Kể 1 câu chuyện từ sách bảo về lòng nhân ái

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”
(Nhà thơ – Tố Hữu)

Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là tình yêu thương giữa con người với con người, luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay san sẻ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Chính những điều này là vạn bông hoa tỏa hương, góp phần tạo nên một xã hội con người văn minh đề cao giá trị truyền thống đạo đức. Từ xưa đến nay có rất nhiều câu chuyện về lòng nhân ái được lưu truyền giảng dạy cho biết bao thế hệ, cổ vũ khích lệ con người vượt qua sự ích kỷ để hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ.

Câu chuyện cổ tích về lòng nhân ái luôn răn dạy chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
(Ca dao tục ngữ Việt Nam)

Với các nhân vật hư cấu, tình huống truyện phong phú, những câu chuyện cổ tích về lòng nhân ái mang đến nhiều bài học về cách đối nhân xử thế, nuôi dưỡng tấm lòng biết yêu thương, san sẻ với mọi người trong cuộc sống một cách tự nhiên, không gượng ép. Người đọc sẽ rút ra những bài học khác nhau từ đó hình thành nuôi dưỡng nhân cách mỗi người.

Kể 1 câu chuyện từ sách bảo về lòng nhân ái
Truyện cổ tích là kho tàng những bài học về lòng nhân ái

Những câu chuyện cổ tích luôn nỗ lực giữ gìn cái thiện trong tâm hồn con người. Dẫu qua bao nhiêu thời gian, truyện cổ tích vẫn luôn giữ trọn thiên chức của mình, đó là ngợi ca tấm lòng nhân hậu, truyền thống “Thương người như thể thương thân”.

Các câu chuyện như: Sự tích Hồ Ba Bể; Sự tích cây vú sữa; Cây tre trăm đốt; Sọ dừa, Tấm cám …. Những câu chuyện này được lưu truyền qua bao nhiêu thế hệ, người nối người kể cho nhau, răn dạy những điều hay lẽ phải rút ra trong các câu chuyện cổ tích.

Sự tích hồ Ba Bể” nói về tấm lòng nhân hậu, yêu thương giúp đỡ bà lão ăn xin của hai mẹ con nghèo. Chính nhờ có tấm lòng nhân ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ bà lão trong lúc khó khăn, cưu mang người nghèo khổ đã giúp cho hai mẹ con khỏi kiếp nạn của thiên nhiên. Đồng thời hai mẹ con đã giúp dân làng tránh được cơn lũ quét.

Kể 1 câu chuyện từ sách bảo về lòng nhân ái

Truyện ca ngợi những người có tấm lòng nhân hậu, yêu thương giúp đỡ mọi người trong lúc hoạn nạn. Sẵn sàng cưu mang những người nghèo khổ.

2. Sự tích cây vú sữa

Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc của  bậc sinh thành. Cho dù nhiều lúc ba mẹ có la mắng chúng ta thì cũng chỉ là muốn con cái thành người tốt, có ích cho xã hội.

Đồng thời, sự tích cây vú sữa cũng nhắc nhở mỗi người, là con cái phải có trách nhiệm chăm lo, yêu thương, đối xử tốt, có hiếu với ba mẹ. Đừng để đến lúc cha mẹ đã không còn thì mới trở về chăm lo. Lúc này đã quá muộn rồi.

3. Cây tre trăm đốt

Người tốt bụng, lương thiện sau khi trải qua bao khó khăn gian khổ cuối cùng cũng sẽ nhận được sự hạnh phúc. Còn  người ác độc cuối cùng cũng bị trừng phạt. Ở hiền ắt sẽ gặp lành.

Kể 1 câu chuyện từ sách bảo về lòng nhân ái

4. Tấm cám

Khi kể một câu chuyện về lòng nhân ái thì không thể không nhắc đến Truyện tấm cám. Nó  nhắc nhở chúng ta, ở hiền sẽ gặp lành, ở ác sẽ gặp phải báo ứng. Con người cần phải sống lương thiện, giúp đỡ mọi người và không nên tham lam những thứ mà mình không có.

Ở lứa tuổi thiếu nhi, trẻ em đang trong giai đoạn hình thành dần các tính cách, tư duy và cảm xúc của mình. Do vậy, truyện cổ tích chính là công cụ để cha mẹ kể một câu chuyện về lòng nhân ái giúp bé tư duy, nhận biết thế giới, các điều đúng sai trong cuộc sống và kích thích khả năng sáng tạo ở trẻ.

