Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa Đường nào cũng về La Mã là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

  • ý nghĩa Nói thì dễ làm thì khó là gì?
  • ý nghĩa Ác giả ác báo là gì?
  • ý nghĩa Hoạn nạn mới biết bạn hiền là gì?

Giải thích ý nghĩa Đường nào cũng về La Mã là gì?

Giải thích Đường nào cũng về La Mã:

  • Đường nào có nghĩa là ám chỉ bạn làm việc gì – công việc gì dù thấp hèn hay cao sang đều là 1 công việc.
  • Cũng về La Mã có nghĩa là đều có 1 mục đích hướng chung về cái thành công, thành công ở đây có nhiều nghĩa là sự nghiệp – tiền bạc – quyền lực v.v.v..

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

Giải thích ý nghĩa Đường nào cũng về La Mã là gì?

Đường nào cũng về La Mã có nghĩa là ám chỉ về việc để đến con đường thành công thì có nhiều hướng khác nhau nhưng đều dẫn và hướng đến mục đích chung đó là Sự Thành Công. Sự thành công ở đây tùy theo sự định dạng của nhiều người mà nó có thể là tiền bạc – quyền lực – danh vọng v.v…

Tuy nhiên, nhiều người cũng sẽ định nghĩa “Đường nào” trên kia cũng có thể là bất chấp những việc tốt – xấu để dẫn đến thành công đó cũng là điều hoàn toàn đúng tùy vào cá nhân từng người mà sẽ có những trường hợp họ vạch ra không tốt nhưng đó cũng là 1 cách thành công đối với họ.

Đường nào cũng về La Mã tiếng Anh:

  • All roads lead to Rome

Đồng nghĩa – Trái nghĩa Đường nào cũng về La Mã:

  • Mọi thành công đều phải trả giá
  • Thất bại là mẹ thành công

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa Đường nào cũng về La Mã là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Trên chuyến bay dài từ Rome về Dubai của hãng Emirates tôi cứ đọc mãi một từ Ý, thật nhỏ để chỉ một mình tôi nghe và cố phát âm thật rung như người bản xứ: Gracia (phiên âm: /ˈgra.sja/). Trong tiếng Ý, “gracia” có nghĩa là cảm ơn. Phải, tôi muốn cảm ơn tất cả những người tôi đã gặp trong chuyến đi châu Âu lần đầu này. Bằng cách này hay cách khác, họ đã giúp tôi vẽ nên một hành trình tuyệt đẹp mà ngay cả khi khởi hành tôi cũng chẳng dám mơ.

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

La Mã ơi, tôi đã về đây

Hai ngày cuối của chuyến đi, tôi dành cho Rome vì đã lỡ nằm lòng câu thành ngữ “Đi đâu rồi cũng cũng về La Mã”. Sau một ngày mù sương ở Venice và một đêm ngủ lại vùng ngoại ô, Rome đón tôi bằng một bầu trời trong xanh không gợn mây và những công trình kiến trúc cổ nằm rải rác trên mọi con đường – dấu tích của một đế quốc huy hoàng trong lịch sử.

Điểm dừng chân đầu tiên trong ngày là Tòa thánh Vatican hay Nhà thờ St. Peter, thánh địa của những tín đồ Thiên chúa giáo. Như rất nhiều công trình tôn giáo khác trên khắp châu Âu, Tòa thánh khiến tôi cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé. Điều này đúng cả về mặt tâm lý lẫn vật lý bởi khi đứng trên sân của quảng trường khổng lồ lát bằng đá cẩm thạch, mỗi người chỉ như một chấm nhỏ tí hon nếu nhìn từ đỉnh tháp của công trình.

