Khi nào ngừng quấn tã cho trẻ sơ sinh năm 2024

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh là cách giữ ấm cho bé được nhiều mẹ sau sinh sử dụng. Việc quấn khăn đúng cách cho bé giúp bé ngủ ngon giấc, ít khi quấy khóc. Đồng thời ngăn ngừa khả năng bé tự cào móng tay lên mặt mình. Ngược lại, nếu mẹ quấn sai cách, khả năng ảnh hưởng không tốt đến trẻ sơ sinh, thậm chí nguy cơ gây đột tử cho bé là rất cao.

Xem thêm: 5 hiểu lầm tai hại của mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Khi quấn khăn sai cách cho trẻ sơ sinh có thể dấn đến những tai hại dưới đây:

Sự phát triển của xương hông bị ảnh hưởng

Một chứng bệnh có tên gọi loạn sản xương hông có khả năng xảy ra với những trẻ sơ sinh được mẹ quấn khăn quá chặt. Nguy cơ mắc các bệnh về xương hông ở những đứa trẻ được mẹ quấn khăn quá chặt cao gấp 10 lần.

Có nhiều mẹ cảm thấy việc quấn chặt khăn cho trẻ sơ sinh thì tốt hơn quấn khăn lỏng lẻo do sợ chân bé bị cong. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ về việc quấn khăn một cách vừa phải. Mẹ nên để tay, chân của bé có thể tự do cử động trong khăn. Dù bé có huơ tay huơ chân thế nào thì điều đó chẳng có hại gì. Ngược lại nó còn cho thấy xương hông của bé con rất linh hoạt nữa.

.jpg)Quấn khăn quá chặt, xương hông của bé sẽ bị ảnh hưởng, về lâu dài trẻ dễ mắc các bệnh xương hông

Nếu mẹ vẫn khư khư quấn khăn quá chặt, xương hông của bé sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ mắc bệnh xương hông mất nhiều thời gian chữa trị. Thậm chí phải đeo nẹp ở chân, hay phải phẫu thuật sau này.

Nguy cơ viêm phổi tăng cao

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi quấn khăn sai cách có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao gấp 4 lần so với các đứa trẻ khác. Việc quấn khăn sai cách làm ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của trẻ sơ sinh. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ.

Trẻ dễ bị cảm lạnh

Khi mẹ quấn khăn không đúng cách, thân nhiệt của bé dễ tăng cao khiến mồ hôi ra nhiều. Nếu mẹ không xử lý kịp thời, mồ hôi dễ thấm ngược trở lại cơ thể gây nguy cơ mắc cảm lạnh cho trẻ.

Xem thêm: Bí kíp giữ ấm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn vào mùa lạnh

Gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh

Lí do mẹ nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh là để giúp trẻ làm quen dần với môi trường mới, bên cạnh việc giúp giữ ấm còn giúp bé con bớt quấy khóc, ngủ ngon giấc hơn.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc nhiều bà mẹ quấn khăn cho con quá chặt. Không chỉ có hại cho xương hông của bé con mà còn làm gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ. Đặc biệt nếu trẻ ngủ trong tư thế nghiêng hay nằm ngửa.

Quấn khăn đúng cách cho trẻ sơ sinh

Khi nào ngừng quấn tã cho trẻ sơ sinh năm 2024
Để con yêu thoải mái tự do cử động dù quấn khăn, mẹ cần lưu ý cách quấn khăn đúng cách.

  • Phần thân dưới của bé cần được thả rông, không nhất thiết phải quấn khăn cho phần thân dưới. Hoặc mẹ có thể quấn làm sao để chân và hông của bé con có thể cử động một cách thoải mái nhất.
  • Quấn khăn quá lỏng thì khăn nhanh chóng bị bung ra do trẻ sơ sinh thường quẫy đạp tay chân. Thế nhưng quấn khăn quá chặt thì tiềm ẩn nhiều tai hại khó lường. Chính vì thế, mẹ nên quấn khăn một cách vừa phải, không lỏng mà cũng chẳng chặt.
  • Tránh quấn khăn cao quá cổ hay quá đầu trẻ sơ sinh.
  • Mẹ nên chọn những loại khăn choàng có chất liệu cotton mềm mại, an toàn với làn da của trẻ, kích thước vừa vặn để giữ ấm hiệu quả. Đồng thời cho bé cảm giác thoải mái và không bị bí bách khi mặc choàng.

