Lâm đồng là ở đâu

10/10/2010


DƯ ĐỊA CHÍ

Nằm trên cao nguyên Lâm Viên - Di Linh cao nhất vùng Tây nguyên với độ cao 1500m so với mặt biển, tỉnh Lâm Đồng ngày nay được hợp lại từ hai tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt trước 1975, gồm 3 cao nguyên nhỏ: Lâm Viên (huyện Lạc Dương), Di Linh (huyện Di Linh) và Bảo Lộc hay Mạ (thị xã Bảo Lộc). Diện tích 9.764,8km2 trong đó núi rừng chiếm đến 70%  Bắc giáp các tỉnh Daklak và Dak Nông, Đông giáp các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, Nam giáp các tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, Tây giáp tỉnh Bình Phước.

Về mặt hành chánh, Lâm Đồng có tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt, một thị xã là Bảo Lộc và 10 huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Lạc Dương, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Lâm Hà, Cát Tiên và huyện mới Đạm Rông được thành lập từ 1-1-2005. Dân số theo thống kê 1-4-2009 là 1.186.786 người, ngoài đa số người Kinh còn có hơn 150.000 thuộc các dân tộc ít người gồm các dân tộc bản địa như Mạ, K’Ho, Churu… và các dân tộc ở miền Bắc di cư vào như Thái, Tày, Nùng…

Nhờ vào độ cao nên dù ở một nước nhiệt đới, Lâm Đồng vẫn luôn có khí hậu mát mẻ với nhiệt độ trung bình là 18° ở Đà Lạt và 21° ở Bảo Lộc, thích hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Nhiều cơ sở chăn nuôi lớn đã hình thành tại Đức Trọng, Đơn Dương và một số nơi ở Di Linh. Vùng Bảo Lộc, Di Linh nổi tiếng với loại cây công nghiệp trà, càfé. Cây dâu nuôi tằm được trồng nhiều ở Gia Lành, Bảo Lộc, đã thúc đẩy ngành nuôi tằm lấy tơ phát triển. Những vùng trồng rau chuyên canh, những vườn hoa, trại hoa ở Đức Trọng, Lạc Dương, Di Linh, Đà Lạt đã cung cấp sản phẩm cho khắp nơi và cả ra nước ngoài.

Tỉnh Lâm Đồng còn có nhiều sông, suối nên thuận tiện cho việc thiết lập các nhà máy thủy điện như ở Ankroet, Krongpha… nhiều hồ nước, thác nước đẹp trong một thiên nhiên thơ mộng, môi sinh trong lành đã là động lực thúc đẩy ngành du lịch phát triển, thu hút đến đây nhiều du khách khắp bốn phương.

VĂN HÓA

Các dân tộc bản địa ở Lâm Đồng thuộc hai ngữ hệ khác nhau: người Mạ và người K’Ho thuộc nhóm Mon-Khmer là hệ ngôn ngữ của nhiều dân tộc Nam Tây nguyên, còn người Churu thuộc hệ Malayo-Polynésien mà có người gọi là hệ Đa Đảo. Họ có một kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng với những tập quán, phong tục, lễ hội, những truyền thống văn hóa dân gian, những truyện cổ, huyền thoại độc đáo, đặc biệt phải kể đến các luật tục mà họ thường gọi là N’dri bao gồm những qui tắc ứng xử, nếp sống, sinh hoạt được diễn thành lời ca, bài hát và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Âm nhạc cũng là một loại hình sinh hoạt truyền thống của đồng bào các dân tộc Mạ, K’Ho, Churu với nhạc cụ phổ biến là các bộ chiêng, các loại mbieot. Vào mùa lễ hội (thường bắt đầu từ sau khi thu hoạch xong vụ lúa), đêm đêm đồng bào lại tổ chức ăn mừng lúa mới. Bên ngọn lửa, họ ăn thịt và uống rượu cần, ca hát và nhảy múa cùng nhau. Tiếng chuông, tiếng khèn vang lên những âm thanh phấn khích giữa núi rừng tịch lặng như niềm mong mỏi lạc quan về một ngày mai tươi đẹp.

ĐÀ LẠT - THÀNH PHỐ DU LỊCH

Được người Pháp phát hiện từ những năm cuối thế kỷ 19 và hình thành vào những năm đầu thế kỷ 20, Đà Lạt là một thành phố nghỉ dưỡng trẻ trung với nhiều ưu thế tự nhiên về khí hậu và cảnh quan. Nhờ vào độ cao 1475m so với mặt biển nên dù là một xứ nhiệt đới, Đà Lạt có được một khí hậu mát mẻ dễ chịu của vùng ôn đới với nhiệt độ trung bình trong ngày thấp nhất là 15°C và cao nhất là 24°C. Mặc dù có hai mùa: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau nhưng quanh năm Đà Lạt đều có nắng – các nhà khí hậu học quả không quá lời khi gọi Đà Lạt là thành phố của mùa Xuân.

