Giảm bạch cầu trong máu là bị bệnh gì năm 2024

Bạch cầu là một trong các thành phần tế bào của máu có chức năng miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... Bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại bạch cầu như trung tính, lympho, mono, ái toan, ái kiềm đáp ứng với từng loại tác nhân vi khuẩn khác nhau sẽ có những sự thay đổi khác nhau.

Bạch cầu trung tính (Neutrophil) là một loại bạch cầu phổ biến được tạo ra bởi tủy xương và có chức năng quan trọng là thực bào giúp tấn công các vi khuẩn ngay khi những sinh vật này xâm nhập vào cơ thể. Ở trong máu bình thường bạch cầu đa nhân trung tính có giá trị khoảng 2-8 g/l, tương đương với 43-76% tổng số bạch cầu.

Số lượng bạch cầu trung tính được dùng trong thực hành lâm sàng nhằm ức tính khả năng của cơ thể chống lại nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm khuẩn. Bệnh nhân được xác định giảm bạch cầu trung tính khi số lượng tuyệt đối trong máu dưới 2000/μl và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi số lượng dưới 1000/μl. Tình trạng bạch cầu trung tính giảm có thể là do giảm sản xuất hoặc tăng phá hủy ở ngoại vi.

2. Các loại giảm bạch cầu trung tính

Có 4 loại giảm bạch cầu trung tính chính gồm:

  • Giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh: Tình trạng giảm bạch cầu trung tính ngay khi mới sinh ra của trẻ em còn được gọi là hội chứng Kostmann. Bệnh khiến mức bạch cầu trung tính trong máu trẻ rất thấp dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Giảm bạch cầu trung tính chu kỳ: Vẫn là một loại giảm bạch cầu từ lúc sinh ra nhưng giảm bạch cầu trung tính chu kỳ sẽ làm cho số lượng bạch cầu trung tính thay đổi trong chu kỳ 21 ngày. Số lượng bạch cầu sẽ giảm từ bình thường xuống thấp và có thể kéo dài vài ngày, thời gian còn lại số lượng bạch cầu bình thường và chu kì khởi động lại từ đầu.
  • Giảm bạch cầu trung tính tự miễn dịch: Là khi cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại bạch cầu trung tính khiến số lượng bạch cầu giảm nhanh
  • Giảm bạch cầu trung tính vô căn: Là các loại giảm bạch cầu có thể phát triển bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đối tượng nào nhưng không rõ nguyên nhân.

Giảm bạch cầu trong máu là bị bệnh gì năm 2024

Hình ảnh tế bào bạch cầu hạt trung tính

3. Nguyên nhân nào gây ra giảm bạch cầu trung tính?

Giảm bạch cầu trung tính do nguyên nhân giảm sản xuất:

  • Do các vấn đề trong tủy xương làm giảm sản xuất bạch cầu trung tính
  • Thiếu dinh dưỡng, thiếu B12, folat
  • Trẻ bẩm sinh khi sinh ra có vấn đề liên quan đến sản xuất tế bào máu
  • Bệnh bạch cầu, loạn sản tủy, thiếu máu bất sản, thâm nhiễm tủy xương gây ảnh hưởng đến tủy xương
  • Suy tủy
  • Hóa trị hoặc xạ trị.

Giảm bạch cầu trung tính do nguyên nhân tăng phá hủy ở ngoại vi:

  • Các loại nhiễm trùng như bệnh lao, sốt xuất huyết
  • Nhiễm virus: Epstein- Barr, cytomegalovirus, HIV, viêm gan siêu vi
  • Do hệ miễn dịch của cơ thể nhắm vào các tế bào bạch cầu trung tính: bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh Lupus
  • Cường lách (hội chứng Felty, lách to sung huyết, bệnh Gaucher)

Ngoài ra, giảm bạch cầu trung tính do sử dụng một số loại thuốc như: Kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc tâm thần, thuốc động kinh,...

4. Điều trị giảm bạch cầu trung tính như thế nào?