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh đến khi nào?

Khi trẻ sơ sinh được 2 tháng tuổi, mẹ đã có thể ngưng quấn khăn cho bé. Trước đó, mẹ quấn khăn vì bé vừa chào đời cần bắt chước y hệt môi trường trong bụng mẹ. Do đó, quấn khăn là phương thức hoàn hảo nhất để bé ngủ ngon, ít quấy khóc vì sự xa lạ. Khi 2 tháng tuổi, bé đã dần quen với môi trường mới. Bé sẽ không còn phụ thuộc quá nhiều vào việc quấn khăn nữa. Đây là thời điểm mẹ có thể ngưng quấn khăn cho bé yêu. Quấn tã là một trong những công việc quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Trẻ được quấn tã đúng cách sẽ cảm thấy thoải mái hơn, ngủ ngon và ít quấy khóc hơn. Đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ, việc hiểu thế nào là quấn tã đúng cách, khi nào và thời điểm nào nên ngừng quấn tã là một vấn đề quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_quan_ta_cho_tre_so_sinh_ma_cha_me_nen_biet_1_8f724c8c47.jpg) Quấn tã là một trong những công việc quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Cha mẹ nên sử dụng loại tã nào cho trẻ sơ sinh?

Trước khi học cách quấn tã cho trẻ, cha mẹ nên biết về một số loại tã cho trẻ sơ sinh. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tã trẻ em. Vì vậy, mẹ nên tham khảo cách chọn tã phù hợp cho con để đảm bảo con có giấc ngủ ngon nhất có thể.

Tã chéo, tã vải

Đây là loại tã dành cho trẻ sơ sinh có từ rất lâu đời. Ưu điểm nổi bật của loại tã này là giá thành rẻ, thoáng khí tốt, sử dụng tiện lợi. Tuy nhiên, loại tã này cần được cha mẹ thay tã thường xuyên. Vì tã vải có khả năng hút nước kém nên khi đặt lâu sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu.

Tã xô

Tương tự như tã vải, tã xô cũng thoáng khí và dễ sử dụng nhưng cần thay thường xuyên. Ngoài ra, cha mẹ nên giặt tã trong bồn tắm bằng tay nếu không muốn tã nhanh chóng bị rách.

Tã dán

Đây là loại tã được nhiều cha mẹ lựa chọn vì thấm hút tốt và thích hợp cho bé sử dụng vào ban đêm. Nhưng loại tã này không thoáng khí lắm. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng loại tã này trong ngày để tránh bé bị hăm tã.

Tã quần (bỉm)

Loại tã này có thiết kế giống như quần lót sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho bé. Hơn nữa, đây là loại tã có khả năng chống tràn rất tốt. Tã quần cũng rất tốt khi sử dụng cho bé lúc đi ngủ vì bạn không cần thay tã trong 4 đến 5 giờ. Trong khi với các loại tã khác, bạn cần thay cứ sau 2 đến 3 giờ.

Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh ngủ ngon

Hướng dẫn cách quấn tã chéo cho trẻ sơ sinh

Đầu tiên, mẹ cần gấp tã lại thành hình tam giác cân rồi đặt trẻ nằm trên đó với phần đầu hình tam giác của tã hướng xuống dưới. Sau đó mẹ buộc hai bên đầu lại với nhau sao cho nút thắt ngay trước bụng trẻ, giữ phần đầu dưới để che bộ phận sinh dục và buộc lại bằng phần vải thừa từ nút trên.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_quan_ta_cho_tre_so_sinh_ma_cha_me_nen_biet_2_c0c602441a.jpg) Đối với tã chéo, cha mẹ cần giữ phần đầu dưới để che bộ phận sinh dục và buộc lại bằng phần vải thừa từ nút trên

Đối với loại tã dán

Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh đối với tã dán có chút sự khác biệt so với cách quấn tã xô cho trẻ sơ sinh hay tã chéo. Đầu tiên, mẹ đặt trẻ nằm ngửa, sau đó bóc tã mới và đặt dưới mông trẻ. Tiếp đến, mẹ cởi tã cũ ra và lưu ý không lấy hẳn ra ngoài vì nếu bạn cởi bỏ tã cũ ngay lập tức, phân hoặc nước tiểu của bé có thể dính vào tã mới. Sau đó, mẹ vệ sinh sạch sẽ cho bé. Trước tiên hãy lau sạch vùng kín của trẻ bằng khăn giấy, lau từ trên xuống, từ bộ phận sinh dục đến hậu môn, vì lau từ dưới lên có thể dẫn đến nhiễm trùng, nhất là ở các bé gái. Cuối cùng, bạn lấy tã cũ ra và dán lại tã mới, dán hai mặt của tã vào hai bên cạnh sườn của bé.

