Giá Trụ đấm bốc phản xạ

Mời bạn đến với siêu thị dụng cụ thể thao Thái Hiền Sport để mua các dụng cụ thể thao các môn bóng đá, dụng cụ tập gym, yoga, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, quần áo... chính hãng, giá tốt nhé!

Trụ đấm bốc phản xạ chính hãng ABJ thiết kế thông minh với thân trụ từ da PU cao cấp, tay phản xạ và đích đá linh hoạt điều chỉnh độ cao. Hotline mua hàng 0934966860!

Giá Trụ đấm bốc phản xạ
Sử dụng trụ đấm bốc phản xạ ABJ

THÔNG SỐ TRỤ ĐẤM BỐC PHẢN XẠ

Hãng sản xuấtABJMã sản phẩm40024Xuất sứTrung QuốcChất liệuDa PUChiều cao điều chỉnh120-170cm hoặc 120-210cmVật liệu đếCao suSố miếng hút chân không12
Giá Trụ đấm bốc phản xạ
Kích thước trụ đấm bốc phản xạ ABJ

THIẾT KẾ TRỤ ĐẤM BỐC PHẢN XẠ

  • Thân trụ kích thước 50cm, làm từ da PU và được bọc 3 lớp tăng độ bền và hấp thụ lực phái trong giúp sản phẩm bền hơn.
Giá Trụ đấm bốc phản xạ
Thiết kế trụ đấm bốc phản xạ ABJ
  • Bóng phản xạ dưới có thể chỉnh độ cao bằng nút tiện lợi ngay trên thân trụ.
  • Tay phản xạ và đích đá có thể xoay 360 độ rất linh hoạt, nhằm rèn luyện độ nhanh nhạy và sự linh hoạt của võ sinh.

Giá Trụ đấm bốc phản xạ

  • Thân trụ nối với đế bằng hệ thống trục thép và 4 lò xo chịu lực, đi kèm với các túi khí nhằm tăng cường khả năng chịu lực cho sản phẩm
  • Đối với trụ trẻ em, đế chỉ bao gồm 1 bảng kim loại và 12 miếng hút chân không, còn với trụ người lớn thì đế trụ là 1 khối rỗng có thể để nước làm đối trọng, đi kèm với đó là 12 miếng hút chân không phía dưới.

Giá Trụ đấm bốc phản xạ

  • Giá bán trụ trẻ em ( 120 – 170CM) : 3.200.000 đồng
  • Giá bán trụ người lớn ( 120 -210CM): 3.700.000 đồng.

KÍCH THƯỚC TRỤ ĐẤM BỐC PHẢN XẠ

  • Đối với trụ trẻ em, trụ đấm bốc có thể điều chỉnh độ cao từ 120 tới 170cm
  • Đối với trụ người lớn, trụ đấm điều chỉnh từ 120 tới 210cm.

Giá Trụ đấm bốc phản xạ

TRỤ ĐẤM BỐC PHẢN XẠ PHÙ HỢP VỚI AI?

Với thiết kế thông minh và đa dụng này, sản phẩm phù hợp lắp đặt tại gia đình, CLB võ thuật,…

ABJ thích hợp sử dụng cho người rèn luyện thể lực, tăng khả năng nhạy bén, né, ra đòn, rèn sự tinh anh của mắt để tránh những đòn đánh của đối thủ.

HÌNH ẢNH TRỤ ĐẤM BỐC PHẢN XẠ ABJ

Giá Trụ đấm bốc phản xạ

ĐỊA CHỈ MUA TRỤ ĐẤM BỐC UY TÍN!

Thể thao Nam Việt là đơn vị hàng đầu và uy tín trên thị trường, chuyên cung cấp các loại dụng cụ võ thuật theo hình thức tại kho, sản phẩm từ nhà sản xuất đến với khách hàng với chi phí thấp nhất và chất lượng tốt nhất. Quý khách có thể đặt hàng online trên website, qua hotline hoặc tới các chi nhánh của chúng tôi để được tư vấn và mua hàng nhanh nhất.

Cấu trúc của triết học được xác lập trong quá trình tự xác định đối tượng của chính triết học và sự phân chia chính bên trong triết học đã xuất hiện những ngành của triết học như: bản thể luận- là học thuyết về tồn tại (hay là về cái đầu tiên của toàn bộ cái cơ bản); nhận thức luận- học thuyết nhận thức, lôgíc- khoa học về các hình thức của cái đúng của tư duy (tư duy liên kết, tư duy suy luận và tư duy chứng minh); triết học lịch sử, đạo đức, luân lý và mỹ học.

CHƯƠNG I. KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Cấu trúc của triết học Mác-Lênin- đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và cùng với nó, trong sự thống nhất gắn bó không tách rời là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong thành phần của triết học Mác-Lênin còn có những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên, tâm lý học, lôgíc học, đạo đức học, mỹ học, chủ nghĩa vô thần khoa học và lịch sử triết học. Triết học- đó không chỉ là lý luận của biện chứng khách quan và lôgíc của nhận thức khoa học, mà còn là lý luận của học thuyết xã hội học chung, của học thuyết đạo đức học và mỹ học.

Phương pháp tư duy triết học là tư duy lý luận. Loại tư duy dựa vào việc tổng kết kinh nghiệm của nhân loại, thành quả của khoa học và của văn hoá nói chung.

Triết học Mác-Lênin, định hướng vào sự phản ánh tương ứng, chân thực các qui luật của tự nhiên và trên cơ sở đó, thấy trước những sự kiện, biến cố của tương lai. Khi áp dụng các phương pháp của phép biện chứng duy vật và dựa vào sự nhận thức các qui luật của sự phát triển của xã hội, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã tiên đoán được thời đại của những sự thay đổi xã hội sâu sắc rất lâu trước khi điều đó xẩy ra.

Cùng với những vấn đề trên, triết học Mác-Lênin có sự khác biệt sâu sắc với bất kỳ một khoa học chuyên ngành nào, trước hết ở chỗ, triết học là thế giới quan của giai cấp công nhân- đó là đặc thù chính của triết học Mác-Lênin. Đưa ra và phát triển thế giới quan khoa học là sứ mạng lịch sử của triết học Mác-Lênin. Hệ thống triết học đó không chỉ gắn trong mình học thuyết về bản chất và các qui luật của sự vận động và phát triển của thế giới, mà còn đưa ra những tư tưởng và các quan điểm về đạo đức, luân lý, nghĩa là triết học Mác-Lênin không chỉ phản ánh những qui luật của hiện thực, mà còn thể hiện mối quan hệ của con người và của các nhóm người với hiện thực đó.

>> Luật sư tư vấn luật thuế qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

II. Vấn đề cơ bản của triết học.

a. Khởi điểm lý luận của bất kỳ học thuyết triết học nào đều là vấn đề về mối quan hệ gữa tồn tại với tư duy, giữa cái tinh thần với cái vật chất, giữa cái chủ quan với cái khách quan.

"Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại nhất, là vấn đề về mối quan hệ của tư duy với tồn tại" (Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức/C.Mác và Ph. Ăngghen: t.21, tr.282). Cái gì sinh ra và qui định cái gì- thế giới vật chất sinh ra và qui định thế giới tinh thần, hoặc ngược lại, thế giới tinh thần sinh ra và qui định thế giới vật chất- đó là mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học; giải quyết mặt này như thế nào chia các nhà triết học và các học thuyết của họ thành hai trường phái đối lập nhau là trường phái duy vật và trường phái duy tâm.

Vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại còn chỉ ra và giải thích tính chất của mối liên hệ giữa khách thể và chủ thể nhận thức- đó là mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học. Chủ nghĩa Mác cho rằng, vật chất là thực tại khách quan, tồn tại bên ngoài, có trước và không phụ thuộc vào ý thức, đồng thời coi ý thức là thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao, khảng định ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội. Triết học Mác đưa ra và khảng định nguyên tắc tính nhận biết của thế giới, xem xét nhận thức và lý luận là sự phản ánh hiện thực khách quan.

b. Ngoài mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại, vấn đề cơ bản của triết học còn là mối quan hệ của con người với thế giới như là với thể thống nhất bao gồm cả chính bản thân con người, như là với phần nhận thức và với phần tự nhận thức. Nhận thức của con người về thế giới, tự nhận thức vị trí của mình trong thế giới đó là một quá trình lịch sử-xã hội, quá trình này được phát triển dựa trên cơ sở của thực tiễn lịch sử-xã hội- đó là các nguồn gốc, các mục đích và là một trong những đối tượng quan trọng của nhận thức triết học. Theo nghĩa này, học thuyết Mác-Lênin về nhận thức có sự phân biệt sâu sắc với kiểu nhận thức luận cũ mang tính tự phát, cách tiếp cận hạn hẹp, đơn lẻ và mang tính phản lịch sử. Khi bao hàm trong các nguyên tắc của mình vấn đề tồn tại và tư duy trong tính thống nhất nhưng không đồng nhất của chúng, lý luận nhận thức của triết học Mác-Lênin đã vượt qua khoảng cách giữa bản thể luận và nhận thức luận của các hệ thống triết học trước đó: Phép biện chứng duy vật "...được gọi là phép biện chứng chủ quan, tư duy biện chứng, chỉ là phản ánh sự vận động đang thống trị trong toàn giới tự nhiên..." (C.Mác và Ph. Ăngghen: t.20, tr.526)- là sự phản ánh không hoàn toàn đồng nhất với hiện thực, chỉ là sự phản ánh gần đúng, sự phát ánh đã phát triển mang trong mình dấu ấn đặc thù của nhận thức tích cực, chủ động và sáng tạo của chủ thể nhận thức.

Triết học Mác-Lênin, trong sự đối lập với chủ nghĩa duy tâm, coi lĩnh vực nhận thức không phải là lĩnh vực tuyệt đối của tinh thần đã bị tách rời khỏi thế giới và thống trị trên thế giới, mà là sự phản ánh thế giới đó. Bởi vậy, sự phân tích tư duy theo mặt nội dung của nó có nghĩa đồng thời cũng là sự phân tích chính thực tại- cái đã tạo thành nội dung của tư duy, và đó cũng chính là sự phân tích những hoạt động thực tiễn của con người.

III. Khái lược lịch sử triết học trước Mác.

1. Triết học thời cổ, trung đại. Lần đầu tiên các học thuyết triết học xuất hiện vào khoảng hơn 2.500 năm trước ở Ấn Độ, ở Trung Hoa và ở Hy Lạp cổ đại v.v.

- Những hệ thống triết học đầu tiên của HyLạp cổ đại mang tính duy vật tự phát và tính biện chứng ngây thơ. Hình thức biện chứng đầu tiên trong lịch sử triết học là phép biện chứng cổ đại, mà đại biểu lớn nhất là Hêraclít (khoảng 540-480 tr.c.n). Thuyết nguyên tử của chủ nghĩa duy vật được Đêmôcrít (khoảng 460-370 tr.c.n) đưa ra; ý tưởng đó của ông được Êpiquya (341-279 tr.c.n) và Lu cờ ren ci phát triển. Nhà triết học đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm là Platôn (427-347 tr.c.n), ông là người phát triển biện chứng sâu sắc mối liên hệ của các khái niệm. Triết học cổ đại phát triển tới cực điểm nhờ Arítxtốt (384-322 tr.c. n), người đã tạo ra hệ thống chung nhất về khối lượng của tri thức khoa học-triết học.

