Lý thuyết Công nghệ Bài 11 lớp 7

Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 7 Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 11 Công Nghệ 7 trang 17

Dựa vào hình 15, 16, 17 hãy ghi vào vở bài tập đặc điểm của các phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt (hoặc cành).

Trả lời:

- Giâm cành: Từ 1 đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào cát ẩm, sau một thời gian từ cành giâm hình thành rễ. Giâm cành phải cắt bớt là để giảm sự thoát hơi nước.

- Ghép mắt: Từ mắc ghép hoặc cành ghép đem ghép vào 1 cây khác.

- Chiết cành: Bóc một khoanh vỏ của cành, sau đó bó đất khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất.

Lý thuyết Công nghệ Bài 11 lớp 7

Giải bài tập SGK Bài 11 Công Nghệ lớp 7

Câu 1 trang 27 SGK Công nghệ 7:

Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự nào?

Lời giải:

Sản xuất giống cây bằng hạt được tiến hành qua 4 năm:

- Năm thứ 1: Gieo hạt giống đã được phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.

- Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành thừng dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.

- Năm thứ 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.

- Năm thứ 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.

Lý thuyết Công nghệ Bài 11 lớp 7

Câu 2 trang 27 SGK Công nghệ 7:

Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép mắt (hoặc cành)?

Lời giải:

- Giâm cành: Lấy 1 đoạn thân cây, cành cây cắt bỏ 1 đầu và đem cắm xuống vùng đất ẩm. Sau một thời gian phần bị cắt sẽ mọc rễ, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ qua rễ trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Ví dụ: Mía, khoai lang, sắn dây,...

- Chiết cành: Trên 1 cây đang sống bình thường chọn ra cành cây cần chiết. Sau đó lấy dao tách 1 đoạn vỏ ở đó và dùng đất bó lại đoạn thân vừa tách vỏ đó. Sau 1 thời gian đoạn mà ta bó đất đó sẽ mọc rễ, cắt bỏ ra khỏi cây mẹ rồi đem ra trồng. Cây sẽ phát triển như cây bình thường. Ví dụ: Cam chanh bưởi,...

- Ghép mắt: Lấy 1 mắt (chồi) của cây khác mang ghép vào mắt (chồi) hoặc thân của cây cần ghép. Sau đó cũng phải bó lại nhưng không cần phải cho thêm đất vào.Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ cây sang mắt.

Câu 3 trang 27 SGK Công nghệ 7:

Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống?

Lời giải:

Những điều kiện cần thiết để bảo quản hạt giống:

- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp,tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh.

- Nơi bảo quản (cất giữ) phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, phải tránh được chim, chuột, côn trùng phá hoại.

- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp xử lí kịp thời: Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại, bao, túi kín. Với số lượng lớn thì ta sẽ bảo quả trong các kho cao ráo, sạch sẽ, hoặc bảo quản trong các kho lạnh.

Lý thuyết Công Nghệ Bài 11 lớp 7

I. Sản xuất giống cây trồng

- Mục đích của sản xuất giống cây trồng là tạo ra nhiều hạt giống cây con giống phục vụ gieo trồng.

1. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt:

Năm thứ 1: gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.

Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng, lấy hạt các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.

Năm thứ 3: từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.

Năm thứ 4: từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.

Lý thuyết Công nghệ Bài 11 lớp 7

2. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính

Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây ăn quả (trái), cây hoa, cây cảnh (kiểng).

Lý thuyết Công nghệ Bài 11 lớp 7

II. Bảo quản hạt giống cây trồng

Hạt giống tốt, nếu như không biết bảo quản thì chất lượng hạt sẽ giảm và có thể mất khả năng nảy mầm.

Các điều kiện để bảo quản hạt giống tốt:

- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mầy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh, …

- Nơi cất giữ (bảo quản) phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải kín để chim, chuột, côn trùng không được xâm nhập.

- Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra nhiệt, độ ẩm, sâu mọt, để có biện pháp xử lí kịp thời.

- Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại hoặc trong bao, túi kín. Khi bảo quản lượng lớn hạt giống người ta đựng hạt giống trong bao, túi kín và bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ.

- Hạt giống cũng có thể được bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công Nghệ lớp 7 Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng (đầy đủ nhất) chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 7 Bài 11: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 7.

Công nghệ lớp 7 Bài 11: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

Video giải Công nghệ 7 Bài 11: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 11: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

I. Vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi

- Biểu hiện bệnh của vật nuôi: buồn bã, chậm chạp, giảm ăn, sốt, tiêu chảy, …

- Vai trò của phòng, trị bệnh:

+ Tăng sức khỏe, đề kháng, giúp giảm khả năng nhiễm bệnh.

+ Tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh, ngăn ngừa lây lan của dịch bệnh.

+ Tiêm vắc xin tạo miễn dịch cho vật nuôi, chống lại tác nhân gây bệnh.

+ Giảm tác hại của bệnh và giúp nhanh phục hổi.

II. Một số nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi

- Do vi sinh gây bệnh

- Do động vật kí sinh

- Do thừa hoặc thiếu dinh dưỡng, thức ăn không an toàn

- Do môi trường sống không thuận lợi

III. Một số biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi

1. Phòng bệnh cho vật nuôi

- Là thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ cơ thể vật nuôi khỏi tác nhân gây bệnh.

- Các biện pháp:

+  Nuôi dưỡng tốt

+ Chăm sóc chu đáo

+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ

+ Cách li tốt

+ Tiêm phòng văc xin đầy đủ

Lý thuyết Công nghệ Bài 11 lớp 7

2. Trị bệnh cho vật nuôi

- Là các biện pháo giúp vật nuôi khỏi bệnh như: dùng thuốc, phẫu thuật.

- Biện pháp:

+ Liên hệ với cán bộ thú y khi có biểu hiện

+ Định kì tẩy giun, sán và kí sinh trùng ngoài da.

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 11: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

Đang cập nhật.