Hướng dẫn cách tính tăng thu của xã năm 2024

Theo Thông tư, nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 24/2023/NĐ-CP trong năm 2023 của các bộ, cơ quan Trung ương gồm:

  1. Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2023 (nếu có).
  1. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.
  1. Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 tăng thêm so với dự toán năm 2022 được cấp có thẩm quyền giao.

Nguồn kinh phí thực hiện của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thông tư nêu rõ, nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 24/2023/NĐ-CP và Nghị định số 42/2023/NĐ-CP của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

  1. Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao.
  1. Sử dụng nguồn 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao (không kể: thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước).
  1. Sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).
  1. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP.

Ngân sách trung ương hỗ trợ nhu cầu kinh phí điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối các nguồn kinh phí điều chỉnh tiền lương mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.

Sau khi đã trích nguồn cải cách tiền lương, các địa phương lập phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình năm 2022 theo đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.

Hướng dẫn cách tính tăng thu của xã năm 2024
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Bộ Tài chính đã có công văn hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương năm 2022.

Theo đó, căn cứ kết quả thực hiện thu ngân sách địa phương đến hết ngày 31/12/2022, Bộ Tài chính đã có văn bản ngày 28/02/2023 gửi Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạm thông báo nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể số thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu hồi vốn tại các doanh nghiệp do địa phương quản lý và các khoản thu được loại trừ khi tính tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương) thực hiện năm 2022 so với dự toán năm 2022 được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Tài chính rà soát, xác định nguồn tăng thu ngân sách địa phương năm 2022 dành để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính (kèm theo các chứng từ liên quan) để Bộ Tài chính thông báo chính thức nguồn 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2022 dành để cải cách tiền lương theo đúng quy định tại Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Sau khi đã trích nguồn cải cách tiền lương nêu trên, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan lập phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình năm 2022, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.

Bộ Tài chính hướng dẫn, phương án sử dụng trên phải theo đúng thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 2, Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước: Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi; Bổ sung quỹ dự trữ tài chính; Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội; Tăng chi đầu tư một số dự án đầu tư quan trọng.

Trường hợp sau khi đã phân bổ cho các nội dung chi: Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi; Bổ sung quỹ dự trữ tài chính; Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội mà còn nguồn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung dành nguồn chi cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải theo đúng quy định tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2023 của Chính phủ.