2. Triết học thời Trung cổ. Cùng với sự xuất hiện của chế độ phong kiến, Thiên chúa giáo đã ngự trị thế giới quan ở Tây Âu. Giai đoạn đầu của triết học Thiên chúa giáo trong thời kỳ Trung cổ là Pa tri xti ca (ẽàũðốủũốờà), trên cơ sở của Patrixtica, chủ nghĩa kinh viện đã thống trị trong các thế kỷ từ IX đến XII. Chủ nghĩa kinh viện được coi là mục đích của triết học trong sự biện giải của các nhà giáo điều. Trong các thế kỷ từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV xẩy ra cuộc tranh luận giữa thuyết duy thực (thực thể luận) (đại diện là A.Kentơ rờ beri xki. Phôma Ăcvinxki)- thuyết này khảng định sự tồn tại nằm bên ngoài trí tuệ con người với thuyết duy danh (đại diện là Rốt xelin, Đunxcốt, Occam)- thuyết này công nhận sự tồn tại hiện thực chỉ của các sự vật đơn nhất. Kết quả của cuộc tranh luận trên là sự thể hiện của cuộc đấu tranh giữa xu hướng duy vật và xu hướng duy tâm. Hướng chủ đạo của triết học Ả rập thời Trung cổ là hệ thống triết học Pe ri pa tét phía Đông (xem: trường phái Peripatét) với những người chỉ hướng và phát triển các học thuyết của mình như: Kin đi, Pha ra bi, I bi, Xin na, Ibi Rusd.

3. Triết học thời Phục hưng. Sự phát triển của nền sản xuất vật chất, cuộc đấu tranh giai cấp trong phương thức sản xuất phong kiến ngày càng trở nên gay gắt hơn đã dẫn tới điều tất yếu là chủ nghĩa tư bản phải thay thế chủ nghĩa phong kiến. Sự phát triển của kỹ thuật và tri thức tự nhiên đòi hỏi phải giải phóng văn hoá tinh thần khỏi sự thống trị của thế giới quan duy tâm-tôn giáo. "Cú đấm" đầu tiên vào bức tranh tôn giáo của thế giới là của những nhà tư tưởng vĩ đại thời kỳ Phục hưng như Côpécníc (1473-1543, Ba lan), Galilê (1564-1642, Italia), Mônten, Campanella v.v. Các tư tưởng của những nhà tư tưởng thời kỳ Phục hưng là sự phát triển triết học của thời đại mới. Sự tiến bộ của tri thức kinh nghiệm, của khoa học đã đòi hỏi sự thay thế phương pháp kinh viện của tư duy bằng phương pháp mới của sự nhận thức: phương pháp tiếp cận thế giới hiện thực. Các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và những thành tố của phép biện chứng ra đời và phát triển; nhưng chủ nghĩa duy vật thời đó, về tổng thể, là chủ nghĩa duy vật máy móc và siêu hình.

4. Triết học thời cận đại. Người đầu tiên sinh ra chủ nghĩa duy vật thời cận đại là Ph.Bêcơn (1561-1626, Anh), người cho rằng mục đích tối cao của khoa học là bảo đảm cho sự thống trị của con người đối với tự nhiên. T.Hốpxơ (1588-1679, Anh) là người sáng lập ra hệ thống toàn diện đầu tiên của chủ nghĩa duy vật máy móc. Nếu như Ph.Bêcơn và T.Hốpxơ, trong chừng mực nào đấy, đưa ra phương pháp nghiên cứu trực quan về giới tự nhiên, thì R.Đềcáctơ (1596-1650, Pháp) là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý, cố soạn ra một phương pháp chung cho mọi khoa học. Tính chất đặc trưng của học thuyết đó là tính nhị nguyên: cái "biết suy nghĩ" và cái "quảng tính" của thực thể. B.Xpinôda (1632-1677, Hà lan) chống lại tính nhị nguyên của Đềcáctơ bằng chủ nghĩa nhất nguyên duy vật. Lốccơ (1632-1074, Anh) phát triển thuyết duy cảm (cảm giác luận). Các tư tưởng đối lập với chủ nghĩa duy vật được phát triển bằng chủ nghĩa duy tâm chủ quan trong các phương án khác nhau của nó (Béccơli (1685-1753), Hium (1711-1776)). Liêybờnhít (Liebniz 1646-1716) cũng soạn ra học thuyết duy tâm khách quan, trong đó thể hiện ra một loạt các tư tưởng biện chứng.

Nửa cuối của thế kỷ XVIII là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng của chủ nghĩa phong kiến ở nước Pháp và là thời kỳ của cuộc cách mạng tư sản Pháp. Vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng đặt lên vai các nhà triết học duy vật Pháp như La Mêtri (1709-1751), Điđrô (1713-1784), Hônbách (1723-1789), Henvenxi, họ là những nhà tư tưởng chống lại thần học và chủ nghĩa duy tâm. Đặc điểm nổi bật của triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII là sự tuyệt đối hoá vai trò của ý thức trong sự phát triển của xã hội, nhận thức duy tâm về lịch sử.

Giai đoạn quan trọng của lịch sử triết học Tây Âu là triết học cổ điển Đức (Cantơ, Phíchtơ, Sêlinh, Hêghen là những người phát triển phép biện chứng duy tâm). Đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức là phép biện chứng của Hêghen (1770-1831), mà hạt nhân của phép biện chứng đó là học thuyết về mâu thuẫn và sự phát triển. Phoiơbắc (1804-1872) chống lại triết học duy tâm và tôn giáo, phát triển học thuyết về chủ nghĩa duy vật nhân bản.

Vào các thế kỷ XVIII-XIX, tư tưởng triết học duy vật tiến bộ đã phát triển ở nước Nga. Tư tưởng đó đã đi vào truyền thống lịch sử của chủ nghĩa duy vật, mà người đầu tiên sinh ra tư tưởng đó là M.V.Lômônôxốp (1711- 1765) và tư tưởng đó, bắt đầu từ Rađisép, vững bước đi vào thế giới quan của những nhà hoạt động xã hội tiên tiến của nước Nga. Trong các tác phẩm của V.G.Bêlinxki (1811-1848), A.I.Gécxen (1812-1870), N.G. Trernưxépxki (1828-1889), N.A. Đốpbờraliubốp (1836-1861) và của những người bạn chiến đấu của họ và những người đi sau họ đã tạo ra được sự phát triển của triết học cách mạng dân chủ Nga, gắn trong mình một nấc thang mới trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật trước Mác.

5. Sự hình thành và phát triển của triết học Mác.

Chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác là một bộ phận của chủ nghĩa Mác nói riêng, xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi giai cấp vô sản thể hiện mình trên vũ đài lịch sử như một lực lượng chính trị độc lập. Tính cấp thiết về kinh tế-xã hội, khoa học-lý luận và chính trị trực tiếp quy định sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác là sự trả lời khoa học cho các vấn đề xuất hiện trong quá trình phát triển của thực tiễn xã hội và của sự vận động lôgíc nhận thức của con người. C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) đã phân tích một cách sâu sắc và có phê phán thực tiễn xã hội trên cơ sở kế thừa biện chứng và sắp xếp lại các ưu điểm đã có trong lĩnh vực triết học và tư tưởng xã hội trước để xây dựng một thế giới quan mới về chất.

a. Các tiền đề của sự hình thành và phát triển triết học Mác

Tiền đề kinh tế - xã hội của triết học Mác.

- Chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở các nước Tây Âu tiên tiến.

Từ những năm 30 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đi vào giai đoạn phát triển mới. Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã trở thành hệ thống kinh tế thống trị ở các nước Tây Âu, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lớn lên nhanh chóng, tính hơn hẳn của chế độ tư bản so với chế độ phong kiến được thể hiện một cách rõ rệt. Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn các lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.

- Thời kỳ đã diễn ra những mâu thuẫn không thể điều hoà giữa vô sản và tư sản.

Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ ngày càng sâu sắc. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá quá trình sản xuất và trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính tư hữu trong việc sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức và phân phối sản phẩm lao động. Những người lao động bị bần cùng hoá vì bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Giai cấp tư sản không còn là giai cấp cách mạng trong xã hội.

- Giai cấp vô sản đã ý thức được những lợi ích căn bản của mình và tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Sự đấu tranh của giai cấp vô sản với tính cách là một lực lượng chính trị xã hội độc lập xuất hiện mang ý nghĩa đấu tranh giai cấp. Đó là cuộc đấu tranh không điều hoà giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

+ Ở thời kỳ đầu, phong trào công nhân còn mang tính tự phát, thiếu tổ chức với hình thức đấu tranh cơ bản là đấu tranh kinh tế. Giai cấp công nhân còn chưa hiểu được những nguyên nhân làm nên nỗi khổ của mình.

+ Cuối thế kỷ XVIII, giai cấp công nhân Anh, Pháp đã sử dụng hình thức đấu tranh mới. Đó là đình công, bãi công mang tính chất quần chúng rộng rãi kết hợp với biểu tình tuần hành.

+ Vào những năm 30-40 của thế kỷ XIX đã có những biến đổi sâu sắc trong phong trào công nhân. Những cuộc đấu tranh đầu tiên có tính tự giác xuất hiện, khởi nguồn là cuộc khởi nghĩa của những người thợ dệt Ly-ông (1831 & 1834), cuộc nổi dậy có tính cách mạng của công nhân Pa-ri (1832), cuộc nổi dậy của thợ dệt Đức (1844) và phong trào Hiến chương ở Anh (1830-1840).

Như vậy, phong trào công nhân thời kỳ này đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong quan niệm về lịch sử, nảy sinh nhu cầu lý luận của thực tiễn cách mạng để vạch trần những sai lầm cho rằng nhà tư bản và người lao động có thể sống chung, cùng hạnh phúc trong xã hội tư bản; để thay đổi những quan niệm cũ về lịch sử bằng những quan niệm mới: trả lời một cách rõ ràng những vấn đề mà mọi giai cấp trong xã hội quan tâm là số phận của loài người sẽ ra sao; những lực lượng nào đóng vai trò chủ yếu trong cuộc đấu tranh cho tương lai của nhân loại; giai cấp vô sản có sứ mệnh gì trong lịch sử.

Thực tiễn cách mạng của phong trào công nhân nảy sinh yêu cầu khách quan là những vấn đề mà thời đại đặt ra phải được soi sáng bằng lý luận khoa học, được giải đáp về mặt lý luận khi đứng trên lập trường của giai cấp vô sản.

Những điều đó nói lên rằng, nhu cầu xã hội đã chín muồi để xuất hiện một thế giới quan triết học mới: thế giới quan triết học mácxít.

Tiền đề lý luận của triết học Mác.

- Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là các học thuyết của hai đại biểu tiêu biểu là Hêghen (1770-1831) và Phoiơbắc (1804-1872), là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. Đó là những hạt nhân hợp lý của tư tưởng biện chứng Hêghen và các tư tưởng duy vật về những vấn đề cơ bản của triết học Phoiơbắc.

- Kinh tế chính trị học Anh mà đại biểu là A. Smít và Đ. Ricácđô với lý luận giá trị lao động là yếu tố không thể thiếu trong sự hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác.

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những dự đoán thiên tài của Xanh Xi mông, S. Phuriê và Ôoen về một số đặc điểm của xã hội xã hội chủ nghĩa tương lai và sự phê phán của họ đối với chủ nghĩa tư bản.

- Các tác phẩm của các nhà sử học Pháp thời kỳ Khai sáng (Thêri, Gigiô, Minhe v.v.). Nhờ đó, triết học Mác trở thành vũ khí lý luận cải tạo xã hội bằng cách mạng.

Tiền đề khoa học tự nhiên của triết học Mác.

- Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng chứng minh rằng, sự phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hoá những hình thức vận động của chúng mà không có lực nào mất đi cả, không có sự phát sinh và mất đi của năng lượng mà chỉ có sự chuyển hoá không ngừng của năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

- Thuyết tế bào chứng minh rằng, tế bào là cơ sở của kết cấu và sự phát triển chung của các cơ thể thực vật và động vật. Thuyết này xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thái giữa giới động vật và giới thực vật, giải thích quá trình phát triển của chúng, phá bỏ quan niệm siêu hình khi không nhận thấy sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thái giữa giới thực vật và động vật.

- Thuyết tiến hoá đã giải thích một cách duy vật về nguồn gốc và sự phát triển của các loài thực vật và động vật đã đem lại cho sinh học cơ sở thật sự khoa học, xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài.

Các thành tựu (phát minh) trên đã cho thấy sự tiến bộ về chất của khoa học là tiền đề của sự tiến bộ của triết học: cái thúc đẩy các nhà triết học tiến lên, không phải chỉ riêng sức mạnh của tư duy, mà cái đã thúc đẩy họ tiến lên chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhanh chóng và mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp.

b. Bản chất và những đặc điểm chính của bước ngoặt cách mạng do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện trong triết học.

Tính khoa học của triết học Mác

Các ông đã xây dựng nên thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản, được thể hiện trong việc soạn ra chương trình khoa học cho công cuộc xây dựng xã hội cộng sản, đem chương trình đó- chương trình của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản- gieo vào mảnh đất của các quan hệ tư bản chủ nghĩa; chuyển chủ nghĩa duy vật vào sự nhận thức xã hội và lịch sử của nó; thống nhất sáng tạo chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, nhờ đó, dẫn tới sự ra đời hệ thống chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Tính cách mạng của triết học Mác. Dù là sự tổng hợp của sự phát triển của thực tiễn xã hội và của nhận thức khoa học, nhưng triết học Mác đã thể hiện tính cách mạng trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Khảng định sự khác biệt về chất của triết học Mác đối với những hệ thống triết học trước đó, V.I.Lênin viết: "áp dụng phép biện chứng duy vật vào việc soạn thảo ra kinh tế chính trị, và từ cơ sở này- vào lịch sử, vào khoa học tự nhiên, vào triết học, vào chính trị và vào chiến lược của giai cấp công nhân- Đó là những gì mà C.Mác và Ph.Ăngghen quan tâm hơn cả, đó là những gì mới nhất, bản chất nhất mà họ mang lại, đó là bước tiến thiên tài trong lịch sử tư tưởng cách mạng" (V.I.Lênin: t.24, tr.264).

c. Giai đoạn Lênin trong triết học Mác. Giai đoạn mới trong sự phát triển của triết học Mác gắn liền với tên tuổi của V.I.Lênin (1870-1924), Người đã hoàn thiện chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trên cơ sở phân tích đặc điểm và tổng hợp những thành tựu của khoa học tự nhiên trong thời đại mới của chủ nghĩa tư bản- thời đại đế quốc chủ nghĩa.

V.I.Lênin đã phát triển một cách toàn diện lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng- chỉ ra tính biện chứng của quá trình nhận thức, đưa ra học thuyết về vai trò của thực tiễn trong nhận thức, đưa ra học thuyết về chân lý, trong đó chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối.

V.I.Lênin đặc biệt nhấn mạnh vấn đề phân chia sự phát triển biện chứnglà phươngpháp khoa học của sự nhận thức và cải tạo thế giới. Người phê phán mạnh mẽ những hình thức khác nhau của chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri trong triết học cũng như trong khoa học, đưa ra tính cần thiết của liên minh giữa các nhà triết học với các nhà thực nghiệm khoa học tự nhiên.

V.I.Lênin đã đưa ra và giải quyết các vấn đề của tồn tại xã hội và ý thức xã hội, hình thái kinh tế-xã hội, của giai cấp, của nhà nước, quan hệ dân tộc, của nhân tố chủ quan, phát triển học thuyết về cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới.

Di sản triết học của V.I. Lênin trong thời đại hiện nay trở thành cơ sở lý luận của việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triết học mácxít. Tuy vậy, bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ XX, các học thuyết hệ tư tưởng và tầm thường hoá triết học đã thống trị trong triết học mácxít. Về bản chất, các học thuyết đó đã xa rời những nguyên tắc cơ bản của triết học Mác-Lênin. Triết học trở thành công cụ biện hộ về mặt tư tưởng cho sự trấn áp chính trị, cho hệ thống chuyên quyền - quan liêu, tích cực tham gia vào sự hỗn độn của thuyết tương đối, cơ học lượng tử, gien, vào một loạt xu hướng của thuyết không thể biết mới và vào các khái niệm trong lĩnh vực khoa học xã hội. Điều này đã mang lại những tổn thất không nhỏ cho khoa học nói riêng và xã hội nói chung.

Đại hội Đảng Cộng sản Liên-xô lần thứ XX đã đem lại động lực mới cho sự nghiên cứu sáng tạo trong lĩnh vực triết học mácxít. Trong những năm giữa của những năm 50 của thế kỷ XX đã bắt đầu hình thành một loạt những hướng nghiên cứu mới như: những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên, lôgíc học và phương pháp luận khoa học, mỹ học, đạo đức học, xã hội học v.v. Tuy nhiên, về tổng thể, triết học mácxít không vượt qua được ảnh hưởng làm mình biến dạng của hệ thống quan liêu - bao cấp- không chỉ một lần trượt khỏi khoa học triết học, chống lại những hướng đi và những tư tưởng mới.

6. Những đòi hỏi cơ bản đối với triết học hiện nay là triết học phải đối mặt với cuộc sống muôn hình, muôn vẻ. Muốn vượt qua được sự cách biệt giữa triết học với cuộc sống hiện thực của con người và của xã hội loài người thì triết học phải từ bỏ những lập luận trừu tượng và những học thuyết lý luận kinh viện, phải từ bỏ các quan hệ khống luận, các quan hệ biện luận tới hiện thực, phải loại bỏ những hệ thống tưởng tượng, giáo điều, sao y bản chính mà triết học mácxít đã mắc phải.

a. Trong thời đaị hiện nay, một trong những nhiệm vụ chính của triết học mácxít là

- Nghiên cứu học thuyết duy vật biện chứng và các nguyên lý, qui luật, phạm trù của học thuyết đó trong mối quan hệ tác động qua lại với triết học xã hội, với sự nghiên cứu mang tính triết học của khoa học, với triết học văn hoá và với sự nghiên cứu triết học-lịch sử.

- Hướng quan trọng nhất trong lĩnh vực chủ nghĩa duy vật lịch sử là nghiên cứu quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội, nghiên cứu sự biện chứng của xã hội xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn chuyển hoá của nó vào hình thức mới về chất, nghiên cứu bản chất và tính chất của các mâu thuẫn trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu những cơ cấu của những mâu thuẫn đó và các phương pháp giải quyết chúng.

- Đặc biệt cấp thiết là sự nghiên cứu mang tính triết học về sự lớn mạnh của vai trò con người trong sự phát triển bước đầu của xã hội mới, nghiên cứu một cách tổng hợp những hình thái khác nhau hoạt động sống, mục đích, lý tưởng và các giá trị của nó. Cùng với sự nghiên cứu những vấn đề đó là vấn đề không tách rời- nhiệm vụ xây dựng một thế giới quan khoa học.

- Làm phong phú một cách sáng tạo những tư tưởng triết học chỉ có thể khi và trên con đường phân tích những yếu tố hiện thực, phân tích lôgíc khách quan của cuộc sống, đưa ra những tư tưởng so sánh, đối chiếu được cho các xu hướng có tính tìm tòi, tạo ra những cuộc tranh luận về những vấn đề xuất hiện từ chính cuộc sống.

b. Triết học không mácxít giữa thế kỷ XIX-XX.

- Vào những năm 40-60 của thế kỷ XIX, trong triết học Tây Âu, các hình thái kinh điển của chủ nghĩa duy tâm trượt vào sự thoái trào. Là sự phản ứng với triết học duy tâm (trước hết với triết học cổ điển Đức), xuất hiện "chủ nghĩa duy vật tầm thường" (Buxnher, Phốcxtơ, Malêsốt) mang tính siêu hình, máy móc; dựa trên tính đặc biệt của nhận thức, chủ nghĩa duy vật tầm thường đã đồng nhất nhận thức với các hiện tượng và các quá trình vật chất. Vào thế kỷ thứ XIX, xuất hiện "chủ nghĩa thực chứng" (Côngtơ, Mill, Spenxer)- đó là trường phái triết học duy tâm chủ quan, phủ định tính thế giới quan của triết học, giải thích cơ sở của thế giới bằng ý chí, như là cái tự phát ban đầu, E. Gartman phát triển "quan niệm ý chí luận" (thuyết ý chí) và "chủ nghĩa bi quan" của Sôpengauer về thế giới. Vào những năm 70-80 của thế kỷ XIX, dưới khẩu hiệu "Quay lại với Cantơ", xuất hiện "chủ nghĩa Cantơ mới", chủ nghĩa này được phát triển tiếp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Vinđenbanđ, Ríchkert, Natôri, Côgen, Cáccirer).

- Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XIX đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bắt đầu hình thành các trường phái chính của triết học không mácxít của thế kỷ XX. ảnh hưởng lớn nhất là "chủ nghĩa trực giác" (linh cảm) của Bergxơn- chủ nghĩa này đối lập với nhận thức duy lý- "nhận thức được" trực giác đối với cuộc sống.

Sự phục sinh của triết học tự biện là "chủ nghĩa Hêghen mới" (Bređli, Grin, Rôix, Crôche, Crônher, Libert)- chủ nghĩa này phục hồi tính phi lý trong phép biện chứng của Hêghen, một trong những hướng của "chủ nghĩa thực chứng đầu tiên" (thứ nhất) là chủ nghĩa Makhơ (chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán), những người sáng lập ra nó là Makhơ và Avennariút cho rằng, nhận thức của con người là công cụ của sự tiếp cận sinh học tới tự nhiên, bỏ qua nguyên tắc tư duy kinh tế.

- Vào đầu thế kỷ XX, "chủ nghĩa thực dụng" (Pirx, Dzemx, Diup) đã gây được ảnh hưởng lớn, chủ nghĩa này có xuất phát điểm từ sự lý giải chân lý chỉ là điều có ích thiết thực mà phủ định những lợi ích khách quan của cá nhân.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng xuất hiện trường phái "triết học cuộc sống" (Nhítxe, Đintêy, Zimmen). Hùa theo học thuyết của Nhítxe là quan điểm phi lý của Spengler.

- Sau thắng lợi của Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười (Nga) vĩ đại, giai đoạn mới trong sự tiến hoá của triết học không mácxít bắt đầu. Xuất hiện những trường phái và những xu hướng đặt cho mình nhiệm vụ xây dựng lại chủ nghĩa duy tâm kiểu mới.

Có ảnh hưởng hơn cả trong triết học duy tâm thế kỷ XX là chủ nghĩa "hiện tượng tiên nghiệm" (hiện tượng lạ kỳ, đặc biệt) của Guxxerl, lúc đầu, chủ nghĩa này chỉ cố gắng chuyển triết học vào "khoa học nghiêm túc", còn về sau, chủ nghĩa này tiến tới quan niệm của sự khủng hoảng của khoa học và văn hoá Châu Âu nói chung.

Một trong những nhà sáng lập ra triết học "nhân bản hiện đại" là Seler, người đã đặt vấn đề con người và vị trí của con người vào trung tâm học thuyết triết học của mình.

