Mô hình lượng hóa kinh tế do thiên tai năm 2024

(TN&MT) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm tăng tác động của thiên tai, hoạt động về phòng, chống thiên tai cần chuyển từ phòng ngừa, ứng phó với thiên tai sang “quản trị thiên tai” và được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, từng địa phương.

Cần giải pháp tổng thể phòng chống thiên tai

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, hoạt động kinh tế càng phát triển thì rủi ro do thiên tai gây ra có thể càng lớn, nhất là ở những nước có sự phát triển thiếu đồng bộ về nhiều mặt. Vì thế, công tác phòng, chống thiên tai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và được ưu tiên hàng đầu, là yếu tố quan trọng, quyết định đến quy mô, tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo.

Mô hình lượng hóa kinh tế do thiên tai năm 2024

Mưa lũ, sạt lở nghiêm trọng chia cắt các huyện ở Lào Cai

“Công tác này đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, bên cạnh các kinh nghiệm truyền thống, cần tiếp tục phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu và đặc biệt là tăng cường, phát triển các công cụ hỗ trợ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo và quản lý thiên tai tổng hợp. Hoạt động về phòng, chống thiên tai cũng cần được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành và từng địa phương”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Xây dựng mô hình Văn phòng phòng chống thiên tai chuyên trách

Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc những năm gần đây liên tiếp xảy ra các loại hình thiên tai với cường độ ngày một gia tăng ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội. Theo thống kê 10 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 24 đợt rét đậm rét hại; 59 trận mưa lớn; 27 trận lũ quét, sạt lở đất cùng với nhiều loại hình thiên tai khác làm chết 226 người, 8 người mất tích; 229 người bị thương; 2.266 căn nhà bị sập, trôi; 37.860 nhà hư hỏng hoặc phải di chuyển… Thiệt hại về kinh tế ước tính trên 4.624 tỷ đồng.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu ngày càng khó lường, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai xác định phòng chống thiên tai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần được quan tâm chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống Chính trị, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng; bên cạnh đó nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn các cấp, chủ động phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai mang tính hệ thống, bền vững.

“Cần thiết phải có một bộ phận chuyên trách giúp việc cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong công tác tổ chức thực hiện”, ông Quảng Văn Việt, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết.

Do vậy, từ năm 2015, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai được thành lập. Sau 5 năm đi vào hoạt động, đến nay, Văn phòng Thường trực đã đi vào ổn định và phát huy tốt hiệu quả, tham mưu cho Ban Chỉ huy, UBND tỉnh về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có chất lượng và kịp thời, đầy đủ góp phần nâng cao và chủ động hơn trong phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

Xác định tầm quan trọng của việc chuyển từ phòng ngừa, ứng phó thiên tai sang “quản trị thiên tai”, ông Việt cho rằng, vấn đề quản trị không phải đặt ra trong ngày một ngày hai mà cần có thời gian để triển khai.

Đến nay, toàn tỉnh Lào Cai có 47 trạm quan trắc, cảnh báo và dự báo thời tiết, thiên tai; trong đó, có 4 Trạm Khí tượng, 5 Trạm Thủy văn, 3 Hệ thống cảnh báo lũ, 33 Trạm Đo mưa tự động, 2 Hệ thống Cảnh báo cháy rừng. Việc tăng cường đầu tư các hệ thống quan trắc, cảnh báo bước đầu đã phát huy hiệu quả và phục vụ tốt trong quá trình ra quyết định.

Theo ông Việt, để góp phần thực hiện “quản trị thiên tai”, Lào Cai đã xây dựng mô hình cơ quan chuyên trách về phòng chống thiên tai. Muốn quản trị được cần phải có dữ liệu quản lý đầu vào để dự báo, có nguồn lực về cả con người và tài chính, trang thiết bị.

“Bước đầu, chúng tôi đã có nguồn lực, bộ máy; đến hết năm 2020 hệ thống cảnh báo thiên tai của Lào Cai cơ bản hoàn thiện; trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai, tất cả số liệu đã được cập nhật, quản trị”, ông Quảng nói.

(ĐCSVN) - Thiên tai ngày càng gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho kinh tế và hạ tầng. Ở Việt Nam, với đặc thù địa lý và khí hậu, thường xuyên đối mặt với các loại thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. Để giảm thiểu tác động và phục hồi sau thiên tai, việc chuyển đổi mô hình kinh tế và nâng cấp cơ sở hạ tầng là cần thiết.

Hiện nay, những vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết, chủ yếu do tác động tiêu cực từ con người. Những "lỗ hổng" này đe dọa nghiêm trọng đến thế hệ tương lai. Vì vậy, chúng ta cần hành động ngay lập tức để xử lý các vấn đề này khi còn có thể. Một nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai là thay đổi mô hình kinh tế, giúp người dân thích ứng với một môi trường sạch, xã hội xanh, và không gây hại đến hệ sinh thái. Một số mô hình kinh tế trọng tâm cần chuyển đổi: Thứ nhất, về kinh tế tuần hoàn cần phải chú ý vào tái sử dụng và tái chế nguyên vật liệu, thay vì sử dụng mô hình kinh tế tuyến tính “sản xuất – tiêu thụ - thải bỏ”, cần đẩy mạnh hơn công tác tái sử dụng và tái chế nguyên vật liệu tránh lãng phí nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp cần thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất sao cho nguyên vật liệu có thể được thế chế hoặc tái sử dụng nhiều lần. Ví dụ như các công ty nước ngọt thu mua lại vỏ chai đã qua sử dụng để tái chế lại làm vỏ chai mới tăng tính thân thiện với môi trường. Hơn nữa cần tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp xanh và bền vững như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, và năng lượng gió trong sản xuất và tiêu dùng. Dựa vào những nguyên tố mà “mẹ thiên nhiên” ban tặng từ đó tạo ra những năng lượng nhằm cung cấp sự sống và sự phát triển của xã hội và loài người. Các công ty cần áp dụng công nghệ sạch, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và chất thải để tránh gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ, các nhà máy sản xuất nhựa tái chế tại Bình Dương và Đồng Nai đã đầu tư vào công nghệ tái chế nhựa, biến rác thải nhựa thành các sản phẩm mới như chai, lọ, ống hút. Bên cạnh đó là hệ thống điện mặt trời tại các khu công nghiệp ở miền Trung và Nam để sử dụng năng lượng sạch, giảm chi phí điện năng và bảo vệ môi trường.