Du khách đến Đà Lạt bằng đường 20 từ thành phố Hồ Chí Minh hoặc bằng đường 11 ngược sông Dinh theo ngã Phan Rang, sau khi ngang qua những di tích của nước Chăm-Pa xưa hay đèo Ngoạn mục với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đều cảm thấy như đang được nâng cao dần lên và khi chạm vào ngưỡng cửa Đà Lạt tại chân đèo Prenn thì trước mặt du khách là một vùng sơn nguyên với nhiều ngọn đồi thoai thoải nhấp nhô như sóng lượn, những rừng thông thuần loại xanh mượt ngút ngàn được bao bọc bởi những dãy núi gần xa tạo cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát trước một thiên nhiên thoáng đãng nên thơ.

Đi sâu vào thành phố, du khách càng ngạc nhiên thích thú hơn khi khám phá ra Đà Lạt như một bảo tàng của các dòng suối, ngọn thác, hồ nước, đồi cỏ hay thung lũng… Thiên nhiên Đà Lạt vốn là một vùng cảnh quan miền núi đặc sắc nay được kết hợp hài hòa với những công trình sáng tạo của con người, những kiến trúc với các đường nét độc đáo góp mặt đủ các trường phái, trào lưu – vừa e ấp kín đáo vừa lộng lẫy kiêu sa qua từng ngôi biệt thự ẩn mình sau cây lá, hay rực rở bởi được trang điểm bằng cả vườn hoa trăm sắc ngàn hương.

Với những ưu thế nội tại, Đà Lạt có thể cùng lúc tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học… Đà Lạt – Việt Nam là điểm đến của thiên niên kỷ mới.

Mai Kim Thành

(Bâng khuâng Đà Lạt – NXB Đà Nẵng 2001)

Bản đồ Lâm Đồng hay bản đồ hành chính các huyện, xã, Thành phố tại tỉnh Lâm Đồng, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Chúng tôi BanDoVietNam.COM.VN tổng hợp thông tin Bản đồ quy hoạch tỉnh Lâm Đồng từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2022.

Lâm đồng là ở đâu
Thông tin cơ bản về tỉnh Lâm Đồng

Vị trí địa lý và đơn vị hành chính tỉnh Lâm Đồng 

+ Vị trí: Có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông. Đây là một năm tỉnh thuộc vùng miền núi Nam Tây nguyên, toạ lạc tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam và nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn, cách TPHCM 300 km về hướng Đông Bắc, cách TP Đà Nẵng 658 km về phía nam, cách TP Hà Nội 1.414 km tính theo đường Quốc Lộ 1A.

Tiếp giáp địa lý: Phía bắc của tỉnh Lâm Đồng giáp tỉnh Đắk Lắk ở phía Bắc; đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía đông giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận.

Lâm đồng là ở đâu
Bản đồ tỉnh Lâm Đồng qua vệ tinh

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên 9.765 km² (diện tích lớn thứ 7 cả nước), dân số khoảng 1,551 triệu (2019). Trong đó, ở Thành thị có 611.325 người (43,2%); ở Nông thôn có 804.175 người (56,8%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 145 người/km².

+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2022, Lâm Đồng là tỉnh có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc) và 10 huyện (Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà), với 142 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn.

Năm 2010, tỉnh Lâm Đồng là một trong tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 02 thành phố trực thuộc tỉnh (Thành phố Đà Lạt và Thành phố Bảo Lộc)

Tài nguyên rừng: Lâm Đồng có 587.000 ha rừng với độ che phủ 60,4% diện tích toàn tỉnh. Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gỗ thông 2 lá, 3 lá…

Lâm đồng là ở đâu
Bản đồ tỉnh Lâm Đồng trên nền tảng Open Street Map

Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng khổ lớn

Lâm đồng là ở đâu

Lâm đồng là ở đâu

Lâm đồng là ở đâu
Bản đồ hành chính các xã, huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022

PHÓNG TO 1|PHÓNG TO 2|PHÓNG TO 3

Lâm đồng là ở đâu
Bản đồ quy hoạch đất tỉnh Lâm Đồng

PHÓNG TO

Bản đồ thành phố Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt có 16 đơn vị hành chính, gồm 12 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 4 xã: Tà Nung, Trạm Hành, Xuân Thọ, Xuân Trường.

