Hình ảnh so sánh trong bài Hạt gạo làng ta

Cho đoạn thơ:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
(Hạt gạo làng ta- Trần Đăng Khoa)
Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp nghệ thuật chính? Em cảm nhận như thế nào về 2 hạt gạo?

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Hạt gạo làng ta hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Hạt gạo làng ta đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Hạt gạo làng ta - Đề số 1

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

( Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1.Xác địnhphong cách ngôn ngữcủa văn bản.

Câu 2.Đoạn thơ trên được viết theothể thơnào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả củabiện pháp tu từđược sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 4.Đoạn thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ, tình cảm gì đối với những người làm ra hạt gạo?

( Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

Đáp án

1.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2.Thể thơ tự do

3.So sánh, Phóng đại

Tăng sức gợi hình gợi cảm cho bài thơ đồng thời khẳng định, nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân trong quá trình tạo ra hạt gạo.

4.Đoạn văn chặt chẽ.

Đoạn thơ trên đã sư dụng những hình ảnh rất đặc sắc để chỉ nỗi vất vả của những người làm ra hạt gạo. Họ đã phải đới mặt với rất nhiều những thiên tai, khó khăn về thời tiết để làm ra những hạt lúa vàng và những hạt gạo trắng gần. Từ việc hiểu được nỗi vất vả của những người nông dân ta càngthêm trân trọng sản phẩm lao động của họ đã tạo nên.

Đọc hiểu Hạt gạo làng ta - Đề số 2

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

”(Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1.Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?(0,5đ)

Câu 2.Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ.(0,5đ)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ“Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ”.(0,5đ)

Câu 4.Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”?(0,75đ)

Câu 5.Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên.(0,75đ)

Lời giải

Câu 1

Thể thơ tự do0,5

Câu 2

Hình ảnh đối lập:Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy0,5

Câu 3

– Phép tu từ so sánh:Nước như ai nấu.(0,25)

– Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng củanước– mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân.(0,25)

0,5

Câu 4

Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.0,75

Câu 5

Bày tỏ được thái độ tích cực: nâng niu, trân trọng những sản phẩm lao động; biết ơn và quý trọng những người đã làm ra những sản phẩm ấ

Đọc hiểu Hạt gạo làng ta - Đề số 3

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

( Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1.Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ.(0,25 điểm)

Câu 2.Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”?(0,25 điểm)

Câu 3.Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơNước như ai nấu/Chết cả cá cờ.(0,5 điểm)

Câu 4.Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên.(0,5 điểm)

Đáp án:

Câu 1. Hình ảnh đối lập:Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy

Câu 2.Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.

Câu 3. Phép tu từ so sánh:Nước như ai nấu.

Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng củanước– mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân.

– Điểm 0,5: Nêu đầy đủ phép tu từ và phân tích hiệu quả biểu đạt

– Điểm 0,25: Chỉ nêu được phép tu từ, không phân tích được hiệu quả biểu đạt (hoặc phân tích sai)

Câu 4: HS có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần bày tỏ được thái độ tích cực: nâng niu, trân trọng những sản phẩm lao động; biết ơn và quý trọng những người đã làm ra những sản phẩm ấy.

Đọc hiểu Hạt gạo làng ta - Đề số 4

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5.

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

”(Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật được dùng để viết đoạn thơ ? (0.5 điểm)

Câu 2: Xác định hình ảnh tương phản được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0.5 điểm)

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạtcủa biện pháp tu từ đó. (0.5 điểm)

Câu 4: Đoạn thơ khẳng định những giá trị gì của "hạt gạo làng ta"? (0.5 điểm)

Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 4-5 câu trình bày cảm nhận của em về "hạt gạolàng ta" trong đoạn thơ trên ? (1 điểm)

Lời giải

1, Hai phương thức biểu đạt của đoạn thơ:

- Tự sự;

- Miêu tả

2, Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ trên là: Cua ngoi lên bờ > < Mẹ em xuống cấy

3,

- Biện pháp tu từ so sánh: Nước như ai nấu.

- Lột tả cái nóng của nước ruộng trưa he, cái khắc nghiệt của thời tiết, nỗi vất vả của mẹ

4, Hạt gạo kết tinh của ngọt ngào quê hương, những vất vả, cơ cực, của con người (giá trị vật chất và tinh thần).

5, HS có cảm nhận khác nhau nhưng phải hợp lí. Viết đoạn văn hoàn chỉnh,có nội dung theo hướng: nỗi cơ cực vất vả của người lao động và thái độ trân trọng thành quả lao động của họ.

Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…

Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên?

Hình ảnh so sánh trong bài Hạt gạo làng ta

Gợi ý  

– í  nghĩa của hạt gạo: Hạt gạo phải trải qua biết bao thử thách khó khăn của thiên nhiên với những cơn bão tháng báy (thường là bão to), những trận mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôi của con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng (Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy).

– Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên; sử dụng hình ảnh đối lập Cua ngoi lên bờ nhưng Mẹ em xuống cấy. Nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của người mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to llớn của hạt gạo được làm ra.

[Tổng: 14 Trung bình: 4.2]