Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài

Những phong tục cổ truyền không chỉ là những hoạt động mang tính tượng trưng, mà còn là những điều gắn kết tình cảm của mọi người và còn làm trỗi dậy tinh thần dân tộc của mỗi người con Việt Nam.

Tiễn ông Công ông Táo về trời

Theo tục, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các vị Táo Quân sẽ lên chầu Trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công - tội, thưởng - phạt phân minh.

Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Người dân thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp âm lịch

Với mong muốn Thần Bếp sẽ phù hộ cho gia đình được nhiều may mắn, nên hằng năm, ngày 23 tháng Chạp, người ta thường dọn dẹp nhà, bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm để tiễn ông Công ông Táo về trời một cách long trọng.

Ngoài những điểm tương đồng này, thì tùy theo phong tục vùng miền mà nghi lễ cúng ông Công, ông Táo giữa 3 miền Bắc - Trung - Nam có sự khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với vị thần cai quản việc phúc đức trong nhà.

Chơi hoa ngày Tết

Ngày Tết, người Việt thường mua những cây hoa tượng trưng cho sự may mắn như đào, mai, quất... để xua đuổi tà ma, cầu cho một năm mới luôn vui vẻ, hạnh phúc, thịnh vượng, viên mãn cho cả gia đình.

Gói bánh Chưng, bánh Tét

Bánh Chưng, bánh Tét là một món ăn chưa bao giờ có thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt.

Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Bánh chưng là món không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày Tết

Truyền thống gói bánh chưng, bánh dày là một phần không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho Đất - Âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời - Dương, thể hiện triết lý Âm - Dương. Bánh chưng dành cho Mẹ, bánh dầy giành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Thăm mộ tổ tiên

Mỗi dịp Tết đến, con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng Chạp, sửa sang, dọn dẹp để bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh tổ tiên về với con cháu.

Bày mâm ngũ quả

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Người Việt dành nhiều thời gian và tâm sức để bày mâm ngũ quả bởi đó không chỉ mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn hàm chứa nhiều hy vọng về một năm mới sung túc, nhiều sức khỏe và may mắn.

Bày mâm ngũ quả cũng là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt. Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền vơi sự hiếu thảo và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn

Cúng giao thừa

Thời khắc giao thừa luôn mang lại những cảm xúc thiêng liêng cho mỗi con người Việt. Cúng giao thừa thường phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Sở dĩ người Việt Nam làm lễ cúng giao thừa vì niềm tin rằng: Một năm bắt đầu, ắt phải có kết thúc. Ý nghĩa của buổi lễ cũng là bỏ hết đi những ân oán năm cũ, nghinh đón năm mới đến với tài lộc và những điều tốt đẹp.

Xông đất

Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đất và kỳ vọng rằng, người đó sẽ mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết 1 vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập.

Chúc Tết và Mừng tuổi

Những lời chúc dành cho nhau kèm theo những phong bao lì xì đỏ luôn mang lại cảm giác bình yên, niềm vui, sự hạnh phúc.

Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Những lời chúc dành cho nhau kèm theo những phong bao lì xì đỏ luôn mang lại cảm giác bình yên, niềm vui, sự hạnh phúc

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng Một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.

Đi lễ đầu năm

Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.

1. Xông đất

Xông đất lấy may đầu năm là một trong những phong tục cổ truyền có từ rất lâu đời của dân tộc ta.

Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Xông đất lấy may đầu năm là một trong những phong tục cổ truyền có từ rất lâu đời của dân tộc ta.

Người xông đất là người đầu tiên bước chân vào nhà của người nào đó sau thời khắc giao thừa. Người ta tin rằng tuổi tác của người khách đầu tiên có ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà. Vì thế, từ trước Tết, chủ nhà thường chọn người quen biết nào thành đạt và có tuổi hợp với mình theo sách tử vi để mời họ đến xông đất cho mình.

Một số nơi, người ta cho rằng người thân trong gia đình xông đất sẽ đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

2. Xin chữ đầu năm

Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Xin chữ đầu năm là một truyền thống tốt đẹp, thể hiện tinh thần hiếu học của những người con đất Việt.

Xin chữ đầu năm là một truyền thống tốt đẹp, thể hiện tinh thần hiếu học của những người con đất Việt. Dịp đầu năm người ta thường ra đền, chùa hoặc đến Văn Miếu để xin chữ lấy may. Những chữ thường được xin là những chữ có ý nghĩa mang lại may mắn cho năm mới như Phúc, Lộc, Tài, Trí…

3. Mua muối

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là một quan niệm quen thuộc với nhiều người mỗi dịp năm hết Tết đến.

Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Muối là thứ mặn, chống xú uế, xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn trong gia đình.

Người xưa quan niệm muối là thứ mặn, chống xú uế, xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tình cảm, nó được cho rằng sẽ mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái.

Việc mua muối đầu năm của mỗi gia đình thường bắt đầu trong buổi sớm mồng Một Tết.

4. Đi chùa

Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Đi chùa đầu năm là một nghi lễ không thể thiếu.

Với nhiều người Việt, đi chùa đầu năm là một nghi lễ không thể thiếu. Mọi người thường mặc những trang phục đẹp như áo dài hay quần áo mới rồi cùng nhau đi lễ chùa để cầu chúc cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

5. Mừng tuổi

Đầu năm mới là dịp con cái quây quần bên ông bà, bố mẹ để chúc Tết, mừng thọ và bày tỏ lòng hiếu thảo.

Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Mừng tuổi là phong tục đẹp mỗi khi Tết đến, xuân về.

Vào dịp này các thành viên thường mừng tuổi lẫn nhau. Đây là một phong tục rất đẹp, mỗi khi Tết đến, xuân về. Trong dịp này, các thành viên trong nhà cũng thường lì xì cho nhau những phong bao đỏ với chút tiền để lấy may mắn đầu năm. Con cháu gửi đến ông bà, cha mẹ lời chúc mạnh khỏe, bình an, người lớn chúc trẻ nhỏ hay ăn chóng lớn, chăm ngoan.

6. Xuất hành và chúc Tết

Mùng Một Tết, còn gọi là ngày Chính đán, người Việt thường tổ chức tụ họp đông đủ con cháu để cúng tổ tiên và chúc Tết ông bà. Theo quan niệm của người xưa, cứ năm mới tới mỗi người tăng lên một tuổi bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu chúc thọ ông bà và người cao tuổi trong gia đình.

Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Một phong tục vào ngày đầu năm với mong muốn học hành thành tài
Mùng Một Tết, còn gọi là ngày Chính đán, người Việt thường tổ chức tụ họp đông đủ con cháu để cúng tổ tiên và chúc Tết ông bà.

Những lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công… Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau hướng về sự tốt lành.

Sau khi chúc Tết trong gia đình, cả nhà sẽ xuất hành đi chúc Tết họ hàng, hàng xóm, bạn bè. Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Vì vậy, trước khi xuất hành, một số người chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý nhân, tài thần, hỉ thần…

DIỆU THUÝ (tổng hợp)