Hiếm muộn ở nam giới là gì

Nhiều cặp vợ chồng cho biết kết hôn lâu năm nhưng vẫn không có con, khi đi khám phát hiện nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch khi xuất tinh. Vậy nguyên nhân hiếm muộn do đâu?

Hiếm muộn ở nam giới là gì

Bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đang thăm khám và điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bạn đọc K.T. (37 tuổi, TP.HCM) thắc mắc: "Vợ chồng tôi kết hôn được 3 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể có con. Chồng tôi có đi khám và được chẩn đoán không có tinh trùng khi xuất tinh, dẫn đến khó có con. Xin hỏi bác sĩ, chồng tôi có khả năng sinh con được không?".

Bác sĩ Vũ Thái Hoàng - khoa ngoại tiết niệu, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) - cho biết không có tinh trùng trong tinh dịch khi xuất tinh là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn tới hiếm muộn, khó có con.

Về cơ bản nhiều cặp vợ chồng hoàn toàn khỏe mạnh, chồng vẫn xuất tinh khi quan hệ tình dục nhưng trong tinh dịch lại không có tinh trùng.

Nguyên nhân là do nam giới mắc phải một số bệnh lý như: tắc nghẽn ống dẫn tinh, các trường hợp suy tinh hoàn, ngừng sinh tinh giữa chừng…

Khi được các bác sĩ chẩn đoán không có tinh trùng trong tinh dịch, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa vô sinh giúp nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch vẫn có thể có con bằng chính tinh trùng của mình.

Một trong những kỹ thuật thường quy nhất là tìm tinh trùng trong tinh hoàn của nam giới. Dưới kính hiển vi, các ống sinh tinh của nam giới sẽ được soi kỹ để tìm ra những tinh trùng tốt nhất.

Sau đó, tinh trùng được tìm thấy ở tinh hoàn của người chồng sẽ được đưa vào thụ tinh ống nghiệm với trứng của người vợ và do đó, họ vẫn có cơ hội có thai.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nam giới vô sinh không may mắn, sau phẫu thuật vẫn không thể tìm thấy tinh trùng nào trong tinh hoàn. Trường hợp này, bắt buộc bệnh nhân phải xem xét tới biện pháp xin tinh trùng từ nguồn khác để thụ thai.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.

Ở các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai, nam giới chiếm gần 50% nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn.

Vô sinh hiếm muộn là như thế nào?

Vô sinh hiếm muộn được định nghĩa là không có khả năng thụ thai mặc dù giao hợp thường xuyên và không được bảo vệ trong ít nhất một năm.

Có hai dạng vô sinh: vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát.

  • Vô sinh nguyên phát là từ khi quan hệ tình dục quá 6 tháng hoặc 12 tháng không có thai lần nào.
  • Vô sinh thứ phát là đã từng mang thai nhưng sau đó không thể có thai lần nữa.

Vô sinh hiếm muộn có thể xuất phát từ nguyên nhân ở nữ giới và nam giới, hoặc do cả hai bên. Tình trạng này đang trở thành gánh nặng cho rất nhiều gia đình, gánh nặng về chi phí chữa trị và áp lực về tâm lý khiến không ít trường hợp hôn nhân bị tan vỡ.

Nguy hiểm hơn, vô sinh hiếm muộn ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Tỷ lệ vô sinh của vợ chồng tuổi sinh sản tại Việt Nam là 7,7%. Tuy nhiên trong đó có đến 50% các cặp đôi có độ tuổi dưới 30.

Hiếm muộn ở nam giới là gì

Ở các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai, nam giới chiếm gần 50% nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn.

Xem thêm: Những điều cần phải lưu ý về tình trạng vô sinh ở nam giới

Nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới

Có ba nhóm nguyên nhân chính gây vô sinh hiếm muộn ​ở nam giới:

Bất thường về số lượng và chất lượng tinh trùng

Để kiểm tra số lượng tinh trùng của nam giới hiện nay, một nghiên cứu đã được thực hiện vào năm 2017 trên 43.000 người đàn ông ngẫu nhiên từ khắp nơi trên thế giới. Kết quả cho thấy, số lượng tinh trùng của nam giới hiện nay đã giảm hơn phân nửa so với nam giới ở 40 năm trước.