Câu chuyện về lòng nhân ái trong thực tế xã hội hiện nay

Trong gần 2 năm qua đất nước ta đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn từ lũ lụt gây thiệt hại tại miền Trung, đến những mất mát trong cơn đại dịch Covid-19 lấy đi hàng nghìn tính mạng của người dân trên khắp mọi miền tổ quốc. Bên cạnh sự nỗ lực, chủ động của đất nước, trước tình hình đó đã có rất nhiều nghĩa cử cao đẹp góp phần san sẻ, hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, tạo nên tinh thần đoàn kết toàn dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.

Các bà, các mẹ trên khắp vùng quê kêu gọi nhau gói bánh chưng, bánh tét cho bà con đói rét vùng lũ miền Trung; Anh chị chị tiểu thương vét hết những gói mì tôm gửi ra để bà con miền Trung lót dạ; Em học sinh gom góp sách vở, đập những con heo đất với những đồng tiền tiết kiệm ít ỏi gửi cho các bạn ngoài ấy có cái để học; Bà chủ tốt tính miễn tiền trọ, Các tấm lòng cá nhân cao cả đã đi trao thực phẩm miễn phí cho người dân; Cây ATM gạo; Mạnh thường quân hỗ trợ nhu yếu phẩm, nước uống và nấu suất ăn tối cho các chiến sĩ trực chốt kiểm soát dịch, bác sĩ tuyến đầu chống dịch, khu cách ly;… Đó đều là những hình ảnh đẹp nhưng tấm gương sáng về lòng nhân ái.

Kể 1 câu chuyện từ sách bảo về lòng nhân ái
Một hình ảnh đẹp về lòng nhân ái khi miền Trung đang oằn mình chống lũ

Thế mới thấy, những câu chuyện về tấm lòng nhân ái luôn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Trong hoạn nạn thì tấm lòng, tinh thần đó càng thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết!. Đa phần mọi người cứ nghĩ lòng nhân ái là thứ gì đó xa xôi, cao cả và khó với tới nhưng thực chất những câu chuyện về lòng nhân ái lại ở rất gần với cuộc sống quanh ta. Đó là những hành động, cử chỉ, lời nói thể hiện mỗi ngày.

Những câu chuyện về lòng nhân ái, việc làm xuất phát từ trái tim không hề toan tính chính là vầng ánh sáng lung linh, rực rỡ nhất, là động lực sống, nguồn cổ vũ động viên vô giá, thôi thúc, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi người hướng tới hành trình thiện lương trong cuộc đời mình.

Kể 1 câu chuyện từ sách bảo về lòng nhân ái

Cuộc sống xung quanh chúng ta luôn có những hoàn cảnh, số phận kém may mắn hơn chúng ta rất nhiều. Vậy nên để có thể gắn kết mọi người lại với nhau chúng ta cần phải mở rộng tấm lòng mình, giúp đỡ và yêu thương mọi người xung quanh nhiều hơn. Những câu chuyện quà tặng cuộc sống về lòng nhân ái dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, mời bạn cùng đọc!

1. Dùng cả trái tim để phán xét

Trong phòng xử… án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah.

Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói.

Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.

Kể 1 câu chuyện từ sách bảo về lòng nhân ái

Thẩm phán thở dài và nói :

– Xin lỗi, thưa bà…- Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ – nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.

Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp:

– Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toàn này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.

Nói xong, ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký:

– Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo.

Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.

Ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện chúng ta thấy được phiên tòa trên được xử lý rất nghiêm minh theo đúng quy định của Pháp luật. Thế nhưng điều đặc biệt là vị thẩm phán ấy còn dùng cả trái tim của mình để phán xét. Đây là một phiên tòa rất nhân văn và cảm động, mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta.

2. Những cậu bé ăn kem

Tôi đã đến thị trấn nhỏ này nhiều lần và chẳng còn lạ gì cảnh những đứa bé ăn xin mặt mũi lấm lem chạy hết quán này đến quán khác xin tiền của khách du lịch. Tôi không phải là khách du lịch, tôi đến đây để làm việc, nhưng cũng không ít lần khó chịu vì bị một vài đứa bé nhằng nhẵng đi theo đòi một vài đồng bạc lẻ.

