Marketing Objectives la gì

Marketing objective (mục tiêu tiếp thị) là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần phải quan tâm khi khởi tạo mọi chiến dịch. Việc xây dựng một kế hoạch marketing mà không xác định mục tiêu sẽ khiến doanh nghiệp khó thành công trong tiếp thị, bởi kế hoạch đã đề ra không hề được tối ưu hóa.

Marketing Objectives la gì
Hướng dẫn cơ bản và ví dụ về marketing objective

Mục lục

  1. Hướng dẫn cơ bản về marketing objective
    • Một số marketing objective phổ biến
    • Cách thiết lập marketing objective hiệu quả với phương pháp SMART
    • Các bước tạo marketing objective
  2. Ví dụ cụ thể về marketing objective
    • Tăng lợi nhuận
    • Tăng lượng khách hàng tiềm năng
    • Quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ mới
    • Tăng nhận thức về thương hiệu
    • Tăng thị phần
    • Giới thiệu thương hiệu tới các thị trường mới ở trong nước hoặc quốc tế
    • Cải thiện ROI
    • Thu hút khách hàng mới

Hướng dẫn cơ bản về marketing objective

Marketing objective là mục đích tiếp thị mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian xác định (không có tính dài hạn). Mục tiêu này được đề ra trong một chiến lược tiếp thị cụ thể.

Marketing Objectives la gì

Tổng hợp 5 kinh nghiệm kinh doanh hàng Thái Lan chuẩn nhất

Tháng Mười Hai 26, 2021

Marketing Objectives la gì

MARKETING ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? NHỮNG VÍ DỤ HAY VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ

Tháng Chín 20, 2021

Ví dụ, một sự kiện branch launching của doanh nghiệp có mục tiêu giới thiệu nhãn hàng mới ra thị trường, tăng độ nhận thức của khách hàng đối với nhãn hàng đó, cung cấp các thông tin cần thiết về tính năng hoặc giá trị của sản phẩm/dịch vụ…

Một số marketing objective phổ biến

Các marketing objective thường được doanh nghiệp đặt ra có thể kể đến:

  • * Tăng doanh số hoạt động bán hàng
  • * Tăng độ nhận diện thương hiệu
  • * Nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm
  • * Thiết lập và củng cố vị trí/thứ hạng của thương hiệu trong ngành

Cách thiết lập marketing objective hiệu quả với phương pháp SMART

Việc áp dụng phương pháp tiếp cận thông minh (SMART) để đề ra marketing objective sẽ giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu phù hợp và khả thi, đồng thời có khả năng quản lý các hoạt động marketing tốt hơn.

Specific – Cụ thể

Các mục tiêu tiếp thị cần phải được vạch ra và xác định rõ ràng, thể hiện bằng số liệu cụ thể. Toàn bộ nhân sự thực hiện chiến lược phải hiểu rõ mục tiêu và mức độ quan trọng của nó. Đồng thời kế hoạch thực hiện mục tiêu cần thống kê rõ các tài nguyên hiện có và các bước thực hiện chúng.

Marketing Objectives la gì
Marketing objective cần phải cụ thể và có thể đo lường được

Measurable – Có thể đo lường

Marketing objective cần được xây dựng có KPI và các thang đánh giá rõ ràng. KPI sẽ giúp các nhà tiếp thị theo dõi sát sao tiến trình thực hiện mục tiêu của mình.

Attainable – Có thể đạt được

Doanh nghiệp thường hướng đến việc phấn đấu đạt mục tiêu càng cao càng tốt. Tuy nhiên marketing objective được đề ra phải có tính khả thi, nằm trong khả năng thực hiện được của doanh nghiệp và bộ phận tiếp thị.

Relevant – Liên quan

Các mục tiêu phải có sự liên quan và không xa rời khỏi sứ mệnh của thương hiệu và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi một marketing objective sẽ góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn (marketing goal) và tăng trưởng bền vững.

Time – Giới hạn thời gian

“Không có áp lực thì không có kim cương”. Marketing objective cần có thời gian cụ thể về lúc bắt đầu và khi kết thúc thực hiện. Thời hạn hoàn thành mục tiêu sẽ là yếu tố gây áp lực lên các nhân sự để họ nỗ lực hết sức mình, đóng góp cho tập thể đạt được mục tiêu trong thời gian sớm nhất và hiệu quả nhất.