- Vào những năm 10 đến những năm 20 của thế kỷ XX, xuất hiện "chủ nghĩa tự nhiên mới" (Mur, Perri, Kholt, Montegiu); "Xu hướng vũ trụ học" trong chủ nghĩa tự nhiên mới (Alếchxanđơ, Uaitkhed, Smetx) đã phát triển quan niệm siêu hình "sự tiến hoá êmerđzent".

- Vào những năm 20-30 của thế kỷ XX, xuất hiện "chủ nghĩa tự nhiên phê phán" (Santanna, Stroig, Dreic)- như là sự phản ứng lại chủ nghĩa tự nhiên mới.

+ Nửa đầu đến giữa thế kỷ XX Một trong những hướng chính của triết học Phương Tây là "chủ nghĩa thực chứng mới" (Raxxel, Vitgenstein, Carnap, Slik, Nhieirat), chủ nghĩa này phủ định khả năng của triết học như là khả năng của học thuyết lý luận nhận thức của những vấn đề mang tính thế giới quan, đối lập khoa học với triết học, đưa nhiệm vụ của triết học tới sự phân tích lôgíc ngôn ngữ của khoa học. Đồng thời, những đại biểu trên của chủ nghĩa thực chứng mới đã có những vai trò nhất định trong việc phát triển lôgíc hình thức hiện đại. Các trường phái chính của chủ nghĩa thực chứng mới là "chủ nghĩa lôgíc kinh nghiệm" (Carnap, Phranx, Rieykhenbắc), "chủ nghĩa lôgic thực dụng" (Cuain, Guđmen) và "triết học ngôn ngữ học" (Vitgenstein về sau, Rail, Oxtin, Xtrôixốp, Uixdom), những người đã chuyển hoá sự nghiên cứu triết học thành sự nghiên cứu ngôn ngữ học.

+ Nửa đầu đến giữa thế kỷ XX, "chủ nghĩa cá nhân" (Braitmen, Munhie, Lacruia, Phliuelling) cũng có được sự ảnh hưởng nhất định nào đó- đây là xu hướng tôn giáo-duy tâm, cho rằng cá nhân cao hơn giá trị tinh thần, còn toàn bộ thế giới- đó là sự thể hiện tính tích cực của "cá nhân cao nhất"- Chúa Trời.

+ Một trong những hướng chủ đạo của triết học Tây Âu giữa thế kỷ XX là "chủ nghĩa hiện sinh". Hướng chính của chủ nghĩa đó là "chủ nghĩa hiện sinh "vô thần"" (Starte, Camiu, Khaiderrgior trước) và "chủ nghĩa hiện sinh tôn giáo" (Marxel, Iaxperx, Buber)- Vấn đề con người được chủ nghĩa này đặt lên hàng đầu, chủ nghĩa hiện sinh không xem xét con người như là thực thể tự nhiên và xã hội mà xem xét nó như là sự tồn tại (hiện sinh) tinh thần- khả năng "tồn tại (hiện sinh)", được thực hiện trong hành động lựa chọn mang tính tự do tuyệt đối.

Xu hướng có ảnh hưởng hơn cả trong triết học tôn giáo hiện đại là "chủ nghĩa khổ hạnh mới" (Mariten, Zilson, Bokhenxki)- đây là học thuyết triết học của chủ nghĩa Thiên Chúa giáo mới, khi dựa vào nguyên tắc "sự hài hoà của trí tuệ và niềm tin", học thuyết này phục hồi lại những nguyên tắc chính của học thuyết triết học kinh viện thời Trung cổ của Phôma Ăcvinxki, chủ nghĩa khổ hạnh mới đưa ra sự giải thích tôn giáo đối với các học thuyết khoa học hiện đại.

- Vào những năm 60-70 của thế kỷ XX, các trường phái triết học trên đây đánh mất dần sự ảnh hưởng của mình. Nổi lên những trường phái triết học như triết học nhân bản, triết học Germennhiéptiki, chủ nghĩa cấu trúc, trường phái Phranphuốc, chủ nghĩa duy lý phê phán, chủ nghĩa hậu thực chứng các loại của triết học, các phương án hiện tại của "triết học phân tích", những trường phái triết học này thể nghiệm bằng con đường thay đổi các vấn đề và phương pháp nghiên cứu để khắc phục những khó khăn và mâu thuẫn của các tư tưởng triết học Phương Tây.

+ Triết học nhân bản (Plécnhier, Giêlen, Rốtxlắccer, Landman) kỳ vọng vào sự khôn ngoan triết học của tri thức khoa học về con người, tuy vậy, những đại diện chính của triết học nhân bản đã không thể tạo ra hình ảnh tổng quát của con người.

Các đại diện chính của triết học Ge-rmen-nhiép-tiki (Betti, Gađamer, Rikier) nhìn thấy trong nó không chỉ phương pháp của khoa học nhân văn, mà còn là phương tiện để giải thích các tình huống văn hoá-lịch sử và sự tồn tại của con người. Khi xem xét vấn đề cơ bản của triết học trong vấn đề ngôn ngữ, họ loại trừ nhận thức khoa học khách quan, tin tưởng một cách tuyệt đối vào các khảng định gián tiếp của nhận thức, được truyền tải trong ngôn ngữ.

+ Chủ nghĩa cấu trúc (LêviStrox, Lakan, Phucô) là trường phái triết học, bản chất của trường phái đó là tuyệt đối hoá phương pháp cấu trúc và cấu trúc ngôn ngữ. Sự cố gắng mở ra những cấu trúc tổng hợp của hiện thực xã hội và tư duy của con người được chuyển vào trong sự tìm tòi những bản chất siêu hình.

+ Trường phái Phranphuốc (Khorkhaimer, Ađôrnô, Marcuze, Khabermắc) khi dựa vào khả năng tồn tại của triết học hệ thống đã coi chức năng cơ bản của tri thức triết học trong sự phê phán "tổng thể" nhận thức khoa học, phê phán các luận thuyết xã hội và văn hoá.

+ Chủ nghĩa duy lý phê phán (Pôper, Lacatôx, Albert, Phenherabend) xây dựng quan niệm của mình trên cơ sở các vấn đề về sự phát triển của tri thức khoa học mà không công nhận sự có mặt của phương pháp nghiên cứu của triết học. Các đại diện chính của chủ nghĩa duy lý nhìn thấy nhiệm vụ của triết học trong cái được gọi là phê phán duy lý (là cái vay mượn của khoa học). Trong triết học xã hội, chủ nghĩa này là các dạng khác nhau của các cải cách tư sản. Triết học Tây Âu của khoa học tập trung vào các vấn đề của sự phát triển của tri thức khoa học, vào mọi sự thay đổi lịch sử trong các dạng của tính duy lý, vào sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội lên hoạt động nhận thức; đồng thời phủ định vấn đề tính khách quan và tính chân lý của nhận thức- một biểu hiện của chủ nghĩa tương đối lịch sử.

- Vào những năm 80 của thế kỷ XX, trường phái "chủ nghĩa duy vật khoa học" và các dạng khác nhau của chủ nghĩa hiện thực khoa học đã có những ảnh hưởng nhất định lên tư tưởng triết học Tây Âu, đặc biệt là trong triết học và phương pháp luận khoa học.

Các xu hướng chính của sự phát triển của triết học không mácxít trong những năm 80 của thế kỷ XX gắn liền với nhận thức những vấn đề nền móng như, thế giới là gì và vị trí của con người trong thế giới đó ở đâu, số phận của nền văn minh của loài người hiện nay, những mâu thuẫn và các hậu quả về mặt xã hội của sự tiến bộ khoa học-kỹ thuật, sự đa dạng và sự thống nhất của văn hoá, của bản chất nhận thức của con người, cấu trúc của nó và giới hạn, tồn tại và ngôn ngữ v.v...

c. Triết học trong thế giới hiện đại.

- Kinh nghiệm nhận thức lịch sử chỉ ra rằng, triết học cần phải dựa vào tri thức mà nhân loại đã đạt được. Triết học đã đưa ra nhiều qui tắc nền móng cho khoa học hiện đại: Quan niệm của thuyết nguyên tử, qui tắc về sự bảo toàn số lượng của sự vận động, nguyên tắc thuyết định luận, các tư tưởng của sự phát triển v. v. Trong sự gắn liền không tách rời với triết học, khoa học đã đưa ra những học thuyết hiện đại về vũ trụ, về không gian và thời gian, các nguyên tắc tự tổ chức v.v. về phía mình, sự tiến bộ của khoa học đã và đang làm triết học phong phú thêm.

- Triết học không thay thế được cho những khoa học chuyên ngành mà chỉ trang bị cho chúng phương pháp chung của nhận thức và tư duy lý luận, nhờ đó mà triết học chiếm vị trí then chốt trong hệ thống khoa học. Phạm vi áp dụng các phương pháp của các khoa học chuyên ngành thường bị hạn chế trong phạm vi đối tượng nghiên cứu của các khoa học đó. Trái lại, các phương pháp của triết học có tính tổng hợp, nhưng các phương pháp này được áp dụng vào các chuyên ngành của nhận thức không trực tiếp, mà thường là trong kết quả chuyển hoá chúng vào hệ thống qui tắc được áp dụng vào tài liệu đặc biệt của khoa học tương ứng.

- Khi nghiên cứu xu hướng phát triển của khoa học thế kỷ XIX, Ph.Ăngghen chỉ ra rằng, cơ sở triết học tương ứng với các tri thức khoa học tự nhiên cần phải trở thành biện chứng duy vật: "Phép biện chứng là hình thức quan trọng nhất cho khoa học tự nhiên, mặc dầu chỉ có nó thể hiện sự tương tự và bằng cách này, nó là phương pháp giải thích cho những quá trình của sự phát triển xẩy ra trong tự nhiên, cho những mối liên hệ chung nhất của tự nhiên, cho những sự chuyển hoá từ một phạm vi nghiên cứu này sang phạm vi khác" (C.Mác và Ph.Ăngghen: t.20, tr.367). Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của phép biện chứng lớn mạnh trong khoa học của thế kỷ XX, nhất là khi mà khoa học tự nhiên chịu ảnh hưởng lớn của những xu thế liên kết được thể hiện, thí dụ, trong sự xuất hiện của điều khiển học (xibecnêtic) và sự thể hiện trong các thử nghiệm xây dựng một học thuyết thống nhất của các yếu tố thành phần, của học thuyết chung về sự tiến hoá của sinh vật, của học thuyết chung về hệ thống, của các quan niệm giữa các khoa học getíki xanh.

- Phương pháp luận tổng thể (toàn bộ những vấn đề) có ý nghĩa vô cùng đặc biệt cho nhận thức khoa học hiện đại: các phương pháp phân tích cấu trúc tri thức khoa học; sự xuất hiện và phát triển của tri thức mới, phương pháp kinh nghiệm và lý luận của sự nghiên cứu; mối quan hệ qua lại giữa các phương pháp trực giác, evri và lôgíc trong quá trình đưa ra những giả thuyết mới và quá trình soạn thảo những luận thuyết khoa học; các phương pháp giải thích, nhận thức và tiên đoán (đoán trước) các hiện tượng. Vai trò và vị trí của triết học trong nhận thức khoa học được xác định khi triết học đưa lại khả năng nhận thức, đánh giá ý nghĩa và phạm vi áp dụng các phương pháp của khoa học chuyên ngành và của khoa học chung vào sự nghiên cứu dựa vào quan điểm của phương pháp tổng hợp của phép biện chứng duy vật.