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

Bên trong Thánh đường là một thế giới choáng ngợp khác của những công trình kiến trúc, điêu khắc và hội họa mà các bậc vĩ nhân Bramante, Raphael và Michelangelo đã dày công tạo dựng. Mái vòm huyền thoại với những bức bích họa, tranh kính và vô số các pho tượng tuyệt đẹp mà trong vốn hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi không đủ từ ngữ lẫn kiến thức để diễn tả. Tôi thấy mình như đang ở Bảo tàng Louvre (Paris, Pháp) mà lại nhiều cảm xúc hơn Louvre vì mọi thứ đều được kết nối, hòa quyện để tôn vinh một chủ thể duy nhất – niềm tin Thiên Chúa. Nhà thờ xứng đáng là biểu tượng cao ngất của nhà nước Vatican nhỏ bé và một tuyên bố nghệ thuật xuất chúng của thời Hậu Phục Hưng và Baroque.

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

Tôi không phải là con chiên của Chúa nhưng vẫn cảm nhận được sự linh thiêng và đức tin mãnh liệt ẩn sau những cánh cửa khép kín. Trong lúc đứng đợi dưới một hành lang dài nơi có những hàng cột khổng lồ, tôi đã gần như nín thở khi một vị hồng y trẻ mặc áo choàng dài màu đen đi qua. Gương mặt sáng bừng, những sải chân khoan thai và chuyển động duyên dáng của cơ thể dưới tấm áo choàng của ngài là tất cả những gì tôi nhìn thấy lúc đó. Cứ như hàng chục ngàn vị khách hành hương trên quảng trường đều bất động trong lúc ngài đi qua. Hình ảnh ấy làm tôi nhớ đến cha Ralph trong “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”. Tôi ước một phép màu nào đấy sẽ khiến ngài dừng lại và trò chuyện cùng tôi, nhưng rồi tôi nhận ra, với ngài, có lẽ tôi cũng chỉ là đám đông bất động hoặc vô hình như trong mắt tôi lúc ấy.

Tôi rời Thánh đường khi quảng trường lớn đã đầy kín khách hành hương từ năm châu đổ về. Vatican lại có thêm một ngày bận rộn, như suốt 400 năm qua, từ khi Vương cung Chính tòa mở cửa.

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

Buổi trưa dừng chân ở Đài phun nước Trevi, tôi muốn ném một đồng xu xuống bể nước nhưng nơi này đang bị vây rào để sửa chữa. Người ta dựng tạm một hồ nhỏ chỉ rộng hơn 2m2 để du khách thực hiện nghi thức ném đồng xu, nguyện ước được trở lại Rome một ngày nào đấy. Trong khi các vị thần vẫn đứng trơ trọi giữa hồ nước cạn khô dưới cái nắng hè đổ lửa, du khách đông như nêm trên con đường nhỏ dẫn vào Trevi. Tôi gọi spagetti cho bữa trưa trong một nhà hàng địa phương và tráng miệng bằng kem bạc hà. (Thật buồn, nhà hàng chẳng có nhà vệ sinh và tôi vô cùng khốn khổ đi tìm một nhà vệ sinh công cộng sau đó).

Chia tay ở Colosseum

Ra đời trước Tòa thánh Vatican 16 thế kỷ, Đấu trường Colosseum cũng tạo cho tôi giác choáng ngợp, nhưng một bên là sự cứu rỗi, còn bên kia là sự chết chóc. Dù đã được biết về Đấu trường, tôi vẫn không khỏi thán phục tài trí của các bậc tiền nhân về một công trình kiến trúc đồ sộ, đa chức năng và sắc sảo đến từng đường nét. Chỉ riêng việc Đấu trường đủ sức chứa cho 50.000 đến 80.000 người nhưng mỗi người chỉ mất vài phút để rời khỏi tòa nhà cũng đã là một điều phi thường. Ngoài công dụng chính là nơi thi đấu của các võ sỹ, Đấu trường còn là nơi giải trí đa năng của La Mã thời Trung cổ với các vở diễn kịch, tập trận giả, săn thú…

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

Colosseum cũng là điểm dừng cuối của tôi sau 10 ngày rong ruổi với tour GoEuGo qua 3 tuyến, Paris – Frankfurt, Frankfurt – Lucern và từ Lucern về Rome. Có lẽ tôi là hành khách đặc biệt nhất của tour khi chẳng đi trọn một tuyến hành trình nào và luôn biến mất ngay khi xe dừng ở mỗi điểm tham quan.

