Khách thể và chủ thể là gì

Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa các chủ thể, thông qua việc các chủ thể thực hiện những quyền và nghĩa vụ nhất định để đạt được những mục đích nhất định. Chính vì vậy, quan hệ pháp luật được cấu thành bởi ba yếu tố chủ thể, khách thể và nội dung. 

1. Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Năng lực chủ thể:

Một cá nhân hoặc tổ chức chỉ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật nếu có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể pháp luật bao gồm năng lực pháp luật và năng lực  hành vi:

– Năng lực pháp luật là khả năng được hưởng quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà Nhà nước quy định cho các cá nhân hoặc tổ chức nhất định.

– Năng lực hành vi là khả năng của cá nhân, tổ chức được Nhà nước thừa nhận mà với chủ thể đó có thể bằng chính hành vi của bản thân mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là yếu tố cấu thành năng lực chủ thể pháp luật, có mối liên hệ bổ sung cho nhau. Nếu chủ thể chỉ có năng lực pháp luật thì chỉ tham gia một cách thụ động vào các quan hệ pháp luật. Năng lực hành vi làm cho chủ thể tham gia một cách chủ động vào các quan hệ pháp luật bằng chính hành vi của họ. Ngược lại, năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi, theo đó một chủ thể chỉ có năng lực hành vi trên cơ sở của năng lực pháp luật.

Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật:

Chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm cá nhân, tổ chức và trong nhiều trường hợp Nhà nước cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật:

– Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch với điều kiện phải có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật. Công dân Việt Nam là chủ thể của hầu hết các ngành luật. Bên cạnh đó, người nước ngoài cũng có thể là chủ thể của quan hệ pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Tổ chức là chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là pháp nhân hoặc không phải pháp nhân. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, tổ chức chỉ được coi là pháp nhân nếu thỏa mãn đồng thời các dấu hiệu sau:

+ Được thành lập hợp pháp;  

+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;  

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;  

+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

– Nhà nước: Bên cạnh các chủ thể trên, trong nhiều trường hợp, Nhà nước cũng được coi là chủ thể của quan hệ pháp luật, nhưng đó là chủ thể đặc biệt. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ Nhà nước là chủ thể của quyền lực chính trị, là chủ sở hữu lớn nhất trong  xã hội.

2. Nội dung của quan hệ pháp luật

Nội dung của quan hệ pháp luật chính là quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đó.

Trong quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ chủ thể được hình thành bằng hai con đường: Thứ nhất là theo quy định của pháp luật về năng lực chủ thể và thứ hai là theo thỏa thuận của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ chủ thể: Là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép. 

Chủ thể thực hiện quyền của mình có thể bằng một trong các hình thức sau:  

– Xử sự theo cách thức nhất định phù hợp với quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.  

– Yêu cầu chủ thể khác tôn trọng hoặc chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.  

– Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình.  

– Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền của mình.

Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng một trong các hình thức sau:

– Chủ động thực hiện các hành vi nhất định theo yêu cầu của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.  

– Kiềm chế không thực hiện hành vi nhất định phù hợp với quy định của pháp luật và sự thỏa thuận giữa các bên.  

– Gánh chịu các hậu quả bất lợi khi không thực hiện nghĩa vụ chủ thể.

3. Khách thể của quan hệ pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà các bên chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Như vậy, khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà vì chúng các chủ thể pháp luật mới thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Các lợi ích mà chủ thể hướng đến rất đa dạng, có thể là lợi ích vật chất như tài sản, của cải, cũng có thể là lợi ích phi vật  chất như danh dự, nhân thân, các hoạt động xã hội…

Nguồn: Tổng hợp

Đối với dân luật chắc chắn cần phải hiểu khách thể là gì? Bởi đó là một trong những khái niệm hay gặp nhất. Trong mỗi môn luật khác nhau, bài học đầu tiên luôn luôn nhắc đến khách thể đặc trưng của từng ngành luật. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ khái niệm này.

1. Khách thể là gì?

Cho đến bây, không có bất cứ một văn bản vi phạm pháp luật nào định nghĩa rõ về khách thể là gì, nhưng qua một số đặc điểm, các trường hợp cụ thể có hiểu: Khách thể là một lợi ích về vật chất hoặc về tinh thần hoặc lợi ích cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Mà khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó, các chủ thể đều mong muốn đạt được.