- Khi chỉ ra các mâu thuẫn bên trong trong sự phát triển của nhận thức khoa học, được thể hiện trong sự không hoàn thiện của các tri thức cũ bằng những sự kiện (yếu tố) mới và bằng những sự kiện (yếu tố) đã có của kinh nghiệm và của thực tiễn, phép biện chứng duy vật định hướng các nhà nghiên cứu đến việc đưa ra và giải quyết những vấn đề mới của khoa học và bằng cách đó, tạo ra khả năng tiến bộ của khoa học. Điểm đặc thù này của phép biện chứng duy vật đặc biệt rõ ràng khi nó thể hiện trong những giai đoạn chuyển hoá và khủng hoảng của khoa học, vượt qua những giai đoạn đó và dẫn chúng ta đến các cuộc cách mạng khoa học bao gồm trong đó sự biến thể (biến đổi, biến thái, biến hình, biến dạng, biến hoá) cơ sở của hệ thống tri thức khoa học (có nghĩa là các lý tưởng và các hình thái của cơ sở đó), đồng thời, của hình thái của hiện thực.

- Trong tâm điểm của nhận thức triết học có những vấn đề sau đây nẩy sinh, thí dụ, sự đe doạ của chiến tranh hạt nhân tiêu diệt nền văn minh của nhân loại, khủng hoảng môi trường toàn cầu, sự lạnh nhạt của con người đối với các cấu trúc kinh tế-chính trị do chính con người sinh ra. Xã hội hiện nay đang đứng trước thử thách nóng bỏng của nhu cầu trong việc soạn ra những cách tiếp cận mới, những định hướng mới của thế giới quan và những chương trình hoạt động sống của con người. Trước những vấn đề nền móng đó, triết học có sứ mệnh giải thích và làm sáng tỏ những ý nghĩa sâu sắc của sự tồn tại của con người; nhận biết theo cách mới các cơ sở tinh thần của thế giới con người, vấn đề tự do, công bằng, đạo đức, luân lý và tính trách nhiệm.

- Sự phân tích tương ứng hoàn cảnh tinh thần hiện nay không thể tách rời với sự phục hồi các truyền thống của chủ nghĩa nhân đạo mácxít, chủ nghĩa đó đặt con người và những vấn đề hiện thực trong sự tồn tại của con người vào trung tâm của sự nghiên cứu triết học-xã hội học. ý thức triết học của thực tiễn mâu thuẫn và phức tạp trong thế giới hôm nay đòi hỏi phải mở rộng tiềm năng cách mạng-phê phán của phép biện chứng duy vật. Trong điều kiện của sự đối thoại giữa các hệ thống chính trị-xã hội và các nền văn hoá-tinh thần, xuất hiện vấn đề sâu sắc của ý thức- đó là những vấn đề được ưu tiên hàng đầu như: vấn đề lợi ích chung của toàn nhân loại, các giá trị và các lý tưởng; chúng được coi là cơ sở thế giới quan của quá trình hội nhập về kinh tế, khoa học và văn hoá của nhân loại trong thế giới thống nhất và toàn vẹn./.

Nguồn: Triết học. tr. 695-69. Đọc thêm: Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Phép biện chứng, Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Lý luận nhận thức, Khoa học, Xã hội học, Đạo đức học, Mỹ học.

CHƯƠNG I. TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

----------------------------------

CÁCH TRÌNH BÀY THỨ HAI

1. Khái niệm triết học và đối tượng nghiên cứu của triết học.

a. Khái niệm, nguồn gốc râ đời của triết học.

- “Khái niệm triết học”.

+ Người Ấn Độ đọc “triết học” là dar sha na, có nghĩa là chiêm ngưỡng (hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải); "Triết",nghĩa chữ Hán, có nghĩa là trí (bao hàm sự hiểu biết, nhận thức sâu rộng, đạo lý); “triết học” gốc tiếng Hy Lạp cổ khó viết nên người ta chuyển sang tiếng Latinh thành Philosophy- yêu mến (philos) sự thông thái (sophy). Philosophy vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

+ Nhà triết học (triết gia) là nhà thông thái, có khả năng làm sáng tỏ bản chất của mọi sự vật, hiện tượng. Với quan niệm như vậy, triết học khi mới ra đời không có đối tượng nghiên cứu riêng mà bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại, là "khoa học của mọi khoa học".

+ Ngay từ đầu, triết học đã được hiểu như là hoạt động tinh thần của con người biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Thuật ngữ triết học bao gồm hai yếu tố: Yếu tố nhận thức (sự hiểu biết về vũ trụ và con người, sự giải thích hiện thực bằng hệ thống tư duy) và Yếu tố nhận định (đánh giá về mặt đạo lý để xây dựng thái độ và hành động đúng).

+ Quan niệm về môn học triết học ngày càng được hoàn thiện trong lịch sử cho đến khi triết học Mác ra đời.

+ Theo quan điểm mácxít, triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vai trò và vị trí của con người trong thế giới đó.

- Nguồn gốc ra đời của triết học. Triết học ra đời rất sớm, cả ở phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VI-V tr.c.n) ở một số trung tâm văn minh cổ đại, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp, Ba Bi Lon v.v. "Còn về những lĩnh vực tư tưởng ở trên cao hơn nữa trên không trung, như tôn giáo, triết học...thì đã có một nội dung tiền sử". (C.Mác và Ph.Angghen:Tuyển tập,Nxb Sự thật,Hà nội,1971, t.II, tr.602).

+ Nguồn gốc nhận thức, khi tư duy con người đã đạt đến một trình độ khái quát hoá, trừu tượng hoá cao, do đó có khả năng chuyển từ nhận thức kinh nghiệm sang nhận thức lý luận.

Triết học xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của nhận thức khoa học; với sự xuất hiện những đòi hỏi, yêu cầu của xã hội về nhận thức thế giới và con người trong khi nghiên cứu những qui luật chung nhất về tồn tại và tư duy; khi năng lực tư duy trừu tượng của con người đã phát triển và đạt đến trình độ có thể khái quát được các tri thức của nhân loại thành hệ thống.

+ Nguồn gốc xã hội, đó là khi các hoạt động sản xuất của con người bắt đầu có sự phân công lao động, chế độ tư hữu hình thành, giai cấp xuất hiện.

Triết học chỉ xuất hiện khi lao động đã phát triển đến sự phân chia lao động thành lao động trí óc và lao động chân tay (khi Công xã nguyên thuỷ bị thay thế bằng xã hội Chiếm hữu nô lệ). Vì vậy, từ khi ra đời, triết học đã mang tính giai cấp, nghĩa là triết học phục vụ cho lợi ích của những lực lượng xã hội nhất định, của những giai cấp nhất định.

b. Đối tượng của triết học, sự biến đổi của đối tượng của triết học qua các giai đoạn lịch sử

- Thời cổ đại triết học không có đối tượngnghiên cứu riêng. Triết học là “khoa học của mọi khoa học” với nghĩa, triết học bao gồm toàn bộ tri thức của con người đã đạt được thời đó. Platôn (427-347 tr.c.n, Hy Lạp) coi triết học là lĩnh vực đặc biệt của nhận thức. Arítxtốt (384-322 tr.c.n, Hy Lạp) viết: "Triết học đầu tiên lấy việc nhận thức nguyên nhân của cái đang tồn tại làm đối tượng của mình, bởi vì nhận thức là nhận thức cái đang tồn tại". (Siêu hình học, Mátxcơva, 1934, tr.58. Tiếng Nga).

- Thời Trung cổ, đối tượng của triết học bị hoà lẫn với đối tượng của thần học.

- Thời Cận đại, đối tượng của triết học cũng được quan niệm là đối tượng của các khoa học (triết học được coi là “khoa học của mọi khoa học” với nghĩa, triết học đứng trên các khoa học cụ thể, chuyên ngành).

- Trong thời hiện đại, triết học được tách ra và đã trở thành một môn khoa học độc lập và có đối tượng nghiên cứu riêng. Theo Hêghen (1770-1831, triết học cổ điển Đức), triết học là sự tóm tắt thời đại bằng lý luận.

+ Triết học mácxít xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Triết học phương Tây hiện đại không ngừng phân hoá thành nhiều trường phái khác nhau. Tuy vậy, nội dung triết học của các trường phái đó chỉ xoay quanh hai trào lưu chủ yếu là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi lý.

* Nguyên nhân của sự chuyển hướng trên là do những mâu thuẫn kinh tế-xã hội vốn có ngay chính trong lòng chủ nghĩa tư bản và do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng kỹ thuật (cách mạng công nghệ).

* Sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, có thể tóm tắt các quan điểm của chủ nghĩa thực chứng cũ vào các ý chính sau: 1) Nhận thức cần phải được giải phóng khỏi bất kỳ sự phân tích mang tính triết học nào (cả sự phân tích dưới góc độ thế giới quan và góc độ tổng quát). 2) Mọi triết học trước đây- triết học “truyền thống”, nghĩa là triết học siêu hình, giáo điều-kinh viện, cần phải được thủ tiêu và được thay thế, hoặc bằng những khoa học trực tiếp (bởi vì khoa học chính là triết học), hoặc bằng mẫu hình chung và “tiết kiệm” của hệ thống tri thức, hoặc bằng học thuyết về mối quan hệ qua lại giữa các khoa học, về ngôn ngữ của chúng v.v. 3) Trong triết học cần tiếp tục con đường giữa (trung lập), với tư cách là phương tiện hữu hiệu khắc phục đề cao một cách “siêu hình” sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm (sự đối lập trên được coi là không đối lập, là hư ảo hoặc là sai lầm, bởi vì dường như có “cái thứ ba”, có nghĩa là có cái “trung lập” nằm giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm). Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và xung quanh sự giải quyết đó là “điểm tập hợp” của các học thuyết phải hướng tới sự khắc phục phép song đề truyền thống (hoặc có thể dịch là tình trạng lưỡng nan, tình thế khó xử), đã có thể tập hợp, xoa dịu những sự khác biệt của mình, mọi quan niệm “trung gian” trong triết học, trong xã hội học và trong chính trị (Triết học tư sản giai đoạn bên thềm và bắt đầu chủ nghĩa đế quốc. Nxb. Đại học, Matxcơva, 1977, tr.16. Trong tài liệu cũng nêu lên các trường phái triết học trong giai đoạn này gồm: Chủ nghĩa thực chứng cũ; chủ nghĩa Cantơ mới; chủ nghĩa thực chứng mới; triết học cuộc sống ở Đức; triết học cuộc sống ở Pháp; chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối; chủ nghĩa Hêghen mới ở Đức và Ý; chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ và các trào lưu của chủ nghĩa hiện thực (bao gồm chủ nghĩa hiện thực mới, bản thể luận phê phán, chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa tự nhiên ở Mỹ)

* Một số đặc trưng chung, chủ yếu của triết học Phương Tây hiện đại.

1). Tiếp tục có ý đồ vượt lên trên sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm.

Đều nhằm phủ nhận vấn đề cơ bản của triết học. Triết học Phương Tây hiện đại chỉ coi những vấn đề lô gíc học, kết cấu ngôn ngữ, quan hệ ngôn ngữ và tư duy mới là những vấn đề trung tâm của triết học và tuyên bố chống cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Tuy vậy, tính chất duy tâm của triết học phương Tây hiện đại lại thể hiện rõ trong triết học lịch sử, phủ định tính quy luật khách quan của sự phát triển xã hội.

2). Xa rời phép biện chứng. Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít giải thích sai lệnh hoặc chống lại phép biện chứng, nó chỉ thừa nhận biến đổi về lượng mà không thừa nhận biến đổi về chất, hoặc tuyệt đối hoá quá trình vận động, phủ nhận sự đứng im tương đối, làm cho phép biên chứng mang màu sắc thần bí.

