Hay nêu cách tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín

Cách 1 : cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín

Cách 2 : cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm

Chúc cậu học tốt ^_^ ♡♡♡

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 9
  • Giải Vật Lí Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 9
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 9

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài 1 trang 69 sách bài tập Vật Lí 9: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng

A. Nối hai cực của pin vào hai cực của hai đầu cuộn dây dẫn

B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn

C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Lời giải:

Chọn D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng.

Bài 2 trang 69 sách bài tập Vật Lí 9: Đưa một cực của nam châm lại gần một cuộn dây dẫn kín ( Nghĩa là nam châm chuyển động tương đối so với cuộn dây) thì trong cuộn dây dẫn có dòng điện cảm ứng. Hãy làm thí nghiệm để tìm xem có trường hợp nào nam châm chuyển động so với cuộn dây mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện

Lời giải:

Trường hợp nam châm quay quanh một trục trùng với trục của cuộn dây thì trong cuộn dây dẫn có dòng điện cảm ứng do số lượng đường sức từ xuyên qua khung dây không thay đổi.

Bài 3 trang 69 sách bài tập Vật Lí 9: Trong thí nghiệm ở hình 31.3 SGK, làm thế nào để có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín nếu để công tác của nam châm điện luôn đóng?

Hay nêu cách tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín

Lời giải:

Ta đưa nam châm điện chuyển động lại gần hay ra xa cuộn dây dẫn kín để tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín nếu để công tắc điện luôn đóng.

Bài 4 trang 69 sách bài tập Vật Lí 9: Hãy nghĩ ra một cách khác so với những cách đã nêu trong SGK và trong các bài tập trên khi dùng nam châm điện (hoặc nam châm vĩnh cửu) để tạo ra dòng điện cảm ứng. Đến lớp kiểm tra lại bằng thí nghiệm

Lời giải:

Hay nêu cách tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín

+ Thiết kế hai cuộn dây L1 và L2 được đặt cạnh nhau như hình vẽ. Trong đó cuộn L2 được nối với điện kế rất nhạy với kim điện kế chỉ số 0 nằm ở chính giữa mặt số.

Khi khóa K được đóng, ta thấy kim điện kế bị lệch về một bên sau đó trở về vị trí số 0 cho tới khi khó K mở thì kim điện kế leechjv về phía ngược lại, rồi lại trở về vị trí số 0.

+ Giải thích:

Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong thời gian từ trường thay đổi, tức là trong thời gian dòng điện thay đổi bằng cách mở hoặc đống khóa K. Còn thời gian dòng điện không đổi tức là từ trường không thay đổi thì không có dòng cảm ứng. Kim điện kế lệch về phía phải hay trái là do số đường sức từ của ống dây L1 gửi qua L2 tăng lên hay giảm đi, tức là do dòng điện tăng lên hay giảm đi.

Bài 5 trang 69 sách bài tập Vật Lí 9: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin

B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây

C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn

D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.

Lời giải:

Chọn D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.

Bài 6 trang 70 sách bài tập Vật Lí 9: Cách nào dưới dây không tạo ra được dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫy kín.

A. Cho cuộn dây chuyển động theo phương song song với các đường sức từ ở giữa hai nhánh của thanh nam châm U

B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U

C. Cho một đầu nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn

D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện nam châm

Lời giải:

Chọn A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ ở giữa hai nhánh của nam châm hình chữ U.

Bài 7 trang 70 sách bài tập Vật Lí 9: Làm cách nào để tạo ra dòng điện cảm ứng trong đinamo xe đạp

A. Nối hai đầu đinamo với hai cực của một acquy

B. Cho bánh xe đạp cọ xát mạnh vào núm đinamô

C. làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.

D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường

Lời giải:

Chọn C. làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.

Bài 8 trang 70 sách bài tập Vật Lí 9: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ cho ta nhận biết được điều gì?

A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm

C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm

Lời giải:

Chọn C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.

09:28:1816/03/2021

Ở bài trước, các em đã biết có thể dùng nam châm để tạo ra dòng điện cảm ứng ở cuộn dây dẫn kín trong những điều kiện khác nhau: khi thì dùng nam châm vĩnh cửu, khi lại dùng nam châm điện, lúc thì để nam châm đứng yên, lúc lại để nam châm chuyển động. Sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng không phụ thuộc vào loại nam châm hoặc trạng thái chuyển động của nó.

Vậy điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là gì? chúng ta cùng tìm lời giải đáp qua bài viết này.

I. Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.

- Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng hoặc giảm (biến thiên).

Hay nêu cách tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín

II. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín

- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.

* Hay có thể hiểu cụ thể như sau:

- Khi mạch điện kín hay một phần mạch điện kín chuyển động trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ.

- Khi mạch điện kín không chuyển động trong từ trường nhưng từ trường xuyên qua mạch điện đó là từ trường biến thiên (biến đổi theo thời gian).

III. Câu hỏi vận dụng

* Câu C5 trang 89 SGK Vật Lý 9: Hãy vận dụng kết luận trong bài để giải thích vì sao khi quay núm của đinamô thì đèn xe đạp lại sáng.

* Lời giải:

- Khi quay núm của Đinamô, nam châm trong Đinamô quay theo. Khi một cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng. Dòng điện cảm ứng này làm cho đèn xe đạp sáng.

* Câu C6 trang 89 SGK Vật Lý 9: Hãy giải thích vì sao khi cho nam châm quay như ở hình 31.4 SGK thì trong cuộn dây dẫn kín lại xuất hiện dòng điện cảm ứng.

* Lời giải:

- Khi cho nam châm quay thì một cực của nam châm (giả sử cực Bắc lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Sau đó cực Bắc của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Đến đây các em đã có thể dễ dàng trả lời được được câu hỏi: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là gì? Đó chính là số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây đó biến thiên.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập