Hướng dẫn báo giảm lao động trên e

Báo tăng/giảm BHXH là một trong những yêu cầu bắt buộc khi có sự thay đổi về số lượng lao động tại doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều phần mềm kê khai BHXH trực tuyến giúp người sử dụng lao động tiết kiệm thời gian làm việc với cơ quan BHXH. Bài viết dưới đây giúp hướng dẫn kê khai báo tăng/giảm BHXH trên phần mềm EFY-eBHXH mới nhất.

Mục lục

1. Các bước báo tăng BHXH trên phần mềm EFY

Bước 1: Sau khi đăng nhập phần mềm EFY, chọn mục “Kê khai” → Chọn “Báo tăng lao động” → ấn “Lập Tờ Khai”

Hướng dẫn báo giảm lao động trên e

Bước 2: Người lao động chưa có thông tin kê khai trên Phần mềm đơn vị ấn dấu (+) để thêm thông tin. Trên bảng “Cập nhật thông tin người lao động”: Anh/chị điền đầy đủ thông tin vào những ô dấu sao đỏ sau đó ấn “Ghi” để lưu thông tin NLĐ trên phần mềm.

Hướng dẫn báo giảm lao động trên e

Lưu ý: – Người lao động có sổ BHXH rồi đơn vị điền thông tin vào ô SỐ SỔ BHXH là thông tin in trên sổ. Ô mã số BHXH để trống. – Kê khai thêm thông tin số điện thoại của người lao động. Sheet Thành Viên Hộ gia đình: Đơn vị Kê khai đầy đủ thông tin thành viên hộ gia đình có trong sổ hộ khẩu/sổ tạm trú của NLĐ. Bước 3: Người lao động sau khi được thêm vào phần mềm sẽ hiển thị danh sách thông tin bên phía trái màn hình Tích chọn tên NLĐ trên danh sách bên trái → Chọn báo tăng lao động (thông tin NLĐ sẽ chuyển sang lưới kê khai) → Đơn vị ấn “Kiểm tra mã số BHXH”: TH1: Nếu kiểm tra ra mã số BHXH trùng với số sổ BHXH để lại mã số. TH2: Kiểm tra ra mã số KHÔNG trùng với số sổ BHXH “Xóa” mã số BHXH vừa kiểm tra ra đó đi. TH3: Nếu người lao động chưa có sổ BHXH mà ấn kiểm tra ra được mã số BHXH → ấn “Xóa” mã số BHXH vừa kiểm tra ra đó đi để hiển thị thông tin Phụ lục thành viên hộ gia đình.

Hướng dẫn báo giảm lao động trên e

Cột (27.1) Tháng năm bắt đầu: Điền tháng đơn vị muốn tăng đóng cho Người lao động

Cột (28) Phương Án: Tích chọn phương án tùy theo trường hợp tăng đóng tại đơn vị.

Lưu ý:

TD: Tăng đến đã có sổ BHXH, di chuyển trong địa bàn tỉnh ( Trước đó Đơn vị đóng BHXH cho NLĐ cùng tỉnh với đơn vị mình đang đóng ).

TC: Tăng đến đã có sổ BHXH, di chuyển từ tỉnh khác đến ( Trước đó Đơn vị đóng BHXH cho NLĐ khác tỉnh với đơn vị mình đang đóng ).

Sheet Thành Viên Hộ gia đình: Đơn vị Kê khai đầy đủ thông tin thành viên hộ gia đình có trong sổ hộ khẩu của NLĐ.

Bước 4: Sau khi điền hết thông tin báo đỏ trên phần mềm ấn “Ghi lại” → chọn “Xuất Tờ Khai”

Hướng dẫn báo giảm lao động trên e

Lưu ý: Đơn vị làm hồ sơ chậm muộn từ 1 tháng trở lên sẽ phát sinh bảng kê hồ sơ ( Tờ khai D01-TS).

Dòng 1, Cột (8) Ngày văn bản có hiệu lực: Là ngày hợp đồng lao động có hiệu lực.

Dòng 2, Ngày ban hành: là ngày kí bảng lương (tháng muốn đóng BHXH cho NLĐ do báo muộn).

Ngày văn bản có hiệu lực: Là ngày trả lương nhân viên (tháng muốn đóng BHXH cho NLĐ do báo muộn)

Bước 5: Sau khi Điền hết thông tin báo đỏ trên phần mềm ấn “Ghi lại” → chọn “Xuất Tờ Khai”

(Ấn “Xem” để xem lại tờ khai trước khi nộp tờ khai.)

Hướng dẫn báo giảm lao động trên e

Bước 6: Cắm USB token Ký số vào máy → Ấn “Nộp tờ khai” → Chọn Chữ kí số → ấn “OK” → nhập “ mã pin Token” → ấn “Enter ” → “ Nộp tờ khai thành công ” → Đơn vị chờ nhận kết quả giải quyết qua mail đã đăng kí để theo dõi hồ sơ.