3). Phá vỡ sự thống nhất giữa bản thể luận, nhận thức luận và lô gíc học. Với tư cách là hình thái ý thức tư sản ở giai đoạn xã hội tư sản lâm vào khủng hoảng sâu sắc, triết học phương Tây hiện đại đã không còn mang một hình thức lý luận thống nhất và hoàn chỉnh. Nó phá vỡ sự thống nhất của bản thể luận, nhận thức luận và lôgíc học, đề cao khoa học để hạ thấp triết học, quy triết học là sự tổng hợp của các khoa học cụ thể hoặc sự phân tích về phương pháp mà thực chất là nhằm thủ tiêu triết học.

4). Đặt ra được nhưng không giải quyết đúng một số vấn đề cấp bách hiện nay của nhân loại. Triết học phương Tây tư sản hiện đại xuất hiện với tư cách là hình thái ý thức của giai cấp tư sản, nhưng khuynh hướng chính trị của các trường có sự khác biệt nhau. Biện hộ cho chủ nghĩa tư bản, bộc lộ trạng thái hoang mang của tầng lớp trung gian đối với sự khủng hoảng của xã hội tư sản v.v.

Quan hệ giữa khoa học kỹ thuật và con người. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ý nghĩa gì đối với đời sống của con người? Chủ nghĩa ta bản có tiền đồ hay không? nhân loại rốt cuộc sẽ ra sao? Đã phát hiện đúng một số nhược điểm của chủ nghĩa kỹ trị và triết học duy lý, đã vạch ra những mâu thuẫn, khủng hoảng, nhất là hiện tượng tha hoá của xã hội phương Tây hiện đại, nhưng các nhà triết học phương Tây bị hạn chế ở lập trường duy tâm không tổng kết và khái quát đúng quy luật phát triển của khoa học.

Tóm lại, các trào lưu triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít đã phản ánh được một số vấn đề mới của thời đại hiện nay. Nhưng do hạn chế về lập trường chính trị giai cấp, do thế giới quan duy tâm và phương pháp siêu hình nên không đưa ra được câu trả lời khoa học.

c. Triết học và các khoa học chuyên ngành. Triết học hiện đại, khi thoát khỏi những lời phê phán về tính "khoa học của mọi khoa học" đã cho phép mình tự xác định đối tượng nghiên cứu một cách chính xác hơn. Mỗi một khoa học chuyên ngành nghiên cứu một hệ thống qui luật được xác định là đặc thù, nhưng không một khoa học chuyên ngành nào nghiên cứu những qui luật chung nhất về sự vận động và phát triển của các hiện tượng tự nhiên, của xã hội và nhận thức của con người- những qui luật đó là đối tượng nghiên cứu của triết học.

Trong phạm vi nghiên cứu của mỗi ngành khoa học chuyên ngành, tuy có các mức độ khác nhau của sự trừu tượng và tổng hợp, nhưng chúng không vượt ra khỏi phạm vi đối tượng của chúng. Trong triết học, chính sự tổng hợp đó được đưa vào phân tích, trên cơ sở của sự phân tích này sẽ mở ra các qui luật chung của tồn tại và tư duy. Khi thực hiện chức năng này, tư duy triết học luôn định hướng tới các đối tượng mà các tri thức trực quan tương đối chưa thể đạt tới.

2. Vấn đề cơ bản của triết học. Các trường phái triết học trong triết học.

a. Vấn đề cơ bản của triết học

Trong tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” (1886), Ph.Ăngghen viết: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. t.21, tr.403) và trong các Giáo trình triết học đều lấy câu trích này để xác định vấn đề cơ bản của triết học. Thí dụ, "Quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất, trở thành vấn đề lớn và là vấn đề cơ bản của triết học" (Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình Triết học Mác-Lê nin. Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.7).

Trong các tác phẩm khác của C.Mác và Ph.Ăngghen, khi nói về vấn đề cơ bản của triết học, đã không định nghĩa tư duy là gì, tồn tại là gì, mà các ông (đặc biệt là Ph.Ăngghen) chỉ nêu một số khái niệm khác tương tự như tinh thần, tự nhiên, vì vậy dễ dẫn đến cách giải thích quan hệ giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và tự nhiên của Ph.Ăngghen là quan hệ giữa ý thức và vật chất hoặc quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Tuy nhiên, chúng ta hãy xem tiếp đoạn trích ngay sau khi Ph.Ăngghen nêu ra quan điểm về vấn đề cơ bản của triết học đã trích ở trên. Người viết: "Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi con người chưa biết gì về cấu tạo thân thể của họ và chưa biết giải thích những điều thấy trong mơ, họ đã đi đến chỗ quan niệm rằng tư duy và cảm giác của họ không phải là hoạt động của chính thân thể họ mà là một hoạt động của một linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể họ và rời bỏ thân thể họ khi họ chết,- ngay từ thủa đó, họ đã phải suy nghĩ rất nhiều về quan hệ giữa linh hồn ấy với thế giới bên ngoài" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. t.21, tr.403)... "Do đó, vấn đề tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống như bất cứ tôn giáo nào, đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mộng muội...Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, một vấn đề đã đóng một vai trò lớn lao trong triết học kinh viện thời Trung cổ, vấn đề xem cái nào có trước, tinh thần hay tự nhiên?- vấn đề đó bất chấp Giáo hội, lại mang một hình thức gay gắt: thế giới do Chúa Trời sáng tạo ra, hay nó vẫn tồn tại từ trước tới nay?

Cách giải đáp vấn đề ấy đã chia các nhà triết học thành hai phe lớn. những người quả quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và, do đó, rút cục lại thừa nhận rằng thế giới được sáng tạo ra bằng cách nào đó,-...- những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duy tâm. Còn những người cho rằng tự nhiên là cái có trước thì thuộc các học phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. t21, tr.404)

Đoạn trích kinh điển trên đây có hai ý:

Một là, trong mối quan hệ "giữa tư duy và tồn tại", "giữa tinh thần và vật chất" thì khái niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng không nên hiểu theo kiểu "...một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy", hoặc "...mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được gọi là vấn đề cơ bản...của triết học". Bởi vì cách hiểu như vậy đã làm cho người tìm hiểu vấn đề cơ bản của triết học và cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đồng nhất nội dung khái niệm ý thức, tinh thần với nội dung khái niệm ý thức, tinh thần đang được sử dụng trong xã hội loài người (ý thức, tinh thần là ý thức, tinh thần của con người).

Hai là, khái niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng trong đoạn trích trên chỉ có ý muốn nói đến cái phi vật chất, là cái không phải là vật chất mà thôi.

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều thừa nhận sự tồn tại của cái phi vật chất đó.

Chủ nghĩa duy vật coi cái phi vật chất là ý thức, tinh thần, là sản phẩm của dạng vật chất cụ thể (não người), là cái phản ánh vật chất, là cái bị vật chất qui định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện.

Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vấn đề cơ bản của triết học- "mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại" thường được chúng ta lý giải trực tiếp là "mối quan hệ giữa ý thức và vật chất". Cách hiểu như vậy cần phải được phân chia rạch ròi hơn khi sử dụng, vì khái niệm "tư duy" có ngoại diên rộng hơn khái niệm "ý thức", còn khái niệm "tồn tại" có ngoại diên rộng hơn khái niệm "vật chất".

Vì vậy, chỉ trong trường hợp này và trong những trường hợp tương tự như thế này thì mới có thể đồng nhất "tư duy" với "ý thức", "tồn tại" với "vật chất". Còn trong các trường hợp khác, khi đề cập đến các vấn đề như bản chất của thế giới, tính thống nhất vật chất của thế giới và lý luận nhận thức thì nội dung của các khái niệm trên cần phải được phân biệt rõ ràng hơn.

Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Song theo Ph.Ăngghen, lúc đầu, cơ sở của sự phân biệt đó chỉ ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tự nhiên là cái có trước và do đó, không thừa nhận hay thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. t.21, tr.403).

Điều này cho thấy rằng, quan hệ trước sau không phải là cơ sở hàng đầu, lại càng không phải là cơ sở duy nhất để xác định duy vật hay duy tâm trong khi giải quyết những vấn đề mà triết học tự đặt ra cho mình, mà quan trọng hơn, phải xem xét vai trò quyết định thuộc về yếu tố nào- thuộc về vật chất hay ý thức.

Chẳng hạn, vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội là mối quan hệ giữa "tồn tại xã hội" và "ý thức xã hội". Đây là mối quan hệ giữa yếu tố vật chất mà những biểu hiện của nó là hoàn cảnh địa lý, dân số và phương thức sản xuất với những yếu tố tinh thần được biểu hiện qua ý thức của những con người cụ thể, hình thành nên tâm lý xã hội, hệ tư tưởng với hai mức độ là ý thức sinh hoạt đời thường và ý thức lý luận. Trong mối quan hệ này, tồn tại xã hội không thể có trước, ý thức xã hội không thể có sau mà sự ra đời của chúng là đồng thời. Tính duy vật ở đây chỉ được bộc lộ khi thừa nhận ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội, là cái bị tồn tại xã hội quyết định.

Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, ranh giới giữa vật chất và ý thức vừa có tính tương đối vừa có tính tuyệt đối. Tính tuyệt đối của ranh giới này được giới hạn ở góc độ nhận thức luận cơ bản: Đó là sự thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. Ngoài giới hạn ấy, khi khảng định nguồn gốc vật chất của ý thức, khảng định khả năng ý thức được vật chất hoá thông qua hoạt động của con người thì chủ nghĩa duy vật biện chứng đã thừa nhận tính tương đối của ranh giới này.

Nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người; nói đến vật chất là nói đến giới tự nhiên (thế giới vật chất), nên bản chất mối quan hệ giữa với vật chất là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên mà con người đang sống trong đó. Đây là hai mặt trong vấn đề cơ bản của triết học được chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra rất rõ ràng và chúng có mối liên hệ rất mật thiết với nhau: Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí, vai trò của con người đối với giới tự nhiên như thế nào? Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con người về giới tự nhiên đó ra sao?

Đây là một trong những cách hướng đến triết học ứng dụng, là loại triết học đặt ra và định hướng giải quyết những nội dung không chỉ liên quan đến những vấn đề chung nhất có tính toàn cầu như môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh, hoà bình, lương thực, nhà ở, v.v..., mà còn liên quan đến những vấn đề ít chung hơn như những vấn đề do cuộc sống nghề nghiệp, cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đặt ra.

Chủ nghĩa duy tâm coi cái phi vật chất là thực thể siêu tự nhiên (không có nguồn gốc từ tự nhiên), thế giới vật chất là sản phẩm thuần trí của thực thể siêu tự nhiên này nên thế giới vật chất không có thực chất của nó. Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa giới siêu tự nhiên, phi vật chất (tồn tại dưới các tên gọi khác nhau) với giới tự nhiên, con người và xã hội loài người. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa toàn bộ những biểu hiện của tinh thần, ý thức con người như ý chí, tình cảm, tri thức v.v. với hiện thực. Gọi là duy tâm chủ quan với những biểu hiện của nó như chủ quan duy ý chí, chủ quan duy tình cảm, chủ quan duy tri thức v.v. không có nghĩa là quan niệm những yếu tố thuộc ý thức này là cái có trước, mà chỉ là quan niệm cho rằng những yếu tố này (ý chí, tình cảm, tri thức, v.v.) có thể quyết định sự thành công hay thất bại của con người (mà xem nhẹ hoàn cảnh khách quan).

4. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội.

a. Chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận của triết học

- Chức năng thế giới quan của triết học. Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các nhà khoa học mang lại.

