Mẫu biên bản thanh lý tài sản nhà nước

Thanh lý hải quan là gì? Những lưu ý cần rắm rõ khi thực hiện quá trình thanh lý hàng. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Mẫu đề nghị thanh lý tài sản mời bạn tham khảo!

Mẫu biên bản thanh lý tài sản nhà nước

Mẫu đề nghị thanh lý tài sản (cập nhật 2022)

Mẫu đề nghị thanh lý tài sản là văn bản được soạn thảo bởi cá nhân tổ chức gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cấp lãnh đạo giải quyết về việc thanh lý tài sản cho tổ chức/doanh nghiệp đó.

Trong quá trình hoạt động, cơ sở vật chất sẽ dần hư hỏng, được thay thế, kho chứa của đơn vị không thể đảm bảo diện tích để lưu trữ toàn bộ. Mặt khác để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý và tối đa nguồn vốn, tổ chức sẽ cần thanh lý, bán lại tài sản mà mình không còn có nhu cầu sử dụng để thu hồi nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực khác mà đơn vị theo đuổi.

Việc thanh lý tài sản không thể được tiến hành ngay lập tức, vì vậy cần có kế hoạch xin ý kiến, kế hoạch lên danh sách bàn giao, chào bán, mức giá chào bán và xử lý các sản phẩm còn tồn đọng sau đó,…

TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC

ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:…/TTr- ….., ngày…tháng…năm…

TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ THANH LÝ TÀI SẢN

Về việc đề nghị thanh lý tài sản tại ….

-Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

-Căn cứ….

Kính gửi: -(Tổ chức/ cá nhân có thẩm quyền giải quyết)

………………………..(Tên đơn vị đề xuất) đề nghị ……………………(Tổ chức/ cá nhân có thẩm quyền giải quyết) cho thanh lý một số tài sản( có danh sách tài sản dự định thanh lý kèm theo)

Lý do thanh lý: ……………

Nguồn gốc tài sản thanh lý:……………………………………

Giá tài sản thanh lý dự kiến:………………………………

Địa điểm tiến hành chào bán dự kiến:……………………………

Phòng ban phụ trách dự kiến:………………………………………

Kính trình ……………………(Tổ chức/ cá nhân có thẩm quyền giải quyết) xem xét, phê duyệt.

Nơi nhận:

– Như trên;

-Lưu: VT; VP

TM. ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT

(Đã ký)

DANH SÁCH TÀI SẢN ĐỀ NGHỊ THANH LÝ

STT Tên tài sản Số lượng Nơi sản xuất Năm sử dụng Giá trị Ghi chú
1
2

– Đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định của chế độ mà không thể tiếp tục sử dụng.

– Bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả.

– Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

– Văn bản đề nghị thanh lý tài sản nhà nước;

– Danh mục tài sản đề nghị thanh lý, trong đó có nêu cụ thể: tên tài sản, năm đưa vào sử dụng, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại; hiện trạng của tài sản ở thời điểm thanh lý.

– Các hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến việc quản lý, sử dụng TSCĐ.

– Đối với các loại tài sản mà pháp luật có quy định khi thanh lý cần có ý kiến xác nhận chất lượng tài sản của cơ quan chuyên môn thì phải gửi kèm ý kiến bằng văn bản của các cơ quan này (Trong trường hợp thanh lý xe ôtô: Biên bản xác nhận hiện trạng, chất lượng xe ôtô của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng thuộc Sở Giao thông vận tải).

Đối với các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng khi thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Thanh lý được hiểu là quá trình bán hết tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình cho các chủ thể có quyền, trong một số trường hợp, thanh lý cũng được hiểu là xử lý tài sản trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng.

Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc.

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Mẫu đề nghị thanh lý tài sản của chúng tôi cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Mẫu đề nghị thanh lý tài sản thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Biên bản thanh lý tài sản cố định là gì? Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo mẫu số 02-TSCĐ? Hướng dẫn soạn thảo biên bản thanh lý tài sản cố định? Một số quy định của pháp luật về tài sản cố định?

Việc xác định tài sản nào là tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản. Hiện nay, trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên. Khi các cá nhân, tổ chức muốn thanh lý tài sản cố định thì cần lập biên bản thanh lý tài sản cố định.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Biên bản thanh lý tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định là toàn bộ các tài sản đang sử dụng, chưa sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh do đang trong quá trình hoàn thành (ví dụ máy móc đã mua đang trong quá trình lắp ráp, nhà xưởng đang xây) hoặc cũng có thể chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng nữa. Việc thanh lý tài sản cố định sẽ được lập thành biên bản. Biên bản thanh lý tài sản cố định được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng.

Biên bản thanh lý tài sản cố định là văn bản do doanh nghiệp lập để thanh lý tài sản cố định của đơn vị. Trong biên bản nêu rõ được nguyên giá tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định,… Mẫu biên bản được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản trưởng ban thanh lý cần ký và ghi rõ họ tên của mình để biên bản có giá trị.

2. Biên bản thanh lý tài sản cố định theo mẫu số 02-TSCĐ:

Đơn vị: …..

Bộ phận: …..

Mẫu số 02-TSCĐ

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

Ngày……tháng……năm….

Xem thêm: Mẫu biên bản cam kết, giấy cam kết, tờ cam kết mới nhất năm 2022

Số:…………….

Nợ:…………….

Có:…………….

Căn cứ Quyết định số: …………………ngày……tháng……năm….. của ……………….về việc thanh lý tài sản cố định.