Hướng dẫn báo giảm lao động trên e
Hướng dẫn báo giảm lao động trên e

2. Các bước báo giảm BHXH trên phần mềm EFY

Bước 1: Đơn vị Đăng nhập vào phần mềm → chọn “Kê Khai” → “Báo giảm lao động”→ ấn “Lập tờ khai”.

Bước 2: Trong hồ sơ kê khai , đơn vị “tích chọn một hoặc nhiều NLĐ” ở danh sách bên trái → chọn “Giảm lao động ”.

Lưu ý: Nếu thông tin NLĐ chưa có trong danh sách, Đơn vị ấn vào dấu (+) bên tay trái góc trên cùng để thêm thông tin → Điền hết thông tin ô dấu sao đỏ → ấn “Ghi” →Tích tên NLĐ → chọn “Giảm lao động”.

Hướng dẫn báo giảm lao động trên e

Bước 3: Trên lưới kê khai (biểu mẫu D02-LT), Đơn vị điền hết thông tin những ô báo đỏ.

TRƯỜNG HỢP 1: Đơn vị “báo giảm BHXH trước tháng phát sinh”:

Đối với phương án GH (giảm hẳn), KL( Không lương),OF ( Nghỉ ốm)… sẽ không bị truy thu BHYT.

– Cột (24.1) Tháng năm bắt đầu: là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ

– Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ

– Cột (25) Phương Án: Tích chọn phương án giảm tùy theo trường hợp giảm tại đơn vị.

– Cột (27.1) Số: Điền số quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

– Cột (27.2) Ngày kí: Điền ngày kí quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

VD: Kỳ kê khai tháng 6/2021 đơn vị muốn báo giảm LĐ trước tháng cho tháng 7/2021 Thì đơn vị điền Cột (24.1) là 07/2021 và Cột (24.2) là 07/2021

Hướng dẫn báo giảm lao động trên e

TRƯỜNG HỢP 2: Đơn vị “báo giảm BHXH đúng tháng phát sinh”:

Đối với những phương án như GH(giảm hẳn), KL(không lương), OF(nghỉ ốm) sẽ phát sinh truy thu BHYT của tháng phát sinh.

Mục I-1: Bảo hiểm y tế:

– Cột (24.1) Tháng, năm bắt đầu: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ

– Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng hiện tại kê khai hồ sơ

Mục II-1: Lao động:

– Cột (24.1) Tháng năm bắt đầu: là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ.

– Cột (24.2) Tháng, năm kết thúc: là tháng đơn vị bắt đầu muốn báo giảm NLĐ (thường là tháng hiện tại kê khai hồ sơ)

– Cột (25) Phương Án: Tích chọn phương án giảm tùy theo trường hợp giảm tại đơn vị.

– Cột (27.1) Số: Điền số quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

– Cột (27.2) Ngày kí: Điền ngày kí quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu.

Hướng dẫn báo giảm lao động trên e

TRƯỜNG HỢP 3: Đơn vị ‘Báo giảm BHXH Chậm muộn từ 1 tháng trở lên”:

Trường hợp này, đơn vị sẽ bị “Truy thu BHYT” đến thời điểm hiện tại làm hồ sơ và phát sinh “Bảng kê hồ sơ D01-TS”. Đơn vị thực hiện kê khai tương tự như trường hợp 2 ở trên.

Hướng dẫn báo giảm lao động trên e

Bảng kê hồ sơ D01-TS:

Dòng 1:

– Cột (5) Tên loại văn bản:

1, Hồ sơ báo giảm hẳn → kê quyết định chấm dứt HĐLĐ/Chuyển công tác/Nghỉ hưu

2, Hồ sơ giảm thai sản, nghỉ ốm → kê Giấy khai sinh/giấy chứng sinh của con (thai sản): Giấy ra viện (Ốm đau)

– Cột (6) Số hiệu văn bản: Số hiệu của loại văn bản kê tại cột (5)

– Cột (7) Ngày ban hành: Ngày ban hành văn bản trên

– Cột (8) Ngày có hiệu lực: Ngày có hiệu lực văn bản trên

– Cột (9) Cơ quan ban hành: Cơ quan ban hành văn bản

– Cột (10) Trích yếu văn bản: là Tên loại văn bản

– Cột (11) Trích lược nội dung cần thẩm định: “Truy giảm Nguyễn Thị B,…. Nghỉ từ tháng….”

Dòng 2:

– Cột (7) Ngày ban hành: Là ngày ban hành bảng lương ( bảng lương tháng báo giảm chậm muộn)

– Cột(8) Ngày văn bản có hiệu lực: Là ngày có hiệu lực bảng lương ( bảng lương tháng báo giảm chậm muộn)

Hướng dẫn báo giảm lao động trên e

Bước 4: Đơn vị điền hết thông tin vào những ô dấu báo đỏ trên phần mềm ấn ‘Ghi lại”→ấn “Xuất tờ khai”→ cắm CKS vào chọn “Nộp tờ khai”.