Kiểm tra đánh giá để làm gì năm 2024

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS

1. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh mô đun 3.0

  1. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng trong đánh giá học sinh tiểu học:

Để một hoạt động kiểm tra đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh; đồng thời giúp giáo viên thu thập được những thông tin hữu ích về quá trình dạy và học, thì việc kiểm tra đánh giá cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT 4 nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học bao gồm:

Kiểm tra đánh giá để làm gì năm 2024

Bốn nguyên tắc được nêu trên đã bao quát được phần lớn các nguyên tắc thiết kế hoạt động kiểm tra đánh giá mà nhiều tài liệu lí luận giáo dục đã chỉ ra như sau:

1. Đảm bảo tính chuẩn xác

  • Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường
  • Điểm số thu nhận từ hoạt động đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh
  • Mục tiêu và phương pháp đánh giá phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy
  • Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá

2. Đảm bảo tính tin cậy

  • Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng
  • Đảm bảo giáo viên được tập huấn về phương pháp chấm điểm, tiêu chí chấm để kết quả đánh giá giữa các giáo viên là tương đồng

3. Đảm bảo tính công bằng

  • Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá
  • Lượng kiến thức kĩ năng cần kiểm tra phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh, không chứa hàm ý đánh đố học sinh, giúp học sinh vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học.
  • Giáo viên tiến hành đánh giá bài làm, sản phẩm của học sinh tuân thủ đúng qui trình, đảm bảo không thiên vị bất kì học sinh nào.

4. Đảm bảo tính chân thực

  • Hoạt động và nội dung đánh giá phản ánh thực tế học tập và sử dụng kiến thức, kỹ năng cần đánh giá của học sinh trong chương trình học.
  • Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội

5. Đảm bảo tính thực tế và hiệu quả

  • Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục

6. Đảm bảo tính tác động

  • Kết quả đánh giá có tính ảnh hưởng/tác động tới thực tế giảng dạy của giáo viên, giúp giáo viên đánh giá được hiệu quả của công tác giảng dạy, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của học
  • Hoạt động đánh giá ảnh hưởng tới thực tế học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực trình độ củamình.
  • Hoạt động đánh giá có tác động ở phạm vi rộng hơn, giữa gia đình – nhà trường – xã hội; chịu sự ảnh hưởng của những thay đổi về mặt chính sách ở tầm vĩ mô.

Các nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học với mô tả về các nguyên tắc đó được thể hiện trong bảng sau:

Nguyên tắc

Mô tả

1. Tính chuẩn xác

Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường

2. Tính tin cậy

Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

3. Tính công bằng

Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá

4. Tính chân thực

Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội

5. Tính thực tế

Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục

6. Tính tác động

Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

II. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng bài kiểm tra trắc nghiệm:

Do tính phổ biến của phương pháp đánh giá bằng bài kiểm tra viết sử dụng các câu hỏi dạng trắc nghiệm có nhiều lựa chọn như hiện nay, phần nội dung này của mô- đun đề cập đến các nguyên tắc trong xây dựng các câu hỏi, tiểu mục bài kiểm tra dạng này.

Trong cuốn “Developing and Validating Test Items” (tạm dịch là “Xây dựng và Xác trị tiểu mục đề thi”, Haladyna và Rodriguez (2013, tr.91) đã đưa ra 22 hướng dẫn liên quan đến việc viết các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn như sau:

Các nhà giáo dục đã khẳng định, kiểm tra, đánh giá trong học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo dức, hình thành KN, kỹ xảo của người học so với mục tiêu, yêu cầu học tập. Sự hiểu biết về các nguyên nhân và ảnh hưởng của tình hình học tập của SV giúp GV có những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giúp SV ngày càng tiến bộ hơn.


Vì vậy, có thể hiểu rằng tự kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập, đặc biệt trong quá trình tự học là biện pháp giúp SV hình thành KN, kỹ xảo từ đó nhận biết rõ ưu khuyết điểm của bản thân nhất là phương pháp học tập để tìm cách khắc phục. Về mặt nhận thức, tự kiểm tra đánh giá tạo nên mối liên hệ ngược trong, giúp SV có cơ sở thực tế với độ tin cậy cao để tự đánh giá kết quả học tập của mình cũng như khắc phục các sai lầm, thiếu sót. Nó góp phần củng cố vững chắc các kiến thức đã lĩnh hội của SV. Đặc biệt, khi tự kiểm tra, đánh giá SV sẽ tự khẳng định được mình, tự mình đề xuất được biện pháp thỏa đáng để điều khiển và thúc đẩy hoạt động học tập của bản thân vận động đi lên.

Tự kiểm tra đánh giá góp phần hình thành các KN và thói quen trong học tập như nhận thức về vấn đề đặt ra, nhạy bén, biết vận dụng kiến thức, KN vào các hoạt động thực tiễn, thực tập… Việc tự kiểm tra, đánh giá nhìn nhận kết quả học tập qua quá trình tự học có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, bản thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu… Tất cả các hình thức này đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Thông qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc phục hay phát huy, góp phần rèn luyện các thao tác dư duy nhanh, sâu, độc lập, sáng tạo.

Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá trọng dạy học để làm gì?

Mục tiêu của các hoạt động kiểm tra đánh giá như vậy là nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên bằng cách cung cấp cho giáo viên dữ liệu có thể chẩn đoán sự thiếu hụt kỹ năng, đo lường mức độ thành thạo các mục tiêu học tập dự định và lựa chọn phương pháp giảng dạy, học tập phù hợp.

Mục đích của việc đánh giá học tập là gì?

Mục đích đánh giá nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được kết quả học tập, rèn luyện của học sinh so với mục tiêu giáo dục và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.

Kiểm tra nhằm mục đích gì?

Kiểm tra là phương thức đặc biệt quan trọng, đảm bảo chất lượng thực hiện chuyên môn của các cơ quan khác nhau. Giúp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những hạn chế, yếu kém trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, trong hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng.

Đánh giá và kiểm tra khác nhau như thế nào?

Kiểm tra, đánh giá là hai mặt của một quá trình, kiểm tra là thu thập thông tin, số liệu, bằng chứng về kết quả đạt được, đánh giá là so sánh đối chiếu với mục tiêu dạy học đưa ra những phán đoán kết luận về thực trạng và nguyên nhân của kết quả đó.