Lâm đồng là ở đâu
Bản đồ hành chính thành phố Đà Lạt

Bản đồ thành phố Bảo Lộc

Thành phố Bảo Lộc có 11 đơn vị hành chính, gồm 6 phường: 1, 2, B'Lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến và 5 xã: Đại Lào, Đam Bri, Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh với 120 thôn, buôn, xóm, tổ dân phố.

Bản đồ huyện Bảo Lâm

Huyện Bảo Lâm có 04 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Lộc Thắng và 13 xã: B'Lá, Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Đức, Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Ngãi, Lộc Phú, Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Thành, Tân Lạc.

Lâm đồng là ở đâu
Bản đồ hành chính huyện Bảo Lâm

Bản đồ huyện Cát Tiên

Huyện Cát Tiên có 9 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Cát Tiên, Phước Cát và 7 xã: Đồng Nai Thượng, Đức Phổ, Gia Viễn, Nam Ninh, Phước Cát 2, Quảng Ngãi, Tiên Hoàng.

Bản đồ huyện Di Linh

Huyện Di Linh có 19 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn Di Linh và 18 xã: Bảo Thuận, Đinh Lạc, Đinh Trang Hòa, Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Gia Hiệp, Gung Ré, Hòa Bắc, Hòa Nam, Hòa Ninh, Hòa Trung, Liên Đầm, Sơn Điền, Tam Bố, Tân Châu, Tân Lâm, Tân Nghĩa, Tân Thượng.

Lâm đồng là ở đâu
Bản đồ hành chính huyện Di Linh

Bản đồ huyện Đạ Huoai

Huyện Đạ Huoai có 9 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Ma Đa Guôi (huyện lỵ), Đạ M'ri và 7 xã: Đạ Ploa, Đạ Oai, Đạ Tồn, Đoàn Kết, Hà Lâm, Ma Đa Guôi, Phước Lộc.

Bản đồ huyện Đạ Tẻh

Huyện Đạ Tẻh có 9 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Đạ Tẻh và 8 xã: An Nhơn, Đạ Kho, Đạ Lây, Đạ Pal, Mỹ Đức, Quảng Trị, Quốc Oai, Triệu Hải.

Bản đồ huyện Đam Rông

Huyện Đam Rông được chia thành 8 đơn vị hành chính, gồm các xã: Đạ K'Nàng, Đạ Long, Đạ M'Rông, Đạ Rsal, Đạ Tông, Liêng S'Rônh, Phi Liêng, Rô Men (huyện lỵ).

Lâm đồng là ở đâu
Bản đồ hành chính huyện Đam Rông

Lâm đồng là ở đâu
Bản đồ hành chính huyện Đam Rông

PHÓNG TO

Bản đồ huyện Đơn Dương

Huyện Đơn Dương được có 10 đơn hành chính cấp, gồm 2 thị trấn Thạnh Mỹ (huyện lị), D'Ran và 8 xã: Đạ Ròn, Ka Đô, Ka Đơn, Lạc Lâm, Lạc Xuân, Pró, Quảng Lập, Tu Tra.

Bản đồ huyện Đức Trọng

Huyện Đức Trọng ó 15 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Liên Nghĩa và 14 xã: Bình Thạnh, Đà Loan, Đa Quyn, Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Ninh Gia, Ninh Loan, N'Thol Hạ, Phú Hội, Tà Hine, Tà Năng, Tân Hội, Tân Thành.

Lâm đồng là ở đâu
Bản đồ hành chính huyện Đức Trọng

Hiện tại, Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đang dược xây dựng qua địa bàn Huyện Đức Trọng.

Bản đồ huyện Lạc Dương

Huyện Lạc Dương có 6 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Lạc Dương và 5 xã: Đạ Chais, Đạ Nhim, Đạ Sar, Đưng KNớ, Lát.

Lâm đồng là ở đâu
Bản đồ hành chính huyện Lạc Dương

Bản đồ huyện Lâm Hà

Huyện Lâm Hà có 16 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Đinh Văn (huyện lị), Nam Ban và 14 xã: Đạ Đờn, Đan Phượng, Đông Thanh, Gia Lâm, Hoài Đức, Liên Hà, Mê Linh, Nam Hà, Phi Tô, Phú Sơn, Phúc Thọ, Tân Hà, Tân Thanh, Tân Văn.

Lâm đồng là ở đâu
Bản đồ hành chính huyện Lâm Hà