Marketing Objectives la gì
Cần đặt thời hạn hoàn thành marketing objective để tăng hiệu quả chạy chiến dịch

Các bước tạo marketing objective

Để xây dựng mục tiêu tiếp thị một cách toàn diện, bạn cần dựa vào năm nguyên tắc SMART để làm định hướng khởi đầu, sau đó hãy thực hiện theo sáu bước dưới đây để ra mục tiêu hoàn chỉnh.

* Bước 1: Ghi lại mục tiêu bán hàng mà bạn mong muốn theo con số cụ thể (ví dụ: số tiền cần đạt hoặc tỷ lệ phần trăm tăng lên)

* Bước 2: Đặt mục tiêu về tăng trưởng thị phần. Nên đặt mục tiêu mong muốn càng cao càng tốt để kích thích động lực, tuy nhiên cũng cần chú ý đến tính thực tế và khả thi của nó.

* Bước 3: Quyết định lượng khách hàng cần có để đạt được hai mục tiêu trên. Điều này đòi hỏi marketer phải phân tích quy mô trung bình của các giao dịch, đồng thời đảm bảo có đủ ngân sách để thực hiện kế hoạch.

* Bước 4: Chọn mục tiêu tăng lượng mua hàng của khách hàng và kế hoạch để thực hiện chúng.

* Bước 5: Đặt mục tiêu về giá cả. Mục tiêu được đặt ra phải đảm bảo tỷ suất lợi nhuận và cả sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

* Bước 6: Hệ thống lại các mục tiêu đã đặt ra thành một văn bản hợp nhất để xem xét độ tương thích của chúng nhằm có điều chỉnh phù hợp. Lúc này bạn đã hoàn thành việc xây dựng marketing objective.

Marketing Objectives la gì
Marketing Objective nên được xây dựng theo từng bước lần lượt và khoa học

Ví dụ cụ thể về marketing objective

Dưới đây là một số ví dụ để giúp bạn hiểu rõ hơn về marketing objective

Tăng lợi nhuận

Ví dụ: “Tăng lợi nhuận bán hàng tại các kênh online lên 10% trong vòng 12 tháng tiếp theo”.

Hoặc: “Quý IV cần giảm 20% lượng social media ads mất phí, đồng thời tăng cường chạy SEM với 3 bài đăng hàng tuần trên blog”. Mục tiêu này dẫn tới việc giảm chi phí tiếp thị, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận thu về.

Tăng lượng khách hàng tiềm năng

Ví dụ: “Hàng tháng khởi tạo năm kênh chuyển đổi mới trên trang web để tăng 10% lượng khách hàng tiềm năng mới”.

Quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ mới

Ví dụ phổ biến về marketing objective này là: “Bán 1000 sản phẩm mới trong vòng 30 ngày đầu tiên kể từ khi ra mắt”.

Tăng nhận thức về thương hiệu

Ví dụ: “Tăng số lần hiển thị trên mạng xã hội đối với các đối tượng thuộc thị trường mục tiêu mới lên 30% vào cuối quý”.  

Tăng thị phần

Ví dụ: “Tăng thị phần vào cuối năm tài chính lên 20%”.

Chú ý không nên lạm dụng mục tiêu “trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường”, bởi trong nhiều trường hợp mục tiêu này không có tính khả thi.

Marketing Objectives la gì
Marketing objective về thị phần cần chú ý đến tính khả thi

Giới thiệu thương hiệu tới các thị trường mới ở trong nước hoặc quốc tế

Điều quan trọng khi đặt marketing objective này là phải hiểu được sự khác biệt về văn hóa và thói quen tiêu dùng giữa các thị trường. Vì vậy, ví dụ cho mục tiêu này có thể được nêu như sau: “Tiến hành nghiên cứu thị trường trong nửa đầu quý II và phát triển thông điệp phù hợp cho thị trường vào cuối quý II”.

Cải thiện ROI

ROI là một trong những số liệu marketing quan trọng nhất bởi nó có thể đo lường tính hiệu quả của một chiến dịch tiếp thị.

Ví dụ: “Tiến hành thử nghiệm hai chiến dịch A/B trên hai Facebook Ads khác nhau trong vòng 4 tuần”.

Thu hút khách hàng mới

Ví dụ: “Trong vòng 6 tháng, cần xây dựng quan hệ hợp tác với 3 người có ảnh hưởng mới trong ngành, tặng voucher giảm giá cho những người theo dõi họ”.

Marketing objective có thể ảnh hưởng và định hướng toàn bộ chiến dịch tiếp thị. Vì thế doanh nghiệp cần cân nhắc cẩn thận để đặt mục tiêu sao cho phù hợp và khả thi. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu được cách đặt mục tiêu tiếp thị hiệu quả cho mọi chiến dịch.