Mở bài Hai đứa trẻ học sinh giỏi

Mở bài Hai đứa trẻ học sinh giỏi

Mở bài kết bài Hai Đứa Trẻ hay nhất sẽ giúp các bạn tự tin và không cần phải lo nghĩ quá nhiều về việc làm sao có được mở bài ưng ý nhất. Chú ý hãy vận dụng tốt những Mở bài kết bài Hai Đứa Trẻ hay nhất sau đây để sử dụng một cách linh hoạt nhất cho các đề bài bạn gặp phải nha.

Show

Quan trọng: Sơ đồ tư duy Hai Đứa Trẻ học là nhớ

Top 3 mở bài Hai Đứa Trẻ

Mở bài hay về Hai Đứa Trẻ

Tháng 3,rét nàng Bân đã ùa về trên những con phố nhỏ.Nắng đầu hạ trong trẻo,ngây thơ tựa như khuôn mặt của cô gái nhỏ chưa kịp đan chiếc khăn còn dang dở.Thoang thoảng nghe mùi thơm nồng của những cút rượu được ủ sâu trong lớp men kín,mùi của nắng,của gió,của đất trời quê tôi.Tôi đang bước đi trên con đường mòn nhiều sỏi đá,nơi có tiếng còi tàu hối hả,tiếng lao xao còn sót lại của phiên chợ đã vãn,nơi có những mảnh đời héo hắt ngước nhìn đau đáu vào bầu trời khuya,những kiếp mưu sinh thê lương khốn khổ.Nơi mà những kiếp người ấy đã đi vào trong văn của Thạch Lam một cách chân thực đến lạ thường.Không bi lụy, không đớn đau,người ta chỉ nhìn thấy ở đó ánh sáng của niềm hi vọng,của ước mơ và niềm tin mãnh liệt về một tương lai tươi sáng của “Hai đứa trẻ”.

Đọc thêm: Giáo Án Hai Đứa Trẻ định hướng phát triển năng lực

Mở bài gián tiếp Hai Đứa Trẻ

Làn gió heo may uốn lượn quanh vòm trời xanh thẳm.Tôi rút chiếc headphone và cảm nhận những dư ba còn đọng lại qua những câu chuyện thấm đượm chất trữ tình.Hương hoa hoàng lan hòa quyện với làn sương mờ cất lên khúc hát tâm tình về một miền ga nhỏ, tiếng hét con tàu cuốn theo những tâm tư ý nguyện của” Hai đứa trẻ” đến một vùng đất mới,ủ đượm sâu thẳm là ước mơ cháy bỏng,niềm tin mãnh liệt và hi vọng sáng ngời của những con người nơi phố huyện- quê hương của nhà văn Thạch Lam.

Đọc thêm: Tóm tắt bài Hai Đứa Trẻ ngắn gọn dễ nhớ nhất

Cất lên từ khúc hát tình si nồng nàn say đắm tưởng chừng như muốn bùng cháy,khao khát của những con người nơi phố huyện nghèo trong “Hai đứa trẻ “- Thạch Lam đã ăn sâu vào tâm trí người đọc một ấn tượng sâu sắc đến ám ảnh.Phải chăng con người của “ Tự lực văn đoàn ấy” đã viết ra bằng những xúc cảm tinh tế mà mãnh liệt nhất chính cuộc sống thuở nhỏ của mình nơi phố huyện xưa? Có lẽ chăng mà vì thế,tác phẩm đi vào lòng người đọc như một nốt nhạc du dương,nhẹ nhàng đến lạ kì.

Liên quan: Phân tích bức tranh phố huyện trong Hai đứa trẻ

Những xúc cảm mong manh,mơ hồ mà thật tinh tế như “ những rung động của cánh bướm non” ,đó là những gì mà người đọc cảm nhận được khi đọc “Hai đứa trẻ”.Chất thơ ngân lên tiếng đàn của hi vọng,khát khao của những con người nơi phố huyện nghèo tăm tối.Họ gửi tiếng lòng mình vào ánh sáng con tàu đêm muộn mang đi xa,thật xa…

Kết bài gián tiếp Hai Đứa Trẻ

Chất thơ được chưng cất từ cuộc sống bình dị,tỏa ra từ tình yêu cái đẹp,từ cái nhìn tinh tế trước thiên nhiên,tâm hồn nhà văn đã rung động trước vẻ đẹp của ánh sáng con tàu mà phải chăng chính là ánh sáng của niềm tin,của hi vọng và của những cháy bỏng mãnh liệt làm nên sức hút da diết,bền lâu của tác phẩm.