I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:

Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện ………………… Trưởng ban

Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện …………………. Ủy viên

Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện ………………… Ủy viên

Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao tài liệu, công việc, tài sản mới nhất năm 2022

II. Tiến hành thanh lý TSCĐ:

– Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ …….

– Số hiệu TSCĐ …………

– Nước sản xuất (xây dựng) ……………….

– Năm sản xuất ………………..

– Năm đưa vàosử dụng ………. Số thẻ TSCĐ ………

– Nguyên giá TSCĐ ………..

– Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý ……….

Xem thêm: Mẫu biên bản, văn bản thoả thuận, hợp đồng thoả thuận mới nhất năm 2022

– Giá trị còn lại của TSCĐ ………..

III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ….

Ngày……tháng…… năm…..

Trưởng Ban thanh lý

(Ký, họ tên)

IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:

– Chi phí thanh lý TSCĐ: ……….. (viết bằng chữ) ….

– Giá trị thu hồi: ………… (viết bằng chữ) …..

Xem thêm: Trình tự, thủ tục bán thanh lý tài sản công của cơ quan Nhà nước

– Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày……tháng…….năm……..

Ngày……..tháng…….năm….

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định:

– Phần mở đầu:

+ Tên đơn vị.

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm phiếu mới và chuẩn nhất năm 2022

+ Tên bộ phận.

+ Mẫu số 02-TSCĐ (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

+ Tên biên bản cụ thể là biên bản thanh lý tài sản cố định.

+ Địa điểm và thời gian lập biên bản.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Quyết định thanh lý tài sản cố định

+ Thông tin ban thanh lý tài sản cố định.

+ Nội dung tiến hành thanh lý tài sản cố định.

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới năm 2022

+ Kết luận của ban thanh lý tài sản cố định.

Phần cuối biên bản:

+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.

+ Ký và ghi rõ họ tên của trưởng ban thanh lý.

+ Kết quả thanh lý tài sản cố định.

4. Một số quy định của pháp luật về tài sản cố định:

4.1. Tiêu chuẩn:

Để được coi là tài sản cố định, tài sản phải thỏa mãn cả 3 tiêu chuẩn sau:

– Trong tương lai tài sản đó chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế cho chủ thể doanh nghiệp.

– Tài sản đó phải có thời hạn sử dụng trên 1 năm.

Xem thêm: Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác, nội dung làm việc mới nhất năm 2022

– Tài sản có nguyên giá được xác định đáng tin cậy và giá trị từ 30.000.000đ trở lên.

4.2. Phân loại:

Tài sản cố định của doanh nghiệp được phân thành 2 loại sau:

– Thứ nhất, tài sản cố định hữu hình: Là toàn bộ những tài sản (tư liệu lao động) có hình thái vật chất, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. TSCĐ hữu hình bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải…

– Thứ hai, tài sản cố định vô hình: Là toàn bộ các tài sản không mang hình thái vật chất, chúng thể hiện 1 lượng giá trị đã được đầu tư. Chúng cũng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Tài sản cố định vô hình bao gồm chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế và quyền tác giả…

4.3. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình:

Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định nội dung như sau:

“1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

Xem thêm: Mẫu biên bản xác nhận công nợ, bàn giao công nợ mới nhất năm 2022

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, tài sản cố định hữu hình: Được định nghĩa là bao gồm những tư liệu lao động hầu hết có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Ví dụ như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, các thiết bị và phương tiện vận tải…

Tư liệu lao động là những tài sản cố định hữu hình có kết cấu độc lập hay 1 hệ thống bao gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau nhằm thực hiện 1 hoặc một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kì 1 bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả 3 tiêu chuẩn sau:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

– Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.

Xem thêm: Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm, mẫu biên bản cảnh cáo vi phạm

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên.

Các tiêu chuẩn của một số tài sản cố định hữu hình cụ thể:

– Trường hợp hệ thống gồm nhiều phần tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu 1 bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của TSCĐ thì sẽ được coi là 1 tài sản cố định hữu hình độc lập

– Súc vật nếu làm việc và cho sản phẩm thì từng con súc vật thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là tài sản cố định hữu hình.

– Vườn cây lâu năm thì từng mảnh của vườn cây hoặc cây thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là tài sản cố định hữu hình.

4.4. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình:

Tài sản cố định vô hình: Bao gồm những tài sản không có hình dạng vật chất nhưng thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư (thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình), tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.

Tài sản cố định vô hình bao gồm:

– Quyền sử dụng đất.

Xem thêm: Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng thành viên công ty

– Quyền tác giả.

– Quyền sở hữu công nghiệp.

– Quyền đối với cây trồng.

– Các chương trình phần mềm…

Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình: Mọi khoản phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời cả 3 tiêu chuẩn quy định nêu trên mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình.

Các khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện về TSCĐ được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.

Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

– Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.

Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu công việc, hợp đồng, công trình mới nhất 2022

– Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán.

– Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó.

– Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.

– Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó.

– Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó.

– Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

Các khoản chi phí dưới đây không phải TSCĐ vô hình, được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của DN (tối đa không quá 3 năm):

– Chi phí thành lập doanh nghiệp.

Xem thêm: Mua xe bị tịch thu sung công quỹ nhà nước có hợp pháp được không?

– Chi phí đào tạo nhân viên.

– Chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp.

– Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu.

– Chi phí chuyển dịch địa điểm.

– Chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh.