Hướng dẫn chế chân côn xe hyundai i10

Để quen cảm giác côn, ga cho nhịp nhàng, ăn nhau, cụ nên tập tại chỗ một lúc chân côn, chân ga và cảm giác tua máy. - Nổ máy tại chỗ, hạ hết kính xuống cho dễ nghe tiếng máy, đạp ga lên xuống và nghe tiếng máy, nghe quen rồi cụ sẽ cảm giác được máy nhanh chậm thế nào, khi lái xe chuyển số là do cảm giác này chứ không nhìn đồng hồ tua máy. - Học khoảng nhả chân côn bao nhiêu là côn bắt đầu bám. Đậu xe ở bãi rộng, máy đang nổ, đạp ngắt côn, vào số 1, nhả côn từ từ, không cần đạp ga, tới khi côn bắt đầu bám thì cụ đạp xuống 1 chút, nó sẽ cắt côn, cắt kịp thời sẽ không chết máy. Cứ như vậy nhiều lần cụ sẽ quen điểm bắt đầu bám côn. Nếu là sân nhựa, beton xe có thể chạy chậm chậm mà không cần ga. Cứ thế tập cho côn bám rồi lại ngắt. Sau khi quen 1 chút sẽ tập đồng thời nhả côn với đệm thêm chân ga. Khi thành thục 2 chân đạp nhả côn, ga tự nhuần nhuyễn với nhau kết hợp nghe tua máy khoảng nào thì lên số trở nên động tác tự nhiên, không lúng túng như khi mới làm quen nữa. Cụ không sợ nhả côn và vào ga là "vê côn" đâu. Vê côn là không cho côn bắt hoàn toàn nhưng ga cao, thật cao để động cơ sản sinh công suất lớn, moment xoắn lớn ép xe đạt gia tốc cao hoặc sức kéo lớn. Vì thế côn mòn nhanh. Tuy nhiên nhà sản xuất cũng chế tạo bộ côn có đủ sức bền vật liệu cho phép "vê côn nhẹ" trong 1 số trường hợp như đậu xe ngang dốc chỉ dùng côn và ga, không dùng phanh, nhưng cũng không nên dùng thường xuyên và kéo dài mỗi lần, côn sẽ (nóng lên) nhanh mòn hơn.

Trong quá trình lái xe, đôi khi các bác sẽ gặp phải các tình trạng như các lá côn, bánh đà, đĩa ép bị mòn hay việc đạp côn nặng và côn không chịu nhả trả lại sau khi đạp gọi là chân côn bị cứng. Nếu bác không biết cách xử lý thì hoàn toàn có thể gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Nguyên nhân chân côn bị cứng​

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chân côn bị kẹt, cứng, bác có thể tham khảo một số nguyên nhân sau có thể xảy ra mà bác không để ý.

Cản trở của thảm trải sàn làm kẹt chân côn​

Các thảm trải sàn hoàn toàn có thể cản trở quá trình đạp chân côn làm kẹt chân côn khi đạp. Vì thế khi có hiện tượng kẹt chân côn bác cần tiến hành kiểm tra ngay thảm trải sàn xem nó có cản trở chân côn hay không

Sự mài mòn của lá côn, bánh đà, mâm ép sau thời gian sử dụng​

Các bộ phận như lá côn, mâm ép, bánh đà sẽ bị mài mòn dần theo thời gian sử dụng dẫn đến hiện tượng kẹt chân côn.

Đối với lá côn khi bị mài mòn thì bàn ép sẽ nằm cao hơn phần tiếp giáp với bạc đạn bi “T” làm cho hành trình đạp côn trở nên xa và nặng hơn rất nhiều biểu hiện qua việc khi đạp côn ta cảm thấy được nó cao hơn và nặng hơn rất nhiều so với bình thường.

Phần ống trượt bi tê quá bẩn cũng là một trong những nguyên nhân làm kẹt chân công. Vì vậy sau một thời gian sử dụng nên thay thế phần ống trượt bi tê, hạn chế việc bôi mỡ vào ống trượt vì nó có khả năng sẽ bị khô khiến bi tê khó di chuyển .

