Hướng dẫn lập giấy nộp tiền chậm nộp thuế GTGT

Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước là căn cứ để chứng minh cá nhân, doanh nghiệp đã nộp tiền đầy đủ vào ngân sách Nhà nước theo đúng quy định và kho bạc Nhà nước hay các ngân hàng ủy nhiệm thu đã nhận đủ khoản tiền nộp. 

Trong bài viết này, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn cách lập giấy nộp tiền thuế điện tử mới nhất (cách điền các chỉ tiêu trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước với mẫu C1-02NS)

Hướng dẫn lập giấy nộp tiền chậm nộp thuế GTGT

Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Giảng Viên Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

Hướng Dẫn Cách Lập Giấy Nộp Tiền Thuế Điện Tử Mới Nhất

Sau khi các bạn đã làm xong thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử chúng ta sẽ được cấp tài khoản sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử vào mail đăng ký với các thông tin:

  • Định danh: Là MST của công ty
  • Mật khẩu: Mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống

Công việc cần chuẩn bị trước khi lập giấy nộp tiền thuế điện tử

  • Cắm chữ ký số vào máy tính
  • Mở 1 trong các trình duyệt: Internet Explorer (hay còn gọi là IE), Chrome, Firefox
  • Máy tính đã được kết nối internet.
  • Truy cập vào website: http://thuedientu.gdt.gov.vn

Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Thuế Chuyên Sâu

Cách lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước qua mạng

Sau đây, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn cách lập giấy nộp tiền thuế điện tử với chi tiết các bước:

Bước 1: Truy cập vào website: https://thuedientu.gdt.gov.vn bằng trình duyệt Internet Explorer phiên bản 9 (hoặc trình duyệt Chrome)

Bước 2: Chọn "Doanh nghiệp" ⇒ "Đăng nhập"

Cách đăng nhập để vào thuế điện tử như sau:

- Cấu trúc tên đăng nhập là: MST-QL (ví dụ: Mã số thuế công ty là 0123456789 thì tên đăng nhập sẽ là: 0123456789-QL

- Nhập mật khẩu (là mật khẩu đăng nhập vào hệ thống Nộp thuế điện tử đã có)

⇒ Sau khi gõ xong tên đăng nhập và mật khẩu các bạn bấm vào ô "Đăng nhập"

Chú ý: Nếu không nhập đúng cú pháp trên (thêm "-QL") thì khi đăng nhập sẽ không hiện thị ra ô Nộp Thuế

Nếu bạn đăng nhập trên Google Chrome và là lần đầu tiên nộp thuế điện tử trên trang https://thuedientu.gdt.gov.vn thì màn hình sẽ hiện ra thông báo:

"Hiện tại máy tính của bạn chưa được cài đặt đầy đủ các công cụ để có thể thực hiện ký điện tử trên trình duyệt Google Chrome.

Bạn cần cài đặt đầy đủ các công cụ trước khi tiếp tục sử dụng trình duyệt Google Chrome để sử dụng dịch vụ thuế điện tử của Tổng cục Thuế."

Bạn cần thực hiện cài đặt theo các bước hướng dẫn trong tài liệu để sử dụng dịch vụ Thuế điện tử trên trình duyệt Google Chrome

Sau khi cài đặt xong các bạn lại thực hiện đăng nhập lại như hướng dẫn tại Bước 2 bên trên. Sau khi đăng nhập thành công thì màn hình sẽ hiện thị ra trang chủ của trang thuế điện tử

Bước 3: Chọn chức năng "Nộp thuế":

Hướng dẫn lập giấy nộp tiền chậm nộp thuế GTGT

Bước 4: Tiếp theo chọn ngân hàng nộp thuế

Hướng dẫn lập giấy nộp tiền chậm nộp thuế GTGT

Trong tùy chọn ngân hàng, các bạn thực hiện chọn ngân hàng để nộp thuế theo các bước như hình trên:

