Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm học 2022-2023


Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm học 2022-2023
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, Bộ GDĐT hướng dẫn các Sở GDĐT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục tiểu học như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh;

Thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32 (Chương trình GDPT 2018) đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình GDPT cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16 (Chương trình GDPT 2006) đối với lớp 4, lớp 5;

Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học theo chương trình GDPT cấp tiểu học;

Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật giáo dục 2019;

Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng hướng dẫn 5 nhiệm vụ cụ thể như sau:

Về thực hiện chương trình GDPT: Theo đó thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kiên trì và nâng cao chất lượng giáo dục: Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục; Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá.

Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp, duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục và thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục thông qua: Rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp; Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Thực hiện hiệu quả tổ chức dạy học môn học Tiếng dân tộc thiểu số và tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện hiệu quả lớp học linh hoạt, lớp ghép.

Củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục bằng cách củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học,Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.

Tăng cường huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục,ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu của ngành Giáo dục và các chương trình, dự án, đề án khác đã được phê duyệt; thực hiện huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT. Quan tâm đầu tư, bổ sung kinh phí nâng cấp, xây dựng cải tạo thư viện đáp ứng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng hiệu quả các nguồn lực được huy động, phải biến các nguồn lực được huy động thành chất lượng giáo dục của nhà trường; xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch dạy học và giáo dục theo quy định, đảm bảo sự tham gia của các lực lượng xã hội như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội... để giúp nhà trường huy động được các nguồn lực và cộng đồng trách nhiệm trong việc xây dựng, thực thi và giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.

Đẩy mạnh công tác truyền thông bằng cách chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức triển khai sách giáo khoa cấp tiểu học, chú trọng các nội dung liên quan đến lớp 1, lớp 2, lớp 3 và công tác chuẩn bị đối với các lớp sau theo lộ trình. Tổ chức truyền thông đa phương tiện nhằm tuyên truyền, định hướng các chủ trương, chính sách mới về giáo dục; chủ động xử lý các vấn đề truyền thông tại địa phương; nâng cao việc phân tích và xử lý thông tin để đáp ứng yêu cầu truyền thông của Ngành; đẩy mạnh truyền thông về nội dung, giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để tạo sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Khuyến khích đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục viết bài và đưa tin về các hoạt động của Ngành việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học.... để tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng./.

12 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong năm học 2022-2023

Theo đó, nhiệm vụ chung là thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6, lớp 7 và lớp 10; tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với lớp 8, lớp 9, lớp 11 và lớp 12, bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình năm học; củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục trung học.

Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp, đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Cùng với đó, thúc đẩy thực hiện đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học.

Bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

6 nhiệm vụ cụ thể đối với giáo dục trung học trong năm học 2022-2023 được Bộ GD&ĐT nêu rõ trong hướng dẫn.

Nhiệm vụ đầu tiên là thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Trong đó có việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học, cũng như kiểm tra, đánh giá; nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng. 

Chuẩn bị tốt cho việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại địa phương và các kỳ thi, cuộc thi cấp quốc gia, quốc tế, đảm bảo công bằng, khách quan, trung thực theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Các nhiệm vụ tiếp theo gồm: Phát triển mạng lưới trường, lớp, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS; Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học (phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, học liệu); Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học; Thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục; Công tác thi đua, khen thưởng.

Trên cơ sở những nội dung hướng dẫn tại Công văn này, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023.

Cho tôi hỏi về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 năm học 2022-2023 của cơ sở giáo dục đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào? Cảm ơn!

Căn cứ Công văn 2522/SGDĐT-GDTrH năm 2022 hướng dẫn về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT năm học 2022-2023 như sau:

