Lịch đi học lại của sinh viên TPHCM mới nhất

Lịch đi học lại 2022 Tp Hồ Chí Minh

Lịch đi học lại của học sinh thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm trong thời gian gần đây khi tình hình dịch bệnh Covid19 vẫn có những diễn biến phức tạp. Sau đây là một số thông tin mới nhất về lịch đi học lại của học sinh TP HCM, mời các bạn cùng theo dõi.

  • Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch COVID với cơ sở giáo dục

TP. HCM: Có thể dừng học trực tiếp nếu lớp có từ 2 F0 trở lên

Ngày 22/02/2022, Ủy ban nhân dân (UBND) TP. HCM đã có Công văn 548/UBND-VX về hướng dẫn kiểm soát dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục.

Theo đó, về kịch bản xử trí với trường hợp phát hiện nhiều F0 tại lớp, trường học, UBND Thành phố hướng dẫn như sau:

- Nếu trong cùng một ngày, lớp học phát hiện từ 02 F0 trở lên thì Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ sở giáo dục căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức học tiếp theo của các học sinh còn lại trong lớp.

- Nếu trong cùng một ngày, cơ sở giáo dục phát hiện từ 02 lớp có F0 trở lên thì Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức học tiếp theo đối với học sinh của trường.

Ngoài ra, về quy trình kiểm soát dịch trong trường học, Thành phố có quy định, khi phát hiện học sinh có triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm Covid-19 tại trường, có ít nhất 02 trong số các biểu hiện sau đây: Sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở... thì khẩn trương triển khai các bước:

- Đánh giá tình trạng sức khỏe của học sinh bằng cách: Yêu cầu học sinh mang ngay khẩu trang y tế và dừng các hoạt động có tiếp xúc với người khác. Giáo viên, người chăm sóc thông báo ngay đến Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của cơ sở giáo dục.

Nhân viên phụ trách y tế trường học đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe của học sinh:

+ Nếu học sinh có 01 trong các triệu chứng nặng (sốt cao, tím tái môi, đầu chi; khó thở, thở nhanh; thở rên; SpO2 < 97%; li bì, lờ đờ; co giật ...): Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 báo ngay Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện chuyên khoa nhi (nếu có) trên địa bàn để được hỗ trợ; thông báo cho phụ huynh/người giám hộ của trẻ.

+ Nếu học sinh có triệu chứng nhẹ (sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi...): Chuyển học sinh đến phòng cách ly tạm thời và thực hiện ngay xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2. Trong đó:

Trường hợp kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính: Nếu học sinh sốt hoặc có triệu chứng bất thường cần báo cho phụ huynh/người giám hộ đưa trẻ đi khám bệnh ngay; nếu trẻ không sốt, theo dõi sức khỏe và tiếp tục học tập trực tiếp tại trường.

Trường hợp kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính (F0): nhân viên phụ trách y tế trường học thông báo cho Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của cơ sở giáo dục biết và thực hiện theo hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học.

Chi tiết Công văn xem trong file tải về.

Kế hoạch đi học lại sau Tết 2022 của học sinh TP HCM

Ngày 25/1 UBND TP.HCM đã công bố Quyết định về lộ trình dạy học trực tiếp sau Tết Nguyên đán của học sinh các cấp học. Theo đó, trẻ mầm non, tiểu học và lớp 6 học trực tiếp từ ngày 7/2/2022 trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ trẻ, người chăm sóc và học sinh, lộ trình như sau:

Từ 7/2, cơ sở giáo dục thực hiện công tác chuẩn bị đón trẻ và học sinh đi học trực tiếp.

Từ 10 - 13/2, cơ sở giáo dục tổ chức họp phụ huynh học sinh triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc trẻ, tập huấn công tác chống dịch COVID-19.

Từ 14/2, tổ chức đón trẻ mầm non và tiểu học đến trường, trường hợp cha mẹ học sinh chưa đồng thuận thì học sinh tiếp tục học online qua internet hoặc qua truyền hình.

Như vậy, từ ngày 14/2, toàn bộ học sinh ở các cấp học tại TP.HCM sẽ quay trở lại trường học trực tiếp.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM giao sở Y tế phối hợp với sở GD&ĐT rà soát, tiếp tục tham mưu điều chỉnh bộ tiêu chí an toàn trường học (khi cần thiết); triển khai các hướng dẫn chuyên môn phù hợp với từng cấp học, linh hoạt theo cấp độ dịch.

Ban chỉ đạo chống dịch các quận, huyện, thành phố Thủ Đức sẽ kiểm tra, thẩm định phương án phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục trước khi mở cửa; chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuyển đổi trạng thái tổ chức dạy học theo cấp độ dịch.

Với địa phương thuộc cấp độ 1 (vùng xanh), các trường có thể dạy học hai buổi, bán trú cho tất cả các khối. Trong tuần đầu tiên, giáo viên dành thời gian hướng dẫn cho học sinh thói quen phòng dịch, xây dựng nề nếp, ôn tập kiến thức trước đó.

Những cơ sở giáo dục ở địa bàn vùng vàng (cấp độ 2) thực hiện tương tự hướng dẫn với vùng xanh. Trong tuần đầu tiên, nhà trường được dạy học hai buổi, bán trú cho khối 1 và 2. Tuy nhiên, ở địa bàn có dịch cấp độ 2, các trường chỉ tổ chức cho học sinh lớp 3, 4, 5 đi học một buổi/ngày.