Phương pháp điều trị giảm bạch cầu trung tính còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân của tình trạng này. Trong các trường hợp giảm bạch cầu trung tính nhẹ có thể không cần điều trị. Các phương pháp điều trị giảm bạch cầu trung tính có thể là:

  • Kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nếu nguyên nhân chủ yếu do nhiễm trùng

Giảm bạch cầu trong máu là bị bệnh gì năm 2024

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn được chỉ định và kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa

  • Phương pháp sử dụng yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt (G-CSF) giúp kích thích tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu trắng hơn. Phương pháp được sử dụng cho một số loại giảm bạch cầu trung tính kể cả bẩm sinh giúp cứu sống nhiều trường hợp trẻ nhỏ mắc phải
  • Thay đổi thuốc nếu giảm bạch cầu trung tính do thuốc
  • Truyền bạch cầu hạt
  • Cấy ghép tế bào gốc giúp điều trị một số loại giảm bạch cầu nặng do các vấn đề về tủy xương gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Gần 65% số tế bào T máu là tế bào T CD4 + (trợ giúp). Vì vậy, hầu hết các bệnh nhân bị giảm bạch cầu đều có số lượng tế bào T giảm, đặc biệt là số lượng tế bào T CD4. Lượng tế bào T hỗ trợ CD4+ trung bình trong máu người trưởng thành là 1100/mcL (trong khoảng từ 300 đến 1300/mcL [1,1 x 109/L với khoảng từ 0,3 đến 1,3 x 109/L]), và lượng tế bào trung bình của một nhóm tế bào T lớn khác là tế bào CD8+ (tế bào ức chế) là 600/mcL (trong khoảng từ 100 đến 900/mcL).

Điều quan trọng cần lưu ý là bạch cầu lympho trong máu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số bạch cầu lympho và số lượng bạch cầu lympho có thể không phải lúc nào cũng tương quan với thành phần và số lượng bạch cầu lympho trong các mô dạng bạch huyết khác (ví dụ: hạch, lách) và mô không phải dạng lympho (ví dụ: phổi, gan). Tương tự như vậy, sự thiếu hụt các phân nhóm bạch cầu lympho cụ thể (ví dụ: tế bào CD8+, B, NK) cũng có thể bị bỏ sót.

Giảm bạch cầu lympho có thể do

  • Mắc phải
  • Di truyền

Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm

  • Suy dinh dưỡng protein-năng lượng
  • Nhiễm HIV
  • COVID-19
  • Một số bệnh nhiễm vi-rút khác

Giảm bạch cầu lympho thường thoáng qua do nhiều bệnh nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn, nhiễm trùng huyết, điều trị bằng corticosteroid và phản ứng với căng thẳng gây ra.

Nó có thể xảy ra với các rối loạn suy giảm miễn dịch di truyền Tổng quan các rối loạn về miễn dịch Các rối loạn suy giảm miễn dịch có liên quan hoặc khiến bệnh nhân dễ mắc các biến chứng khác nhau, bao gồm nhiễm trùng, rối loạn tự miễn dịch, u lympho và các bệnh ung thư khác. Suy giảm miễn... đọc thêm và các rối loạn liên quan đến việc sản sinh bạch cầu lympho bị suy giảm ( ). Các rối loạn di truyền khác, chẳng hạn như Hội chứng Wiskott-Aldrich Hội chứng Wiskott-Aldrich Hội chứng Wiskott-Aldrich là một rối loạn suy giảm miễn dịch liên quan đến khiếm khuyết kết hợp giữa tế bào B và T và được đặc trưng bởi nhiễm trùng tái phát, bệnh chàm và giảm tiểu cầu. (Xem... đọc thêm , , và , có thể liên quan đến sự tăng phá hủy tế bào T. Trong nhiều rối loạn, sự sản xuất kháng thể cũng thiếu. Hội chứng WHIM (mụn cóc, hạ đường huyết, nhiễm trùng và myelokathexis) là một rối loạn di truyền hiếm gặp với tình trạng giảm bạch cầu trung tính và giảm bạch cầu lympho do sự di chuyển bất thường của bạch cầu cùng với sự lưu giữ các bạch cầu trung tính trưởng thành trong tủy xương. Trong nhiều rối loạn này, việc sản xuất kháng thể cũng bị thiếu hụt.