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

Từ hai ngày trước, Sebastian – chàng hướng dẫn viên người Hungary đã ưu ái xếp tôi ngồi cạnh anh trên hàng ghế đầu và chúng tôi đã chuyện trò rất nhiều trên những cung đường. Không dễ để gặp và cảm mến nhau ở một phương trời lạ trong vài ngày ngắn ngủi. Nhưng rồi cũng đến lúc chia tay. Sebastian gọi giúp tôi một chiếc taxi rồi thì thầm khi ôm tạm biệt: “Tôi sẽ nhớ em!”. Một câu xã giao đúng điệu nhưng cũng làm mắt tôi hơi cay. Một mình, tôi đi tiếp những ngày ở Rome trong lúc Sài Gòn đang tưng bừng mừng Quốc khánh.

Uống bia trên quảng trường Tây Ban Nha

Khách sạn tôi thuê nằm cách nhà ga trung tâm Termini chừng 5 phút đi bộ. Nếu các quận của Paris được tổ chức theo hình trôn ốc thì Rome là những vòng tròn đồng tâm. Tôi chỉ cần định vị khách sạn của mình trên bản đồ rồi tha hồ tản bộ. La Mã khi lên đèn trầm mặc và lung linh, khác hẳn với vẻ nhộn nhịp ban ngày. Vào thời cực thịnh, nơi này từng có đến 200 đài phun nước lớn và hàng nghìn đài phun nước nhỏ vậy mà chẳng hiểu vì sao sau một hồi lang thang không nhìn bản đồ, tôi thấy mình lại đang đứng trước Trevi. Các rào chắn và công trình sửa chữa không hề làm giảm sự thu hút của nơi này, khách du lịch vẫn đổ về ào ạt. Ban đêm, đèn màu và âm nhạc khiến mọi thứ đều hư ảo và hưng phấn. Tôi thích một anh chàng râu quai nón chơi accordion rất phiêu nên mua một ly kem rồi đóng đô luôn ở một góc đường. Hai cô sinh viên người Đức mời tôi một chai bia, thế là chúng tôi thành bạn.

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

Bạn bè là để đi chơi! Khi nghệ sĩ râu quai nón di chuyển sang góc đường khác, chúng tôi nhận thấy Trevi cũng hết vui và tìm đường sang quảng trường Tây Ban Nha (Piazza di Spagna). Đường đi có lẽ không xa, nhưng người Ý mỗi người chỉ đường một kiểu. Kết quả là phải hết ba chai bia Peroni (cả bọn uống chung một chai, hết rồi mua chai mới) và một cái bánh pizza cỡ trung, chúng tôi mới đến nơi.

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

Quảng trường Tây Ban Nha đúng là thiên đường của dân du lịch bụi. Trên những bậc thang cao nhìn xuống đài phun nước và quảng trường, giới trẻ tập trung vui như hội. Người đàn hát, người buôn chuyện, người uống bia và cũng có gã chiếm luôn một góc để ngủ. Chúng tôi mua thêm bia từ một người bán hàng rong rồi nhanh chóng nhập cuộc với một đám thanh niên đến từ đủ các quốc tịch. Một màn chào hỏi sơ bộ bắt đầu với tên, quốc tịch và cơ duyên nào đưa đẩy đến La Mã. Rồi cả bọn lại cười phá lên khi ai cũng tin (hoặc mơ) rằng mình sẽ gặp một tình yêu bỏng cháy ở Rome nếu cầu nguyện rồi ném hai đồng xu xuống đài phun nước. Rất có thể ngay hôm sau chúng tôi sẽ chẳng còn nhớ nổi tên nhau nhưng trong những phút vui ngất trời đó, đứa nào cũng tưởng người kia là tri kỷ.

