Hỗn hợp là gì lớp 6

Copyright © 2022 Hoc247.net

Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247

GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở KH&ĐT TP.HCM

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020

Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

1. +Mỗi chất đều có những tính chất nhất định không bao giờ thay đổi.

+ Chất tinh khiết là chất không lẫn chất nào khác (VD : nước cất) còn chất hỗn hợp là gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn lại với nhau (VD : nước sông, nước biển, nước khoáng).

2. + Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

- Chia làm 2 loại :

Đơn chất kim loại : có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt.Đơn chất phi kim : không dẫn nhiệt, dẫn điện (trừ than chì).

+ Hỗn chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.

- Chia làm 2 loại :

Hợp chất vô cơ.Hợp chất hữu cơ.

+ Ví dụ hỗn hợp : nước, muối ăn,...

Hỗn hợp là gì lớp 6

Hỗn hợp bao gồm thành phần là các chất, các chất đó có thể là đơn chất với hợp chất, các hợp chất hay các đơn chất với nhau, nhưng có thành phần tổi thiểu là 2 chất hoặc hợp chất.

Trong hỗn hợp các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó . vì  muốn tách riêng từng chất trong hỗn hợp dự vào tính chất của mỗi chất

:)

Hỗn hợp là gì lớp 6

- Hỗn hợp là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

- Trong hỗn hợp thì tính chất riêng của mỗi chất vẫn giữ nguyên.

Hỗn hợp là gì lớp 6

  • phamna

5 tháng 7 2016 lúc 10:01

 Hỗn hợp :
Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau, có tính chất thay đổi tuỳ theo bản chất các chất thành phần.Dựa vào tính chất khác nhau của các chất để tách một chất ra khỏi hỗp hợp.

Hỗn hợp là gì lớp 6


Khoa học tự nhiên lớp 6 Lý thuyết Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch - Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch hay nhất, chi tiết được biên soạn bám sát sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

Hỗn hợp là gì lớp 6

I – Hỗn hợp, chất tinh khiết

1. Hỗn hợp

- Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau được gọi là hỗn hợp. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một chất thành phần.

Ví dụ: Nước muối sinh lí là một hỗn hợp với các chất thành phần là natri clorid, nước cất.

- Trong hỗn hợp các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó.

2. Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

- Hỗn hợp đồng nhất không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

- Hỗn hợp không đồng nhất xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

Ví dụ:

Hỗn hợp là gì lớp 6

- Hỗn hợp nước muối là hỗn hợp đồng nhất do không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

- Hỗn hợp dầu ăn và nước là hỗn hợp không đồng nhất do xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

3. Chất tinh khiết

- Chất không lẫn chất nào khác là chất tinh khiết.

Ví dụ: Hầu hết các loại nước như nước sông, nước biển, kể các nước máy sinh hoạt đều có lẫn một số chất khác. Khi loại hết tất cả các chất đó ra khỏi nước thì thu được chất tinh khiết.

II – Huyền phù và nhũ tương

- Huyền phù: các chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.

Ví dụ: Cốc nước cam vắt khi vừa mới pha xong, em sẽ thấy những phần chất rắn lơ lửng trong chất lỏng, nước cam đó là một huyền phù.

- Nhũ tương: chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác.

Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước là một nhũ tương.

Hỗn hợp là gì lớp 6

III – Dung dịch

- Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều chất hòa tan vào nhau. Chất có lượng (chiếm phần) nhiều hơn thường được gọi là dung môi.

- Ví dụ: Muối tan vào nước tạo thành dung dịch nước muối. Nước muối là hỗn hợp đồng nhất, không phân biệt được đâu là muối, đâu là nước.

Ta nói, muối là chất tan, nước là dung môi, nước muối là dung dịch.

- Nước là dung môi hòa tan nhiều chất rắn, chất lỏng, chất khí và tạo thành dung dịch.

- Nhiều chất lỏng khác như acetone, ethanol, … được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

IV – Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước

1. Chất rắn hòa tan và chất rắn không hòa tan

- Trong thực tế, có chất rắn tan trong nước, có chất rắn không tan trong nước.

+ Chất rắn tan trong nước như: đường, muối ăn…

+ Chất rắn không tan trong nước như: sắt, nhôm …

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước

- Lượng chất rắn hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước.

Ví dụ: Khi tăng nhiệt độ hoặc thể tích nước, lượng đường ăn hòa tan trong nước càng nhiều.

- Để các chất rắn dễ hòa tan hoặc hòa tan nhanh hơn, người ta thường khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn trước khi hòa tan.

Lưu ý:

+ Một dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm chất tan là dung dịch chưa bão hòa.

+ Một dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan được nữa là dung dịch bão hòa.

V – Tổng kết

- Chất tinh khiết là chất không lẫn chất nào khác.

- Hai hay nhiều chất thành phần trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của chúng.

- Có hai loại hỗn hợp là hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữ dung môi và chất tan.

- Các yếu tố nhiệt độ, tỉ lệ giữa chất rắn và nước ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước.