Kiểm tra để phê duyệt biện pháp thi công xây dựng gồm nội dựng và cách thực như thế nào

Kiểm tra để phê duyệt biện pháp thi công xây dựng gồm nội dựng và cách thực như thế nào

Quy trình nghiệm thu vật liệu đầu vào

Nghiệm thu vật liệu đầu vào là một trong những công việc bắt buộc trong quá trình triển khai thi công các hạng mục công việc. Tất cả các loại vật tư trước khi đưa vào sử dụng trên công trường phải được Nhà thầu đệ trình Chủ đầu tư xem xét, chấp thuận. Vậy việc đệ trình vật tư được thực hiện như thế nào? Kiểm soát vật liệu đầu vào như thế nào? Và khâu kiểm soát vật liệu trong quá trình thi công diễn ra thế nào? Bài viết dưới đây của nghiệm thu xây dựng sẽ giúp bạn đọc có những cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề này.

1. Đệ trình vật tư trước khi thi công

Giai đoạn chuẩn bị thi công

Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai thi công, đơn vị thi công sẽ xây dựng kế hoạch vật tư như sau:

  • Lập bảng dự trù khối lượng vật tư chính
  • Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư
  • Lập kế hoạch trình duyệt mẫu vật tư theo tiến độ thi công dự án đã được duyệt

Kế hoạch đệ trình mẫu vật tư sẽ được Nhà thầu đệ trình Chủ đầu tư. Tùy theo tiến độ thi công đã được duyệt của các hạng mục công trình, Ban điều hành phân công người phụ trách có nhiệm vụ thu thập mẫu vật tư từ các phòng ban như Phòng Vật Tư, hay tự thu thập để trình Ban điều hành xem xét trước khi trình Chủ đầu tư phê duyệt.

Mẫu vật tư đệ trình bao gồm đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên nhà sản xuất/ cung cấp
  • Tên vật tư
  • Mã số vật tư
  • Hạng mục sử dụng

Kiểm tra để phê duyệt biện pháp thi công xây dựng gồm nội dựng và cách thực như thế nào

Khi chủng loại vật tư đã được Chủ đầu tư chấp thuận, kỹ sư phụ trách sẽ phản hồi thông tin đến Phòng Vật Tư và tiến hành lưu mẫu theo danh sách, chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu.

2. Quy trình kiểm soát vật liệu đầu vào

Vật liệu đầu vào sẽ được kiểm tra chi tiết các chứng từ sau:

  • Chứng chỉ xuất xứ, chứng chỉ chất lượng
  • Chứng chỉ xuất xưởng
  • Chứng nhập hợp quy đối với các vật liệu được quy định trong QCVN 16:2017/BXD ...
  • Kết quả thử nghiệm của nhà sản xuất

Kiểm tra để phê duyệt biện pháp thi công xây dựng gồm nội dựng và cách thực như thế nào

Vật liệu sẽ được kiểm tra đối chiếu với chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện đặc thù của hợp đồng:

  • Nhãn hiệu, chủng loại, số hiệu
  • Kích thước, màu sắc, độ nguyên vẹn, hạn sử dụng (nếu có)
  • Thông số kỹ thuật

Sau đó mới đến công tác lấy mẫu tần suất theo quy định với sự chứng kiến, xác nhận của các thành phần tham gia (Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công ...). Mẫu vật liệu sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm được phê duyệt bởi Chủ đầu tư và tiến hành thử nghiệm các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn.

Đạt và Không đạt - Từ đó tiến hành nghiệm thu vật liệu đầu vào, đồng ý cho sử dụng thi công các hạng mục. Những vật tư không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ ra khỏi công trường. Trong quá trình lưu kho, công tác bảo quản vật liệu cũng được giám sát chặt chẽ để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu, hướng dẫn của nhà sản xuất, tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn hiện hành

3. Quy trình kiểm soát vật liệu trong quá trình thi công

Trong quá trình thi công, việc sử dụng vật liệu sẽ được theo dõi chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ:

  • Hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật
  • Biện pháp thi công đã được phê duyệt
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Hướng dẫn của nhà sản xuất

Công tác thí nghiệm hiện trường, lấy mẫu tần suất theo quy định sẽ được tiến hành định kỳ theo đúng kế hoạch hoặc theo yêu cầu của các bên liên quan đối với từng hạng mục công việc.

Kiểm tra để phê duyệt biện pháp thi công xây dựng gồm nội dựng và cách thực như thế nào

Các tài liệu, chứng từ chất lượng, biên bản nghiệm thu được lưu trữ cẩn thận và sẽ là một tập hồ sơ trong quá trình làm hồ sơ thanh toán, hoàn công sau này.
 