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

Nước hoa, kem và Capuchino

Ngày cuối ở Rome, cũng là ngày cuối của hành trình, tôi quyết định tận hưởng thành phố như một người Ý và mua tặng mình một món quà. Có lẽ La Mã muốn níu chân tôi khi dành cho tôi rất nhiều bất ngờ trong ngày cuối. Trong đó bao gồm cả món Capuchino hảo hạng ở quán café phía đối diện nhà thờ Santa Maria Maggiore. Tôi không hay uống café nhưng Capuchino ở Ý thì ngoại lệ, vị béo thanh, ngọt hậu. Bên trên các máy pha café, người Ý thường đặt dòng chữ: “Bạn sẽ không mất tiền nếu không hài lòng với món café này” như một lời bảo chứng hùng hồn về chất lượng. Quả thật, tất cả các ly Capu ở Ý đều khiến tôi hài lòng, kể cả khi mua ở trạm dừng chân, một quán nhỏ bên đường hay trong các nhà hàng.

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

Điều bất ngờ thứ hai là cuộc gặp gỡ với một mùi hương! Trên một dòng status ở facebook, tôi đã viết về cuộc gặp ấy như thế này: “Có những điều kỳ diệu đơn giản như bạn bước vào một tiệm bán nước hoa, ở Rome, một sáng mùa hè. Cô chủ tiệm mỉm cười khi biết bạn đang tìm một mùi hương mới cho mình. Thế rồi 5 phút sau, (giữa hàng trăm nhãn hiệu trong và ngoài nước Ý), cô đưa bạn một nhãn hiệu là lạ, một thiết kế là lạ và mùi hương thì đúng như những gì bạn tưởng tượng trong đầu. Nó trở thành mùi hương bạn yêu thích nhất trong bộ sưu tập của mình, cho đến giờ.”

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

Điều cuối cùng tôi muốn thực hiện ở Rome đó là được ăn kem thỏa thích. Thật ra tôi đã ăn kem đến… viêm họng trong 4 ngày ở Ý nhưng vẫn chưa bao giờ thấy đủ. Người ta nói rằng cứ ba người Ý đi trên phố, bạn sẽ thấy hai người đang ăn kem. Tôi đã để dành 30 euro cuối cùng để ăn kem thả ga tại phi trường Leonardo da Vinci nhưng tiếc thay sảnh chờ của tôi không có một tiệm kem nào. Đó là một sự tổn thương gần như… quá sức chịu đựng! Có lẽ Rome muốn kéo tôi trở lại bằng món kem?!

Giải thích câu nói đường nào cũng về la mã năm 2024

“Chào Sài Gòn trời mưa tầm tã! Tất cả những yêu thương đã ở đây rồi.” Tôi đã viết như vậy khi vừa đặt chân xuống sân bay trong một buổi chiều Sài Gòn mưa như trút. Đó cũng là lần cuối cùng có người đợi tôi ở sân bay khi trở về.

Tại sao có câu nói đường nào cũng về La Mã?

Trong số này, hệ thống đường xá của người La Mã cổ đại được giới chuyên gia đánh giá cao. Khi nhắc đến thành tựu này, dân gian có câu: "Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome". Câu nói này hé lộ bí mật về hệ thống đường xá khủng cũng như lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã.

Road to Rome là gì?

Chương trình "The Road To Rome" là hoạt động được tổ chức hàng năm trên tinh thần các điều khoản hợp tác toàn diện giữa ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Politecnica delle Marche Italy, với sự hỗ trợ của Lãnh Sự Quán Italy tại TP.

Đế chế La Mã ở đâu?

Lịch sử La Mã bắt đầu từ 1 ngôi làng nhỏ (có sách nói là gồm 7 ngọn đồi) ở trung tâm Italy, sau đó phát triển thành thủ phủ, xâm chiếm và kiểm soát 1 vùng rộng lớn gồm toàn bộ Italy, Nam Châu Âu, Trung Đông, Ai Cập và trở thành đế chế hùng mạnh nhất trên thế giới vào thời điểm bắt đầu công lịch.

Ai là người xây nên thành Roma?

Theo truyền thuyết, Rome được lập thành vào năm 753 trước Công nguyên bởi Romulus - vị vua đầu tiên của Vương quốc La Mã. Trong suốt hơn 700 năm từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 7, Roma chính là trung tâm quyền lực của Châu Âu. Đấu trường Colosseo.