Maàn hình lap top thường thành cảm ứng

TTO - Bạn có thể dễ dàng thực hiện các thao tác điều khiển cảm ứng lên một màn hình máy tính bình thường nhờ vào thiết bị có tên AirBar.

Maàn hình lap top thường thành cảm ứng
AirBar biến màn hình hiển thị bình thường thành cảm ứng. - Ảnh: The Hacker News

Một công ty Thụy Điển có tên Neonode vừa trình làng một thiết bị AirBar có khả năng biến mọi màn hình máy tính để bàn, màn hình laptop bình thường trở thành cảm ứng.

AirBar là một thiết bị dạng plug-and-touch (cắm và chạm) được thiết kế dạng thanh dài nhỏ, nhẹ, mỏng. Chiều dài của thanh bằng chiều dài màn hình hiển thị 15,6 inch. Một đầu của thanh AirBar là dây nối với máy tính thông qua cổng USB.

Khi sử dụng, người dùng chỉ việc đặt thanh AirBar ngay phía dưới màn hình hiển thị. Từ tính trong AirBar sẽ dính vào màn hình, giúp cố định vị trí của AirBar. Ngay sau khi cắm vào cổng USB máy tính, thiết bị sẽ phát một màn sáng bao phủ màn hình hiển thị máy tính.

Tất nhiên người dùng vẫn thấy màn hình hiển thị như bình thường, không hề có tấm màn nào che mắt. Tấm màn sáng này có tác dụng thu nhận các thao tác cảm ứng của người điều khiển và thông qua AirBar “chuyển” các lệnh này đến máy tính.

Từ lúc này, người dùng có thể thực hiện các thao tác điều khiển cảm ứng trên màn hình như: chạm, trượt, phóng to, cuộn… bằng tay rất dễ dàng, giống như đang thao tác trên một màn hình cảm ứng thật sự.

Theo Neonode, với AirBar người dùng còn có thể dùng găng tay, đôi đũa… để điều khiển trên màn hình cảm ứng. Hiện AirBar mới chỉ hoạt động tốt trên các thiết bị chạy hệ điều hành Windows 8, Windows 10 hoặc ChromeBook.

AirBar được dự kiến ra mắt chính thức tại triển lãm công nghệ CES vào tháng 1-2016 tại Las Vegas, Mỹ. Giá bán lẻ dự kiến khoảng 49 USD.

AirBar là một chiếc cảm biến cho phép biến màn hình máy tính của bạn từ không cảm ứng thành cảm ứng đa điểm. Nó có thiết kế nhỏ gọn để bạn có thể đặt ngay dưới màn hình, che đi phần viền dưới và cũng có nhiều kích cỡ. Phiên bản mình mượn được lớn nhất, dùng cho máy tính màn hình 15,6" và có giá bán khoảng $69.

AirBar được thiết kế và sản xuất bởi công ty Neonode tại Thụy Điển, made in Sweden luôn. Nó có 3 phiên bản tương ứng với 3 kích thước là 13,3", 14" và 15,6" - đây cũng là 3 kích thước màn hình laptop phổ biến.

Maàn hình lap top thường thành cảm ứng

Thiết kế bằng nhựa, mỏng khoảng 5 mm, bề rộng 17 mm nên AirBar có thể gắn trên viền dưới màn hình của hầu hết các loại laptop. Bề mặt của AirBar được phủ soft-touch (phủ nhung, phủ cao su) nên nó rất dễ bám bẩn hay dấu vân tay, ít nhiều ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.

Maàn hình lap top thường thành cảm ứng

Làm thế nào AirBar gắn dính vào viền dưới màn hình? AirBar có 2 cái nút nam châm để hít vào viền màn hình. Nếu viền nhựa thì dĩ nhiên nam châm không thể bám dính, chỉ có dùng với những chiếc máy viền kim loại như MacBook hay máy Windows cao cấp. Tuy nhiên, 2 miếng nam châm này cũng có keo dính để bạn đính AirBar vào viền nhựa của những chiếc laptop thông thường. Đây là một điểm mà mình thấy khá dở của AirBar, tại sao hãng không chế một cơ cấu nẹp vào màn hình có thể điều chỉnh được thay vì dùng nam châm hay miếng dán tạm bợ?

Maàn hình lap top thường thành cảm ứng

Một tính năng hay của AirBar là nhỡ bạn có quên đóng màn hình khi AirBar vẫn đang gắn vào thì nó sẽ phát ra một tiếng bíp ngay khi phát hiện ra tay của bạn đặt tại cạnh trên của màn hình. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải để ý khi đóng máy, tiếng bíp khá nhỏ, nhỡ đóng màn hình mạnh và nhanh thì dễ biến chiếc laptop của bạn thành máy tính detachable màn hình rời lắm 😁.

Maàn hình lap top thường thành cảm ứng

AirBar là một thiết bị plug-n-play, bạn chỉ việc cắm vào cổng USB là dùng được ngay mà không cần cài thêm driver hay phần mềm hỗ trợ. Trải nghiệm sử dụng AirBar khá thú vị bởi ngay trên chiếc màn hình vô cảm, giờ đây mình đã có thể chạm ngón tay vào điều khiển như màn hình cảm ứng thực thụ.

Maàn hình lap top thường thành cảm ứng

Cơ chế hoạt động của AirBar khá giống với Leap Motion - cảm biến không chạm nổi tiếng một thời, tức là AirBar sẽ phát ra một vùng ánh sáng không thấy được song song với màn hình. Chính vì điều này khiến AirBar yêu cầu phải được đặt vào cạnh dưới của màn hình. Khi bạn đưa ngón tay lên màn hình, thực chất ngón tay đi vào vùng ánh sáng này và làm cản trở ánh sáng. Từ đó cảm biến trong AirBar nhận biết được vị trí của ngón tay, tính toán và đưa ra vị trí tương ứng trên màn hình tương tự như cơ chế hoạt động của màn hình cảm ứng thông thường.

Maàn hình lap top thường thành cảm ứng

AirBar hiện tại chỉ hỗ trợ 2 ngón tay, bạn có thể thực hiện các thao tác vuốt, phóng to thu nhỏ bằng 2 ngón tay hay chuyển trang trên trình duyệt Edge. Tuy nhiên, bạn không thể mở Cortana, kích hoạt Task View hay mở Action Center bởi nó không hỗ trợ 3 hoặc 4 ngón tay. Neonode cho biết trong tương lai qua một bản cập nhật firmware thì AirBar sẽ hỗ trợ nhiều ngón tay hơn.