Hôm nay, cũng như mọi khi, sau khi rời máy bay, tôi đến một quán giải khát nhâm nhi một cốc bia trước khi trở về khách sạn. Quán hôm nay khá đông nhưng không thấy bóng dáng một đứa trẻ ăn xin nào. Tôi nghỉ chân được một lúc thì có hai thằng bé ăn mặc khá luộm thuộm bước vào quán. Đây chắc chắn là hai đứa trẻ ăn xin nhưng tôi không bận tâm lắm vì tôi biết ông chủ quán sẽ đuổi bọn chúng ra ngoài ngay thôi. Nhưng tôi đã lầm! Ông chủ quán vẫy tay về phía bọn trẻ, gọi to:

– Cần gì vậy 2 chàng trai?

– Ở đây có kem hoa quả không ạ?

– Tất nhiên là có, vậy hai cậu cần loại gì?

– Dạ, có những loại như thế nào ạ?

Tôi nghe ông chủ quán giới thiệu về từng loại kem, giá cả, mùi vị và thậm chí còn phân tích cho chúng thấy loại nào thì được nhiều người ưa chuộng hơn. Cuối cùng thì hai cậu bé chọn hai cốc kem trung bình về giá cả trong tiệm. Chúng ăn có vẻ rất ngon lành, thì như các bạn biết đấy, những đứa trẻ ăn xin như thế này hiếm khi được ăn những món ăn mà mọi người cho rằng rất bình thường.

Kể 1 câu chuyện từ sách bảo về lòng nhân ái

Khi ăn xong, đứa trẻ lớn hơn rút trong túi ra những đồng bạc lẻ, vừa vặn tiền hai cốc kem đưa cho chủ quán. Người chủ vừa đếm tiền vừa nói:

– Hai cậu đã chuẩn bị sẵn tiền rồi cơ à, thật sòng phẳng.

Lũ trẻ tạm biệt ông chủ quán ra về, chúng không còn vẻ sợ sệt như lúc đầu mới bước vào quán nữa. Khi chúng chuẩn bị bước ra khỏi cửa, ông chủ còn cố với theo:

– Cảm ơn 2 cậu, lần sau lại đến nhé!

Tôi tiến lại gần chỗ thanh toán tiền và nói:

– Này anh bạn, tôi thích cái cách anh đối xử vớ những đứa trẻ.

– Anh biết đấy, những đứa trẻ ở thị trấn này sống rất khó khăn. Chắc chắn ăn một cốc kem là một quyết định táo bạo, nhất là phải vào nơi chúng luôn bị xua đuổi. Chúng ăn và vẫn trả tiền cơ mà, tại sao chúng lại không được đối xử bình thường như những người khách khác? Nếu anh đối xử với chúng như những thằng ăn cắp, chắc chắn chúng sẽ thừa lúc sơ hở, “chôm” của anh thứ gì đó. Nhưng nếu được đối xử như những người khách hàng tử tế, chúng sẽ cư xử như những khách hàng lịch thiệp khác.

Người chủ cửa hàng không phải là người quen của tôi, tôi cũng không đến quán của anh ta thường xuyên, nhưng qua cái cách hành xử của mình, anh ấy đã khiến tôi tâm phục, khẩu phục. Cửa hàng của anh ấy tuy nhỏ nhưng luôn đông khách vì anh ấy đã biết cách làm cho khách hàng cảm nhận được giá trị đích thực của mình.

Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện phía trên dạy chúng ta cách đối xử tử tế với người khác dù cho họ có là ai đi chăng nữa. Và cái chúng ta cư xử cũng sẽ ảnh hưởng đến người xung quanh thế nên hãy đối xử với mọi người bằng sự chân thành để họ có thể cảm nhận được sự tốt đẹp của cuộc sống này.

3. Đôi mắt của tâm hồn

Mỗi buổi chiều, khi người đàn ông ở chiếc giường gần cửa sổ được phép ngồi dậy, anh ấy ngồi đó, hướng ra ngoài cửa sổ và tả cho người bạn cùng phòng của mình cảnh tượng diễn ra bên ngoài.

Đó cũng là khoảng thời gian hạnh phúc mà người đàn ông ở chiếc giường bên kia được hưởng, thế giới được mở ra sống động với anh ấy, qua những hoạt động, màu sắc mà anh được nghe tả lại.

