Hướng dẫn bé vẽ chế tạo máy móc

The Outpost xin trân trọng mời các bạn bước vào hành trình khám phá khái niệm “học người” (đảo ngược vai trò của người và máy, xuất phát từ khái niệm “học máy” – “Machine Learning”) cùng nghệ sĩ Nguyễn Hoàng Giang. Sự kiện khởi đầu với phần chia sẻ của nghệ sĩ về quá trình tìm tòi, thử nghiệm dẫn tới tác phẩm “Người học, học người” cũng như mối quan tâm, cách đối thoại có phần hài hước của anh với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ tiên tiến.

Tiếp nối chương trình, Nguyễn Hoàng Giang cùng vũ công popping Hoa Đức Công sẽ hướng dẫn người tham gia thực hiện những bài tập “bắt chước” hành vi của robot như: ngã, đi bộ, vượt chướng ngại vật… Những chuyển động này tạo tiền đề cho khán giả chủ động khảo sát hành vi, phản xạ cũng như bản chất của khát vọng chế tạo ra những cỗ máy siêu việt của con người.

Giá vé: Vé phổ thông: 300.000 VNĐ – bao gồm 01 vé triển lãm Dị Diện, 01 vé tham gia chương trình, và 01 đồ uống. Vé ưu đãi (dành cho học sinh, sinh viên và cư dân Roman Plaza): 240.000 VNĐ Sự kiện diễn ra bằng Tiếng Việt và giới hạn tối đa 20 người tham gia, quý khán giả vui lòng đăng ký trước để đảm bảo quyền lợi tham dự. Chúng tôi khuyến khích khán giả xem triển lãm trước khi sự kiện bắt đầu, để trải nghiệm được trọn vẹn nhất.

Nguyễn Hoàng Giang là một nghệ sĩ sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vốn làm việc trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, anh quan tâm, tò mò và yêu thích công nghệ từ rất sớm. Sau khi tham gia chương trình khai nguồn nghệ sĩ trẻ và tự học nghệ thuật, Giang theo học tại Ý và tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Nghệ thuật Đa phương tiện trên Internet. Thực hành của Nguyễn Hoàng Giang xoay quanh mối quan tâm về tác động của công nghệ mới tới hạ tầng văn hoá và xã hội. Giang đào sâu vào sự phức tạp trong mối quan hệ giữa Con người và Máy móc, đặc biệt là quá trình học hỏi lẫn nhau.

Thực hành của Giang được thể hiện phong phú trên nhiều chất liệu: tranh vẽ, hoạt hình, nhiếp ảnh, video, trình diễn… Các tác phẩm của anh đã được trưng bày tại nhiều triển lãm quốc tế, chương trình lưu trú, phòng trưng bày và bảo tàng như Museo del ‘900 (Ý), Asian Culture Complex (Hàn Quốc), Galerie Nord/Kunstverein Tiergarten (Đức), ViaFarini (Ý), MartinGoya Business (Trung Quốc), Galerie Quỳnh và Nhà Sàn Collective (Việt Nam). Bên cạnh việc sáng tác, anh còn điều hành các dự án giáo dục và giám tuyển như Net Fluxists (2021), In_ ur_scr! (2016). Từ năm 2020, anh giảng dạy tại Khoa Truyền thông Kỹ thuật số, Đại học RMIT Việt Nam.

*Nội dung chương trình sẽ được tư liệu hoá dưới dạng hình ảnh và ghi âm, phục vụ cho mục đích lưu trữ, nghiên cứu, khảo sát, quảng bá… của The Outpost. Khi tham gia, khán giả đồng ý cho phép The Outpost (và diễn giả) được quyền sử dụng hình ảnh, ý kiến của mình để làm tư liệu cho chương trình.

Sinh ra trong cảnh nghèo khó, từ bé, Phát đã thấy cha mẹ làm việc quần quật suốt cả ngày nhưng gia đình vẫn chỉ bữa đói bữa no. Thương cha mẹ lao động vất vả nên cậu học trò Trần văn Phát đã sớm nung nấu ý tưởng chế tạo ra một loại máy để thay thế cho lao động chân tay, từ đó, giúp gia đình em thoát nghèo.

Người nhà và hàng xóm của Phát kể: Bố Phát làm ở một xưởng mộc. Từ bé, Phát đã thường xuyên giúp bố làm việc. Và cũng từ đây, Phát bộc lộ tố chất của một nhà “sáng tạo”. Ban đầu chỉ là những chiếc xe bằng gỗ thô sơ, dần dần, những chiếc xe ấy được lắp máy móc hẳn hoi. Hàng xóm láng giềng đã không ít lần phải trố mắt với những chế tạo cải tiến đầy sáng tạo của Phát.

Trần Văn Phát với chiếc máy tự chế

Đối với Phát, mọi thứ xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn khơi dậy trí tò mò, khám phá. Càng lớn thì tính thích khám phá càng trở lên mạnh mẽ. Mọi đồ dùng trong nhà được Phát tháo rời các bộ phận ra để tìm hiểu, tự lý giải cho mình. Nhiều khi bị bố mẹ mắng thậm chí là cho ăn đòn vì cái tội bao nhiêu đồ trong gia đình đều bị Phát mang ra phá hết.

Ông Trần Văn Ngọc, bố của Phát cho biết: “Từ khi còn nhỏ, gia đình tôi đến khổ vì nó, Phát thường lấy mảnh gỗ vụn xếp thành những máy móc và vẽ những bản thiết kế về các kiểu xe mới theo ý thích của mình”.

Khi lớn lên và đi học, Phát là một học sinh giỏi, đặc biệt là những môn tự nhiên như Vật lý, Công nghệ. Sau mỗi buổi học, cậu về nhà thực hành những lý thuyết đã được học trên lớp nhưng nhiều lần kết quả thì không được như mong đợi , thậm chí còn làm hỏng những đồ dùng trong gia đình. Mỗi lần như thế, Phát lại rút ra được một bài học cho mình để có kinh nghiệm cho những lần thử sức sau.

Cuộc sống bộn bề với những lo toan cũng không khiến cậu bé mảnh khảnh, gầy gò với nước da đen sạm vì nắng gió này hao hụt khả năng thiên phú.

Nói về ước mơ của mình sau này, Phát chia sẻ mà không hề giấu diếm: “ Nhà em nghèo lắm, em muốn làm gì đó giúp đỡ bố mẹ chính vì thế sau này em muốn trở thành nhà khoa học nổi tiếng, có thể phát minh ra nhiều thứ vừa có thể giúp kinh tế gia đình ổn định vừa góp chút sức lực cho xã hội”.

Chính những áp lực ấy đã cho cậu những thành công bước đầu ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Với nhiều ngày nung nấu và kiên trì cuối cùng cậu cũng cho ra đời bản sáng chế đầu tay của mình là chiếc máy xúc hai tay vô cùng hữu ích.

Chiếc máy xúc "thoát nghèo"

Nói về nguyên nhân hình thành ý tưởng trên, Phát chia sẻ: “Một lần đi học về tình cờ nhìn các công nhân đang xúc đất, máy xúc một tay nên tiến độ thi công chậm, người công nhân phải ngồi trên máy rất vất vả, em đã nảy ra ý tưởng làm chiếc máy xúc 2 tay bán tự động vừa điều khiển từ xa vừa rút ngắn thời gian thi công và cũng để giảm thiểu được ô nhiễm môi trường”.

Nói là làm, ngay lập tức Phát đã phác thảo bằng hình ảnh minh họa về chiếc máy gửi tới thầy Hùng dạy môn Công nghệ và được thầy hướng dẫn qua về mặt lý thuyết. Sau đó thầy Hùng đã đề bạt lên hội đồng nhà trường xem xét. Nhận thấy ý tưởng khả thi nên ban giám hiệu nhà trường đã ủng hộ và cấp trang thiết bị để em sớm hoàn thành sản phẩm phục vụ cho xã hội.

Sáng tạo của Phát được đánh giá sẽ có hiệu quả nếu áp dụng thực tiễn

Quá trình sáng tạo em gặp không ít khó khăn nhất là khâu gò hình khối vỏ của xe và công đoạn gắn kết các thiết bị lại với nhau sao cho chuẩn xác.

Sau nhiều ngày mài dũa, gắn kết các thiết bị lại với nhau, chiếc máy xúc hai tay của em đã ra đời. Cách thức hoạt động của máy dễ dàng, chỉ cần một người điều khiển từ xa. Với lợi thế 2 tay xúc, nếu đá to, một tay dùng làm búa đập còn tay kia xúc, đặc biệt 2 tay xúc có thể xúc hai nơi đổ về một vị trí, phía trước xe còn có bộ phận ủi san lấp, rút ngắn được thời gian thi công.

Sau khi hoàn thành, Phát đưa tác phẩm của mình tham gia tranh giải “Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng” của tỉnh Thanh. Mô hình sáng tạo này được ban giám khảo cuộc thi đánh giá có tính ứng dụng cao, phù hợp với ngành xây dựng, nếu được ứng dụng vào thực tiễn sẽ giúp thời gian thi công các công trình được rút ngắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Và cũng chẳng mấy bất ngờ khi tác phẩm của em đã được xướng tên tại buổi trao giải, tác phẩm máy xúc hai tay mặc dù chỉ đạt giải ba nhưng với em chỉ bấy nhiêu thôi là cả niềm hạnh phúc.

Nhớ lại cảm giác ấy, Phát chia sẻ : “ Lúc đó thật sự em rất xúc động, đó là công lao không phải của riêng em mà là của bố mẹ và tất cả các thầy cô trong trường. Em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai để đạt được ước mơ của mình”.

Nuôi mộng lớn với chiếc máy xúc của mình, Phát đang vẽ ra cho mình rất nhiều kế hoạch cho tương lai. Với em, con đường phía trước còn rất dài, nhưng Phát luôn tự tin rằng: Em sẽ thoát nghèo với chiếc máy xúc mình đã dày công sáng tạo.