Theo đó, chất lượng tinh trùng cũng giảm đáng kể (tinh dịch loãng và ít, vón cục, có màu sắc bất thường) khiến tỷ lệ tinh trùng gặp được trứng là rất thấp.

Bệnh lý ở nam giới

Viêm ống dẫn tinh, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm mào tinh hoàn… có thể gây ra những đột biến ở tinh trùng. Điều này khiến quá trình thụ thai diễn ra vô cùng khó khăn và tỉ lệ thành công cũng thấp.

Xem thêm: 17 bệnh nam khoa phổ biến thường gặp nhất

Quá trình giao hợp có vấn đề

Những bất thường trong quá trình giao hợp vợ chồng cũng có thể khiến cho các cặp đôi đối mặt với tình trạng vô sinh. Trong đó, nếu điều này xuất phát từ nam giới thì có thể do các nguyên nhân như các chứng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài ra, bác sĩ cũng cảnh báo các yếu tố làm tăng nguy cơ hiếm muộn ở nam giới do gây ra thiếu hụt nội tiết tố nam Testosterone, như:

  • Ít sử dụng thực phẩm tươi sống, sử dụng nhiều thực phẩm có chất bảo quản.
  • Hút thuốc lá.
  • Nghiện rượu bia.
  • Lạm dụng cà phê.
  • Môi trường ô nhiễm.
  • Tiếp xúc thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong môi trường làm việc.
  • Dùng lâu ngày thuốc điều trị đau dạ dày, tăng huyết áp, các thuốc giảm đau SSRI (Paxil, Paxil CR, Seroxat, Pexeva, Paroxetine Hydrochloride), kháng sinh (Nitrofurantoins, Aminoglycosides, Minocycline, Macrolides và Sulfasalazine).
  • Stress, căng thẳng kéo dài.

Dấu hiệu vô sinh hiếm muộn của nam giới

Mặc dù hầu hết nam giới bị vô sinh không nhận thấy các triệu chứng khác ngoài việc không thể thụ thai, thế nhưng các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến vấn đề này có thể kể đến như:

  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Xuất tinh sớm.
  • Rối loạn cương dương.
  • Tinh dịch bất thường (bị vón cục, không hóa lỏng sau khi xuất tinh khoảng 15 – 30 phút, có màu xanh vàng…).
  • Cơ quan sinh dục bị đau, sưng tấy, mọc mụn ở tinh hoàn, bìu và đầu dương vật.

Vô sinh hiếm muộn điều trị được không?

Không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, y khoa cũng đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc điều trị vô sinh hiếm muộn. Chính vì thế, nếu tìm đúng nguyên nhân và áp dụng đúng phương pháp, những người đàn ông bị hiếm muộn vẫn có thể thực hiện được thiên chức làm cha của mình.

Quy trình khám và chẩn đoán hiếm muộn vô sinh

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên để đánh giá tổng quan tình trạng mà nam giới đang gặp phải. Theo đó, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ bộ phận sinh dục nam, đồng thời sẽ hỏi về tiền sử và các thói quen sinh hoạt tình dục có thể tìm ra nguyên nhân khiến nam giới khó có con.

Phân tích tinh dịch

Phân tích tinh dịch rất quan trọng trong việc chẩn đoán vô sinh hiếm muộn ở nam giới. Xét nghiệm này có vai trò kiểm tra chất lượng tinh trùng xem có sự bất thường nào về hình dạng (hình thái) và sự di chuyển (vận động) không. Ngoài ra, phân tích tinh dịch còn có thể giúp phát hiện các dấu hiệu liên quan khác như nhiễm trùng.

Các xét nghiệm bổ sung

Nếu khám lâm sàng và phân tích tinh dịch chưa đủ cơ sở để xác định nguyên nhân hoặc lên phác đồ để điều trị vô sinh hiếm muộn, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện thêm các xét nghiệm khác. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Siêu âm bìu.
  • Xét nghiệm hormone nam.
  • Xét nghiệm nước tiểu sau khi xuất tinh.
  • Sinh thiết tinh hoàn.
  • Xét nghiệm di truyền.
  • Xét nghiệm chức năng tinh trùng chuyên biệt.