Mô hình lượng hóa kinh tế do thiên tai năm 2024
Rác thải nhựa xử lý như thế nào (Nguồn: Internet)

Thứ hai, về kinh tế nông nghiệp cần áp dụng sử dụng hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước như các hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun sương giúp tiết kiệm nước, giảm thất thoát nước và tăng hiệu quả sử dụng. Ngoài ra còn sử dụng các loại cây che phủ như đậu, cỏ để bảo vệ đất khỏi xói mòn, giữ ẩm và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Luôn hướng tới sự phát triển cho ngành nông nghiệp nước nhà, phát triển theo chiều hướng nông nghiệp thông minh bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ và các biện pháp sinh học để quản lý sâu bệnh, không sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu, giúp bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người. Trong đó, sử dụng công nghệ Internet of Things (IoT) để giám sát và quản lý cây trồng, thu thập nhiều dữ liệu về độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và các yếu tố môi trường khác để tối ưu hoá quy trình canh tác. Ví dụ, các trang trại tại Đà Lạt đã áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ, sản xuất rau củ quả sạch, không sử dụng hoá chấtm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, các nông dân tại Đồng bằng Sông Cửu Long đã áp dụng công nghệ IoT để quản lý hệ thống tưới tiêu và giám sát cây trông, giúp tăng năng suất và giảm thiểu tác động môi trường.

Mô hình lượng hóa kinh tế do thiên tai năm 2024
Công nghệ IoT áp dụng vào lĩnh vực nông nghiệp (Nguồn: Smartfarm)
Mô hình lượng hóa kinh tế do thiên tai năm 2024
Ứng dụng App IoT vào kiểm soát nông nghiệp (Nguồn: Smartfarm)

Thứ ba, về kinh tế dịch vụ và công nghệ cần phát triển các ngành dịch vụ không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Cụ thể, các dịch vụ tài chính trực tuyến như ViettelPay và Momo cho phép người dân thực hiện các giao dịch tài chính mà không cần đến các điểm giao dịch trực tiếp, giúp giảm thiêu rủi ro khi phải di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu. Các giải pháp ERP (Enterprise Resource Planning nghĩa là hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp) và dịch vụ đám mây giúp các doanh nghiệp quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ xa, đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn do thiên tai, bên cạnh đó áp dụng hệ thống cảnh báo sớm và quản lý thiên tai giúp người dân và chính quyền địa phương có thể phản ứng kịp thời trước các tình huống khẩn cấp do thiên tai, nhằm giảm thiệt hại về người và tài sản, nâng cao khả năng ứng phó và phục hồi sau thiên tai.

Mô hình lượng hóa kinh tế do thiên tai năm 2024
Minh hoạ việc áp dụng dịch vụ và công nghệ vào nông nghiệp bền vững

Như vậy, phát triển kinh tế dịch vụ và công nghệ không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng phó và phục hồi sau thiên tai. Điều này góp phần xây dựng một xã hội an toàn và bền vững hơn. Bối cảnh và giải pháp cải thiện để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai: Bối cảnh hiện tại về biến đổi khí hậu cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, với các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, và hạn hán ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi một sự chuyển đổi mạnh mẽ trong các mô hình kinh tế để giảm thiểu tác động và thích ứng với điều kiện mới. Cần phải áp lực phát triển bền vững để tránh sự gia tăng dân số nhanh chóng và tránh sự phát triển kinh tế cực đoan, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường. Sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và các ngành công nghiệp truyền thống gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên. Để làm được điều đó, cần xây dựng khung pháp lý vững chắc. Bằng việc ban hành các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và bền vững. Ví dụ: Chính sách hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp tái chế, sử dụng năng lượng tái tạo. Hơn thế nữa, tăng cường giám sát và quản lý việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường, đảm bảo tuân thủ các quy định về phát thải và sử dụng tài nguyên. Cần đẩy mạnh thúc đẩy đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng thông quan khuyến kích đầu tư vào công nghệ mới, công nghệ sạch, công nghệ tái chế và năng lượng tái tạo.Bên cạnh đó, phát triển các công trình hạ tầng chống chịu thiên tai như đê kè, hồ chứa nước, và hệ thống thoát nước tự nhiên. Đẩy mạnh việc xây dựng các công trình xanh và thông minh. Nhiệm vụ trọng tâm, tăng cường giáo dục và truyền thông về tầm quan trọng của phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Tổ chức các chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức cho cộng đồng và doanh nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp bền vững và công nghiệp xanh. Tăng cường hợp tác quốc tế và huy động tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các quốc gia tiên tiến trong việc chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm phát triển bền vững. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các quỹ phát triển bền vững để thực hiện các dự án lớn về môi trường và hạ tầng. Chuyển đổi mô hình kinh tế để thích ứng với thiên tai là một yêu cầu cấp thiết và mang tính chiến lược đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Để đạt được những mục tiêu này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Chỉ khi có sự chung tay góp sức từ tất cả các bên, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội an toàn, bền vững và thích ứng tốt hơn với những thách thức của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Nghĩa Lê - Bích Phượng