Khách thể và chủ thể là gì
Lợi ích về vật chất là một loại khách thể

Mặt khác, trong mỗi quy phạm pháp luật đa số đều được cấu thành từ 4 thành phần: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan. Chình vì vậy mà khách thể cũng có rất nhiều loại.

Ví dụ về một trường hợp khách thể trong quan hệ dân sự: A tự sáng tác ra một tác phẩm nghệ thuật và đem đi đăng ký bản quyền thì khách thể ở đây chính là quyền bản quyền đối với tác phẩm nghệ thuật đó. Một ví dụ khác, A trộm cắp 1 chiếc xe máy của B, trong tình huống này khách thể chính là quyền sở hữu tài sản là chiếc xe máy của B bị A xâm phạm. Lưu ý, chiếc xe máy trong trường hợp này chính là đối tượng tác động chứ không phải là khách thể, rất nhiều bạn bị nhầm lẫn ở điểm này.

2. Khách thể nghiên cứu là gì?

Như ở trên bạn đã có thể hiểu được khách thể là gì, vậy khái niệm khách thể nghiên cứu là gì? Tại sao lại có khái niệm này? 

Khách thể và chủ thể là gì
Khái niệm khách thể nghiên cứu là gì?

Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng được nghiên cứu. Có thể nói khách thể nghiên cứu là nơi chứa đựng các câu hỏi mà người nghiên cứu cần trả lời.

Ví dụ: Khi nghiên cứu về động lực thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ sản xuất thì khách thể nghiên cứu ở đây chính là các công ty, xí nghiệp áp dụng đổi mới công nghệ sản xuất.

3. Khách thể của tội phạm là gì?

Khách thể của tội phạm có thể hiểu là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm và được pháp luật hình sự bảo vệ. Trong mỗi trường hợp khách thể của tội phạm sẽ khác nhau và thường rất khó để xác định đúng và đủ. Người nghiên cứu cần phải có cái nhìn sâu sắc mới có thể nắm được khách thể chính xác.

Khách thể và chủ thể là gì
Khách thể của tội phạm là gì?

Việc phân tích khách thể tội phạm là rất có ý nghĩa trong luật hình sự. Chỉ khi xác định đúng được khách thể, ta mới có thể xác định được tội danh của tội phạm. Trong nhiều trường hợp, với cùng một loại hành vi, cùng một loại chủ thể nhưng chỉ cần khác khách thể cũng sẽ cấu thành các tội danh khác nhau. Người áp dụng luật cần phân biệt được và sử dụng đúng.

Khách thể của tội phạm chia làm ba loại:

  • Khách thể chung của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm.

Ví dụ: Độc lập chủ quyền biển đảo bị xâm phạm 

  • Khách thể loại tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị nhóm tội phạm xâm hại.

Ví dụ: Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm phạm đến khách thể loại tội phạm như tội phạm ma tuý, tội phạm xâm phạm chủ quyền quốc gia…

  • Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm cụ thể xâm hại mà sự xâm hại này phản ánh được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó.

Ví dụ: Hành vi giết người, cướp của là xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.

4. Khách thể quan hệ pháp luật là gì?

Khách thể và chủ thể là gì
Tìm hiểu về khách thể của quan hệ pháp luật

Mặc dù cũng không có một khái niệm nào cụ thể hay rõ ràng nhưng qua các trường hợp và từ những phân tích từ thực tế có thể hiểu rằng: Khách thể quan hệ pháp luật là những đối tượng được chủ thể quan tâm, hướng tới và mong muốn đạt được khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó.

Khách thể quan hệ pháp luật có thể bao gồm:

  • Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, nhà ở, phương tiện đi lại, vật dụng hàng ngày hoặc các loại tài sản khác…;
  • Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người già, trẻ em; bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy bay; hướng dẫn người du lịch, tham quan…;
  • Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, danh dự, nhân phẩm, học vị, học hàm…

Vai trò của việc xác định khách thể quan hệ pháp luật:

  •  Giúp xác định được nội dung quan hệ pháp luật. 
  • Giúp các nhà làm luật định hướng điều chỉnh hoặc không điều chỉnh các quan hệ pháp luật.

Hy vọng qua bài viết sau sẽ cung cấp được một số kiến thức cơ bản về khách thể, thế nào là khách thể? Và các loại khách thể. Có thể một phần nào giúp mọi người hiểu thêm về khách thể.