TOP 5 cách khắc phục hiếm muộn hiệu quả

Với nền y học hiện đại, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị hiếm muộn ở nam giới:

Thụ tinh nhân tạo

Đây là phương pháp dùng các kỹ thuật để giúp quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi, được thực hiện tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa. Phương pháp này gồm các kỹ thuật:

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Đây là kỹ thuật điều trị vô sinh, hiếm muộn, trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi. Sau 2-5 ngày nuôi cấy bên ngoài, phôi được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để làm tổ và bắt đầu quá trình mang thai.

Hiếm muộn ở nam giới là gì

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh ống nghiệm được áp dụng đối với các trường hợp tinh trùng của nam giới gặp vấn đề bất thường ở mức độ nhẹ, hoặc vô sinh không rõ nguyên nhân ở cả vợ lẫn chồng. Tại Việt Nam, tỷ lệ thành công của phương pháp này đạt 35-40%. Năm 2019, tại trung tâm hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, tỷ lệ IVF thành công trung bình lên tới 60,9%, trong đó có nhiều trường hợp phụ nữ lớn tuổi, nam giới không có tinh trùng, bệnh nhân có bệnh lý kèm theo. Tỷ lệ IVF thành công 61,8-80% với nhóm bệnh nhân dưới 30 tuổi.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)

Tinh trùng sau khi được lọc rửa (chọn ra những tinh trùng đạt chuẩn số lượng và chất lượng) sẽ được bơm vào buồng tử cung. Phương pháp này được áp dụng khi nam giới bị rối loạn chức năng tình dục, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng, tinh trùng yếu ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

Trên thế giới, tỷ lệ IUI dao động từ 10-20% tùy chất lượng, kỹ thuật của trung tâm hỗ trợ sinh sản và yếu tố khác của bệnh nhân (như tình trạng bệnh lý vô sinh hiếm muộn, độ tuổi, thời gian hiếm muộn…). Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA), con số tỉ lệ IUI thành công lên tới 30%.

Phẫu thuật

Phương pháp này chỉ thực hiện trên những bệnh nhân gặp bất thường ở cơ quan sinh dục như: phẫu thuật để chỉnh thẳng dương vật, hạ tinh hoàn xuống bìu, phục hồi thành bẹn, tạo hình lỗ tiểu thấp, ghép da bìu dương vật. Trong trường hợp vô tinh bế tắc, bác sĩ sẽ phẫu thuật nối ống dẫn tinh với ống dẫn tinh, nối ống dẫn tinh với mào tinh. Trường hợp vô tinh không bế tắc sẽ được sinh thiết tinh hoàn, cột tĩnh mạch tinh vi phẫu ngã bẹn bìu…

Dùng thuốc

Với vô sinh hiếm muộn, biện pháp điều trị nội khoa thường là dùng thuốc. Tùy vào nguyên nhân mà có các loại thuốc điều trị khác nhau. Trong đó, Clomiphene Citrate, human chorionic gonadotropin (hCG) và human menopausal gonadotropin (hMG) là những loại thuốc thường được sử dụng nhiều nhất.

Tuy nhiên, những loại thuốc trên chỉ có hiệu quả với những trường hợp vô sinh thứ phát. Ngoài ra, nếu sử dụng sai cách, nam giới phải đối mặt với các tác dụng phụ như phát triển vú, mụn trứng cá, thay đổi thói quen tình dục… Chính vì thế, bạn không nên tự ý mua và sử dụng mà cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị đã đề cập bên trên theo hướng dẫn của bác sĩ, nam giới nên kết hợp thêm những sản phẩm viên uống hỗ trợ có thành phần từ thiên nhiên. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn ở nam giới tăng hiệu quả và rút ngắn được thời gian.

Để đạt được điều này, nam giới nên chọn những sản phẩm đã được kiểm chứng, có khả năng kích thích cơ thể tăng cường sản xuất Testosterone nội sinh. Theo đó, Testosterone là hormone sinh dục nam có vai trò hỗ trợ sự phát triển của tinh trùng trưởng thành. Lúc này, không chỉ số lượng và chất lượng tinh trùng tăng mà sức khỏe sinh lý nam cũng được cải thiện đáng kể.

Một trong những sản phẩm giúp làm tăng Testosterone nội sinh được người dùng tin tưởng hiện nay là Alipas Mới được sản xuất từ Mỹ. Sản phẩm có sự kết hợp của nhiều tinh chất quý, trong đó có 3 tinh chất đặc biệt, gồm Eurycoma Longifolia (có độ đậm gấp 2 lần so với trước), tinh chất Hàu đại dương và chiết xuất thông biển Pháp đặc hiệu dành cho nam giới.