Mở bài Hai đứa trẻ học sinh giỏi

Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài về truyện ngắn Hai đứa trẻ (55 mẫu), Dưới đây là tài liệu Bài văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài về truyện ngắn Hai đứa

Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài về truyện ngắn Hai đứa trẻ, gồm 55 mẫu mở bài. 

Bạn Đang Xem: Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài về truyện ngắn Hai đứa trẻ (55 mẫu)

Với tài liệu này, các em học sinh lớp 11 khi làm bài văn về tác phẩm trên sẽ biết cách mở bài hợp lí hơn. Mời bạn đọc cùng tham khảo dưới đây. 

Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ

Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ – Mẫu 1

Nội dung bao trùm của truyện “Hai đứa trẻ” là tấm lòng “êm mát và sâu kín” của Thạch Lam đối với con người và quê hương. Ở đây, nhà văn vừa thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ vừa bộc lộ thái độ đồng cảnh, trân trọng đối với khát vọng tuy rất mơ hồ của họ. Qua truyện “Hai đứa trẻ”, người đọc còn cảm nhận được phần nào tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của Thạch Lam.

Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ – Mẫu 2

Thạch Lam cây bút văn xuôi lãng mạn tiêu biểu của văn học 1930 – 1945, các sáng tác của ông tập trung đi sâu khai thác vào cuộc sống đời thường, bình dị. Với những tác phẩm thường “truyện không có chuyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc trong lòng người đọc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm mang trong mình vẻ đẹp giản dị, sâu lắng như vậy.

Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ – Mẫu 3

Truyện của Thạch Lam “không có chuyện”. Và tác phẩm “Hai đứa trẻ” cũng vậy. Chỉ có hai đứa trẻ từ Hà Nội chuyển về một phố huyện nghèo, trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Chiều, hai chị em ngồi trên chiếc chõng tre ngắm cảnh phố xá lúc hoàng hôn, rồi đêm đến, tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt, hai chị em vẫn cố thức để đợi xem chuyến tàu đêm từ Hà Nội chạy qua rồi mới khép cửa hàng đi ngủ. Nhưng truyện lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ – Mẫu 4

Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, ông là em trai của hai nhà văn nổi tiếng là Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long). Các tác phẩm của ông để lại không nhiều nhưng mỗi một sáng tác là một thành công riêng. Ông được người đời đánh giá là “Cây bút có biệt tài về truyện ngắn”. Tiêu biểu là tác phẩm “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” thể hiện tài năng về truyện ngắn là “truyện không có chuyện”, chủ yếu đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật và minh chứng cho văn phòng riêng biệt, độc đáo của Thạch Lam là giản dị, trong sáng mà thâm trầm sâu sắc.

Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ – Mẫu 5

Nếu như các nhà văn thuộc Tự lực văn đoàn miêu tả cuộc sống với tất cả những gì đẹp nhất, trong sáng nhất thì Thạch Lam lại tìm cho mình một lối đi riêng. Dưới con mắt của ông, đời không chỉ có tình yêu mãnh liệt đến quên cả đất trời, quên cả mọi người mà còn có cả những nỗi đau. Ngòi bút Thạch Lam hòa cùng cuộc sống, lách vào sâu những ngõ ngách tâm hồn con người để từ đó chắt lọc ra cả một bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo (trong Hai đứa trẻ) mà ở đó bóng tối đè nặng lên cuộc sống cùng cực, luẩn quẩn của con người.

Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ – Mẫu 6

Văn chương Thạch Lam trong sáng giản dị mà thâm trầm sâu sắc. Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về bài học nhân sinh trong cuộc sống.

Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ – Mẫu 7

Thạch Lam thực sự sáng tác chỉ trong khoảng sáu năm, và mất khi mới ba mươi hai tuổi. Tuy vậy, ông đã có những đóng góp tích cực đối với nền văn xuôi Việt Nam trên đường hiện đại hoá, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Một trong số đó là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã để lại nhiều giá trị.

Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ – Mẫu 8

Nhắc đến Thạch Lam là nhắc đến một nhà văn lớn của khuynh hướng văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Nhà văn Nguyễn Tuân khi nhận xét về Thạch Lam từng viết: “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn từ những chân cảm đối với con người ở tầng lớp dân nghèo. Thạch Lam là nhà văn luôn quý mến cuộc sống, trân trọng sự sống của mọi người xung quanh”. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chính là minh chứng tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ – Mẫu 9

“Hai đứa trẻ” là truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam viết vào những năm 1937 – 1938 khi mà xã hội Việt Nam ở vào một trong những thời kì đen tối nhất. Đây là truyện mang đậm phong cách của Thạch Lam, cốt truyện không có những nút thắt nổi bật độc đáo nhưng khi đọc xong luôn ám ảnh lòng người. Một trong những thành công của truyện là tác giả đã tái hiện lại bức tranh sinh động về đời sống ở một ga xép khi màn đêm buông xuống mà qua đó nhà văn đã gửi gắm tình cảm của mình với những cảnh đời khác nhau.

Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ – Mẫu 10

Thạch Lam – một nhà văn tiêu biểu cho dòng văn học văn lãng mạn. Tuy nhiên cái lãng mạn trong văn của ông nó rất lạ, độc đáo: xuất phát từ hiện thực, tinh tế, nhẹ nhàng và đi sâu vào lòng người. Đó là cái lãng mạn tích cực, lãng mạn đẹp. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” rút ra từ tập “Nắng trong vườn” là một minh chứng. Truyện viết xúc động về người nghèo, những em bé nhà nghèo ở một phố huyện nhỏ với lời văn nhẹ nhàng, tinh tế nói lên lòng xót thương đối với những kỷ niệm và ước mơ bình dị, cảm động của những em bé nơi phố huyện nghèo ngày xưa.

Mở bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ – Mẫu 11

Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả , thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Điều đó được thể hiện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.

Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên

Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên – Mẫu 1

Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm , ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả, thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Nhân vật Liên trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” là một trong số những nhân vật điển hình của ngòi bút Thạch Lam. Sự nhạy cảm, sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên gợi ra nhiều nét tâm trạng của một cô gái mới lớn. Những nét tính cách của Liên được bộc lộ qua những chi tiết nhỏ nhặt trong truyện ngắn, hay chính là những sự thay đổi trong tâm tư tình cảm của tác giả.

Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên – Mẫu 2

“Văn học là nhân học” (M.Gorki). Trong văn học, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương tiện thẩm mỹ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hòa quyện với nhau. “Hai đứa trẻ” vừa là bức tranh hiện thực phố huyện nghèo, vừa như một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn bâng khuâng day dứt về đời sống con người. Điều đó có thể thấy được qua cách Thạch Lam miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên.

Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên – Mẫu 3

Thạch Lam đã nhập thân vào nhân vật Liên để khám phá, cảm nhận khung cảnh nơi phố huyện. Liên mới tám tuổi nhưng đã sớm có những quan sát, nhạy cảm trước sự thay đổi của cuộc sống. Thạch Lam đã rất tinh tế khi miêu tả được những diễn biến tâm lý phức tạp trong Liên trong một khoảnh khắc ngắn của thời gian từ chiều tà đến đêm tối. Mọi diễn biến của cuộc sống xung quanh, từng sự thay đổi dù là sự nhỏ nhất của mảnh đất Liên đang sống cũng được nắm bắt qua đôi mắt và cảm nhận của Liên.

Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên – Mẫu 4

Những trang văn Thạch Lam như những dòng suối ngọt lành nồng nàn tình yêu thương. Sáng tác của Thạch Lam mang màu sắc hiện thực song lại không để cho người đọc thấy được những mảnh vá trên vai áo của những con người nghèo khổ. “Hai đứa trẻ” – một truyện ngắn thấm thía niềm xót thương, một trái tim giàu lòng trắc ẩn của Thạch Lam đã gợi ra tính nhân văn cao cả. Cả truyện ngắn bao trùm là cuộc sống quẩn quanh, cơ cực, tối tăm ở phố huyện nghèo, nhưng dường như ở đó ta vẫn thấy những điểm sáng đó là hình ảnh hai chị em Liên và An. Hai đứa trẻ là hai nhân vật chính của câu chuyện, mọi biến chuyển tinh vi của vạn vật đều hiện lên qua ánh nhìn nhạy cảm của cô bé Liên. Không gian phố huyện được xuất hiện qua tâm trạng Liên và đến với người đọc qua tâm trạng Liên.

Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên – Mẫu 5

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được viết vào năm 1938, nhân vật Liên là một nhân vật mà tác giả đã khai thác rõ nhất về tâm trạng cũng như nội tâm. Dù đó chỉ là một cô bé mới lớn nhưng trong cô đã ôm ấp những cái rất mới trong sự khao khát và ước muốn của con người ở phố huyện nghèo này.

Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên – Mẫu 6

Xem Thêm : Nghị luận về ý kiến Học quý ở sự kiên trì (3 mẫu)

Thạch Lam nổi tiếng với lối viết “truyện không có chuyện” – những truyện ngắn của ông dường như không theo một sự kiện nào cả mà cứ bình bình đạm đạm kể về cuộc sống sinh hoạt của những con người, những kiếp người với giọng văn tinh tế, giản dị và sâu sắc. Thạch Lam rất giỏi trong việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, ông không tả một cái gì trực tiếp mà thường qua những chi tiết, những hành động và lời nói của nhân vật và phác họa nên một tâm hồn phong phú, độc đáo. Nhân vật Liên trong tác phẩm là một điển hình của nghệ thuật ấy, từ những cảnh chiều tàn phố thị, những kiếp người tàn nơi tỉnh lẻ, bức tranh tâm hồn và tâm trạng của Liên đã được bộc lộ một cách tinh tế và sâu sắc.

Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên – Mẫu 7

Nhận xét về văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân đã nhận định: “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn từ những chân cảm đối với con người ở tầng lớp dân nghèo. Thạch Lam là nhà văn luôn quý mến cuộc sống, trân trọng sự sống của mọi người xung quanh”. Mạch cảm xúc của Thạch Lam thường bắt nguồn từ con người bình dị, cuộc sống bình dị. Ông tinh tế nắm bắt những rung cảm, những xúc cảm trong tâm hồn họ. Nhân vật Liên trong tác phẩm đã thể hiện rõ biệt tài này của ông, đồng thời qua nhân vật còn thấy được tấm lòng trân trọng của nhà văn đối với con người.

Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên – Mẫu 8

Văn học trung đại Việt Nam khép lại ở cuối thế kỉ XIX nhường lối cho văn học hiện đại phát triển. Thời kì này thể loại văn xuôi thành công nhất được kết tinh ở tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhắc đến truyện ngắn ta phải nhắc đến Thạch Lam – “Cây bút có biệt tài về truyện ngắn”. Đặc trưng truyện ngắn của Thạch Lam là “truyện không có chuyện” song vẫn có sức lôi cuốn riêng, con người hiện thực dưới cái nhìn và ngòi bút của ông “không dữ dội như Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô Tất Tố” nhưng vẫn để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc. Và nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là con người như thế. Một con người có một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm được nhà văn quan sát và thể hiện qua diễn biến tâm trạng của cô từ lúc chiều tối cho đến đêm khuya với hai trạng thái cơ bản là nỗi buồn triền miên và niềm vui thoáng chốc khi đoàn tàu đến.

Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên – Mẫu 9

Thạch Lam được mệnh danh là một trong những cây bút lãng mạn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Với lối viết giản dị, giàu cảm xúc những tác phẩm của ông đã để lại nhiều suy tư trong lòng người đọc. “Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm như vậy. Với lối viết bình dị, tâm tình cùng nhiều cung bậc cảm xúc, Thạch Lam đã tạo ra một cô bé Liên với nhiều suy tư, ẩn chứa nhiều ý nghĩa.

Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật Liên – Mẫu 10

Thạch Lam là một nét chấm phá khác biệt của văn học lãng mạn. Giữa thời điểm người ta tìm cái lãng mạn ở cuộc sống thị thành thì Thạch Lam lại hướng ngòi bút của mình để trân trọng nâng niu những mơ ước khát khao đẹp đẽ của những con người nghèo khổ. Tình cảm nhân văn ấy được thể hiện rất rõ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ khi Liên đang chờ chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

Mở bài phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ

Mở bài phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ – Mẫu 1

Thạch Lam là một trong những cây bút chủ lực của nhóm “Tự lực văn đoàn”. Sáng tác của ông bao gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, phê bình… Nhưng lĩnh vực thành công nhất của ông là truyện ngắn.Trong những truyện ngắn có khuynh hướng hiện thực cuộc sống của Thạch Lam có thể nói “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm thành công tiêu biểu. Truyện không có những tình tiết hấp dẫn, li kì, gây cấn chỉ xoay quanh sinh hoạt của người dân ở một phố huyện nghèo trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng qua đó Thạch Lam đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Mở bài phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ – Mẫu 2

Thạch Lam là một nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn. Các tác phẩm của ông giản dị, nhẹ nhàng mà lại thâm trầm sâu sắc. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm đó. Truyện đã gửi gắm được những giá trị nhân văn sâu sắc.

Mở bài phân tích giá trị hiện thực trong Hai đứa trẻ

Mở bài phân tích giá trị hiện thực trong Hai đứa trẻ – Mẫu 1

“Hai đứa trẻ” là một “truyện không có chuyện/;, nó chỉ ghi lại một góc đời thường của những số phận cơ hàn. Nhưng tác phẩm này đã khắc họa được một bức tranh hiện thực về những kiếp người nhỏ bé, khổ cực trong xã hội Việt Nam.

Mở bài phân tích giá trị hiện thực trong Hai đứa trẻ – Mẫu 2

“Văn học là nhân học” (M. Gorki), trong văn học, do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương tiện thẩm mỹ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hòa quyện với nhau. “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là bức tranh hiện thực về cuộc sống của những con người nơi phố huyện nghèo.

Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo

Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ – Mẫu 1

Nhà văn Thạch Lam là một con người trưởng thành trong nhóm Tự lực văn đoàn, với phong cách sáng tác mang một màu sắc cá nhân, riêng biệt, không bị lẫn với bất kỳ ai. Văn Thạch Lam vô cùng sâu lắng, nhẹ nhàng nhưng đôi lúc cũng buồn man mác, đi sâu vào lòng người đọc. “Hai đứa trẻ” là một câu truyện như thế, truyện đã vẽ lên một bức tranh về con phố huyện nghèo, nơi có những con người nghèo khó, khốn cùng trong xã hội Việt Nam ngày ấy.

Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ – Mẫu 2

“Hai đứa trẻ” tuy chưa phải là truyện ngắn hay nhất nhưng lại khá tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: bình dị, nhẹ nhàng mà tinh tế, thâm thuý. Truyện dường như chẳng có gì: hầu như không có cốt truyện, chẳng có xung đột gay cấn, chẳng có gì đặc biệt cả. “Hai đứa trẻ” chỉ là một mảng đời thường bình lặng nổi bật trong một bức tranh phố huyện nghèo – hình ảnh trên đã gửi gắm nhiều ý nghĩa.

Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ – Mẫu 3

Trong nền văn học Việt Nam, ít có người như Thạch Lam. Bằng những truyện ngắn tưởng như đơn giản, không có cốt truyện nhưng những gì nhà văn viết, tiếng nói nhè nhẹ của ông đã để lại những lắng sâu, những nghĩ suy, những dư âm nhẹ nhàng mà sâu sắc cho độc giả. “Hai đứa trẻ” (in trong tập Nắng trong vườn, xuất bản năm 1938) là một truyện ngắn như thế. Dưới con mắt ngây thơ của “Hai đứa trẻ”, người đọc dường như cùng nhập cuộc, cùng theo dõi, để rồi bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống của phố huyện nghèo, của những con người bình dị, lam lũ hiện lên.

Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ – Mẫu 4

Thạch Lam là cây bút trưởng thành trong nhóm Tự lực văn đoàn với phong cách sáng tác không thể lẫn lộn với bất cứ nhà văn nào. Những trang viết của ông nhẹ nhàng, sâu lắng, man mác và dìu dặt. Đó như là những lời tâm tình thủ thỉ nhưng lại có sức ám ảnh đối với người đọc. Những câu chuyện ông kể thường không có cốt truyện, bởi mọi thứ được viết bởi một chất liệu nhẹ và sâu nhất. “Hai đứa trẻ” là một câu chuyện như vậy. Truyện ngắn này đã vẽ lên bức tranh phố huyện nghèo với những mảnh đời nghèo khó, cơ cực trong xã hội.

Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ – Mẫu 5

Thạch Lam (1910 – 1942) là một cây bút truyện ngắn rất tài hoa xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Trong văn Thạch Lam có sự kết hợp tự nhiên hài hòa giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, nên văn Thạch Lam vừa nhẹ nhàng thanh thoát vừa ý vị sâu xa. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” 1938 là một truyện ngắn đặc sắc tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Truyện ngắn thông qua cái nhìn của hai đứa trẻ nhà văn đã tái hiện một bức tranh thiên nhiên và một bức tranh về đời sống của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Qua hai bức tranh này nhà văn đã gợi lên được nhiều ý nghĩa xã hội sâu xa.

Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ – Mẫu 6

Trong Tự Lực văn đoàn, nhà văn Thạch Lam đứng thành một dòng riêng biệt. Nhất Linh với Khái Hưng còn có thể viết tiểu thuyết chung nhưng Thạch Lam thì không. Giọng điệu của Thạch Lam nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, sâu lắng, nhiều dư vị, có sức truyền cảm đặc biệt. Thạch Lam lại hướng về các nhân vật bé nhỏ ở tầng lớp dưới của xã hội. Trong khi đó, các nhà văn khác của Tự lực văn đoàn lại hướng về các nhân vật thượng lưu. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho văn phong Thạch Lam, cho khuynh hướng tư tưởng của Thạch Lam, hướng về cuộc đời, hướng về cái Thiện, cái Mỹ. Đặc biệt trong truyện ngắn này là hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo với nhiều ý nghĩa.

Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ – Mẫu 7

“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn “trữ tình đượm buồn”. Tác phẩm chứa những nỗi đau hiện thực và vẻ đẹp khuất lấp tựa thứ hương hoàng lan chưng cất từ những nỗi đời. Đặc biệt, bức tranh phố huyện nghèo được khắc họa trong tác phẩm thể hiện rất rõ phong cách, tài năng cũng như bức thông điệp nhân văn mà tác giả muốn truyền tải.

Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ – Mẫu 8

Có một nhà văn đã từng khẳng định: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác”. Thật vậy, mỗi người nghệ sĩ khi đứng trên văn đàn văn học cần phải có một phong cách riêng, một “giọng nói riêng” hay một “đôi mắt” khác người thì tác phẩm của họ mới để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. “Một khi phong cách trở thành máu thịt của nhà văn sẽ tạo nên sắc điệu thẩm mĩ riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ ai”. Và Thạch Lam đã hoàn thành xuất sắc thiên chức của mình. Ở “Hai đứa trẻ”, ông tạo cho người đọc một cảm giác khác lạ, hoàn toàn không giống với những tác phẩm cùng thời ông. Đặc biệt ông phát hiện bức tranh đời sống phố huyện nghèo khi chiều buông xuống.

Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ – Mẫu 9

Đến với Thạch Lam ai cũng biết ông là một cây bút tài hoa xuất sắc của văn học Việt Nam, là nhà văn lãng mạn thuộc thành viên của nhóm “tự lực văn đoàn” nhưng văn của Thạch Lam lại nghiêng về cuộc sống cơ cực, bế tắc, vất vả của những người nông dân, tiểu tư sản, thị dân nghèo. Vì vậy trong sáng tác của Thạch Lam xuất hiện chất hiện thực và trữ tình hòa quyện đan cài tạo nên nét đặc sắc trong cách nghệ thuật. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đã biểu hiện được phẩm chất đó. Hiện lên trong tác phẩm là bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống, bức tranh tâm trạng của con người.

Mở bài phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ – Mẫu 10

Thạch Lam sinh ra trong gia đình theo truyền thống văn học. Anh trai ông Nhất Linh, Hoàng Đạo, cùng với Khải Hưng, Thạch Lam là những thành viên của Tự Lực Văn Đoàn. Nhóm Tự lực văn đoàn theo phong cách văn học “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Các tác phẩm của nhóm đều tô hồng, bôi đen cuộc sống, thoát ly đời thực như: Đồi thông hai mộ, Hồn bướm cánh tiên, Giăng thề, Kiếp hoa, Con đường sáng, Nửa chừng xuân… Dù có chân trong Tự Lực văn đoàn nhưng văn của Thạch Lam không như họ, không tô hồng, bôi đen, thoát li cuộc đời. Không viết về cuộc sống của những cậu ấm cô chiêu phục vụ cho giai cấp thượng lưu nơi thị thành. Thạch Lam viết về cuộc sống nghèo túng, bế tắc quẩn quanh, bấp bênh của giai cấp tư sản nghèo, của tầng lớp buôn bán nhỏ qua hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.

Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ

Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ – Mẫu 1

Xem Thêm : Tả ngôi nhà lá ở nông thôn (Dàn ý + 4 mẫu)

Dù chỉ xuất hiện trên văn đàn vẻn vẹn có năm năm nhưng Thạch Lam sớm khẳng định là một cây bút truyện ngắn độc đáo. Sinh thời, ông từng quan niệm ”Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, lẩn khuất khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở những chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc trông nhìn và thưởng thức”. Rút ra từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn”, “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách độc đáo không trộn lẫn của Thạch Lam. Đến với “Hai đứa trẻ” độc giả ai ai cũng thấy cảnh đợi tàu là sự kiện tiêu biểu nơi ngòi bút của Thạch Lam thăng hoa.

Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ – Mẫu 2

Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại nhưng tuổi thơ gắn liền với quê ngoại ở phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn cho dòng văn học lãng mạn. Thạch Lam là người đôn hậu và tinh tế, điều này ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác của ông. Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – tác phẩm truyện ngắn nổi bật của ông, người đọc sẽ ấn tượng với cảnh đợi tàu.

Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ – Mẫu 3

“Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu, chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người”. Quả thực đúng như vậy, những trang văn của Thạch Lam không đi vào những biến cố mà đi sâu vào chiều sâu tâm trạng của con người. Cảnh chờ tàu của hai chị em Liên và An đã được tác giả nắm bắt những chuyển biến tế vi nhất trong tâm trạng của hai nhân vật.

Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ – Mẫu 4

“Trong nhóm Tự lực văn đoàn, Hoàng Đạo là người lý thuyết, Nhất Linh là người thực hành, Khái Hưng đả phá vào nếp sống cũ để tiến tới một đời sống mới… còn Thạch Lam một người yêu thương đồng bào, xót xa từ tâm can tỳ phế.” Văn phong Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu lắng nhưng con người trong trang văn của ông không thoát ly khỏi hiện thực tàn khốc. Ông yêu thương đồng bào vô cùng, tuy nhân vật của ông dù sống cảnh nghèo khó nhưng họ vẫn không ngừng vươn tới, vẫn ánh lên tia hy vọng tươi mới. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” với cảnh đợi tàu của chị em Liên là minh chứng cho điều đó.

Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ – Mẫu 5

Thạch Lam là nhà văn nổi tiếng của Văn học Lãng mạn những năm 1930-1945. Là một trong những cây bút của Tự lực văn đoàn, nhưng văn chương của Thạch Lam không quá xa vời thực tế như những cây bút trong nhóm. Mà văn chương của ông nhẹ nhàng chất đời lãng mạn. Nổi bật nhất phải kể đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, câu chuyện chờ đợi tàu của chị em Liên nơi phố huyện Hà Nội những năm tháng trước Cách Mạng. Thiên truyện ngắn cốt truyện đơn giản nhưng lại đọng lại những suy ngẫm sâu sắc đặc biệt cảnh chờ đợi tàu của hai chị em Liên.

Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ – Mẫu 6

Có lần nhà văn Thạch Lam từng nói rằng: “Cái đẹp man mác trong vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật”. Niềm khát khao truy tìm những cái đẹp lẩn khuất tiềm tàng khắp ở những con người, sự vật, sự việc tầm thường như thế đã tiếp thêm sức mạnh trên con đường nghệ thuật cho nhà văn, giúp ông sáng tác thành công tác phẩm “Hai đứa trẻ”, áng văn xuôi đặc sắc của văn học Việt Nam trước cách mạng. Đặc biệt là cảnh đợi chuyến tàu đêm của hai chị em Liên chính là nơi kết tinh những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của Thạch Lam với ngòi bút nhân đạo, trữ tình.

Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ – Mẫu 7

Thanh Lam là một trong những cây viết truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là thành viên của nhóm tự lực văn đoàn nhưng ông mang một nét rất riêng so với các nhà văn trong nhóm. Văn của Tự lực văn đoàn thường đượm một nỗi buồn lãng mạn còn văn của Thạch Lam lại chất chứa những nỗi buồn hiện thực. Nó như một thứ “Hương hoàng lan”, được cất từ những nỗi đời. Đến với truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với cảnh đợi tàu của người dân nơi phố huyện nghèo.

Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ – Mẫu 8

“Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Từ những chuyện dường như không có gì đáng kể, nhà văn đã đề cập một cách tinh tế, kín đáo mà sâu sắc những vấn đề thiết thực đối với con người và xã hội. Ngòi bút Thạch Lam đã dành cho những số kiếp lầm than một tình cảm xót thương. Và đặc biệt chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trở thành hình ảnh đầy ý nghĩa, phần nào thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Những ai đã đọc “Hai đứa trẻ” chắc không quên hình ảnh này vì chính nó là biểu hiện của nỗi khát khao cho những người như chị em Liên. Hình ảnh chị em Liên đêm đêm cố thức đợi tàu trở thành nỗi ám ảnh trong lòng người khi gấp lại trang cuối tác phẩm.

Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ – Mẫu 9

“Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu nhất của Thạch Lam. Khi đọc truyện, người đọc sẽ chú ý đến cảnh đợi tàu nằm ở cuối truyện với ý nghĩa sâu sắc được nhà văn gửi gắm.

Mở bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ – Mẫu 10

Tuổi thơ là những ngày tháng đầy ắp kỷ niệm về những lần chờ đợi. Có ai mà không từng chờ đợi kỳ nghỉ hè để được chơi thỏa thích, chờ đợi đêm giao thừa để được quần áo mới hay đơn giản hơn là chờ đợi vài viên kẹo mỗi khi bà đi chợ về. Có chờ đợi nên chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được sự hồi hộp, háo hức, hi vọng của chị em Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Bao nhiêu nỗi niềm vui buồn của tuổi thơ và cả những khát vọng đời thường của con người được Thạch Lam gửi gắm hết vào cảnh đợi chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội qua phố huyện nghèo của chị em Liên.

Mở bài phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm

Mở bài phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm – Mẫu 1

Thạch Lam là nhà văn xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám. Những việc hết sức bình thường trong đời sống đã được nhà văn miêu tả một cách chân thực, sâu sắc, gợi nên nhiều nghĩ suy. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, với hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện chỉ vài ba phút trong đêm là hình ảnh đầy ý nghĩa.

Mở bài phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm – Mẫu 2

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam in trong tập “Nắng trong vườn” (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội, năm 1938). Đây là một kiểu truyện ngắn trữ tình có nhiều chi tiết ngỡ như vụn vặt, vô nghĩa, nhưng kỳ thực đã được tác giả chọn lọc và sắp xếp một cách chặt chẽ để diễn tả tâm trạng nhân vật. Nội dung tác phẩm đi sâu miêu tả những cảnh đời thường, những số phận nghèo khổ, tối tăm trong xã hội cũ. Đặc sắc nhất trong truyện là hình ảnh chuyến tàu đêm với nhiều ý nghĩa.