Bước 5: Lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

Sau khi các bạn chọn xong ngân hàng, màn hình sẽ hiện thị ra giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước:

Các bạn chỉ cần tích chọn hoặc lựa chọn 3 phần như trong hình:

  • Loại tiền
  • Trích tài khoản số
  • Mở tại NHTM ủy quyền thu

Các thông tin còn lại đều đã được lấy theo thông tin đăng ký của tài khoản nộp thuế điện tử từ ban đầu

* Cột "Số tờ khai/số quyết định/số thông báo": Các bạn có thể bỏ qua, không bắt buộc phải điền

* Cột "Kỳ Thuế/Ngày quyết định/Ngày thông báo": Các bạn tính chọn vào dấu ba chấm (...) bên cạnh màn hình sẽ hiện thị ra:

- Tích chọn kỳ nộp thuế tại cột 1: Công ty các bạn kê khai thuế theo kỳ nào thì các bạn tích chọn vào ô tương ứng

- Điền số kỳ (tháng/quý/năm nào) cụ thể tại cột 2

Trên hình, Ví dụ nộp thuế TNDN tạm tính cho quý 2 năm 2021. Nên tích chọn tại dòng "Nộp thuế theo quý" và cụ thể là Q2/2021

- Nhấn vào nút "Tiếp tục" để đưa thông tin lên giấy nộp tiền

* Cột 2 "Nội dung các khoản phải nộp vào NSNN":

Các bạn tính chọn vào dấu ba chấm (...) bên cạnh màn hình sẽ hiện thị ra:

2- Tích vào loại thuế cần nộp tiền để chọn

3- Nhấn tra cứu để chọn mã nội dung kinh tế (NDKT)

Tiếp theo các bạn cần chọn mã nội dung kinh tế:

Cách chọn mã nội dung kinh tế của 1 các loại thuế phổ biến như sau:

* Nếu bạn nộp thuế GTGT:

Chọn mục 1700 - Thuế giá trị gia tăng ⇒ Nhấn "Tra cứu" ⇒ Chọn "1701 - Thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất kinh doanh trong nước."

* Nếu bạn nộp thuế TNDN:

Chọn mục 1050 - Thuế thu nhập doanh nghiệp ⇒ ấn "Tra cứu" ⇒ Chọn "1052 Thuế thu nhập DN của các đơn vị không hạch toán toàn ngành"

* Nếu bạn nộp thuế TNCN

Chọn 1000 - Thuế thu nhập cá nhân ấn "Tra cứu" ⇒ Chọn 1001 - Thuế thu nhập từ tiền lương tiền công

* Nếu bạn nộp thuế lệ phí Môn bài:

Chọn 2850 - Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất, kinh doanh ⇒ Ấn "Tra cứu": để tìm các mã: 2862, 2863 và 2864 rồi chọn mục (bậc thuế) phù hợp với doanh nghiệp bạn

* Cột 3 "Số tiền VND": Các bạn gõ số tiền thuế phải nộp vào đây là xong (Căn cứ vào tờ khai thuế GTGT/TNCN hoặc bảng tạm tính thuế TNDN quý...)

Sau khi điền số tiền xong các bạn ấn hoàn thành, màn hình sẽ hiện thị ra giấy nộp tiền theo Mẫu số C1- 02/NS Ban hành kèm theo Thông tư số 84 /2016/TT-BTC của Bộ Tài chính

Bước 6: Ký điện tử:

Nhấn nút “Ký và nộp” ⇒ Nhập số Pin rồi ấn "Chấp nhận" là hoàn thành lập giấy nộp tiền thuế điện tử

Xem thêm: 

HƯỚNG DẪN THANH TOÁN TIỀN THUẾ, TIỀN NỘP CHẬM, NỘP PHẠT VÀ XỬ LÝ TIỀN NỘP THỪA

Hướng dẫn lập giấy nộp tiền chậm nộp thuế GTGT
Hướng dẫn thanh toán tiền thuế, tiền nộp chậm, nộp phạt và xử lý tiền nộp thừa (Ảnh minh họa)