Giảm bạch cầu trong máu là bị bệnh gì năm 2024

  • 1. Moir S, Chun TW, Fauci AS: Pathogenic mechanisms of HIV disease. Annu Rev Pathol 6:223-6248, 2011 doi: 10.1146/annurev-pathol-011110-130254
  • 2. Agbuduwe C, Basu S: Haematological manifestations of COVID-19: From cytopenia to coagulopathy. Eur J Haematol 105(5):540-546, 2020 doi: 10.1111/ejh.13491
  • 3. Puck JM: Newborn screening for severe combined immunodeficiency and T-cell lymphopenia Immunol Rev 287(1):241-252, 2019 doi: 10.1111/imr.12729.

Triệu chứng và Dấu hiệu của Chứng giảm bạch cầu lym phô

Giảm bạch cầu lym phô thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, dấu hiệu của rối loạn liên quan có thể bao gồm

  • Các bất thường về da (ví dụ: rụng tóc, chàm, viêm da mủ, giãn mao mạch, mụn cóc)
  • Bằng chứng của bệnh huyết học (ví dụ, xanh, chấm xuất huyết, vàng da, loét miệng)

Bệnh nhân giảm tế bào lym phô bị nhiễm trùng tái diễn hoặc phát triển nhiễm trùng với vi khuẩn ít gặp. Viêm phổi do Pneumocystis jirovecii Viêm phổi do Pneumocystis jirovecii Pneumocystis jirovecii là nguyên nhân phổ biến của viêm phổi ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch, đặc biệt là ở những người bị nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và ở... đọc thêm

Giảm bạch cầu trong máu là bị bệnh gì năm 2024
, cytomegalovirus Nhiễm Cytomegalovirus (CMV) Cytomegalovirus (CMV, vi rút herpes người type 5) có thể gây nhiễm trùng có nhiều mức độ nghiêm trọng. Hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn nhưng không kèm viêm họng nghiêm trọng thì... đọc thêm , rubeola Bệnh sởi Bệnh sởi là một bệnh virus có tính lây truyền cao rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh được đặc trưng bởi sốt, ho, sổ mũi, viêm kết mạc, nội ban (đốm Koplik) trên niêm mạc miệng, và phát ban dạng dát... đọc thêm
Giảm bạch cầu trong máu là bị bệnh gì năm 2024
, và varicella Thủy đậu Bệnh đậu mùa là một trường hợp nhiễm trùng cấp tính, toàn thân, thường là do trẻ do virut varicella-zoster gây ra (loại virut gây bệnh herpes - 3). Nó thường bắt đầu với các triệu chứng toàn... đọc thêm
Giảm bạch cầu trong máu là bị bệnh gì năm 2024
thường gây tử vong. Giảm bạch cầu lym phô cũng là một yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của các bệnh ung thư và các rối loạn tự miễn.

  • Có dấu hiệu lâm sàng (nhiễm trùng tái diễn hoặc bất thường)
  • Công thức máu toàn bộ (CBC) với sự khác biệt
  • Đếm số lượng lym phô dưới nhóm và đo nồng độ globulin miễn dịch

Nghi ngờ giảm bạch cầu lympho ở những bệnh nhân bị nhiễm vi rút, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng tái phát nhưng thường được phát hiện tình cờ khi có công thức máu. Viêm phổi do P. jirovecii, cytomegalovirus, rubeola, hoặc viêm phế quản varicella có giảm bạch cầu thường nghĩ dến suy giảm miễn dịch.

  • Điều trị nhiễm trùng liên quan
  • Điều trị bệnh nền
  • Đôi khi truyền hoặc tiêm dưới da globulin miễn dịch
  • Có thể là ghép tế bào gốc tạo máu

Tránh tiêm vắc xin sống (vì nguy cơ gây nhiễm trùng) ở những bệnh nhân này. Vắc xin không hoạt động hoặc tái tổ hợp là an toàn, nhưng hiệu quả của chúng là khác nhau tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của giảm bạch cầu.

  • Giảm bạch cầu lym phô thường là do AIDS, hoặc gần đây là do COVID-19, nhưng chứng bệnh cũng có thể do di truyền hoặc gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng khác nhau, do thuốc hoặc rối loạn tự miễn dịch.
  • Bệnh nhân bị nhiễm vi rút, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng tái phát.
  • Cần đếm số lượng lym phô dưới nhóm và định lượng globulin miễn dịch.

Điều trị thường hướng vào nguyên nhân, nhưng đôi khi, có thể truyền hoặc tiêm dưới da globulin miễn dịch hoặc ghép tế bào gốc ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh có kết quả tốt.