Mở bài phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm – Mẫu 3

Con tàu là sản phẩm của nền văn minh phương Tây, xuất hiện ở Việt Nam trong bối cảnh người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương. Sự xuất hiện của nó không chỉ làm thay đổi đời sống kinh tế – xã hội, mà còn đem đến cho văn chương Việt Nam một nguồn thi liệu mới. Giờ đây, bên cạnh hình ảnh con thuyền – bến sông, trong văn chương nước nhà đã có thêm hình ảnh sân ga – con tàu. Giữa rất nhiều sáng tác trước 1945, chúng ta thấy truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đã miêu tả thành công hình tượng con tàu – hình tượng mở ra nhiều khía cạnh khác nhau của hiện thực đời sống xã hội đương thời.

Mở bài phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm – Mẫu 4

“Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thạch Lam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chúng. Bằng chất văn nhẹ nhàng mà tinh tế, truyện mang đến cho người đọc những xúc cảm về một hiện thực nghèo nàn nơi phố huyện với những kiếp người tàn sống trong bóng tối u uất. Những hình ảnh trong tác phẩm tuy bình dị, gần gũi mà ẩn chứa những tầng ý nghĩa lớn lao sâu sắc. Đặc biệt, hình ảnh chuyến tàu đêm là gây ấn tượng khó phai khiến ta phải trăn trở, nghĩ suy.

Mở bài phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm – Mẫu 5

Thạch Lam là nhà văn, người chiến sĩ trên mọi thời đại, chính vì vậy ông luôn hiểu được những mong muốn ước mong của những người dân nghèo, cảm thông và thấu hiểu được điều đó ông đã sáng tác lên tác phẩm “Hai đứa trẻ” để qua đó người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, con người và những ước mơ nhỏ nhoi của những đứa trẻ nơi đây. Hình ảnh chuyến tàu đêm là tia sáng để gợi lên cho người đọc nhiều cảm xúc.

Mở bài phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm – Mẫu 6

Hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện, giữa những cảnh hoang sơ, tàn lụi, và đầy u ám của một xã hội thu nhỏ. Chuyến tàu đêm như một thế giới hoàn toàn khác biệt, là niềm mơ ước và khát vọng của những người nghèo khổ. Những ánh đèn lập lòe, những tiếng ồn ã náo động như đánh thức mọi giác quan, khiến tất cả mọi người như lạc vào một xã hội mới với một niềm mong ước thầm lặng.

Mở bài phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm – Mẫu 7

“Hai đứa trẻ” là truyện ngắn hiện thực giàu chất thơ của Thạch Lam, qua câu chuyện về cuộc sống tẻ nhạt người dân phố huyện, nhà văn tái hiện chân thực về cuộc sống đời thường với những hoạt động đời thường và những số phận đau khổ, tối tăm trong xã hội cũ đồng thời thể hiện sự trân trọng, yêu thương của nhà văn với số phận con người. Trong truyện ngắn, hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện xuất hiện nhiều lần không chỉ gây ấn tượng cho cảm nhận của độc giả mà còn góp phần thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Mở bài phân tích chi tiết giấc ngủ của Liên

Mở bài phân tích chi tiết giấc ngủ của Liên – Mẫu 1

Nhắc đến Thạch Lam, ta không thể quên một nhà văn tài năng, có tái tâm luôn dành tình cảm thiết tha và trìu mến nhất cho con người. Thạch Lam đã dùng chính cái tâm, cái tài của mình đã bộc lộ những nét đẹp của con người, nhằm nâng cao lên ước mơ, khát vọng của họ. Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, ta không chỉ nhớ tới chi tiết đoàn tàu đêm đi qua phố huyện nghèo, mà còn ám ảnh khôn nguôi về chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu truyện: “Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”.

Mở bài phân tích chi tiết giấc ngủ của Liên – Mẫu 2

Thạch Lam là một trong những nhà văn lãng mạn nổi tiếng của văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Trong truyện ngắn này, nhà văn đã xây dựng được một chi tiết đắt giá – chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối truyện, chứa đựng nhiều ý nghĩa.

Mở bài phân tích chi tiết giấc ngủ của Liên – Mẫu 3

Khi đọc tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam, có rất nhiều chi tiết gợi cho ta ấn tượng sâu sắc. Một trong số đó là chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối truyện: “Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”. Chi tiết này là một dụng ý nghệ thuật của Thạch Lam.