Hướng dẫn đánh giá ứng viên

Trong quy trình tuyển dụng, đánh giá CV là bước quan trọng giúp nhà tuyển dụng sàng lọc và chọn lựa ứng viên phù hợp nhất. Tuy nhiên, điều này không hề đơn giản. Bài viết này SHiring sẽ chia sẻ tới bạn cách đánh giá CV nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Những yếu tố cần chú ý khi chấm điểm CV

Trước khi bắt đầu đánh giá sơ CV ứng viên, hãy cân nhắc tạo một danh sách tiêu chí hoặc bảng điểm để giúp quá trình đánh giá diễn ra một cách công bằng và nhất quán. Việc sử dụng các tiêu chí giống nhau có thể giúp bạn đưa ra quyết định tuyển dụng khách quan hơn và tránh thiên vị vô thức. Dưới đây là những điều lưu ý khi xem CV ứng viên mà bạn có thể tham khảo:

Kinh nghiệm làm việc

Khi xem xét CV ứng viên, hãy cân nhắc về kinh nghiệm công việc liên quan tới vị trí mà công ty đang tuyển dụng (ví dụ: Số dự án đã hoàn thành, các kỹ thuật đã sử dụng, v.vv..). Bên cạnh đó là những tác động hoặc thành tựu họ đạt được, chẳng hạn như doanh thu hoặc triển khai thành công một quy trình mới. Nếu CV ứng viên liệt kê quá nhiều kinh nghiệm không liên quan, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo.

Hướng dẫn đánh giá ứng viên
Khi đánh giá CV ứng viên, cần cân nhắc về kinh nghiệm công việc liên quan tới vị trí đang tuyển dụng

Kỹ năng được liệt kê

Bạn nên cân nhắc sự phù hợp giữa các kỹ năng và yêu cầu công việc khi đánh giá CV ứng viên. Một số vị trí sẽ yêu cầu kỹ năng cứng nhiều hơn kỹ năng mềm và ngược lại. Tất nhiên, không phải kỹ năng nào cũng hữu ích, bạn chỉ nên chú ý đến những kỹ năng có liên quan tới vị trí đang tuyển dụng.

Lịch sử thay đổi công việc

Những ứng viên làm việc tại một công ty trong thời gian dưới 1 năm có thể được đánh giá là người hay nhảy việc (ngoại trừ thực tập và công việc hợp đồng). Nếu nhận thấy điều này trong CV của họ, bạn hãy xem lý do cho sự thay đổi thường xuyên này là gì. Chúng có thể được viết trong thư xin việc hoặc được ứng viên trình bày trực tiếp trong một cuộc phỏng vấn.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng các ứng viên có tiền sử nhảy việc nhiều cũng có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Đó có thể là khả năng thích ứng linh hoạt, am hiểu nhiều kỹ năng và kiến thức về ngành, mối quan hệ rộng, v.vv.. Vì vậy bạn nên cân nhắc những yếu tố này chứ không nên loại bỏ họ ngay lập tức.

Khoảng trống trong lịch sử làm việc

Tương tự như nhảy việc, bạn cũng cần lời giải thích cho những khoảng trống trong lịch sử làm việc của ứng viên. Những khoảng thời gian ngắn (3 – 6 tháng) có thể là dấu hiệu của việc ứng viên bị sa thải hoặc đó là một nhân viên khó tính (tỷ lệ khá thấp). Khi đánh giá CV ứng viên, bạn sẽ cần cân nhắc yếu tố này nhưng hãy cho họ một cơ hội giải thích (nếu cảm thấy hài lòng với những yếu tố khác).

Sự thăng tiến, giải thưởng

Sự thăng tiến và giải thưởng cho thấy rằng đó là một ứng viên hết sức quan tâm và đầu tư tới công việc của họ. Đặc biệt bạn cần chú ý xem trong CV ứng viên có mô tả về cách họ đã thực hiện để được thăng chức hay các yếu tố giúp họ thăng tiến thành công hay không. Nhìn chung, khi một ứng viên nêu bật sự thăng tiến và những trách nhiệm mới kèm theo, điều đó có thể báo hiệu rằng họ có động lực phát triển và đầu tư rất nhiều vào công việc của mình.

