Ký hiệu mg dl đọc như thế nào

Nghị định 134/2007/NĐ-CP ngày ngày  15  tháng  8  năm 2007 Quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Việt Nam theo hệ Hệ đơn vị SI là hệ đơn vị đo lường quốc tế (The International System of Units) tại bảng 1 điều 7 ghi rõ: lượng vật chất tên đơn vị là mol, tên ký hiệu là mol. Nhưng thực tế nhiều sách giáo khoa và nhiều bệnh viện không thống nhất cách ghi trên, có khi ghi mol, có khi mEq có khi gam…Điều này gặp không ít khó khăn cho mộ số đồng nghiệp quên hay chưa quen trong chuyển đổi các đơn vị.

1. Các đơn vị đo lường.

1.1. Nồng độ % (g/l):

Là khối lượng lượng chất tan chứa trong 100 ml thể tích. Ví dụ: Dung dịch glucose 5% có nghĩa là 100 ml dung dịch này có chứa 5 gram glucose.

1.2. Nồng độ mmol/L:

Để hiểu đơn vị này ta bắt đầu từ khái niệm nguyên tử lượng và phân tử lượng của một chất.

Nguyên tử lượng của một chất được hiểu như nguyên tử gam nghĩa là khối lượng của một chất tính bằng gam: ví dụ: C bằng 12 gam, Oxy bằng 16 gam.

Phân tử lượng của một chất được hiểu như phân tử gam là khối lượng chất đó tính bằng gam: ví dụ Na bằng 23 gam, O2 bằng 32 gam (16 x2 = 32).

Mol chẳng qua là phân tử lượng của chất đó tính theo gram. Như vậy

- Với Na+: 23 g = 1 mol ↔ 23 mg = 1 mmol.

- Với  NaCl: 58,5 g = 1mol ↔ 58,5 mg = 1 mmol.

1.3. mEq (miliquivalent – mili đương lượng):

Do liên quan đến hóa trị nên nó đo lường khả năng một chất kết hợp với các chất khác. Và do đó: mEq= mmol x hóa trị. Dĩ nhiên là trên cùng đơn vị thể tích.

2. Chuyển đổi:

Trong thực hành lâm sàng rất nhiều chất như thuốc, kết quả xét nghiệm, công thức…không thống nhất về đơn vị đo lường, không thống nhất theo các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị… Do đó cần nắm rõ nguyên tắc chuyển đổi để giải quyết tốt các vấn đề thực tế trên. Nhiều đồng nghiệp hay dùng hệ số chuyển đổi, hệ số chuyển đổi có nguồn gốc từ khối lượng phân tử mỗi chất, do đó thay vì nhớ hệ số chuyển đổi thì ta nhớ khối lượng phân tử mà đã quen thời trung học phổ thông.

2.1. Công thức chuyển đổi từ mmol/L qua mg/dL

Bởi vì mol chẳng qua là phân tử lượng hay nguyên tử lượng nhân hóa trị nên:

Ghi chú: chia cho 10 là để chuyển từ đơn vị mmol/L sang đơn vị mg/dl

Ví dụ: Ca2+: Bình thường từ 8,8 đến 10,4 mg/dL (2,20 đến 2,60 mmol/L).

2.2. Chuyển đổi mmol/L sang mEq/L:

Ion

mEq/L

mmol/L

Na+

142

142

Ca++

2,5

1,25

Từ công thức trên cho thấy: Na+ có số mEq/L bằng số mmol/L vì Na+ có hóa trị 1. Đối với Ca++ số mEq/L gấp đôi số mmol/L vì Ca++ có hóa trị 2.

Bạn chưa biết về cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu? Khoảng 20% nam giới và hơn 50% phụ nữ nhiễm trùng đường tiểu vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Thế nhưng, nhiều người bệnh khi nhận được kết quả lại không hiểu được các thông số, ký hiệu của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu.

Dù bác sĩ sẽ đọc kết quả nhưng bạn cũng có thể chủ động tìm hiểu các thông số này qua hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu cơ bản, đơn giản, dễ hiểu dưới đây.

cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu thường đo những chỉ số nào?

