Hợp đồng gia công hàng hóa bằng tiếng anh năm 2024

Trong thời đại kinh tế hội nhập, hợp tác kinh doanh quốc tế đang trở thành xu hướng tất yếu. Khi đó, hợp đồng dịch vụ tiếng Anh đóng vai trò là sợi dây liên kết quan trọng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên tham gia.

Tuy nhiên, việc soạn thảo và sử dụng hợp đồng dịch vụ tiếng Anh không hề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững kiến thức chuyên môn cũng như am hiểu luật pháp quốc tế. Vậy hợp đồng dịch vụ tiếng Anh là gì? Chúng tôi sẽ cung cấp mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ bằng tiếng Anh để bạn có thể hình dung.

\>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

LIÊN HỆ BÁO GIÁ NGAY

Hợp đồng dịch vụ tiếng Anh là gì?

Hợp đồng dịch vụ tiếng Anh là văn bản pháp lý được soạn thảo bằng ngôn ngữ tiếng Anh, quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ.

Hợp đồng gia công hàng hóa bằng tiếng anh năm 2024

Loại hợp đồng này thường được sử dụng trong các giao dịch như: cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch…

\>>> Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp tiếng Anh

Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ bằng tiếng Anh

Hợp đồng gia công hàng hóa bằng tiếng anh năm 2024
Mẫu hợp đồng dịch vụ tiếng Anh - Trang 1
Hợp đồng gia công hàng hóa bằng tiếng anh năm 2024
Mẫu hợp đồng dịch vụ tiếng Anh - Trang 2

Mẫu hợp đồng dịch vụ song ngữ Anh Việt

Hợp đồng gia công hàng hóa bằng tiếng anh năm 2024
Mẫu hợp đồng dịch vụ song ngữ Anh Việt

Cấu trúc chuẩn hợp đồng dịch vụ thương mại tiếng Anh

Việc am hiểu về hợp đồng dịch vụ thương mại tiếng Anh là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Vậy cấu trúc của một bản hợp đồng như vậy gồm những gì?

1. Phần mở đầu (Heading and Introduction):

  • Tiêu đề: Nêu rõ loại hợp đồng, ví dụ "Hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại" (Commercial Services Agreement).
  • Bên tham gia: Ghi rõ tên đầy đủ và địa chỉ của bên cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ.
  • Ngày hiệu lực: Xác định ngày hợp đồng có hiệu lực.
  • Khái quát: Tóm tắt ngắn gọn lý do và mục đích của hợp đồng. (không bắt buộc)

2. Định nghĩa (Definitions):

Định nghĩa rõ ràng các thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong hợp đồng, ví dụ "Dịch vụ" (Services), "Kết quả công việc" (Deliverables), "Thông tin mật" (Confidential Information),...

3. Dịch vụ (Services):

  • Phạm vi dịch vụ: Liệt kê chi tiết các dịch vụ được cung cấp bởi bên cung cấp dịch vụ.
  • Tiêu chuẩn dịch vụ: Xác định chất lượng, số lượng và cách thức cung cấp dịch vụ.
  • Báo cáo & đánh giá: Quy định về việc báo cáo tiến độ và đánh giá chất lượng dịch vụ.

4. Thanh toán (Payment):

  • Chi phí: Ghi rõ giá cả của từng dịch vụ hoặc tổng giá trị hợp đồng.
  • Phương thức thanh toán: Xác định cách thức thanh toán (chuyển khoản, tiền mặt,...).
  • Điều khoản thanh toán: Quy định rõ thời hạn thanh toán, phạt chậm trả,...

5. Bảo mật (Confidentiality):

  • Thông tin bảo mật: Xác định thông tin nào được coi là bí mật và cách thức bảo mật thông tin đó.
  • Nghĩa vụ bảo mật: Quy định nghĩa vụ bảo mật của cả hai bên trong và sau khi hợp đồng kết thúc.

6. Điều khoản chung (General Provisions):

  • Thời hạn hợp đồng: Xác định thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
  • Chấm dứt hợp đồng: Quy định điều kiện và cách thức chấm dứt hợp đồng.
  • Giải quyết tranh chấp: Xác định phương thức giải quyết tranh chấp (thương lượng, trọng tài,..).
  • Pháp luật áp dụng: Xác định hệ thống pháp luật áp dụng cho hợp đồng.

7. Chữ ký (Signatures):

Ký tên và đóng dấu: Đại diện hợp pháp của hai bên ký tên và đóng dấu xác nhận.

Hợp đồng dịch vụ tiếng Anh đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập mối quan hệ hợp tác minh bạch và hiệu quả trong môi trường quốc tế. Việc am hiểu các điều khoản, ngôn ngữ pháp lý chuyên ngành và những lưu ý quan trọng khi soạn thảo hợp đồng là yếu tố tiên quyết để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia.

Để đảm bảo hợp đồng của bạn được soạn thảo một cách chuẩn xác và chuyên nghiệp nhất, hãy liên hệ ngay với Dịch Thuật Số 1. Với đội ngũ chuyên viên pháp lý và dịch thuật giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn dịch vụ tư vấn và soạn thảo mẫu hợp đồng dịch vụ tiếng Anh uy tín và chất lượng hàng đầu.

Hợp đồng gia công (tiếng Anh: Processing Contract) là hợp đồng dân sự liên quan đến hoạt động gia công thương mại.

Hợp đồng gia công hàng hóa bằng tiếng anh năm 2024

Hợp đồng gia công (Processing Contract) (Nguồn: mize cnc)

Hợp đồng gia công (Processing Contract)

Hợp đồng gia công - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Processing Contract.

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công, trong đó qui định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình gia công hàng hóa. (Theo Quản trị xuất nhập khẩu, NXB Lao động - Xã hội)

Nội dung của hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương theo qui định của pháp luật và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:

1. Tên, địa chỉ của các bên kí hợp đồng và bên gia công trực tiếp.

2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.

3. Giá gia công.

4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.

5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỉ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.

6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).

7. Biện pháp xử lí phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lí máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.

8. Địa điểm và thời gian giao hàng.

9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.

10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

Quyền, nghĩa vụ của bên trong hợp đồng gia công

Đối với bên đặt gia công

  1. Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
  1. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lí hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo qui định tại Nghị định này.
  1. Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kĩ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
  1. Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa.

đ) Tuân thủ các qui định của pháp luật có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được kí kết.

  1. Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các qui định hiện hành về quản lí xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.

Đối với bên nhận gia công

  1. Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo qui định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỉ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.
  1. Được thuê thương nhân khác gia công.
  1. Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước.
  1. Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện thì phải tuân thủ các qui định về giấy phép, điều kiện.

đ) Phải tuân thủ các qui định của pháp luật về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được kí kết.

  1. Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công. (Theo Nghị định Số: 69/2018/NĐ-CP)