Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào năm 2024

Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cơ thể bé tự tổng hợp được vitamin D. Vậy, nên tắm nắng cho trẻ lúc nào và tắm nắng như thế nào đúng cách? Hãy để Nature’s Way giải đáp giúp mẹ nhé!

I. NÊN TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH LÚC MẤY GIỜ?

Tắm nắng rất tốt cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Theo đó, khi da bé được tiếp xúc với nguồn ánh nắng mặt trời sẽ kích thích sản sinh ra vitamin D cơ thể cần, giúp hạn chế tình trạng còi xương, chữa chứng bệnh vàng da sơ sinh. Hơn nữa, việc phơi nắng cho trẻ sơ sinh còn giúp con tránh được chứng hăm tã, vì ánh nắng mặt trời mang lại tác dụng kháng khuẩn.

Thông thường, sau sinh khoảng 1-2 tuần ba mẹ đã có thể cho trẻ tắm nắng. Thời gian tắm nắng tốt nhất nên là từ 6-9 giờ sáng – thời điểm nắng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím còn yếu. Ngoài ra, không khí buổi sáng còn rất trong lành thích hợp để cho bé tắm nắng và tận hưởng thời tiết buổi sớm.

Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào năm 2024

Lưu ý, tùy thuộc vào vị trí địa lý và các mùa trong năm, ba mẹ có thể chọn khung giờ tắm nắng lý tưởng cho bé như gợi ý sau:

  • Mùa hè: Nắng sẽ lên sớm hơn và gay gắt hơn, phụ huynh nên tranh thủ cho bé tắm nắng trước 7h sáng để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ.
  • Mùa thu: Trời se lạnh nên có thể tắm nắng muộn hơn thời gian trên, nhưng vẫn không nên trễ hơn 9h sáng.
  • Mùa đông: Điều kiện thời tiết lúc này thường nhiều mây, khí hậu lạnh, mặt trời lên muộn và ánh nắng yếu. Do đó, bố mẹ nên đợi đến khi thời tiết ấm hơn mới bế bé ra tắm nắng.

Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào năm 2024

II. CÁCH TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CHUẨN

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, nhưng không phải cứ đưa bé ra phơi nắng là được. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách, ba mẹ hãy thực hiện như sau:

  • Thứ nhất: Trang phục khi cho bé đi tắm nắng

Nên cho trẻ mặc đồ khi tắm nắng thay vì chỉ mặc mỗi bỉm không. Đối với mùa hè, có thể ưu tiên mặc cho bé những trang phục cộc tay và mỏng để da bé có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn. Mùa thu và động thời tiết trở lạnh thì cần mặc đủ ấm trước khi phơi nắng cho trẻ sơ sinh.

Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào năm 2024

  • Thứ hai: Cách bế bé ra tắm nắng

Bé nên được bế trong khi đang tắm nắng để đảm bảo an toàn nhất. Đối với nhóm trẻ sơ sinh thì bế ngọn trong thư tế bế ngửa tay để bé nằm thoải mái nhất. Khi bé lớn, có thể bế vác để bé vừa thoải mái vừa tiếp xúc được với ánh nắng nhiều hơn.

Lưu ý, không bế bé ngay lập tức ra trời nắng, nên để bé làm quen dần với môi trường có ánh sáng mạnh bằng việc đứng ở hiên nhà trước, sau mới phơi nắng. Hạn chế việc để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt bé sẽ gây khó chịu và không tốt cho mắt.

Trường hợp không có không gian trong lành cho bé tắm nắng, hãy để bé phơi nắng ngay trong phòng. Ba mẹ hãy tắm nắng cho bé bằng cách để bé nằm cạnh cửa sổ nơi có ánh nắng chiếu vào. Nhớ không để nắng hắt trực tiếp vào mắt trẻ.

Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào năm 2024

  • Thứ ba: Tắm trong bao lâu

Các bác sĩ khuyến nghị, trẻ sơ sinh nên được ra ngoài phơi nắng từ 20-30 phút mỗi buổi sáng hàng ngày. Với những trẻ lần đầu tắm nắng thì chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút và tăng dần thời lượng khi đã quen.

Lời kết:

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh tưởng chừng rất dễ thực hiện. Nhưng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cao nhất cho bé, ba mẹ nhớ tuân thủ theo những hướng dẫn đã được chia sẻ. Trong hành trình chăm sóc bé yêu, còn khúc mắc điều gì hãy mạnh dạn để lại câu hỏi Nature’s Way sẽ giúp mẹ giải đáp nhé! Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khi trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, 80% lượng vitamin D sẽ được tổng hợp qua da. Điều này giúp cho cơ thể bé hấp thu tốt canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc. Đồng thời giúp điều hòa các dưỡng chất quan trọng cho việc tạo hình xương. Hơn hết, còn chống lại bệnh còi xương ở trẻ em và một số chức năng miễn dịch khác. Ngoài ra, việc tắm nắng còn giúp tránh được bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

Sau khi sinh khoảng 1 tuần là thời điểm thích hợp nhất để bé bắt đầu tắm nắng. Mẹ nên cho bé vào bóng râm để bé làm quen dần. Trong những ngày đầu, mẹ chỉ nên phơi nắng vài phút. Sau đó tăng dần lên 5 phút, 10 phút và tối đa 30 phút.

Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào năm 2024
Sau khi sinh khoảng 1 tuần là thời điểm thích hợp nhất để bé bắt đầu tắm nắng.

3. Tắm nắng thế nào cho an toàn và hiệu quả

Tắm nắng là một hoạt động rất tốt cho trẻ sơ sinh. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách tắm nắng đúng cách cho bé, nhất là các mẹ sinh bé đầu lòng. Bibo Mart chia sẻ với bạn một số “tip” để bạn có thể cho bé tắm nắng hiệu quả và an toàn nhất nhé.

  • Chọn thời gian thích hợp: Tránh cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều, khi ánh nắng mặt trời rất mạnh và gây nguy hiểm cho da của bé. Thời gian tốt nhất là sáng sớm hoặc buổi chiều muộn.
  • Chọn địa điểm an toàn: Hãy đảm bảo bé được tắm nắng ở nơi an toàn, ít bụi. Bạn có thể chọn sân vườn, ban công hoặc bãi biển nếu điều kiện cho phép.
  • Mặc đồ bảo vệ: Để bảo vệ da, đầu và tóc trẻ khỏi ánh nắng trực tiếp, mẹ nên sử dụng mũ đội cho con.
  • Sử dụng kem chống nắng: Da của trẻ rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Do đó, ngoài việc tiếp nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời thì bé cũng sẽ tiếp xúc với các tia UV có hại cho da. Vì thế mẹ nên thoa kem chống nắng cho con trước khi tắm nắng nhé!
    Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào năm 2024
    Tắm nắng là một hoạt động rất tốt cho trẻ sơ sinh.

4. Những điều mẹ cần lưu ý khi tắm nắng cho bé

• Tuyệt đối không để ánh nắng chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt trẻ.

• Ban đầu mặc quần áo mát bình thường. Khi thân nhiệt của bé tăng lên thì cởi bớt dần dần. Để hở càng nhiều vùng da tiếp xúc với ánh nắng, bé càng nhận được nhiều tia hồng ngoại.

• Nếu không thể ra ngoài, bạn có thể cho bé nằm gần cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để tránh cản trở tia hồng ngoại, làm mất tác dụng của việc tắm nắng.

• Lau khô mồ hôi cho bé ngay sau khi tắm và cho bé uống chút nước để bù lại lượng nước mất đi.

• Tắm nắng cho bé ở những nơi có nhiều ánh nắng, thoáng đãng, ít bụi bẩn.Tránh những chỗ có gió lùa và không cho bé tắm nắng vào những ngày thời tiết bất thường.