Giải bài tập ngữ văn 7 tập 1 trang 84 năm 2024

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 84 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo)

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Nhận xét về việc dùng các từ Hán Việt (in đậm) trong những câu sau:

- Em đi xa nhớ bảo vệ sức khỏe nhé!

- Đồ vật làm bằng gỗ tốt thì sử dụng được lâu dài.Còn những đồ làm bằng gỗ xấu dù làm rất cầu kì, mĩ lệ thì cũng chỉ dùng được trong một thời gian ngắn.

Hãy dùng các từ thuần Việt thay thế các từ Hán Việt trên cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp bình thường.

Trả lời bài 4 trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Theo từ điển:

- Bảo vệ (chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn)

- Mĩ lệ (đẹp một cách trang trọng).

\==> Việc dùng từ Hán Việt trong 2 câu trên không hề có ý nghĩa trang trọng mà ngược lại còn làm cho câu văn trở nên tốì nghĩa, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Vì vậy, ta có thể thay bằng các từ ngữ thuần Việt, dễ hiểu:

- Em đi xa nhớ giữ gìn sức khỏe nhé!

- Đồ vật làm bằng gỗ tốt thì sử dụng được lâu dài. Còn những đồ làm bằng gỗ xấu dù làm rất cầu kì, đẹp đẽ thì cũng chỉ dùng được trong một thời gian ngắn.

Ghi nhớ

- Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để:

  • Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính
  • Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ
  • Tạo sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội xa xưa.

- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

-----

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 4 trang 84 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 84 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo)

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 84 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Đọc đoạn văn sau đây trong Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy, tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo nên sắc thái cổ xưa.

Lúc bấy giờ Triệu Đà là chúa đất Nam Hải. Mấy lần Đà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều, nên Đà đành cố thủ đợi cơ hội khác. Triệu Đà thấy dùng binh không lợi, bèn xin giảng hòa với An Dương Vương và sai con trai là Trọng Thủy sang cầu thân, nhưng chú ý tìm cách phá chiếc nỏ thần.

Trong những ngày đi lại để kết tình hòa hiếu, Trọng Thủy gặp được Mị Châu, một thiếu nữ mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần, con gái yêu của An Dương Vương.

(Theo Vũ Ngọc Phan)

Trả lời bài 3 trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập 1

- Những từ Hán Việt được dùng góp phần tạo sắc thái cổ xưa là: giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần, thiếu nữ ...

- Những từ ngữ cổ đã tạo ra sắc thái trang trọng, phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.

Ghi nhớ

- Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để:

Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội xa xưa.

- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

--

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Thực hành đọc: Trong lòng mẹ, rất hữu ích.

Giải bài tập ngữ văn 7 tập 1 trang 84 năm 2024
Soạn bài Thực hành đọc: Trong lòng mẹ

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Trong lòng mẹ

1. Đề tài và ngôi kể

  • Đề tài: Tình mẫu tử
  • Ngôi kể: Thứ nhất

2. Những cảm xúc, suy nghĩ về mẹ của nhân vật Hồng khi phải xa cách và khi được gặp mẹ.

  1. Khi xa cách mẹ:

- Hồng cảm thấy nhớ mẹ, mong mỏi được gặp mẹ:

  • Khi người cô hỏi Hồng có muốn đi thăm mẹ không, cậu đã đến hình ảnh người mẹ đã định trả lời rằng “có”.
  • Trước lời lẽ cay nghiệt của bà cô, Hồng nghĩ: “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”

- Yêu thương mẹ bao nhiêu, căm giận bà cô bấy nhiêu: Thương mẹ bao nhiêu, cậu càng cảm thấy căm ghét bà cô bấy nhiêu.

- Căm ghét những hủ tục đã khiến hai mẹ con phải xa cách: “ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”

  1. Khi gặp lại mẹ:

- Hoàn cảnh: Ngày giỗ đầu của thầy, Hồng ở trường về thì nhìn thấy một bóng người quen thuộc. Hồng chạy theo gọi “Mợ ơi…”

- Cuộc gặp gỡ:

  • Khóc sụt sùi khi nhìn thấy mẹ.
  • Ngồi trên xe, áp đùi vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm nhận được hơi thở quen thuộc của mẹ.
  • Ước mong bé lại để có thể áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, mơn man khuôn mặt mẹ từ trán xuống cằm.

\=> Sự ngạc nhiên xen lẫn cảm xúc vui mừng, cuối cùng sau bao nhiêu ngày xa cách Hồng cũng được gặp lại mẹ.

\=> Tình mẫu tử thiêng liêng không có điều gì chia cắt được.

3. Nhân vật người cô qua suy nghĩ của nhân vật Hồng.

- Lời nói:

  • Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
  • Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm mà?
  • Mày dại quá, cứ vào đi, tao cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé nữa chứ.

\=> Giọng điệu: Ngọt ngào nhưng thực chất là đầy mỉa mai, chế giễu

- Hành động: gọi tôi lại, cười và hỏi, vỗ vai tôi cười mà nói rằng, tươi cười kể chuyện cho tôi nghe… Thể hiện sự giả tạo, gian dối.

\=> Hình ảnh bà cô hiện lên là một người độc ác, nham hiểm chính là đại diện cho xã hội phong kiến với những định kiến về người phụ nữ trong xã hội.

4. Bài học cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện:

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được trích trong hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.