Hội chùa tây phương diễn ra vào ngày nào năm 2024

(TN&MT) - Cứ mỗi độ tháng 3 về, người dân Hà Nội và du khách thập phương lại nô nức rủ nhau đi trẩy hội chùa Tây Phương, chùa Thầy.

“Nhớ ngày 6 tháng 3, ăn cơm với cà đi hội chùa Tây”

Nằm trên đỉnh núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội, chùa Tây Phương là công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê, đặc biệt với kiệt tác hơn 70 pho tượng Phật cổ được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Đến với Lễ hội chùa Tây Phương năm 2016, du khách sẽ được thưởng lãm lễ rước kiệu và màn biểu diễn múa Lân của hơn 20 xã, trị trấn trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 6/3 đến ngày 10/3 hội chùa Tây Phương tổ chức với nhiều tiết mục sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc như; hát chèo, quan họ, các trò chơi dân gian, kéo co, đấu vật, múa rối nước…

Hội chùa tây phương diễn ra vào ngày nào năm 2024
Khai hội chùa Tây Phương năm 2016

Theo Ban tổ chức lễ hội, năm 2015, chùa Tây Phương đã vinh dự được đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, tượng phật chùa cũng được công nhận là bảo vật Quốc gia. Kể từ khi được công nhận xếp hạng di tích, người dân trong cả nước biết đến chùa Tây Phương nhiều hơn. So với các mùa lễ hội trước, mùa lễ hội năm 2016, chùa Tây Phương đón số lượng khách tăng cao đột biến.

Đến với lễ hội chùa Tây Phương, du khách sẽ được hòa chung vào không khí lễ hội tưng bừng, linh thiêng. Ngoài ra, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo Việt Nam như: chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa, các công trình đều được chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù...

Phải khẳng định rằng, Chùa Tây Phương đã là một công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18). Đến nay, những hình ảnh miêu tả về tượng phật trong chùa của nhà thơ Huy Cận đã in sâu vào tâm trí nhiều tầng lớp người dân Việt.

...Các vị ngồi đây trong lặng yên

Mà nghe giông bão nổ trăm miền

Như từ vực thẳm đời nhân loại

Bóng tối đùn ra trận gió đen...

...Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau

Quay theo tám hướng hỏi trời sâu

Một câu hỏi lớn. Không lời đáp

Cho đến bây giờ mặt vẫn chau...

Trẩy hội chùa Thầy

Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội. Nơi đây chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của Thiền sư Từ Đạo Hạnh - vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này. Với hơn 1000 năm lịch sử, chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đang được các cơ quan chức năng lập hồ sơ đề nghị Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến mùng 7-3 âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều tăng ni, phật tử từ khắp các vùng trong cả nước, miệng tụng kinh, tay cầm gậy hoa, gõ mõ cùng về nơi đây kính cẩn, thành lễ, tham dự các nghi lễ linh thiêng.

Nghi lễ đầu tiên và quan trọng nhất trong hội chùa Thầy là lễ tắm tượng, được tiến hành trước ngày mồng 7-3 âm lịch. Thực hiện nghi thức này, sư trụ trì cùng những người giúp việc lấy khăn vải đỏ sạch nhúng vào nước và lau cẩn thận tượng. Tắm Phật xong, người ta lau rửa luôn các đồ tế khí trên các ban thờ. Nước tắm Phật được vẩy ra khắp nơi như mưa của đức Phật để người khang vật thịnh…

Hội chùa tây phương diễn ra vào ngày nào năm 2024
Chùa Thầy - Chốn linh thiêng thu hút đông đảo du khách thập phương

Một nghi lễ độc đáo và hết sức tâm linh khác được diễn ra trong dịp lễ hội là lễ cúng Phật và chạy đàn. Tại đây, các lễ vật được Ban quản lý chùa chuẩn bị sẵn cùng với hàng trăm, nghìn lễ vật khác như: Hương, hoa, trà, quả do người dân mang đến được thành khính dâng lên bàn thờ. Thực hiện nghi lễ cúng, các nhà sư sẽ cầm gậy hoa biểu diễn những bước múa lượn vòng tròn, bước nhanh, bước chậm. Cách bước này thể hiện cho sự chuyển biến không ngừng của kiếp người. Song song với những bước đi uyển chuyển, các nhà sư sẽ múa hát theo dàn nhạc đệm và tiếng mõ tụng kinh.

Theo ông Lê Anh Tuấn, Trưởng Ban quan lý di tích chùa Thầy: Những ngày đầu năm, trước khi lễ hội diễn ra, mỗi ngày có khoảng 5 nghìn lượt khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh và lễ chùa. Tuy nhiên, theo ước tính vào những ngày chính hội, lượng khách đổ về đây sẽ tăng đột biến. Chính vì vậy, bên cạnh việc tổ chức lễ hội, Ban quan lý di tích chùa Thầy đặc biệt quan tâm đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ quyền lợi của du khách, đồng thời, giữ gìn vệ sinh môi trường trong suốt những ngày diễn ra hội.

Lễ hội Chùa Hương khai hội vào ngày nào?

Lễ hội chùa Hương năm 2024 (Mỹ Đức, Hà Nội) diễn ra trong 3 tháng, khai hội vào ngày 15/2/2024 (mùng 6 tháng Giêng) với chủ đề “An toàn - Văn minh- Thân thiện". Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn tại Việt Nam, thu hút nhiều du khách tham quan mỗi dịp đầu năm.

chùa Tây Phương Cực Lạc ở đâu?

10h00: Quý khách bách bộ hành hương tới một ngôi chùa cổ có lịch sử cả nghìn năm chứng kiến những biến thiên thăng trầm của lịch sử – Chùa Cực Lạc, cách chùa Tây Phương khoảng 500m về phía Tây Bắc mà rất ít người biết đến, chùa thuộc thôn Yên Lạc, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc thành phố Hà Nội ...

chùa Tây Phương có từ khi nào?

Giới thiệu chung về chùa Tây Phương Theo các nhà Sử học, ngôi chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 8, sau nhiều lần trùng tu và cải tạo, ngôi chùa mang hình dáng kiến trúc như ngày nay.

Hội chùa là vào ngày nào?

Lễ hội chùa La được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm. Các sư gọi ngày này là lễ giỗ tổ. Trong ngày hội, các tăng ni ở chùa thắp hương, tụng kinh, niệm Phật ở Tam Bảo, nhà tổ đệ nhất và nhà tổ đệ nhị.