Cơ cấu dẫn động bàn đạp ly hợp:​

Việc mất chất bôi trơn dây cáp bàn đạp ly hợp khiến dây cáp bị khô, cứng, hoạt động khó khăn. Cần nối trong cơ cấu dẫn động bàn đạp bị cong.

Trên các xe cũ sử dụng cơ cấu nhả cáp, ly hợp có thể không nhả nếu dây cáp bị đứt hoặc điều chỉnh sai. Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp quá lớn, không có hoặc không đủ.

Cơ cấu điều khiển ly hợp bị sai lệch​

Việc ly hợp bị trượt dẫn đến hiện tượng phần đĩa bạt sẽ bị ma sát từ đó bánh đà và phần mâm ép nhiều khả năng sẽ bị ăn mòn hoặc cong vênh gây nên hiện tượng rò rỉ dầu.

Cần đẩy của xylanh chính hoặc xylanh con bị cong vênh sau một thời gian sử dụng.

Lò xo bị biến dạng và mất đi tính đàn hồi cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng kẹt chân côn.

Làm nhẹ chân côn​

Khi chân côn có biểu hiện bị kẹt thì người lái cần kiểm tra và đưa xe tới gara ngay để tiến hành kiểm tra và sữa chữa. Tuy nhiên, bác cũng có thể thử các cách như điều chỉnh hành trình tổng cộng và tự do của bàn đạp chân côn, điều chỉnh chiều cao các đòn mở hay xả khí. Đây là các cách bác có thể tự làm nhẹ chân côn tại nhà.

Côn xe ô tô là một bộ phận trung gian giữa động cơ, hộp số và cầu chủ động. Nó có tác dụng ngắt kết nối giữa động cơ và bánh xe. Vì thế dù xe đang chuyển động chưa cần dừng hẳn, ngắt động cơ, bạn vẫn có thể dùng côn thay đổi tốc độ nhanh chậm, đánh số lùi tùy ý.

Côn dùng cho xe số sàn, dùng cho trường hợp dừng, đỗ, lên xuống dốc, lùi, ra vào số, gia giảm tốc độ trường hợp không muốn tắt khựng máy và khởi động lại xe từ số 1. Vì thế khi rà côn, người lái cần biết cách đặt bàn chân côn và biết cách làm nhẹ chúng.

Hướng dẫn chế chân côn xe hyundai i10

Côn hoạt động giữa 2 trục với bánh đà. Một trục nối với động cơ. Trục còn lại nối với bánh xe thông qua hộp số, cầu truyền động. Côn hay gọi là bộ ly hợp được kích hoạt, chúng khiến 2 trục bánh đà trên tách rời nhau, chỉ còn 1 trong 2 trục quay là lúc bạn cần ngắt truyền động cho xe. Bạn ép côn để 2 bánh đà ép sát nhau hơn, làm cả 2 trục cùng quay là lúc xe cần chuyển động, tăng tốc mà không bị vọt ga hay giật.

Như vậy, bộ ly hợp có 2 chức năng là (truyền động) hoặc tách rời nhau (ngắt truyền động). Cả 2 trường hợp đều cần cách làm nhẹ chân côn để đáp ứng nhu cầu sử dụng côn của bạn khi cần.

1- Đạp hết côn rồi vào số 1

Khởi động xe, nhấn bàn đạp ly hợp xuống để di chuyển các trục bánh đà vào bánh răng đầu tiên. Sau khi đạp hết côn, bạn rời chân khỏi bộ ly hợp để vào số tay. Di chuyển cần số bắt đầu từ số thứ 1.

2- Nhấn nhẹ chân ga để máy khỏe hơn, sao cho vòng tua lên khoảng 1500 vòng/phút

Trước khi lên số 2, bạn kết hợp nhấn nhẹ chân ga để máy khỏe hơn, sao cho vòng tua lên khoảng 1500 vòng/phút. Điều này giúp bộ ly hợp bên trong hoạt động trơn tru hơn.

Tăng từ từ áp lực lên bàn đạp ga trong khi dần buông chân nhấn côn. Xe của bạn lúc này sẽ dần di chuyển về phía trước. Đây là cách làm nhẹ chân côn để chúng không bị nặng, lỳ.

Dần di chuyển bạn áp dụng quy tắc số 3. Quy tắc này có nghĩa là bạn chuyển sang số 1 cho bánh răng quay khoảng 3.000 vòng/ phút và sau đó chuyển sang số thứ 2 tại 9.000 vòng/phút rồi chuyển sang số thứ 3.

3- Điều chỉnh tốc độ bằng chân côn

Trong quá trình lái xe, khi cần dừng xe không chết máy hay phải khởi động lại, thay vì đạp hết côn và phanh, bạn chỉ hơi đạp nhẹ côn để xe chuyển động chậm dần. Ngược lại khi xe đang chạy chậm lại (mà chưa dừng), bạn lại nhấc nhẹ chân côn để xe lại chạy nhanh hơn một chút. Và lặp lại những thao tác đó nhiều lần.

Hướng dẫn chế chân côn xe hyundai i10

Để dừng xe, hãy để nó trong hộp số và sử dụng phanh nhẹ nhàng bằng chân phải của bạn. Như xe của bạn bắt đầu chậm lại, khi bạn đang ở khoảng 5 - 10 dặm một giờ, bấm ly hợp và di chuyển xe vào trung lập. Khi ở trạng thái trung tính, nhả côn và áp dụng phanh.

Trường hợp cần tăng giảm số: Bạn nhớ kết hợp côn ra - ga vào để tăng giảm giữa các số. Để đề pa lên dốc: Phối hợp côn với phanh chân, phanh tay và số để dừng xe và khởi hành lên dốc sao cho xe không chết máy, không tụt dốc.

4- Cách đạp chân côn để dừng đỗ xe trên dốc

Bạn cho xe khởi hành leo dốc, thường chọn số 1 để đi, nhả phanh tay dần dần, ra thêm côn để leo lên. Lên hết dốc thường đi xe số 1, đạp lút côn và cả phanh để dùng. Khi xe dừng hẳn nhớ kéo hết phanh tay trước rồi nhả cả phanh chân để xe không trượt bánh.

Nhớ kéo phanh tay có độ sâu hơn ở các dải đường bằng phẳng để chống trôi xe, quá trình đó bạn cứ đạp phanh chân để kéo phanh tay cho hết sau đó mới buông phanh chân. Trường hợp phanh cả 2 xe vẫn chưa dừng lại, bạn cần đạp lút cả côn lẫn phanh chân, kéo phanh tay sau đó thực hiện lại từ đầu, hơi mất thời gian.

Như vậy có nghĩa là để dừng đỗ xe trên dốc bạn cần 3 thao tác, đạp côn, kéo phanh tay và nhả phanh chân.

5- Cách đạp chân côn khi xe xuống dốc

Nhớ rõ lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp sẽ kém hiệu quả hơn.

Lúc xuống dốc, xe lao rất nhanh. Nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh gấp thì phải sử dụng tổng hợp cả phanh trước lẫn phanh sau, giảm số, giảm ga và thả côn.

6- Cách dùng chân côn khi xe đi trong điều kiện đường xá bình thường

Khi xe chạy trên đường trong điều kiện bình thường, bạn hãy để rảnh chân, không tỳ vào bàn đạp côn, tránh mòn bộ ly hợp, lá côn, tránh chân bị mỏi.

Hướng dẫn chế chân côn xe hyundai i10

Khi dừng xe dừng đỗ tạm thời như dừng ghé, hay dừng đèn đỏ chuyển xe về số 0 nhả côn chứ không phải đạp hết côn. Việc nhả từ từ giúp côn không bị nặng, chân côn nhẹ hơn, xe không chết máy đột ngột mà bạn vẫn có thể dừng lại an toàn.

Điều cuối cùng nếu áp dụng tất cả những kỹ thuật xử lý côn xe trên, bạn vẫn luôn thấy côn nặng, cần để ý đến các vấn đề như tổng côn trên, tổng côn dưới, bàn ép, dây côn, côn trợ lực dầu, trợ lực hơi…của côn xe có vấn đề hay không? Hãy đem đến trung tâm bảo dưỡng, chăm sóc xe hơi tốt, uy tín nhất để kiểm tra.