Trong đó, Eurycoma Longifolia và tinh chất hàu đại dương giúp cho phái mạnh tăng khoái cảm tình dục, thúc đẩy sản sinh Testosterone nội sinh. Một khi nồng độ Testosterone được cải thiện, quá trình sinh tinh sẽ diễn ra thuận lợi hơn, mật độ tinh trùng cũng nhiều hơn, chất lượng cũng tốt hơn.

Ngoài ra, tinh chất chiết xuất thông biển Pháp kết hợp cùng L-Arginine kích thích cơ thể tăng lượng Nitric Oxide một cách tự nhiên, hỗ trợ quá trình cương dương khiến cho hoạt động tình dục ở phái mạnh thêm mạnh mẽ, sung mãn. Điều này sẽ giúp nam giới có thêm sự tự tin trong đời sống vợ chồng, là chất xúc tác để họ nhanh có “tin vui”.

Hiếm muộn ở nam giới là gì

Alipas Mới giúp tăng cường sinh lực và cải thiện số lượng & chất lượng tinh trùng

Xây dựng lối sống khoa học

Bên cạnh phác đồ điều trị, lựa chọn sản phẩm hỗ trợ hiệu quả và uy tín, quý ông cũng cần xây dựng lối sống khoa học:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm chứa kẽm, đồng và các loại vitamin trong khẩu phần ăn như hải sản, cá, thịt, ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi…
  • Luyện tập thể dục 5 lần/tuần, mỗi lần khoảng 45 phút.
  • Làm việc và sinh hoạt điều độ, luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng và lo âu.
  • Không lạm dụng các chất kích thích, hạn chế thuốc lá, rượu, bia.
  • Không mặc quần lót quá chật.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh tăng cân, béo phì.

Lựa chọn thực phẩm thông minh

Việc bổ sung những thực phẩm phù hợp cũng giúp cải thiện một phần tình trạng vô sinh hiếm muộn. Vậy nam giới nên ăn gì chữa vô sinh hiếm muộn? Theo đó, bạn nên cân nhắc bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6 (bơ, khoai tây nướng, phô mai, cà chua….), thực phẩm giàu Protein (trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa…) và các thực phẩm giàu coenzyme Q10 (quả óc chó, đậu phộng, đậu nành…) trong bữa ăn hàng ngày.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp vì phát hiện muộn nên phải mất 5-10 năm để chữa trị hiếm muộn. Trong khi đó, vô sinh hiếm muộn ở nam giới nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi sẽ cao.

Làm sao để biết mình bị vô sinh ở nam?

Triệu chứng bệnh Vô sinh nam.

Khả năng sản xuất tinh trùng yếu..

Bìu căng, sưng to, đau..

Rối loạn cương dương và thường xuyên xuất tinh sớm..

Đau ở dương vật, có khi chảy mủ cò màu xanh hoặc vàng..

Rụng tóc, béo phì, da nhăn nheo và khô. Cơ thể ra nhiều mồ hôi, thường xuyên bị stress, lo âu..

Bao lâu thì gọi là hiếm muộn?

Hiếm muộn được các chuyên gia bác sĩ xác định trong trường hợp một cặp vợ chồng có tần suất giao hợp đều đặn, không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào, nhưng sau 6 tháng (đối với người vợ từ trên 35 tuổi) hoặc 12 tháng (đối với người vợ dưới 35 tuổi) vẫn chưa thể thụ thai một cách tự nhiên.

Vô sinh và hiếm muộn khác nhau như thế nào?

Hiếm muộn hay vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai hoặc không có con sau ít nhất một năm giao hợp bình thường, không áp dụng biện pháp ngừa thai. Hiếm muộn nguyên phát là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một cặp vợ chồng chưa có thai lần nào.

Khi nào thì nên đi khám hiếm muộn?

Khi nào cần gặp bác sĩ hiếm muộn? Bạn nên đi khám hiếm muộn khi: Nếu bạn dưới 35 tuổi và vẫn chưa có thai sau một năm quan hệ tình dục thường xuyên và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Nếu bạn từ 35 tuổi trở lên, bạn cần gặp bác sĩ hiếm muộn sau khoảng sáu tháng cố gắng thụ thai mà không thành.