Thứ nhất, thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì người nộp thuế phải ghi rõ trên chứng từ nộp tiền thuế,tiền chậm nộp, tiền phạt theo thứ tự thanh toán sau đây:

Hướng dẫn lập giấy nộp tiền chậm nộp thuế GTGT

Trường hợp trong cùng một thứ tự thanh toán có nhiều khoản phải nộp có thời hạn nộp khác nhau thì thực hiện theo trình tự thời hạn nộp thuế của khoản phải nộp, khoản nào có hạn nộp trước được thanh toán trước.

Trường hợp tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp, tiền thuế phát sinh, tiền phạt đang trong thời gian giải quyết xóa nợ, hoặc điều chỉnh do sai sót của cơ quan thuế hoặc đã được gia hạn thì không thực hiện thanh toán. Sau khi cơ quan thuế hoàn thành việc giải quyết xóa nợ, điều chỉnh do sai sót hoặc hết thời gian gia hạn thì tiếp tục thực hiện thanh toán theo thứ tự hướng dẫn nêu trên.

Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng thứ tự thanh toán nêu trên, cơ quan thuế thực hiện thanh toán và thông báo cho người nộp thuế biết theo mẫu 01/NOPT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC chậm nhất ngày 10 tháng sau tháng cơ quan thuế đã hạch toán

Hướng dẫn lập giấy nộp tiền chậm nộp thuế GTGT
Hướng dẫn thanh toán tiền thuế, tiền nộp chậm, nộp phạt và xử lý tiền nộp thừa (Ảnh minh họa

Thứ hai, xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:

1.1 Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Đối với loại thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế.

1.2 Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT, thuế TNCN (trừ trường hợp nêu tại khoản 1.1 trên).

2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:

2.1. Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại “Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp, tiền thuế phát sinh, tiền phạt tại mục thứ nhất nêu trên” (trừ trường hợp nêu tại điểm 1.2 nêu trên).

2.2. Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm 1.2 nêu trên).

Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2.3 sau đây.

2.3. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm điểm 1.2 nêu trên và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm 2.1 sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm 2.1, điểm 2.2 nêu trên mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư 156/2013/TT-BTC.

- Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì phải thực hiện bù trừ trước khi hoàn thuế. Thứ tự thanh toán bù trừ được thực hiện theo hướng dẫn tại mục “Thứ nhất” nêu trên.

Trường hợp kết quả thanh tra, kiểm tra hoàn thuế xác định người nộp thuế vừa có số tiền thuế được hoàn, vừa có số tiền thuế bị truy thu, số tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế đồng thời bù trừ ngay số tiền thuế được hoàn với số tiền thuế bị truy thu, số tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế khi ra quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.

Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ của người nộp thuế vừa phải nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước vừa phải nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của ngân sách thì ưu tiên bù trừ cho số tiền phải nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước.

Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc nhiều địa bàn thu ngân sách khác nhau thì được ưu tiên bù trừ đối với loại thuế có cùng địa bàn hạch toán thu ngân sách với loại thuế nộp thừa.

Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của nhiều cơ quan quản lý thuế khác nhau thì được ưu tiên bù trừ đối với loại thuế có cùng cơ quan quản lý loại thuế nộp thừa.

Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nhưng không đề nghị bù trừ khi đề nghị hoàn thuế, cơ quan thuế ra thông báo gửi người nộp thuế và phải thực hiện bù trừ số được hoàn với số thuế còn nợ ngân sách khi quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế.

- Trường hợp sau khi thực hiện bù trừ, người nộp thuế vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì được ngân sách nhà nước hoàn trả theo quy định.

Trường hợp hoàn các khoản thuế nộp thừa (trừ hoàn thuế TNCN) mà người nộp thuế nộp tiền thuế tại nhiều địa phương khác, khi thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ nêu tại điểm c khoản này, cơ quan thuế phải ghi rõ số tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước của từng địa phương theo tỷ lệ tương ứng với số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước tại từng địa phương đó.