Không có bằng GIỎI, không phải là một chuyên gia gì đó, không phải là một Giám Đốc công ty. Đơn giản là một kỹ sư thi công.

  • Đang làm thuê cho một Nhà Thầu thi công
  • Thích Excel nên có viết và xuất bản cuốn sách Excel Xây Dựng
  • Tò mò về MS Project nên có nghiên cứu, ứng dụng và xuất bản khóa học Lập và quản lý tiến độ thi công
  • Bị chặn khỏi một Group về Xây Dựng nên bực mình sáng lập ra Group Tôi Yêu Thi Công (Kênh Xây Dựng)
  • Thời mới ra trường, tự học kiến thức, tìm mỏi mắt không ra nên sáng lập ra KenhXayDung.vn – Kết nối chuyên gia mọi miền tổ quốc, chia sẻ kiến thức kỹ năng thực chiến cho thế hệ sau

Ước mơ là mở được một chuỗi những quán "Nghiện" để chia sẻ, giao lưu với toàn thể anh em cùng sở thích. Ước mơ này tôi đang trong quá trình xây dựng, mong muốn lớn nhất là có một cộng đồng nghiện cực này nọ để lui tới cùng nhau với những người lạ thành quen. (Nghiện Excel - Nghiện Ms Project, Nghiện Google Sheet, Nghiện Primavera P6, Nghiện Cafe, Nghiện Bia, Nghiện Trà Đá ...)

Nếu anh em kỹ sư nào đó, có đọc được những dòng tâm sự này, muốn cùng tôi làm cái gì đó để lại cho thế hệ sau

  • Viết Blog chia sẻ kiến thức, kỹ năng cho thế hệ sau
  • Xây dựng lên những khóa học thực chiến về kỹ năng và kiến thức

Thì đăng ký giúp tôi thông tin qua link này: https://kenhxaydung.vn/dang-ky-lam-giang-vien

Chỉ cần đăng ký thông tin, tôi sẽ liên hệ lại, anh em tâm sự và cùng lên kế hoạch triển khai nhé!

Có mục tiêu rõ ràng và kiên trì bám đuổi đề chinh phục từng mục tiêu một!


Quy trình quản lý chất lượng công trình nhằm đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và mỹ thuật công trình, đơn vị thi công phải thực hiện đúng các chỉ dẫn, yêu cầu của thiết kế cũng như quy định của quy trình thi công và nghiệm thu được sử dụng để thi công các hạng mục công trình.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới Quý độc giả quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định Số: 46/2015/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là 1 trong 6 nội dung Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:

1.Quản lý chất lượng xây dựng công trình.

2. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình.

3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.

4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.

5. Quản lý hợp đồng xây dựng.

6. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng.

Văn bản quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng

Khi tìm hiểu các văn bản, tài liệu liên quan đến quản lý chất lượng công trình cũng như tìm hiểu về Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng chúng ta có thể tìm hiểu các quy định tại:

– Luật Xây dựng số 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014

– Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

– Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Nghiệm thu vật liệu, công việc, danh mục hồ sơ hoàn thành công trình (hồ sơ hoàn công), trách nhiệm tư vấn giám sát phải ký nghiệm thu sau 24h…

– Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/08/2019 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016

– Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 Phân cấp công trình xây dựng

– Thông tư 10/2014/TT-BXD ngày 11/07/2014 của Bộ Xây dựng về Quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ

– Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

– Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi 1 số nội dung Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án

– Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/07/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

– Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 05/10/2018 hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam

– Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

– Thông tư số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình (thay thế Quyết định số 451/QĐ-BXD ngày 25/05/2017 công bố hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình

– Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng (thay cho Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017) Chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị

Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng hay trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng dược quy định cụ thể tại Điều 23 – Nghị định số 46/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 23. Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng

Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng. Trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:

1. Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.

2. Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.

3. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

4. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.

5. Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

6. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng (nếu có).

7. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.

8. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

9. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng.

Kiểm tra để phê duyệt biện pháp thi công xây dựng gồm nội dựng và cách thực như thế nào

Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng

Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu thi công xây dựng bao gồm:

+ Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;

+ Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;

+ Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;

+ Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;

+ Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;

+ Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;

+ Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;

+ Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu cho từng loại công việc.

Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng cần thực hiện theo các nguyên tắc như sau:

+ Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Luật Xây dựng + Nghị định QLCL và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.

+ Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

+ Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

+ Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.

+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

+ Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng (Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan chuyên môn về xây dựng nói trên) chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.