Hướng dẫn đánh giá ứng viên
Sự thăng tiến cho thấy ứng viên hết sức quan tâm và đầu tư tới công việc của họ

Khả năng làm việc nhóm

Khả năng hợp tác và hòa đồng với những người khác khá hữu ích ở nhiều vị trí. Để đánh giá yếu tố này trong CV ứng viên, bạn có thể chú ý tới một số cụm từ như: Giám sát, cố vấn, hỗ trợ, v.vv.. Đặc biệt những ứng viên có “kinh nghiệm giảng dạy” cũng có thể được liệt kê vào yếu tố này.

Sự chủ động

Nếu bạn đang tìm kiếm những ứng viên để cải cách tổ chức thì sự chủ động là yếu tố cần chú ý khi đánh giá CV. Bạn hãy xem xét trong CV ứng viên có các hoạt động cải tiến quy trình, đưa ra các giải pháp tốt hơn không. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem liệu có các kỹ năng, chứng chỉ đào tạo nào mới được cập nhật không, đó chính là dấu hiệu của sự chủ động.

Một số “red flad” trong CV

Nhận biết các “red flag” cũng là một kỹ năng đọc CV ứng viên mà nhà tuyển dụng cần rèn luyện. “Red flag” không đồng nghĩa với việc ứng viên không phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. Bạn vẫn có thể xem xét lời giải thích từ họ trước khi từ chối hoặc loại bỏ khỏi cuộc đua.

Dưới đây là những “red flag” mà bạn cần nhận biết khi đánh giá CV ứng viên:

  • Sự nghiệp thụt lùi: Đôi khi các bước lùi trong sự nghiệp diễn ra vì những lý do chính đáng, chẳng hạn như một nhân viên bị sa thải và phải chấp nhận một vị trí thấp hơn để chu cấp cho gia đình họ. Nhưng nếu không xuất hiện những lý do này thì đó có thể là dấu hiệu cho sự thiếu tăng trưởng hoặc hiệu suất làm việc kém. Nếu bạn đang tuyển dụng vị trí có lộ trình thăng tiến rõ ràng thì tất nhiên, đây là một CV cần xem xét kỹ.
  • Sai sót trong CV: Từ ngữ sai chính tả, lỗi ngữ pháp và các lỗi khác có thể cho thấy ứng viên có thể không quá quan tâm tới vị trí công việc đang ứng tuyển. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc trong tương lai.
  • Không làm theo hướng dẫn: Hãy lưu ý nếu ứng viên không làm theo hướng dẫn mà bạn đã đưa ra. Mặc dù điều này không thể hiện rằng ứng viên không phù hợp với vị trí đang tuyển dụng nhưng đó là dấu hiệu cho thấy ứng viên có độ chú ý không cao.
    Hướng dẫn đánh giá ứng viên
    CV sai chính tả, sai ngữ pháp thể hiện ứng viên không quan tâm tới vị trí đang ứng tuyển

Cách đánh giá CV nhanh chóng với 6 bước

Bây giờ bạn đã biết những gì cần chú ý khi tiếp nhận CV của một ứng viên. Tiếp theo hãy cùng tới với 6 bước cụ thể để đọc CV và xác định đâu là ứng viên phù hợp nhất với vị trí đang tuyển dụng:

1. Quét nhanh thông tin trong CV

CV của ứng viên bao gồm rất nhiều thông tin nên bạn sẽ cần đọc qua nó nhiều lần. Lần đầu tiên, hãy quét nhanh 1 lượt toàn bộ CV để tìm kiếm bất kỳ từ khóa hoặc kỹ năng cụ thể nào phù hợp với vị trí công việc đang tuyển dụng. Sau đó thực hiện kiểm tra ngữ pháp, chính tả của bản CV để xem ứng viên có phải là người cẩn thận, tỉ mỉ và biết cách thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân không.