Triết học có nhiều chức năng khác nhau, nhưng chức năng thế giới quan là chức năng hàng đầu của triết học.

+ Thế giới quan là gì?

Là một hệ thống các quan niệm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó; về mối quan hệ giữa con người với hiện thực xung quanh và với chính con người; về tính qui định của những quan niệm đó đối với vai trò và mục đích của những con người; về niềm tin, lý tưởng, nguyên tắc của nhận thức, của hành động và những định hướng giá trị. Thế giới quan là khả năng chinh phục thế giới bằng tinh thần và thực tiễn của con người trong sự thốngnhất lý luận với hành động của nó đối với hiện thực. Trong thế giới quan có sự thể hiện của hệ thống các phạm trù văn hoá- mẫu hình tổng hợp của thế giới con người. Triết học là hình thức phát triển về lý luận của thế giới quan. Chủ thể của thế giới quan là xã hội nói chung, giai cấp, tầng lớp xã hội và cá nhân nói riêng. Thế giới quan là hạt nhân của ý thức xã hội và ý thức cá nhân. Tuy nhiên chỉ có những quan niệm khái quát xoay quanh việc giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học mới tạo nên thế giới quan triết học.

Quan niệm (quan điểm) là khối thống nhất của những yếu tố cấu thành nó như: cảm xúc, trí tuệ, tri thức và niềm tin v.v. thể hiện trong các lĩnh vực chính trị, triết học, đạo đức, tôn giáo, khoa học và nghệ thuật. Chúng là các hình thái của ý thức xã hội và được hình thành khi con người nghiên cứu thế giới xung quanh và nghiên cứu chính bản thân mình, trong đó, tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, nhưng tri thức chỉ trở thành một trong những yếu tố của thế giới quan khi đã trở thành niềm tin của con người sau khi đã được thể nghiệm lâu dài trong cuộc sống của mình, còn lý tưởng là trình độ phát triển cao của thế giới quan.

Thế giới quan được xây dựng trên cơ sở các thông tin, tri thức về thế giới, là những câu trả lời cho những câu hỏi như: "thế giới là gì?", "nguồn gốc của thế giới ở đâu?", "kết cấu và hình thức tồn tại của thế giới là như thế nào?" v.v. Thế giới quan, đó không chỉ là tri thức về thế giới nói chung, mà còn là tri thức về con người: vị trí, vai trò, mối quan hệ của con người với thế giới đó. Đó còn là cả một hệ thống những lời giải đáp cho các câu hỏi như "con người có vị trí như thế nào thuộc về thế giới?", "mối quan hệ của con người đối với thế giới ra sao?", "đặc thù của ý thức và cảm xúc của con người ở chỗ nào?" v.v...

+ Bản chất của thế giới quan là sự thể hiện thống nhất biện chứng giữa nhận thức, đánh giá và thực tiễn - cải tạo.

(Có ba cách tiếp cận để xác định bản chất thế giới quan: cách tiếp cận vị khoa học; cách tiếp cận nhận thức-giá trị học và cách tiếp cận hoạt động (thực tiễn). Mỗi cách tiếp cận ra đời trong một hoàn cảnh đời sống xã hội cụ thể và đáp ứng đòi hỏi của việc nghiên cứu lúc bấy giờ; do vậy mỗi cách tiếp cận đều có ý nghĩa nhất định trong quá trình xác định bản chất thế giới quan.

* Cách tiếp cận vị khoa học:

Quan niệm của cách tiếp cận này cho rằng, thế giới quan là một hệ thống các tri thức về thế giới (vật lý học, sinh học, kinh tế học, luật học và nhiều tri thức của các lĩnh vực khác). Quan niệm này muốn nhấn mạnh tính khoa học của thế giới quan, muốn chỉ ra sự tiếp xúc, thâm nhập của các tri thức khoa học vào đông đảo quần chúng nhân dân trong những điều kiện lịch sử cụ thể.

Trong từ điển triết học (M.M.Rôđentan chủ biên, Nxb.Tiến bộ, Matxcơva, 1986, tr.599) cũng có cách tiếp cận tương tự, định nghĩa thế giới quan triết học là "khoa học về các qui luật chung nhất mà cả tồn tại (tức giới tự nhiên và xã hội) lẫn tư duy của con người, quá trình nhận thức đều phải phục tùng". Quan niệm như vậy về bản chất của thế giới quan triết học đã loại các quan điểm triết học không mácxít, thậm chí cả các quan điểm mácxít về vấn đề con người, đạo đức, thẩm mỹ và các vấn đề quan trọng khác ra khỏi thế giới quan triết học.

Như trên đã nói, những thông tin, tri thức do khoa học, nhất là khoa học tự nhiên về thế giới mang lại là cơ sở của thế giới quan và rõ ràng rằng; thiếu tri thức khoa học, nhất là khoa học tự nhiên, thì khó có thể xác định được một thế giới quan khoa học hoàn chỉnh. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là có thể qui thế giới quan vào các tri thức khoa học tự nhiên riêng rẽ. Vì rằng, nếu làm như vậy, nghĩa là sự tổng hợp các kết quả nhận thức khoa học sẽ tạo ra cái gọi là "bức tranh khoa học về thế giới" hay "bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới", thậm chí còn có cả "bức tranh vật lý", "bức tranh hoá học", "bức tranh sinh học" v.v. về thế giới. Việc hệ thống hoá các tri thức khoa học về thế giới được các nhà khoa học nổi tiếng như M.Plăng (M.Plank), N.Bo (N.Bor) v.v. thể hiện trong các công trình khoa học của họ.

Theo chúng tôi, chủ nghĩa duy khoa học (scientisme) có thể được coi là một kiểu tư duy và ứng xử đặc trưng cho sự phát triển của nền văn minh hiện đại ở một trình độ nhất định. Chủ nghĩa duy khoa học được hiểu là sự định hướng vào các chuẩn mực của khoa học tự nhiên và "chính xác" để tiếp cận với việc nhận thức và giải quyết tất cả mọi vấn đề được đặt ra trước xã hội và con người. Chủ nghĩa duy khoa học cũng bao gồm cả thiên hướng tìm kiếm trong khoa học và chủ yếu là trong khoa học câu trả lời và cách thức giải quyết tất cả những gì buộc con người phải quan tâm. Ở đây, khoa học được coi là hình thức duy nhất có thể có để biểu hiện các khả năng của lý tính, còn tính hợp lý và tiêu chuẩn của khoa học, xét về khả năng là có tính phổ biến.

Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn cụ thể, tính khoa học lại được hiểu không phải là khoa học nói chung, không phải là tổng thể các bộ phận, các bộ môn, các loại khoa học, mà chỉ là một số khuynh hướng chủ đạo của nó. Toán học một thời được xem là lý tưởng của tính khoa học, của tư duy đúng đắn. Nhưng ngay cả trong trường hợp cụ thể này, thì đó cũng không phải là toán học nói chung, mà chỉ là một bộ phận của nó: Hình học được coi là mẫu mực của tư duy khoa học. Lépnít đã coi tư duy đúng đắn là tư duy được xây dựng như là một phép tính, tức là theo lôgíc hình thức. Vào đầu thế kỷ XX, lôgíc toán với tư cách là cơ sở phương pháp luận của các khoa học diễn dịch đã được coi là cơ sở của mọi lý thuyết khoa học đúng đắn. Theo đó, cách tiếp cận duy khoa học đã được khảng định trong các khoa học tự nhiên, được định hướng vào khoa học tự nhiên toán học (hay còn gọi là vật lý học hiện đại) như mẫu mực của tư duy đúng đắn về mặt phương pháp luận.

Tính có căn cứ của sự định hướng như vậy, theo chúng tôi, chỉ có hiệu lực đối với các loại khoa học và tri thức xác định khi tính đến nội dung và đối tượng đặc thù của chúng, nhưng nguyên tắc thống nhất của tri thức và của các khoa học không thể qui về sự qui cách hoá chúng theo khuôn mẫu của toán học hay vật lý học (chủ nghĩa vật lý).

Như vậy, những cách tiếp cận như trên đều bị hạn chế bởi chương trình của chúng là cứng nhắc (siêu hình) mà không tính đến thế giới đối tượng đa dạng của tri thức và các năng lực nhận thức phức tạp của con người. Những cách tiếp cận như vậy thậm chí còn bộc lộ tính hạn chế của mình cả trong các khoa học tự nhiên (nếu không thì đã không có những cuộc tranh luận kéo dài về đối tượng của vật lý hay của toán học). Cái được sử dụng để định nghĩa đối tượng không phải là một mệnh đề lô gíc ngắn gọn mà là toàn bộ lý luận, toàn bộ tri thức hiện có về đối tượng đó. Tính hợp lý "khoa học" của các khoa học "chính xác" là thành tựu to lớn của nhận thức, song đó không phải là biểu hiện duy nhất, mà chỉ là biểu hiện một phần năng lực nhận thức của lý tính. Lý tính không phải là cái có đồng cấu trúc, mà có cấu trúc phức tạp và ngày càng bộc lộ các năng lực mới của mình thông qua những thành tựu dda dạng của nhận thức. Do vậy, các khoa học được xây dựng theo các cách khác nhau và con người cũng nhận thấy ở chúng những tiêu chuẩn khác nhau về tính hợp lý và các quan niệm khác nhau về bản chất của đối tượng.

Nét đặc trưng của "bức tranh khoa học" về thế giới nằm ở chỗ, "bức tranh" đó không quan tâm đến mối liên hệ của con người với thế giới xung quanh, không quan tâm đến vai trò và vị trí cũng như những nhu cầu, lợi ích và mục đích của con người trong thế giới đó. Với việc định hướng hẹp như vậy, thế giới hiện ra chỉ là những "vật tự nó" chứ không phải "vật cho chúng ta". Bởi vậy, đó không phải là thế giới quan triết học.

* Cách tiếp cận nhận thức - giá trị học:

Trong "Nhập môn triết học" (Mátxcơva, 1989, t.1, tr.25-27), G.Gec xơ (G.Gertx) đã thể hiện quan điểm của mình về bản chất của thế giới quan một cách vắn tắt rằng: "Chúng tôi hiểu thế giới quan như một hệ thống những lời giải đáp nhất định về cội nguồn của thế giới và nguồn gốc của tri thức, về vị trí của con người trong thế giới, về ý nghĩa của cuộc sống và đặc trưng của tiến bộ xã hội". Ở đây, G.Gec xơ cho rằng, việc xác định bản chất của thế giới quan cần dựa trên cả phương diện bản thể luận và cả phương diện nhận thức luận, nghĩa là thế giới quan phải được hiểu như là kết quả của quá trình nhận thức đặc thù, chứ không phải là phép cộng các tri thức của các khoa học cụ thể, cũng không phải chỉ là những thông tin của nhận thức, phản ánh thế giới bởi cảm xúc của con người.

Tuy có những chuyển biến tích cực hơn trong việc xác định bản chất thế giới quan, nhưng các tác giả của "Nhập môn triết học" nói chung và G.Gec xơ nói riêng vẫn chỉ đề cập đến thế giới bên trong (thế giới tinh thần) của con người, còn thế giới bên ngoài cùng các hoạt động thực tiễn của họ thì chưa được đề cập đến.

* Cách tiếp cận hoạt động (thực tiễn).

Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này là cần phải thấy phương pháp đúng đắn, khoa học nhất để đi tìm bản chất của thế giới quan được xuất phát từ sự nghiên cứu các yếu tố của thế giới quan bên trong và của thế giới quan bên ngoài của con người: từ sự thống nhất giữa tư duy với hành động, ý thức với tồn tại, lý luận với thực tiễn, trong đó, thực tiễn là cơ sở cho sự thống nhất này, đồng thời thực tiễn cũng là cơ sở cội nguồn của các tư tưởng và những tiêu chuẩn tồn tại của chúng.

