Hình thức và cách thức là gì

Nội dung bài viết:

  1. 1. Hình thức là gì?
  2. 2. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
  3. 3. Phân biệt khái niệm hình thức, phương thức và cách thức

Chúng ta ai cũng từng nghe qua thuật ngữ hình thức. Tuy nhiên, theo khảo sát của ACC, rất nhiều công dân chưa thực sự hiểu thuật ngữ hình thức là gì? Chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời mang tính khái quát, chung chung và chưa thực sự nêu rõ được đầy đủ và chi tiết về định nghĩa hình thức. Do đó, bài viết bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp cho quý công dân về câu hỏi hình thức là gì và những vấn đề liên quan.

Hình thức và cách thức là gì
Hình thức là gì

1. Hình thức là gì?

Theo từ điển tiếng Việt: Hình thức là cách thức của hình dạng, vẻ bề ngoài

Mặc dù đã nghe rất nhiều thật ngữ này, nhưng khi nhắc tới hình thức, chắc hẳn chúng ta ai cũng sẽ đặt ra câu hỏi hình thức là gì? Chúng tôi đã tổng hợp và giải đáp câu hỏi hình thức là gì như sau:

Hình thức là một phạm trù triết học chỉ những phương thức, cách thức tồn tại và phát triển của một sự vật, hiện tượng, là một hệ thống những mối liên hệ, mối quan hệ tương đối bền vững giữa những sự vật đó.

Dưới góc độ pháp lý, hình thức thể hiện của pháp luật được thể hiện cả ở bên trong ở bên ngoài:

Hình thức bên trong là những cơ cấu bên trong của quy định pháp luật, thể hiện những mối liên hệ và mối liên kết giữa những yếu tố cấu thành nên quy định pháp luật, hình thức bên trong của pháp luật còn có cách gọi khác là hình thức cấu trúc của pháp luật.

Hình thức bên ngoài là bên ngoài, dáng vẻ hoặc những phương thức tồn tại của quy định pháp luật. Dựa vào những hình thức của quy định pháp luật, chúng ta có thể biết được pháp luật tồn tại trên thực tế dưới dạng nào và pháp luật nằm ở đâu?

2. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

  • Giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ thống nhất và gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau

Trên thực tế, sự vật nào cũng tồn tại cả nội dung lẫn hình thức, không có bất kỳ một sự vật nào chỉ tồn tại hình thức mà không tồn tại nội dung hoặc chỉ lợi dụng mà không có hình thức. Vì vậy, bên cạnh việc phải tồn tại cả hình thức và nội dung, thì nội dung và hình thức, thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thì sự vật mới có thể tồn tại.

Cùng một nội dung nhưng tùy từng hoàn cảnh khác nhau, tình hình khác nhau, có thể có nhiều hình thức. Ngược lại, cùng một hình thức, sự vật có thể mang những nội dung khác nhau.

  • Nội dung có tính chất quyết định hình thức

Nội dung là mặt con yếu, có tính chủ đạo là biến đổi, còn hình thức có tính tương đối bền vững, khuynh hướng chủ đạo của hoạt hình thức là ổn định và bền vững.

Do đó, sự thay đổi, biến đổi hay sự phát triển của sự vật luôn bắt nguồn từ sự thay đổi và biến đổi của nội dung, hình thức cũng sẽ thay đổi nhưng sẽ chậm hơn và ít hơn so với nội dung. Đồng thời, khi nội dung biến đổi, hình thức cũng bắt buộc phải biến đổi theo để có thể đồng nhất với nội dung.

  • Hình thức không phụ thuộc vào nội dung mà có thể tác động trở lại nội dung

Mặc dù sự thay đổi của nội dung sẽ ảnh hưởng tới hình thức, thế nhưng hình thức không hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung mà có tính độc lập nhất định và có thể tác động ngược lại nội dung. Nếu hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ giúp sự vật, hiện tượng phát triển. Nếu hình thức không phù hợp với nội dung thì sẽ hạn chế, kìm hãm sự phát triển của nội dung.

  • Phương pháp luận

Nhận thức: nội dung và hình thức không bao giờ được tách rời tuyệt đối bởi hình thức và nội dung phải luôn gắn bó khăng khít với nhau, là yêu tố tạo nên quá trình hoạt động và phát triển của sự vật.

Hoạt động thực tiễn: cùng một nội dung thì có thể tồn tại nhiều hình thức khác nhau hoặc ngược lại, do đó có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn phù hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh khác nhau.

Để cải thiện và phát triển sự vật, cần phải căn cứ vào cả nội dung lẫn hình thức, bởi mối quan hệ giữa nội dung và hình thức vô cùng chặt chẽ và có tác động lẫn nhau, cần phải liên tục và thường xuyên đối chiếu liệu đã phù hợp giữa nội dung và hình thức chưa và phải để hai yếu tố luôn cân bằng, phù hợp với nhau.

3. Phân biệt khái niệm hình thức, phương thức và cách thức

Hình thức là những cơ cấu bên trong của quy định pháp luật và có mối liên hệ và liên kết giữa các yêu tố cấu thành nên pháp luật, hình thức bên trong của pháp luật còn có cách gọi khác là hình thức cấu trúc của pháp luật.

Phương thức là một từ ghép giữa cách thức và phương pháp, gộp lại thành từ phương thức, Có thể định nghĩa phương thức thông qua việc kết hợp định nghĩa phương pháp và cách thức. Phương pháp là những cách thức, đường lối, chính sách mang tính hệ thống được đặt ra để giải quyết một vấn đề nhất định.

Cách thức là cách thể hiện hoặc các thực hiện một vấn đề nào đó, là thực hiện một hành động nào đó.

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm hình thức là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

· Hotline: 19003330

· Zalo: 084 696 7979

· Gmail:

Đánh giá post