"1. Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở, trong đó quy định tổng số tiết trong một năm học cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục. Nhà trường chủ động bố trí thời gian triển khai kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh.
Căn cứ các nội dung đã triển khai tại hội nghị triển khai Chương trình GDPT 2018, các đơn vị xây dựng các phương án phù hợp, tổ chức tư vấn và định hướng cho học sinh lớp 10 chọn môn học lựa chọn và cụm chuyên đề học tập lựa chọn theo qui định và đúng tiến độ. Lưu ý việc xây dựng các phương án và tổ chức triển khai chọn môn học lựa chọn và cụm chuyên đề học tập lựa chọn phải đáp ứng nhu cầu của học sinh, bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Nhà trường công khai các phương án lựa chọn và tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn môn học và các cụm chuyên đề học tập lựa chọn phải phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
Trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn và cụm chuyên đề học tập lựa chọn, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo Sở GDĐT.
Hiệu trưởng tổ chức xây dựng dự thảo kế hoạch giáo dục nhà trường, hướng dẫn tổ, nhóm thảo luận, thống nhất nội dung kế hoạch giáo dục tổ, nhóm môn học để thực hiện chương trình Chương trình GDPT 2018 ở khối lớp 6, 7, 10 và Chương trình GDPT hiện hành (Quyết định 16) ở các khối 8, 9, 11, 12. Căn cứ kế hoạch giáo dục tổ, nhóm môn học giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân và kế hoạch bài dạy chuẩn bị cho năm học 2022-2023."

Như vậy, việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở được Sở giáo dục đào tại hướng dẫn như trên.

Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm học 2022-2023

Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho năm học 2022-2023 cho cơ sở giáo dục đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh? (Hình từ internet)

Thực hiện thông tin truyền thông để học sinh, cha mẹ học sinh hiểu rõ quy định về chương trình giáo dục trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông như thế nào?

Căn cứu Mục 2 Công văn 2522/SGDĐT-GDTrH năm 2022 hướng dẫn về việc thông tin truyền thông để học sinh, cha mẹ học sinh hiểu rõ quy định về chương trình giáo dục trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông như sau:

"2. Thông tin truyền thông để học sinh, cha mẹ học sinh hiểu rõ quy định về chương trình giáo dục trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.
Thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm giải thích, hướng dẫn để phụ huynh hiểu những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018 để cùng phối hợp.
Hướng dẫn cha mẹ học sinh chuẩn bị các điều kiện học tập thích ứng với việc nhà trường triển khai thực hiện Đề án GD thông minh, Chuyển đổi số, Dạy Tin học theo chuẩn Quốc tế và nhất là trường học phối hợp việc dạy học trên lớp với việc tổ chức cho học sinh học tập trên Internet qua các hệ thống quản lý học tập (LMS)."

Như vậy, việc hướng dẫn về việc thông tin truyền thông để học sinh, cha mẹ học sinh hiểu rõ quy định về chương trình giáo dục trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông như trên.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ nhà trường trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018?

Căn cứ Mục 3 Công văn 2522/SGDĐT-GDTrH năm 2022 hướng dẫn của Sở giáo dục đào tạo về việc tăng cường công tác kiểm tra nội bộ nhà trường trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

"3. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ nhà trường trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018; đổi mới công tác quản lý; giảm hồ sơ, sổ sách; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tạo môi trường làm việc sáng tạo cho giáo viên.
Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh, nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá theo hướng chuyển đổi mục tiêu dạy học “tiếp cận kiến thức” sang “tiếp cận hình thành năng lực” phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021.
Chú trọng đổi mới phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức, không gian tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng linh hoạt các thiết bị dạy học, vận dụng kết dạy học trực tiếp và dạy học qua internet để mở rộng thời gian, không gian tổ chức học tập cho học sinh, giúp học sinh có kế hoạch học tập cá nhân chủ động và hứng thú hơn học tập.
Căn cứ Quyết định 2360/QĐ-UBND ngày 12/7/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt danh mục SGK và kết quả đề xuất lựa chọn SGK của nhà trường (đã thực hiện), các đơn vị thông báo danh mục SGK sử dụng trong năm học 2022-2023. Thực hiện mua sắm đầy đủ SGK theo danh mục phê duyệt của BGD cho thư viện. Thống kê số lượng SGK cần thiết theo nhu cầu của học sinh để phối hợp với tất cả các NXB đảm bảo có đầy đủ và kịp thời SGK cho năm học mới.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Sở GDĐT (Phòng Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn, giải quyết./."

Như vậy, việc tăng cường công tác kiểm tra nội bộ nhà trường trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 được Sở giáo dục và Đào tạo được hướng dẫn như trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm học 2022-2023

Chương trình giáo dục phổ thông
Chương trình giáo dục
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình giáo dục phổ thông có thể đặt câu hỏi tại đây.