Đối với miếng lót sơ sinh

Miếng lót sơ sinh thường dùng chung với tã giấy hoặc bỉm nên rất tiện khi sử dụng, bạn chỉ cần vệ sinh vùng kín cho bé sạch sẽ, sau đó đặt miếng lót sơ sinh vào tã hoặc bỉm của bé và quấn lại như hướng dẫn cách quấn tã tam giac cho trẻ sơ sinh đã chia sẻ ở trên.

Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh ngủ ngon

Muốn trẻ ngủ ngon thì phải tìm hiểu thêm cách quấn kiểu con nhộng cho trẻ, phương pháp này đã được nghiên cứu rồi nên các mẹ có thể yên tâm sử dụng nhé.

Đầu tiên, bạn sẽ cần một miếng tã vuông hoặc một tấm chăn lớn sao cho vừa với cơ thể bé. Tùy theo điều kiện nhiệt độ mà mẹ có thể chọn loại vải tã, chăn có chất liệu phù hợp. Sau đó, các mẹ gấp phần trên của tấm vải xuống khoảng 20cm và đặt bé nằm ngửa, tựa đầu vào nếp gấp. Tiếp theo, mẹ quấn chăn bên trái mặt trước theo chiều từ trái sang phải, đặt góc chăn dưới người bé rồi gấp từ dưới lên Cuối cùng, mẹ gấp phần bên phải và hoàn thành quấn tã con nhộng cho trẻ.

Lưu ý cách quấn này chỉ hở phần đầu của bé, mẹ cũng cần chừa khoảng cách giữa chăn và người để tạo cảm giác thoải mái cho bé, tránh quá rộng hoặc quá chật. Ngoài cách quấn từ trái sang phải, bạn cũng có thể thực hiện ngược lại từ phải qua.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_quan_ta_cho_tre_so_sinh_ma_cha_me_nen_biet_3_f6ac87b66b.jpg) Để trẻ sơ sinh ngủ ngon, mẹ cũng cần chừa khoảng cách giữa chăn và người để tạo cảm giác thoải mái cho bé

Một số lưu ý cho mẹ để quấn tã cho trẻ sơ sinh đúng cách

Để quấn trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn đặt trẻ nằm ngửa khi quấn tã.
  • Nếu em bé của bạn không thích cho tay vào trong phần tã quấn, bạn có thể để tay của bé ở ngoài.
  • Không phải tất cả trẻ sơ sinh đều thích hợp để quấn tã. Nếu bé thường xuyên quằn quại trong tã, hãy đưa bé ra ngoài trong vài phút. Tuy nhiên, nếu bé tiếp tục vặn vẹo, hoặc cố gắng bò ra khỏi khăn, bé có thể không thích quấn khăn. Khi trẻ khó chịu, bạn không nên ép trẻ.
  • Việc quấn tã có thể khiến bé bị nóng. Bạn nên để nhiệt độ phòng mát mẻ để giúp bé ngủ ngon, hạn chế cho trẻ mặc quá nhiều lớp khi ngủ. Theo bác sĩ, 1 bộ đồ ngủ và 1 chiếc khăn quấn là đủ để giữ ấm. Các triệu chứng như đổ mồ hôi, ướt tóc và sốt phát ban đều là dấu hiệu cho thấy bé bị quá nóng.
  • Độ tuổi tốt nhất để ngừng quấn tã cho con là từ 3 đến 4 tháng tuổi. Đây là lúc em bé của bạn trở nên năng động hơn và bắt đầu thích lăn, lật. Lúc này, việc quấn tã sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và khả năng vận động của bé.

Quấn tã cho bé là công việc mà hầu hết các ông bố, bà mẹ đều phải trải qua. Việc quấn khăn đúng cách có thể giúp bé thoải mái và ngủ ngon hơn. Hy vọng với bài viết trên đã cho bạn lời khuyên về các cách quấn tã cho trẻ sơ sinh và những lưu ý khi thực hiện. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng những mẹo nhỏ trong bài viết này để giúp con yêu của mình có được những giấc ngủ chất lượng.