Nước tiểu được thận tiết ra và đào thải khỏi cơ thể qua đường niệu đạo. Màu sắc nước tiểu phụ thuộc vào lượng nước uống vào mỗi ngày (nhiều hay ít), loại thực phẩm sử dụng, bệnh lý mắc phải… Nước tiểu của một người bình thường sẽ gần như không màu, hoặc có màu vàng nhạt cho tới vàng sẫm.

Thông thường vào buổi sáng khi vừa thức dậy, nước tiểu đậm màu hơn các thời điểm khác trong ngày do sau một đêm ngủ dài cơ thể bị thiếu nước. Màu sắc nước tiểu thay đổi bất thường có thể gợi ý đến một số bệnh lý nhất định. Ngoài ra, độ trong của nước tiểu cũng có thể gợi ý tình trạng nhiễm trùng tiểu hoặc tiểu máu.(1)

xét nghiệm nước tiểu thường đo những chỉ số nào

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu cơ bản bao gồm:

1. Chỉ số LEU (Leukocytes):

  • Bạch cầu có nhiệm vụ “đánh đuổi” vi khuẩn và vi nấm xâm nhập cơ thể. Nước tiểu “sạch” sẽ không có bạch cầu. Chỉ số này cho biết trong mẫu nước tiểu được xét nghiệm có tế bào bạch cầu hay không và số lượng là bao nhiêu, đây là dấu hiệu gợi ý đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. (2)

2. Chỉ số NIT (Nitrit):

  • Một số loài vi khuẩn có khả năng tiết ra men chuyển hóa nitrat trong nước tiểu thành nitrit. Do đó nếu xét nghiệm NIT dương tính nghĩa là mẫu nước tiểu đó bị nhiễm khuẩn, gợi ý đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

3. Chỉ số BLD (Blood):

  • Bình thường không có máu trong nước tiểu, hoặc có rất ít trong giới hạn cho phép. Chỉ số này cao  là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo gây xuất huyết. Lưu ý rằng xét nghiệm nước tiểu ở phụ nữ đang hành kinh cũng có thể phát hiện máu trong nước tiểu.

4. Chỉ số BIL (Bilirubin):

  • Khi hemoglobin trong hồng cầu vỡ ra, tạo một sắc tố màu vàng cam đó chính là bilirubin. Bình thường, phần lớn bilirubin được đào thải qua đường tiêu hóa, chỉ một phần rất nhỏ chuyển thành urobilinogen có trong nước tiểu.
  • Do đó bilirubin trong nước tiểu bình thường là âm tính hoặc rất thấp. Chỉ số này cao bất thường gợi ý bệnh lý gan mật.

5. Chỉ số UBG (Urobilinogen):

  • Như giải thích phía trên, bình thường có rất ít urobilinogen trong nước tiểu. Chỉ số này tăng cao bất thường là dấu hiệu giúp phát hiện bệnh xơ gan, viêm gan, ứ mật…

6. Chỉ số PRO (Protein):

  • Đây là xét nghiệm đánh giá chức năng thận, nếu chức năng lọc của thận bình thường sẽ không có protein (chất đạm) trong nước tiểu. Protein dương tính cao trong nước tiểu có thể do bệnh lý ở thận, nhiễm trùng, đái tháo đường, tiền sản giật (ở thai phụ), hoặc do gắng sức, stress… Cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

7. Chỉ số pH:

  • Cung cấp thông tin về tình trạng toan kiềm của nước tiểu. Bình thường pH nước tiểu là trong khoảng 4.6-8 (tùy từng loại que thử, thuốc thử). Chỉ số pH tăng hoặc giảm ngoài mức giới hạn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng tiểu, suy thận mạn, đái tháo đường, tiêu chảy mất nước…

8. Chỉ số SG:

  • Còn có nghĩa là tỷ trọng nước tiểu, chỉ số này giúp đánh giá xem nước tiểu đang cô đặc hay pha loãng (do cơ thể thiếu nước hay uống quá nhiều nước), là dấu hiệu gợi ý một số bệnh lý. Ví dụ như tỷ trọng tăng trong bệnh đái tháo đường, tỷ trọng giảm trong bệnh đái tháo nhạt hoặc suy thận…

