Hiệp phương sai của tỷ suất lợi tức là gì

Làm thế nào để có thể dùng hệ số Beta để đánh giá rủi ro trong cổ phiếu? Cùng đọc bài viết dưới đây để biết được câu trả lời nhé!

Hiệp phương sai của tỷ suất lợi tức là gì

1. Hệ số Beta trong chứng khoán là gì?

Beta (β) hay còn gọi là hệ số rủi ro là thước đo mức độ biến động và rủi ro của một cổ phiếu so với mức biến động chung trên thị trường. Qua đó đo lường rủi ro hệ thống của chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư.

Ở đây, rủi ro hệ thống được hiểu là rủi ro ảnh hưởng đến gần như toàn bộ các cổ phiếu trên thị trường. Trong khi đó rủi ro phi hệ thống chỉ tác động đến một cổ phiếu hay một nhóm ngành cổ phiếu.

Nếu nhà đầu tư muốn giảm thiểu rủi ro thì việc đa dạng hóa là điều vô cùng cần thiết. Phải nắm rõ được nguyên tắc: Đa dạng hoá làm giảm rủi ro phi hệ thống và không làm giảm rủi ro hệ thống.

Hiện nay các nhà đầu tư không cần phải tính toán hệ số Beta. Bởi vì các trang web và app đầu tư chứng khoán hầu hết đều hiển thị sẵn hệ số này và có thể dễ dàng tìm kiếm. Tuy nhiên hệ số này sẽ không thống nhất do khác nhau trong việc lấy mốc thời gian tính toán.

Nếu cần một kết quả chính xác, bạn phải tự tính hoặc lấy trung bình cộng của các kết quả.

Nhằm giúp hiểu rõ hơn về hệ số Beta, bài viết cũng sẽ cung cấp công thức tính như sau :

Beta = Covariance (Re, Rm)/Variance (Rm)

Trong đó:

  • Re: Tỷ suất sinh lời của chứng khoán.
  • Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường.
  • Variance (Rm): Phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán.
  • Covariance (Re, Rm): Hiệp phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ suất sinh lời của chứng khoán.

Tỷ suất sinh lời của thị trường được tính như sau:

R= (P1-P0)/P0

Trong đó:

  • P1: giá đóng cửa điều chỉnh phiên đang xét.
  • P0: giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó.

Vậy làm thế nào để tính hệ số Beta của danh mục đầu tư? Công thức tính hệ số rủi ro của danh mục đơn giản như sau:

Hệ số beta toàn bộ danh mục = Trung bình cộng hệ số theo tỷ lệ nắm giữ của các cổ phiếu thành phần.

Ví dụ: Danh mục của nhà đầu tư có 2 cổ phiếu:

  • Cổ phiếu A (β = 0,5, tỷ trọng 60%) và cổ phiếu B (β = 1, tỷ trọng 40%tài sản).
  • Khi đó hệ số rủi ro của danh mục đầu tư là: 0,5 x 60% + 1 x 40% = 0,7

3. Cách dùng hệ số beta để đánh giá rủi ro

Sau khi đã có được hệ số rủi ro Beta (β), làm thế nào để biết được cổ phiếu đang có biến động ra sao so với thị trường? Và dùng hệ số này để đánh giá rủi ro cổ phiếu như thế nào?

Ở thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư thường sánh hệ số với 1, như sau:

  • Hệ số Beta bằng một (β = 1): cho thấy mức độ biến động của cổ phiếu ngang bằng với mức độ biến động của thị trường chung.
  • Hệ số Beta lớn hơn một (β > 1): trong trường hợp này, cho thấy mức độ biến động của cổ phiếu sẽ cao hơn mức độ biến động của thị trường.
  • Hệ số Beta nhỏ hơn một ( β <1): cho thấy mức độ biến động của cổ phiếu sẽ thấp hơn biến động của thị trường.
  • Hệ số Beta bằng 0 (β =0): cổ phiếu không phụ thuộc vào biến động của thị trường. Mức độ biến động của thị trường chung sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu này.
  • Hệ số Beta nhỏ hơn 0 (β <0): cho thấy mức độ biến động của cổ phiếu sẽ ngược chiều với thị trường.

