể thiếu, chính vì điều đó nên chúng mới thích dịp tết trung thu, trung thu là lúc bày bán tất cả các loại đồ chơi như: mặt nạ, Lồng đèn, đầu sư tử, siêu nhân, búp bê, bóng, gậy Tôn Ngộ Không, ông Địa,, Trư Bát Giới xịt bong bóng, tò he, chong chóng.....hoặc những thứ đồ chơi mà chúng tự làm  ra để chơi cùng lũ bạn,  ngoài ra còn có các loại đồ ăn trẻ em như: xieeb bẩn; mì tôm trẻ em; kem; bánh trái; kẹo mút....Tất cả những thứ đó đều thu hút những đứa trẻ.

- Làm bánh trung thu, tổ chức lễ hội hóa trang, tổ chức các trò chơi khác: Dịp tết trung thu, các mẹ có tổ chức cho các bé làm những chiếc bánh trung thu của riêng mình sau đó sẽ chấm giải ai thắng thfi được tặng quà. Trò chơ này giúp trẻ hiểu được quy trình làm bánh cũng như các nguyên liệu làm ra bánh, để từ đó trẻ biết chân quý chiếc bánh và trân trọng sức lao động hơn.Hay tổ chức các trò chơi như kéo co, nhảy dây, đàn hát.....

- Ca hát, nhảy múa, phá cỗ: Trong dịp tết trung trung một số đứa trẻ có năng khiếu nhảy múa ca hát hoặc được các anh chị trong xóm làng lựa chọn để tham gia văn nghệ múa, hát cho đoàn đội của mình. Các xã, phường, thị trấn sẽ tổ chức duyệt văn nghệ sau đó cắm trại để các đội được duyệt có thể trình diễn trong đêm trung thu, thường thường là 14/8 âm lịch. Ngày hôm sau các bạn nhỏ sẽ diễu hành và trưa về về đội của mình để phá cộ, phát bánh kẹo. Cỗ mừng trung thu gồm có những đồ ăn mặn, sau đó sẽ tráng miện bằng bánh trung thu, hoa quả như hồng đỏ, bưởi, táo, chuối, thị, ....

- Tặng quà, kết thúc tết trung thu: Thường thường, mỗi dịp tết trung thu người ta sẽ tặng quà cho người thân, bạn bè, người yêu hoặc các cơ quan, doanh nghiệp sẽ tặng quà cho khách hàng,cán bộ, đối tác, công nhân viên; ...Quà trung thu thường là hộp bánh gồm bánh dẻ, bánh nướng, bánh nhân đạu xanh, nhân sầu riêng được bọc kỹ càng, đẹp mắt hoặc sẽ tặng quần áo hay biếu tiền..... 

Bánh trung thu là thứ bánh đặc trưng gắn với sự tích, nguồn gốc ra đời ngày tết. Mỗi dịp trung thu đến không thể không nhắc đến những chiếc bánh nướng, bánh dẻo ngay cả trên vỉa hè đường phố, các hãng bánh nổi tiếng đã bày bàn khoảng 2 tháng trước khi Tết trung thu diễn ra. Tặng bánh trung thu có ý nghĩa chúc cho mọi điều được tròn đầy, viên mãn. Thời điểm tặng quà tặng bánh thích hợp nhất có thể diễn ra khoảng 15 ngày trước khi diễn ra lễ hội trung thu, quà bánh không cần phải là giá trị quá đắt đỏ, mọt chiếc bánh trung thu tròn đầy, hoa văn đẹp đẽ dành những lời chúc tốt đẹp cho người được tặng trong dịp này đã là một món có ý nghĩa và giá trị đến người được tặng.

Ngoài ra, người ta còn quan  niệm rằng, tết trung thu  ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tơ tằm, nếu màu xanh hay xanh lục thì năm đó có thiên tai còn nếu trăng màu cam thì đất nước sẽ thịnh trị.

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ phong tục của nước Trung Hoa nhưng Tết trung thu của Việt Nam đã mang lại màu sắc, ý nghĩa phát triển và đặc biệt đậm đà bản sắc dân tộc của riêng Việt Nam. Chính vì vậy, Tết trung thu Việt Nam không hề nhàm chán mà mọi người từ già đến trẻ đều nô nức, háo hức ngóng chờ đến ngày này để được cùng con cháu, các thành viên khác trong gia đình sum vầy hạnh phúc hưởng lạc không khí trung thu và ngắm trăng tròn sáng rực chơi các trò chơi dân gia, đó là những kỷ niệm không bao giờ quên trong lòng mỗi chúng ta. 

Trên đây là bài tư vấn của Luật Minh Khuê liên quan đến lễ, tết Trung thu. Xem thêm: Bài cúng, văn khấn rằm tháng 8 âm lịch (Tết Trung Thu) hay nhất