9. Chỉ số KET (Ketone hay Ceton):

  • Bình thường không phát hiện được thể ceton trong nước tiểu. Ở bệnh nhân bị đái tháo đường chưa kiểm soát tốt hoặc có biến chứng, tế bào sẽ không sử dụng năng lượng từ đường glucose mà từ axit béo, quá trình chuyển hóa axit béo sẽ tạo ra các thể ceton được bài xuất vào nước tiểu, khi đó xét nghiệm ceton nước tiểu sẽ dương tính.
  • Ngoài ra, ceton xuất hiện trong nước tiểu còn gặp ở những người nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.

10. Chỉ số GLU (Glucose):

  • Bình thường glucose (chất đường) sẽ được lọc và tái hấp thu tại thận, do đó trong nước tiểu không có glucose, hoặc có rất ít trong giới hạn cho phép ở phụ nữ mang thai, người ăn nhiều đồ ngọt trước khi xét nghiệm. Nếu xuất hiện nhiều glucose trong nước tiểu, nguyên nhân có thể do đái tháo đường không kiểm soát, bệnh lý ở thận, viêm tụy…
  • Cần lưu ý rằng chỉ với một kết quả xét nghiệm nước tiểu có glucose cao cũng chưa thể khẳng định người đó đang mắc bệnh, mà bác sĩ thường sẽ cho xét nghiệm lần hai và một số xét nghiệm khác để tầm soát thêm trước khi chẩn đoán xác định.

Bài viết liên quan: Xét nghiệm nước tiểu khi nào cần thực hiện? Quy trình ra sao?

Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu tiêu chuẩn

1. Chỉ số LEU (Leukocytes)

  • Kết quả bình thường: LEU trong nước tiểu âm tính hoặc có từ 10-25 tế bào/μL.(3)
  • Vượt ngưỡng bình thường: mức LEU > 25 tế bào/μL, người bệnh có thể bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm (thường kèm thêm các triệu chứng đau hoặc rát khi đi tiểu, đau ở bụng, lưng, hông, nước tiểu đục và hôi…)

2. Chỉ số NIT (Nitrate)

  • Kết quả bình thường: NIT âm tính.
  • Vượt ngưỡng bình thường: NIT dương tính > 0.05-0.1mg/dL, thường do nhiễm trùng đường tiểu.

3. Chỉ số BLD (Blood)

  • Kết quả bình thường: âm tính hoặc < 5 tế bào/μL.
  • Vượt ngưỡng bình thường: > 5 tế bào/μL, gợi ý tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, bướu thận, xuất huyết bàng quang… Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần thêm một số chẩn đoán khác để đưa ra kết luận cuối cùng.

4. Chỉ số BIL (Bilirubin)

  • Kết quả bình thường: âm tính, hoặc nồng độ cho phép ở mức 0.4 – 0.8 mg/dL.
  • Vượt ngưỡng bình thường: > 0.8mg/dL, có thể do bệnh xơ gan, viêm gan, tắc nghẽn đường mật…

5. Chỉ số UBG (Urobilinogen)

  • Kết quả bình thường: âm tính, hoặc nồng độ cho phép ở mức 0.2 – 1.0 mg/dL.
  • Vượt ngưỡng bình thường: > 1.0mg/dL, người bệnh có thể mắc các bệnh về gan hoặc đường mật. Cần làm thêm một số xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán.

6. Chỉ số PRO (Protein)

  • Kết quả bình thường: âm tính, hoặc < 0.1 g/L.
  • Vượt ngưỡng bình thường: dương tính > 0.1 g/L, có thể do bệnh lý đái tháo đường, viêm thận, bệnh tự miễn, tiền sản giật (ở thai phụ), hoặc nguyên nhân lành tính như stress, gắng sức. Cần làm thêm xét nghiệm chuyên sâu để xác định nguyên nhân.

7. Chỉ số pH

  • Kết quả bình thường: pH trong khoảng 4.6 – 8.0
  • Vượt ngưỡng bình thường: nằm ngoài giới hạn trên, gợi ý tình trạng nhiễm trùng hoặc chức năng thận có vấn đề. Trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ còn thực hiện thêm một số xét nghiệm khác.