Hãy đọc phần tóm tắt ở trên cùng nếu ứng viên thêm phần này vào CV. Có thể phần này không dài nhưng đó thường là nơi thể hiện niềm đam về và lý do mà họ ứng tuyển vào vị trí này.

2. Xem lại Cover Letter

Ngay cả khi bạn không yêu nộp Cover Letter, ứng viên vẫn có thể gửi kèm tài liệu này để giải thích lý do tại sao họ phù hợp nhất với vị trí đang tuyển dụng. Cover Letter không chỉ làm rõ các kỹ năng và kinh nghiệm mà còn cho bạn biết về sự tự tin và tự nhận thức của ứng viên, sự hào hứng của họ về cơ hội việc làm sắp tới cũng như những nghiên cứu cơ bản mà họ đã thực hiện trước khi nộp đơn.

Thông qua Cover Letter, bạn cũng sẽ có cái nhìn tổng quan về tính cách của họ. Đây cũng là một nơi tốt để tìm kiếm lời giải thích cho việc ứng viên thường xuyên nhảy việc, khoảng trống trong lịch sử công việc hoặc các yếu tố “red flag” khác trong CV.

3. Đi sâu vào kỹ năng và trình độ

Lần đọc CV thứ hai là lúc bạn kiểm tra một cách cẩn thận các yếu tố quan trọng. Trước tiên, hãy xem xét các kỹ năng và trình độ chuyên môn và xác định xem chúng có liên quan đến vai trò vị trí đang tuyển dụng không. Các ứng viên lý tưởng sẽ điều chỉnh CV của mình cho phù hợp với từng công việc, đồng thời nêu bật được những điểm khiến họ nổi trội hơn ứng viên khác.

Bạn cũng nên so sánh danh sách các kỹ năng của ứng viên với yêu cầu công việc và xem xét bất kỳ sự thiếu sót nào. Nếu ứng viên không sở hữu kỹ năng mà vị trí đang tuyển dụng yêu cầu, hãy ghi chép lại. Trong trường hợp quyết định chuyển họ sang giai đoạn tiếp theo, bạn có thể hỏi họ về yếu tố đó.

Để giảm thiểu các rủi ro này, việc đánh giá CV ứng viên là rất quan trọng nhằm đảm bảo rằng họ sẽ phù hợp với công việc cũng như văn hóa tổ chức. Đồng thời, việc xem xét hồ sơ của ứng viên chính xác và hiệu quả cũng giúp tiết kiệm chi phí cho quá trình tuyển dụng nếu bạn sử dụng các nền tảng tính phí.

Hướng dẫn đánh giá ứng viên
Việc đánh giá CV ứng viên giúp giảm thiểu các rủi ro trong quá trình tuyển dụng

4. Xem xét kỹ lưỡng công việc trước đây

Ở bước tiếp theo, bạn cần đi sâu vào lịch sử việc làm của ứng viên. Trong đó, cần xem xét chức danh, nhiệm vụ chính và đánh giá xem những kinh nghiệm này có cần thiết ở vị trí đang tuyển dụng không.

Tiếp theo đó, hãy xem xét cẩn thận ngày bắt đầu làm việc và kết thúc công việc ở từng vị trí. Ghi lại bất kỳ khoảng trống thời gian nào và yêu cầu ứng viên giải thích thêm nếu bạn quyết định chuyển họ sang vòng tiếp theo.

5. Tìm kiếm những nội dung được cá nhân hóa

Khi nhận thấy Cover Letter và CV được cá nhân hóa cho từng vị trí, điều đó cho thấy ứng viên đã dành thời gian nghiên cứu về vị trí và công ty của bạn. Họ thực sự quan tâm và mong muốn được tuyển dụng vào công ty.