Đối với vùng cam (cấp độ 3), sở hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tiếp một buổi/ngày đối với khối lớp 1, 2 trong tuần đầu tiên và tuần thứ hai. Học sinh lớp 3, 4, 5 tiếp tục học trực tuyến. Với địa bàn thuộc cấp độ 4 (vùng đỏ), cấp tiểu học chưa đến trường.

Các trường ở địa bàn vùng xanh, vàng, cam đều có thể tổ chức kiểm tra cuối học kỳ I cho học sinh lớp 1, 2 trong tuần thứ ba khi trở lại trường.

Học sinh thành phố Hồ Chí Minh sẽ tựu trường từ 1/9

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh Covid19 trên toàn quốc cũng như Tp HCM. SGDĐT TP Hồ Chí Minh đề xuất không tổ chức khai giảng năm học mới. Lịch học của học sinh TP HCM trong năm 2021-2022 sẽ được thực hiện cụ thể như sau:

Lịch đi học lại của sinh viên TPHCM mới nhất

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Lịch đi học lại của sinh viên TPHCM mới nhất

Với phương pháp giảng dạy riêng, thầy Dương Hà thu hút nhiều học sinh đến với lớp học Hoá, fanpage Facebook của thầy có 29 nghìn lượt theo dõi . Năm nay, hơn 140 học sinh của thầy đạt 8,9,10 trong kỳ thi THPT Quốc gia.

Sau 9 tháng không đón sinh viên đến giảng đường do diễn biến phức tạp của Covid-19, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM) thông báo học tập trung từ 7/2, ngay sau kỳ nghỉ lễ. Nhiều trường khác như Đại học Công nghiệp TP HCM, Sư phạm TP HCM, Văn hóa Hà Nội, Học viện Ngân hàng đón học sinh từ 14/2.

Một số trường chia nhóm để đón dần sinh viên trở lại chứ không cho đi học toàn bộ ngay từ đầu. Đại học Xây dựng Hà Nội cho học trực tiếp trước, từ 14/2, với phần thực hành, thực tập, tham quan, thí nghiệm, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, các sinh viên đang làm đồ án tốt nghiệp cùng học viên cao học. Sinh viên năm nhất và sinh viên khóa cũ đang học trả nợ sẽ đến trường từ 21/2. Số còn lại quay trở lại trường muộn nhất - 28/2.

Danh sách các trường đã thông báo kế hoạch học tập trung được cập nhật ở bảng dưới đây (ấn Ctrl + F để tìm nhanh tên trường):

STT

Trường

Lịch học trực tiếp

1

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM)

7/2

2

Đại học Công nghiệp TP HCM

14/2

3

Đại học Nông lâm TP HCM

14/2

4

Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM

14/2

5

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

14/2

6

Đại học Sư phạm TP HCM

14/2

7

Đại học Sài Gòn

14/2

8

Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM

14/2

9

Đại học Công nghệ TP HCM

14/2

10

Đại học Kiến trúc TP HCM

14/2 (khoảng 50% số lớp)

11

Đại học Giao thông Vận tải TP HCM

14/2

12

Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP HCM

14/2

13

Đại học Quốc tế Sài Gòn

14/2

14

Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP HCM)

21/2

15

Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP HCM)

14/3

16

Đại học Ngoại thương

Cơ sở Hà Nội, Quảng Ninh: 16/2
Cơ sở TP HCM: 21/2

17

Đại học Kinh tế Quốc dân

14/2

18

Đại học Bách khoa Hà Nội

15/2

19

Đại học Mở Hà Nội

14/2

20

Đại học Văn hoá Hà Nội

14/2

21

Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội)

21/2

22

Học viện Ngân hàng

21/2

23

Đại học Xây dựng Hà Nội

14/2-28/2 (chia ba nhóm, mỗi nhóm đi cách nhau 1 tuần)

Ngoài các trường kể trên, một số đại học ở TP HCM đã cho sinh viên đi học trở lại trước đó như Đại học Ngân hàng, Văn Hiến, Kinh tế (từ tháng 1), Đại học Y Dược TP HCM, Y khoa Phạm Ngọc Thạch (tháng 12/2021). Các trường đào tạo khối ngành sức khoẻ ngay cả ở Hà Nội vẫn tổ chức cho sinh viên học trực tiếp kết hợp trực tuyến, do đặc thù ngành học. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 45.000 sinh viên ở các trường này đang học kết hợp như vậy.

Sinh viên Đại học Bách khoa trong buổi học ngày 2/3/2020. Ảnh: Ngọc Thành

Cùng với sự trở lại từng bước của sinh viên đại học, số lượng học sinh phổ thông được đến trường học trực tiếp sau Tết Nguyên đán cũng sẽ tăng mạnh.

Tại cuộc họp về lộ trình mở cửa trường học chiều 24/1 của Chính phủ, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết đến ngày 7/2, dự kiến 49 tỉnh, thành tổ chức học trực tiếp, 14 địa phương còn lại cũng cho học sinh trở lại trường từ 12/2.

Dương Tâm - Mạnh Tùng