Tuy nhiên trường hợp chỉ số này nhỏ hơn 0 khá hiếm trên thị trường. Khi con số này âm, nghĩa là cổ phiếu đang có phản ứng ngược với thị trường: Lợi nhuận của thị trường tăng, giá cổ phiếu sẽ giảm, ngược lại giá cổ phiếu sẽ tăng.

4. Ý nghĩa hệ số Beta trong chứng khoán

Từ những thông tin trên, có thể thấy được hệ số Beta có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với các quyết định của mình, nhà đầu tư luôn dùng hệ số này trong việc định hướng các giao dịch. Có thể cập nhật thông tin về hướng đi của cổ phiếu và thị trường trong thời điểm nhất định.

Bên cạnh đó, hệ số Beta chứng khoán có công thức tính rõ ràng khoa học. Đảm bảo độ chính xác khi tính tỷ suất sinh lời của cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể xác định được mức độ chấp nhận rủi ro của mình sẽ phù hợp với cổ phiếu nào.

Chỉ số này có thể đánh giá mức độ biến động giá của cổ phiếu so với thị trường chứng khoán. Nhờ đó, việc quyết định đầu tư cổ phiếu và quản lý các danh mục đầu tư trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM. Beta là chỉ số quan trọng giúp đo lường chi phí vốn chủ sở hữu cho một cổ phiếu. Giúp nhà đầu tư biết được tài sản được định giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực.

Tuy nhiên, hệ số Beta không được cập nhật thông tin và dự báo được xu hướng biến động mới. Nó chỉ dựa trên những biến động trong quá khứ, vì thế không phù hợp khi đánh giá các công ty mới lên sàn. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp dù hoạt động đã lâu nhưng lại tham gia vào một ngành mới.

5. Chỉ số Beta bao nhiêu thì nên đầu tư?

Câu hỏi đặt được đặt ra là: Nên chọn cổ phiếu có hệ số Beta bao nhiêu để đầu tư?

Câu trả lời là, không có tiêu chuẩn về việc hệ số Beta bao nhiêu thì nên đầu tư. Mà việc chọn cổ phiếu có Beta cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào chiến lược đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi nhà đầu tư.

Cổ phiếu có Beta lớn hơn một, dễ biến động hơn thị trường, có chỉ số này cao. Các cổ phiếu này có thể rủi ro lớn nhưng tiềm năng thu được lợi nhuận cao. Nếu một cổ phiếu có hệ số này thấp, cho thấy cổ phiếu đó khá ổn định, ít biến động. Rủi ro thấp đi kèm với đó là mang lại tiềm năng thu được lợi nhuận thấp.

Nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, có khả năng chống chịu rủi ro. Nên đầu tư vào cổ phiếu có hệ số Beta cao. Ngược lại, nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp thì không nên đầu tư.

Hy vọng bài viết có thể giúp cho các nhà đầu tư mới hiểu rõ hơn về Beta. Áp dụng kiến thức về hệ số rủi ro vào trong các quyết định đầu tư. Từ đó tìm ra cho mình được những cổ phiếu thực sự tốt và tiềm năng.

Kiến thức bổ sung:

  • Cổ phiếu OTC
  • Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch là gì
  • Cổ phiếu chứng quyền là gì
  • Cổ phiếu cô đặc

Hiệp phương sai của tỷ suất lợi tức là gì

Tôi là Đặng Trọng Khang, người sáng lập & chia sẻ Phương Pháp Đầu Tư Chứng Khoán Theo LUẬT NHÂN QUẢ (Causality Investing). Một hệ thống mang tính ứng dụng rất cao và dễ dàng áp dụng, giúp mọi Nhà Đầu Tư đạt được thành công trong thị trường.