8. Chỉ số SG (tỷ trọng nước tiểu)

  • Kết quả bình thường: 1.005 – 1.030
  • Vượt ngưỡng bình thường: thấp hơn hoặc cao hơn mức giới hạn trên, nước tiểu có tỷ trọng càng cao nghĩa là càng cô đặc và ngược lại. Nguyên nhân có thể do người bệnh uống ít hay quá nhiều nước, do thuốc lợi tiểu hay nhiễm trùng, bệnh về gan, suy tim sung huyết, đái tháo đường, tiêu chảy…

9. Chỉ số KET (Ketone)

  • Kết quả bình thường: âm tính, ở thai phụ thường không có hoặc có rất ít chỉ từ 2.5-5mg/dL.
  • Vượt ngưỡng bình thường: KET > 5 mg/dL, có thể do thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng, người bệnh bị đái tháo đường, nhịn ăn thời gian dài, nghiện rượu…

10. Chỉ số GLU (Glucose)

  • Kết quả bình thường: âm tính hoặc nồng độ rất thấp.
  • Vượt ngưỡng bình thường: GLU > 100 mg/dL, có thể do rối loạn dung nạp đường, bệnh đái tháo đường, nhiễm trùng, bệnh lý ống thận, viêm tụy, hoặc do chế độ ăn uống, stress…

Bài viết liên quan: Tổng phân tích nước tiểu là gì? Ý nghĩa 10 thông số xét nghiệm

chỉ số ketone

Kết quả xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa gì?

Tầm soát, chẩn đoán bệnh: kết quả xét nghiệm nước tiểu cơ bản có thể gợi ý một số bất thường trong cơ thể, từ đó thực hiện tầm soát chuyên sâu, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để kịp thời cải thiện, điều chỉnh lối sống, việc điều trị bệnh có thể đơn giản hơn và đạt hiệu quả cao.

Đánh giá, theo dõi quá trình điều trị bệnh: với một số bệnh nhân đang điều trị bệnh thì xét nghiệm nước tiểu sẽ góp phần đánh giá bệnh đang ở mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng tiến triển của bệnh như thế nào, có đáp ứng với điều trị hiện tại hay không, giúp bác sĩ nhận định được mức độ tiến triển và tiên lượng bệnh, kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị…

Có nên làm xét nghiệm nước tiểu hay không?

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm cơ bản, phổ biến và rất quan trọng khi thực hiện khám sức khỏe tổng quát, khám sức khỏe định kỳ ở người khỏe mạnh chưa từng phát hiện bệnh lý.(4)

Xét nghiệm nước tiểu cần thiết cho người đang bị bệnh để chẩn đoán, đánh giá và điều trị bệnh kịp thời.

có nên làm xét nghiệm nước tiểu hay không

Xét nghiệm nước tiểu bao lâu có kết quả?

Tùy vào từng loại xét nghiệm nước tiểu đơn giản hay chuyên sâu, mà thời gian có kết quả nhanh hay chậm. Tuy nhiên, ngay khi nhân viên xét nghiệm nhận mẫu nước tiểu sẽ gửi ngay về Trung tâm Xét nghiệm và khoảng 2 – 3 giờ sau đó, người bệnh sẽ nhận được kết quả.

Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh TP.HCM được đầu tư đồng bộ máy móc, công nghệ và đảm bảo có đa dạng, đầy đủ sinh phẩm, hóa chất nhập khẩu chính hãng Âu – Mỹ để thực hiện được tất cả các chỉ số xét nghiệm nước tiểu. Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, cùng với sự hỗ trợ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệp, giúp người bệnh an tâm xét nghiệm an toàn, nhanh chóng có kết quả chính xác, tầm soát và điều trị kịp thời.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm thường quy phổ biến khi khám sức khỏe tổng quát hay trong quá trình điều trị bệnh. Do đó, bạn cần biết cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu cơ bản nhất để nắm được thông tin, tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân và người nhà. Từ đó, việc phối hợp cùng bác sĩ, tuân thủ chế độ điều trị, cải thiện chất lượng sống để bệnh sớm khỏi.