Kiểm toán nhà nước thuộc cơ quan nào năm 2024

Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất, gồm: Bộ máy điều hành, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 quy định. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước bao gồm 32 Vụ và đơn vị tương đương cấp Vụ, gồm: Các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành 1. Văn phòng Kiểm toán nhà nước; 2. Vụ Tổ chức cán bộ; 3. Vụ Tổng hợp; 4. Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; 5. Vụ Pháp chế; 6. Vụ Hợp tác quốc tế. 7. Thanh tra Kiểm toán nhà nước. 8. Văn phòng Đảng – Đoàn thể Các đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia kiểm toán lĩnh vực quốc phòng; 2. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib kiểm toán lĩnh vực an ninh, tài chính và ngân sách Đảng, hoạt động cơ yếu, dự trữ Nhà nước; 3. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành II kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành kinh tế tổng hợp; 4. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ; 5. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành IV kiểm toán lĩnh vực đầu tư, dự án hạ tầng cơ sở; 6. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V kiểm toán lĩnh vực đầu tư, dự án công nghiệp, dân dụng; 7. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI kiểm toán các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước; 8. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VII kiểm toán ngân hàng, các tổ chức tài chính. Các đơn vị Kiểm toán nhà nước khu vực 1. Kiểm toán nhà nước khu vực I, trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội; 2. Kiểm toán nhà nước khu vực II, trụ sở đặt tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; 3. Kiểm toán nhà nước khu vực III, trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng; 4. Kiểm toán nhà nước khu vực IV, trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh; 5. Kiểm toán nhà nước khu vực V, trụ sở đặt tại Thành phố Cần Thơ; 6. Kiểm toán nhà nước khu vực VI, trụ sở đặt tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; 7. Kiểm toán nhà nước khu vực VII, trụ sở đặt tại Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái; 8. Kiểm toán nhà nước khu vực VIII, trụ sở đặt tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; 9. Kiểm toán nhà nước khu vực IX, trụ sở đặt tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; 10. Kiểm toán nhà nước khu vực X, trụ sở đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; 11. Kiểm toán nhà nước khu vực XI, trụ sở đặt tại thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá; 12. Kiểm toán nhà nước khu vực XII, trụ sở đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; 13. Kiểm toán nhà nước khu vực XIII, trụ sở đặt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các đơn vị sự nghiệp 1. Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán; 2. Trung tâm Tin học; 3. Báo Kiểm toán. Văn phòng Kiểm toán nhà nước có con dấu riêng. Kiểm toán nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành thực hiện kiểm toán theo chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức ở Trung ương. Kiểm toán nhà nước khu vực thực hiện kiểm toán đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương trên địa bàn khu vực và các nhiệm vụ kiểm toán khác theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Chiếu theo quy định này, Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước và do Quốc hội bầu ra.

Cũng theo quy định này, Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Kiểm toán nhà nước thuộc cơ quan nào năm 2024

Tổng kiểm toán nhà nước là ai và do cơ quan nào bầu ra? Trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao? (hình từ Internet)

Tổng kiểm toán nhà nước cần đáp ứng các điều kiện nào về chức danh?

Căn cứ điểm 2.14 khoản 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 có quy định về tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng kiểm toán nhà nước như sau:

KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
2.14. Chức danh khối cơ quan Quốc hội
...
b) Tổng Kiểm toán Nhà nước
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Hiểu biết sâu rộng về hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế, nhất là lĩnh vực phụ trách. Có năng lực nghiên cứu, đề xuất cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước. Có năng lực phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Am hiểu quản lý nhà nước, có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc lĩnh vực phụ trách. Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm, không vụ lợi; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng và tương đương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.

Như vậy, ngoài phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 thì Tổng Kiểm toán nhà nước còn phải đáp ứng các điều kiện về chức danh nêu trên.

Trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 37 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:

Trình tự bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội.
2. Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).
5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội.
6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
7. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
8. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
9. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội.
10. Quốc hội thảo luận.
11. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
12. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Như vậy, trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định như sau:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán nhà nước.

- Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Tổng Kiểm toán nhà nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).

- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Tổng Kiểm toán nhà nước.

- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

- Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán nhà nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Tổng Kiểm toán nhà nước.

- Quốc hội thảo luận.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.

- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Trước đây, trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo Điều 34 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) cụ thể như sau:

Trình tự bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.

2. Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.

5 Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.

6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

7. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.

8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.

9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.