+ Đẩy mạnh ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin như: Phần mềm Quản lý chất lượng công trình GXD (QLCL GXD), hệ thống thông tin công trình BIM, các giải pháp lưu trữ dữ liệu đám mây (cloud), thời gian thực (Realtime) để thực hiện quản lý chất lượng công trình.

+ Con người tham gia vào công việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng phải được đào tạo, tham gia các khóa huấn luyện như: Khóa học quản lý chất lượng công trình, lập hồ sơ chất lượng hoàn công công trình, ứng dụng phần mềm QLCL GXD.

Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng

Để nghiệm thu công việc xây dựng cần căn cứ vào:

– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận

– Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng

– Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng

– Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng

– Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu

– Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng

– Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng

– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận

– Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng

– Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng

– Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng

– Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu

– Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng

– Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng…

Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo

Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng đảm bảo chất lượng kỹ thuật, đơn vị thi công thực hiện đầy đủ và triệt để đúng hồ sơ thiết kế và quy trình quy phạm, kiểm tra nghiệm thu trong quá thi công công trình.

Cần cử cán bộ – kỹ sư, công nhân đúng chuyên ngành, có trình độ chuyên môn cao để thi công công trình, cử cán bộ chuyên trách thường xuyên giám sát chất lượng công trình:

+ Hàng ngày đơn vị thi công có nhật ký thi công để ghi chép các công việc đã thực hiện và những ý kiến của kỹ sư giám sát.

+ Phối hợp thường xuyên với kỹ sư giám sát và chủ nhiệm đồ án thiết kế để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, phải tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi chuyển giai đoạn thi công. Thực hiện công tác giao ban thường kỳ tại công trường.

+ Trong quá trình thi công, kỹ sư chỉ đạo thi công và cán bộ, công nhân của Đơn vị thi công tuyệt đối tuân thủ các hồ sơ thiết kế được, các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng công trình theo tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng.

+ Tổ chức tại hiện trường bộ phận thí nghiệm để kiểm tra đánh giá chất lượng thi công kịp thời chính xác. Tất cả các vật liệu đưa vào thi công phải có chứng chỉ của nơi sản xuất và được cơ quan có thẩm quyền công nhận là sản phẩm thương mại đạt yêu cầu chất lượng và kỹ thuật xây dựng.

Các vật liệu như: xi măng, sắt thép, cát, đá… trước khi đưa vào sử dụng phải được thí nghiệm kiểm tra và chỉ tiêu cơ lý, hóa tại phòng thí nghiệm chuyên ngành và phải được cấp chứng chỉ hợp lệ.

Bê tông phải thí nghiệm cấp phôi, lấy mẫu kiểm tra và thử độ sụt trong quá trình thi công. Đơn vị thi công luôn sẵn sàng cung cấp đầy đủ các số liệu thí nghiệm, các chứng từ thí nghiệm vật liệu và cấu thành hạng mục công trình để làm cơ sở cho việc nghiệm thu công trình, sẵn sàng thực hiện việc kiểm tra thí nghiệm của chủ đầu tư khi xét thấy cần thiết. Trong công tác bê tông phải đảm bảo thi công đúng mác thiết kế. Công tác bảo dưỡng bê tông cũng phải được quan tâm đúng quy trình.

Ván khuôn được gia công phẳng, nhẵn và chống dính, chống rò rỉ nước xi măng và đảm bảo mỹ thuật công trình. Việc tháo dỡ ván khuôn theo đúng quy trình quy phạm trong thi công.

Trong quá trình thi công đặc biệt quan tâm đến công tác định vị trí các hạng mục thi công. Việc kiểm tra tọa độ, cao độ công trình bằng máy toàn đạc, máy kinh vĩ, máy thủy bình. Đo đạc kích thước, khoảng cách các cấu kiện dùng thước thép.

Tất cả các hạng mục thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu bằng văn bản theo từng giai đoạn thi công mới được thi công phần tiếp theo. Sau khi thi công xong công trình phải có biên bản tổng nghiệm thu kỹ thuật và biên bản bàn giao công trình, hồ ớ hoàn công công trình với chủ đầu tư.

Các hạng mục, phần việc đạt yêu cầu kỹ thuật, đơn vị thi công sẽ sửa chữa kịp thời theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư. Thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành công trình theo luật định. Trong quá trình thi công đơn vị thi công phải tuân thủ theo đúng quy trình quy phạm thi công hiện hành của Nhà nước, của Bộ xây dựng và Bộ giao thông vận tải.