Hai người đàn ông, hai bệnh nhân trong bệnh viện. Trên chiếc giường ở sát khung cửa sổ duy nhất của căn phòng, người bệnh nằm đó được phép ngồi dậy 1 giờ đồng hồ mỗi ngày. Người bệnh thứ hai, trên một chiếc giường gần đó, phải nằm hoàn toàn.

Họ rất thường nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, về gia đình, về tổ ấm, về nghề nghiệp và những khó khăn của mình…

Kể 1 câu chuyện từ sách bảo về lòng nhân ái

Ô cửa sổ nhìn ra một công viên bên một dòng sông thơ mộng. Những con vịt, những con thiên nga nhẹ nhàng di chuyển trên mặt nước trong khi trẻ con chơi đùa trên những chiếc thuyền đủ hình dạng, màu sắc từng cặp tình nhân tay trong tay dạo bước giữa những bồn hoa đủ loại đủ màu ở đằng xa hơn nữa, người ta có thể nhìn thấy cả đường chân trời rực hồng trước hoàng hôn…

Khi người ngồi diễn tả không sót một chi tiết nhưng gì anh ta có thể nhìn thấy thì người nằm nhắm mắt lại và tưởng tượng.

Ngày lại ngày qua đi. Một buổi sáng, y tá mang nước rửa mặt đến cho họ nhưng phát hiện ra rằng người đàn ông trên chiếc giường gần cửa sổ đã chết. Anh ấy đã ra đi, một cách nhẹ nhàng, trong giấc ngủ của mình. Cô đã vô cùng đau buồn, gọi nhân viên bệnh viện đến mang xác anh ấy đi. Một không khí nặng nề bao trùm căn phòng.

Ý nghĩa câu chuyện: Dưới cặp mắt thông thường có đôi khi chúng ta sẽ không thể cảm nhận được sự sâu sắc của tình yêu thế nhưng bằng đôi mắt tâm hồn chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nó.

4. Băng bó trái tim

Bé Susie 6 tuổi hỏi:

“Mẹ làm gì thế?”

-“Mẹ nấu súp cho cô Smith”.

Susie thắc mắc “Vì sao ạ?”

-“Cô rất buồn. Con gái cô vừa chết. Chúng ta sẽ chăm sóc cô ấy một thời gian”.

“Tại sao lại phải thế hả mẹ?”

-“Khi một người quá buồn, họ không thể làm tốt ngay cả những việc rất nhỏ như nấu ăn hay một số việc vặt khác. Là hàng xóm với nhau, chúng ta phải giúp cô ấy. Cô sẽ chẳng còn nói chuyện, ôm hôn con gái … hoặc làm bất cứ điều gì thú vị như mẹ và con vẫn làm. Susie, con rất thông minh. Có thể con sẽ nghĩ ra cách nào để giúp cô ấy”.

Kể 1 câu chuyện từ sách bảo về lòng nhân ái

Nghe mẹ nói,

Susie suy nghĩ rất nghiêm túc và tìm cách giúp cô Smith, lúc sau, bé đã ở trước cửa nhà cô và rụt rè bấm chuông. Cô Smith mở của: “Chào Susie, cháu cần gì ?”. Susie thấy gọng cô nhỏ, mặt cô trông rất buồn, như thể cô vừa khóc vì mắt cô hãy còn đỏ và mọng nước.

Nén xúc động, Susie thì thầm:

“Mẹ cháu nói cô vừa mất con gái, cô rất buồn. Trái tim cô chắc chắn đã bị thương” - Rồi Susie e dè xòe tay ra, trong lòng bàn tay cô bé là một cái băng y tế cá nhân - “Cái này để băng cho trái tim bị thương của cô …”, Susie thêm: “Cháu đã dùng vài lần và thấy rất tốt”.

Cố gắng không bật khóc, Smith kinh ngạc, xúc động quỳ xuống ôm chặt Susie và nghẹn ngào: “Cám ơn cháu. Cháu yêu quý. Miếng băng ấy sẽ giúp cô rất nhiều”.

Miếng băng y đã đem đến sự ấm áp cho trái tim tuyệt vọng của cô Smith. Từ đó, cô gài miếng băng vào một xâu chìa khóa và luôn mang theo, như một sự nhắc nhở là phải biết quên đi nỗi đau và mất mát … để sống.