Ngược lại, một số ứng viên gửi cùng một CV cho mọi công ty mà họ quan tâm. Hoặc đơn giản hơn, họ không muốn dành nhiều thời gian để điều chỉnh hồ sơ ứng tuyển cho những vị trí mà không thực sự thích.

6. Xác định xem ứng viên có đủ điều kiện cho giai đoạn tiếp theo hay không

Sau khi đã đọc Cover Letter, xem xét và phân tích các kỹ năng, trình độ và quá trình làm việc trong CV, bạn có thể đưa ra quyết định có chuyển ứng viên sang giai đoạn tiếp theo không. Đó có thể là phỏng vấn qua điện thoại hay phỏng vấn trực tiếp. Sau khi bạn đã sàng lọc xong, hãy nhớ lưu các CV ấn tượng nhưng chưa phù hợp với vị trí hiện tại để sử dụng sau. Họ có thể phù hợp với một cơ hội việc làm khác trong tương lai.

Hướng dẫn đánh giá ứng viên
Cuối cùng, bạn cần quyết định có chuyển ứng viên sang bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng không

Tại sao doanh nghiệp cần đánh giá CV ứng viên?

Thông thường, trong quá trình tuyển dụng, nhà quản lý sẽ phải đối mặt với ba loại rủi ro chính sau đây:

  • Tuyển dụng phải nhân viên không đáp ứng được yêu cầu về trình độ/kỹ năng để thực hiện công việc: Điều này có thể dẫn đến việc nhân viên không thể hoàn thành công việc của mình hoặc làm tốn thời gian và tiền bạc của công ty.
  • Tuyển dụng phải nhân viên không làm việc ở ổn định vị trí này trong thời gian dài: Nhân viên này có thể không hứng thú với công việc hoặc tự ý rời khỏi công ty một cách đột ngột, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của công ty.
  • Tuyển dụng phải nhân viên có tính cách khó gần: Một số nhân viên có thể gây xáo trộn trong tổ chức hoặc gây ra mâu thuẫn với các đồng nghiệp của họ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của toàn bộ nhân viên và làm giảm hiệu suất của công ty.
    Hướng dẫn đánh giá ứng viên
    Lần đọc thứ 2, bạn đi sâu vào đánh giá kinh nghiệm, kỹ năng trong CV

Đơn giản hóa việc đánh giá CV với SHiring

Có thể thấy công việc đánh giá CV cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, chi tiết trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên với SHiring thì quá trình này sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều.

SHiring sử dụng công nghệ trích xuất CV thông minh hàng đầu hiện nay để thu thập thông tin từ CV ứng viên và nhập liệu tự động vào cơ sở dữ liệu của hệ thống. Ngoài việc thu thập thông tin cơ bản như tên, tuổi và địa chỉ, SHiring có thể bóc tách toàn bộ thông tin của ứng viên như kinh nghiệm, học vấn, kỹ năng, nghề nghiệp, v.vv..

Hướng dẫn đánh giá ứng viên
SHiring với nhiều tính năng hữu ích giúp đơn giản hóa việc đánh giá CV

Công nghệ trích xuất CV của SHiring còn có nhiều tính năng thông minh khác như tự động trích xuất dữ liệu từ nhiều CV cùng lúc, tương thích với nhiều định dạng CV khác nhau, trích xuất dữ liệu đa ngôn ngữ, cả tiếng Việt và tiếng Anh, v.vv.. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý thông tin ứng viên chính xác, không để bỏ lỡ bất cứ hồ sơ tiềm năng nào và giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ ứng viên cho bộ phận tuyển dụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách đánh giá CV ứng viên mà nhà tuyển dụng cần nắm rõ. Hy vọng những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn tối ưu quy trình tuyển dụng cho tổ chức của mình. Trong trường hợp bạn đang tìm kiếm giải pháp quản lý tuyển dụng hiệu suất cao cho tổ chức của mình, hãy thử trải nghiệm SHiring với nhiều tính năng hữu ích đã được giới thiệu ở trên.