Hướng dẫn lập giấy nộp tiền chậm nộp thuế GTGT
Hướng dẫn thanh toán tiền thuế, tiền nộp chậm, nộp phạt và xử lý tiền nộp thừa (Ảnh minh họa

3. Doanh nghiệp chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công được cá nhân ủy quyền quyết toán thuế TNCN có trách nhiệm bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu, khấu trừ số thuế còn phải nộp, trả cho cá nhân nộp thừa khi quyết toán thuế.

Doanh nghiệp chi trả thu nhập ứng trước tiền để trả cho cá nhân có số thuế nộp thừa và thực hiện quyết toán với cơ quan thuế như sau:

- Trường hợp trên tờ khai quyết toán thuế (Mẫu 05/QTT-TNCN ban hành kèm Thông tư 92/2015/TT-BTC), nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế nộp thừa, thì doanh nghiệp chi trả thu nhập thực hiện như sau:

+ Trường hợp trên bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN chỉ có cá nhân nộp thừa thì doanh nghiệp chi trả thu nhập thực hiện bù trừ hoặc đề nghị hoàn trả theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều này.

+ Trường hợp trên bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN có tổng số tiền thuế của các cá nhân nộp thừa lớn hơn tổng số tiền thuế của các cá nhân nộp thiếu thì doanh nghiệp chi trả thu nhập khấu trừ tiền thuế của cá nhân nộp thiếu để hoàn trả cho các cá nhân nộp thừa. Sau khi thực hiện bù trừ, doanh nghiệp chi trả thu nhập thực hiện bù trừ hoặc đề nghị hoàn trả theo hướng dẫn tại khoản 4 dưới đây.

- Trường hợp trên tờ khai quyết toán thuế, nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế còn phải nộp ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế của cá nhân nộp thiếu để hoàn trả cho các cá nhân nộp thừa. Sau khi thực hiện bù trừ, doanh nghiệp trả thu nhập thực hiện bù trừ hoặc đề nghị hoàn trả theo hướng dẫn tại khoản 4 dưới đây.

4. Nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân được bù trừ với nghĩa vụ khấu trừ của doanh nghiệp chi trả thu nhập.

Trường hợp sau khi bù trừ có số thuế phải nộp thì doanh nghiệp trả thu nhập phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Trường hợp sau khi bù trừ có số thuế nộp thừa được cơ quan thuế tự động bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tính thuế tiếp theo hoặc doanh nghiệp trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.

Trường hợp nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế nộp thừa, đồng thời nghĩa vụ khấu trừ cũng có số thuế nộp thừa thì doanh nghiệp chi trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư này cho cả 2 nghĩa vụ này, gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế.

Trường hợp nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế nộp thừa, đồng thời nghĩa vụ khấu trừ không có số thuế còn phải nộp hoặc không có số thuế nộp thừa {số thuế bằng 0 (không)} thì doanh nghiệp chi trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư này gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.

Trường hợp nghĩa vụ khấu trừ có số thuế nộp thừa, đồng thời nghĩa vụ quyết toán thay không có số thuế còn phải nộp hoặc không có số thuế nộp thừa {số thuế bằng 0 (không)} thì doanh nghiệp chi trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư này gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.

Trường hợp nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế nộp thừa, đồng thời nghĩa vụ khấu trừ có số thuế còn phải nộp hoặc nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân có số thuế còn phải nộp, đồng thời nghĩa vụ khấu trừ có số thuế nộp thừa thì doanh nghiệp chi trả thu nhập lập Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành tại Thông tư này để thực hiện bù trừ, trong đó ghi rõ nội dung phần đề nghị bù trừ cho khoản phải nộp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn trả thuế theo quy định.

Nguồn pháp lý khởi nghiệp