Ý nghĩa câu chuyện: Hành động của cô bé Susie mang đến sự ấm áp cho Smith. Trong cuộc sống chúng ta ít nhiều sẽ gặp những hoàn cảnh kém may mắn hơn mình vậy nên đừng ngại trao cho họ sự ấm áp như cô bé trong câu chuyện trên nhé!

5. Đừng vội kết án

Vừa nhận được điện thoại, nam bác sĩ vội vã tới bệnh viện. Ông khoác vội trang phục phẫu thuật và tiến ngay tới phòng mổ. Lúc đó, người cha của cậu bé sắp sửa phẫu thuật đang ngồi đợi tại cửa phòng. Vừa nhìn thấy bóng bác sĩ, người cha nói ngay: “Tại sao giờ này ông mới đến?

Ông không hay biết con trai tôi rất nguy kịch sao? Thực lòng ông có trách nhiệm nghề nghiệp không vậy?”

Bác sĩ điềm tĩnh trả lời: “Thật xin lỗi, lúc này không phải ca tôi trực nên tôi không có mặt tại bệnh viện. Thế nhưng vừa nhận được điện báo tôi đến ngay đây… Và lúc này tôi muốn tịnh tâm một chút để chuẩn bị phẫu thuật”.

Người cha giận dữ: “Tịnh tâm à?! Giả như con của ông đang nằm trong phòng cấp cứu thì ông có tịnh tâm được không? Nếu như con trai ông sắp chết, ông sẽ làm gì?”

Vị bác sĩ lại mỉm cười trả lời: “Tôi sẽ nói điều mà ông Gióp đã nói trong Kinh Thánh: “Thân trần truồng sinh từ bụi đất, tôi sẽ trở về bụi đất thân trần truồng. Chúa đã sinh ra, Chúa lại lấy đi, xin chúc tụng Chúa”. Những bác sĩ không có khả năng giữ lại mạng sống. Ông hãy đi và cầu nguyện cho con trai ông. Chúng ta sẽ nỗ lực hết mình và cậy trông vào ân sủng Thiên Chúa.

“Khuyên lơn người khác khi mà bản thân mình chẳng dính dáng gì xem ra quá dễ dàng”. Người cha phàn nàn.

Kể 1 câu chuyện từ sách bảo về lòng nhân ái

Cửa phòng phẫu thuật đóng lại. Vị bác sĩ miệt mài vài giờ liền trong phòng mổ. Và ông rời khỏi phòng phẫu thuật trong niềm hạnh phúc: “Cảm tạ Chúa. Con trai ông đã được cứu. Nếu muốn biết thêm chi tiết, hãy hỏi cô ý tá vừa giúp tôi”. Không chờ câu trả lời của người cha, vị bác sĩ tiến thẳng và rời khỏi bệnh viện.

Ngay khi nhìn thấy dáng dấp cô y tá xuất hiện, người cha nói ngay:

“Loại người gì mà lại cao ngạo đến như thế kia chứ! Thậm chí ông ta không thèm dành vài giây trả lời cho tôi biết hiện trạng con trai tôi”.

Cô y tá cúi xuống, tuôn trào nước mắt, trong xúc động, cô chậm rãi trả lời: “Con trai duy nhất của bác ấy mới qua đời hôm qua do một tai nạn. Hôm nay bác ấy đang lo tang sự cho cậu. Thế nhưng vừa nhận được điện báo bác ấy tới ngay để cứu con trai ông. Bây giờ thì bác ấy trở về tiếp tục lo hậu sự cho đứa con yêu quý của mình”.

Ý nghĩa câu chuyện: Đôi khi có những thứ chính bạn trông thấy chưa phải là sự thật vậy nên bạn cần phải tìm hiểu mọi chuyện thật rõ ràng đừng vội kết án. Bởi vì bạn sẽ không biết những gì mà người khác đã phải nỗ lực trải qua.

Hi vọng thông qua những câu chuyện quà tặng cuộc sống về lòng nhân ái chúng ta sẽ hiểu hơn về cuộc sống. Hãy mở rộng lòng mình ra với mọi người bạn nhé! Cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn khi chúng ta biết yêu thương nhau và dành cho nhau những điều tốt đẹp.