Thế giới quan của con người đúng là sự phản ánh chủ quan lối sống của con người (nói rộng ra là của xã hội nhất định nào đó). Đây là sự phản ánh thụ động lối sống của con người. Nhưng thế giới quan không chỉ là như vậy mà nó còn là lối sống tích cực của con người, còn là nguyên tắc, triết lý sống, là sự thông thái về cuộc sống để chỉ dẫn cho cả nhận thức lẫn hành động của con người, thế giới quan còn là yếu tố có ý nghĩa lớn lao trong việc giải quyết tất cả những vấn đề và những nhiệm vụ chủ yếu của cuộc đời mỗi con người nói riêng đặt ra.

Tóm lại, chính những hành vi và hoạt động của con người đã đặt ra một loạt vấn đề như:

- Con người đã đặt ra cho mình những mục đích sống gì và các phương tiện để hiện thực hoá những mục đích đó như thế nào?

- Mối quan hệ của con người với việc nhận thức ra sao?

- Liệu nhận thức có đáp ứng được những mục đích sống đã được con người lựa chọn?

- Con đường thực hiện những mục đích ấy có tuân theo những qui luật phát triển, theo cấu trúc, theo chức năng của thế giới khách quan, theo những nhu cầu, lợi ích và những khả năng khách quan vốn có ở con người?

- Liệu những mối quan hệ của con người với thực tiễn cải tạo thế giới khách quan, cải tạo chính bản thân mình có phù hợp với những đòi hỏi và những khuynh hướng phát triển hợp qui luật của hiện thực?

- Bằng cách nào mà với tư duy và hành động của mình, con người đã thể hiện sự thống nhất của mình với thế giới, đã hiểu được những triển vọng của mình, tin tưởng vào chính bản thân mình và vào tương lai của giai cấp mình, dân tộc mình và của cả nhân loại?

Rõ ràng rằng, có một kiểu định hướng giá trị nhất định, một tổ hợp những chuẩn mực sống, chuẩn mực đạo đức, pháp luật v.v. nhất định tương xứng với nội dung xác định của yếu tố nhận thức trong thế giới quan. Trên cơ sở của việc định hướng thế giới quan nhất định, hình thành nên một kiểu hành động tương ứng của con người và ngược lại, mỗi một kiểu hành động của con người đòi hỏi phải được định hướng bằng một thế giới quan phù hợp, có luận chứng khoa học để củng cố niềm tin vào sự đúng đắn của kiểu hành động đó.

Như vậy thì vấn đề về khả năng giải phóng con người và xã hội, về những tiền đề khách quan và chủ quan trong việc hiện thực hoá khả năng sáng tạo của con người đã trở thành bản chất của thế giới quan.

Việc con người quan tâm tới "bức tranh" của thế giới khách quan (bên ngoài) chỉ có ý nghĩa khi lý giải được vấn đề là bằng cách nào để thế giới "tự mình" trở thành thế giới "cho con người". Như vậy, thế giới quan không chỉ đề cập đến vị trí của con người trong thế giới mà còn đề cập đến cả việc giải quyết những vấn đề như:

- Chúng ta là ai?

- Chúng ta từ đâu tới và sẽ đi đến đâu?

- Chúng ta sẽ tạo ra một môi trường sống của mình, một thế giới ngày mai vì những mục đích gì và dưới những hình thức nào?

- Chúng ta sẽ đấu tranh để khảng định vị trí, vai trò của mình trong thế giới này nhằm thực hiện những mục đích của mình bằng cách nào?

Từ đây, rút ra định nghĩa thế giới quan:

- Thế giới quan là một hệ thống những lời giải đáp các câu hỏi trên, được hình thành và phát triển trong xã hội loài người trong hai hình thức:

+ Thứ nhất, thế giới quan là một yếu tố sống động của ý thức cá nhân, giữ vai trò chỉ dẫn cách thức tư duy và hành động của cá nhân (thế giới quan cá nhân).

+ Thứ hai, thế giới quan là sự thể hiện lý luận và khái quát hoá các quan điểm và hoạt động của một nhóm xã hội lớn, một giai cấp hay toàn xã hội (thế giới quan xã hội). Các nhà triết học, kinh tế, xã hội học và các nhà tư tưởng chính trị v.v. luôn luôn suy ngẫm để xây dựng thế giới quan xã hội với nhiệm vụ là phải làm cách nào đó để thể hiện một cách đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất những nguyên lý triết học, những tư tưởng lý luận chỉ dẫn suy nghĩ và hoạt động của con người từ vị thế của một nhóm xã hội, một giai cấp hay toàn xã hội.

Tuy nhiên việc phân chia thế giới quan ra thành hai hình thức trên chỉ có tính ước lệ, bởi vì đây là hai cực của một hiện tượng, cá nhân và xã hội luôn nằm trong mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau:

Mỗi cá nhân luôn có mong muốn làm phong phú tri thức của mình, tiếp nhận những lý luận mang tính thế giới quan để thể hiện vị trí của mình trong thế giới, trong đời sống xã hội.

Ngược lại, những quan điểm thế giới quan xã hội thẩm thấu vào ý thức cá nhân, trở thành một bộ phận trong ý thức và niềm tin của cá nhân rồi tác động và chỉ dẫn thế giới quan cá nhân.

- Sự gắn bó chặt chẽ giữa hai hình thức thế giới quan- cá nhân và xã hội- được thể hiện rõ trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" (1848) của C.Mác và Ph.Ăng ghen. Hơn thế nữa, chúng ta nhìn thấy tất cả các phương diện (phương diện nhận thức, phương diện giá trị và phương diện thực tiễn) của thế giới quan trong tác phẩm này:

"Tuyên ngôn..." đã thể hiện và luận chứng một cách khoa học bản Cương lĩnh của Đảng Cộng sản như là kim chỉ nam cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản trong đời sống của giai cấp công nhân và của toàn xã hội. "Tuyên ngôn..." không chỉ đem lại thông tin mô tả về thế giới, mà còn trực tiếp thể hiện mình là thế giới quan xã hội có tính khoa học cao, nghĩa là trong "Tuyên ngôn..." không chỉ thể hiện những tri thức, những giá trị chuẩn mực cần thiết để định hướng hoạt động cho giai cấp vô sản: "Tuyên ngôn" đã giúp cho giai cấp công nhân hiểu được những quyền lợi chính đáng của mình và các phương pháp để giành được những quyền lợi đó, đã chỉ ra con đường đấu tranh vì một xã hội mới. "Tuyên ngôn..." là một học thuyết hoàn chỉnh cùng với lý luận là sách lược, chiến lược cách mạng. Bởi vậy, người ta thường nói trong "Tuyên ngôn..." đã thể hiện đầy đủ thế giới quan và phương pháp luận cách mạng và đánh giá "Tuyên ngôn..." là điểm đánh dấu giai đoạn C.Mác và Ph. Ăngghen hoàn thành thế giới quan cộng sản của mình.

Tuy vậy, ở đa số dân cư, thế giới quan của họ không phải là kết quả của việc nghiên cứu lý luận hay tri thức được rút ra từ sách vở, nghĩa là thế giới quan của họ không được hình thành dưới dạng lý luận mà thường là thế giới quan được hình thành do tích luỹ và thu thập kinh nghiệm sống của mình và của mọi người. Thế giới quan đó hướng dẫn suy nghĩ và hành vi của họ mà họ không biết rằng cái được gọi là kinh nghiệm sống (đôi khi là sự thông thái) của họ chính là thế giới quan. Đây là mức độ thấp trong nhận thức thế giới quan. Tuy vậy, không nên đánh giá thấp tác dụng của nó với tính cách là một yếu tố điều chỉnh và định hướng hoạt động của con người, bởi vì trong những điều kiện sống cụ thể, mỗi người đều luôn đặt ra và giải quyết những vấn đề về mối quan hệ của mình với thế giới, vị thế của mình trong xã hội và ý nghĩa cuộc sống của mình. Trong cuộc đời của mình, con người đã chọn lựa và định hướng cuộc sống của mình, thể hiện chính thế giới quan của mình.

Nhưng con người vốn là một thực thể xã hội. Sự giao tiếp của con người luôn được mở rộng, còn những nhu cầu và quyền lợi của con người luôn gắn bó với nhu cầu và quyền lợi của các tầng lóp, nhóm xã hội hay các giai cấp, nhờ vậy mà thế giới quan xã hội luôn bổ sung cho thế giới quan cá nhân, cải biến sự nhìn nhận thế giới của mỗi cá nhân. Thế giới quan xã hội cũng luôn gắn bó chặt chẽ với hoạt động thực tiễn của con người. Do vậy, không phải là các cá nhân riêng biệt mà chính các tầng lớp, nhóm xã hội hay các giai cấp mới là chủ thể của một thế giới quan như vậy.

Thế giới quan mácxít hướng giai cấp vô sản tới sự giải phóng triệt để những người lao động ra khỏi mọi hình thức bóc lột, đó là một vấn đề phức hợp đánh dấu sự chuyển biến lịch sử về chất trong việc kiến tạo lại toàn xã hội. Một sự can thiệp vào kết cấu xã hội như thế, tất yếu đòi hỏi phải nhận thức một cách khoa học và sâu sắc sự phát triển của xã hội và những môí liên hệ gắn bó mật thiết với nó. Thế giới quan mácxít không phải là thế giới quan của những con người riêng biệt mà là của cả giai cấp công nhân và của toàn nhân loại cần lao. Những nguyên lý của thế giới quan xã hội này được chuyển hoá vào thế giới quan cá nhân, định hướng cho con người tích cực tham gia vào việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, cải tạo chính bản thân mình và chính trong việc cải tạo này, con người có được sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, ước mơ và hiện thực.

Cách tiếp cận bản chất của thế giới quan như vậy đã chỉ ra được sự thống nhất giữa con người và thế giới, tư duy và hành động, cái chủ quan và cái khách quan, lý luận và thực tiễn trong thế giới quan như thế nào.

Vì thế có thể nói, thế giới quan đã bao hàm trong mình vấn đề cơ bản của triết học. Vậy thì ở đâu và bằng cách nào có được sự thống nhất giữa con người với thế giới, giữa tư duy với tồn tại?

Trong quá trình trao đổi chất giữa con người với giới tự nhiên (thế giới) đã tạo nên cái gọi là giới tự nhiên thứ hai (thiên nhiên thứ hai), hay theo cách nói của C.Mác- thân thể vô cơ của con người. Thiên nhiên thứ hai này thể hiện sự thống nhất giữa con người với thế giới, cái chủ quan và cái khách quan, tư duy và hành động. Thiên nhiên thứ hai, thân thể vô cơ của con người chính là hình thức vật thể của văn hoá. Như vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu văn hoá dưới góc độ triết học đã đi tới việc xác định giới hạn tột cùng của tồn tại người, và do đó, văn hoá đã được xác định ở cấp độ thế giới quan. Chính vì thế mà triết học, thế giới quan và văn hoá luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, luôn hỗ trợ và tác động lẫn nhau. Và cũng chính vì thế mà thế giới quan triết học như là sự phản tư văn hoá của một dân tộc, một thời đại.

+ Các loại thế giới quan. (xem mục: Thế giới quan. Từ điển Bách khoa toàn thư về triết học. Nxb. Từ điển Xôviết, Matxcơva, 1989, tr.367, Rus).

Trước khi triết học ra đời, cái giữ địa vị thống trị con người là thế giới quan thần thoại, mà theo đó, con người và vũ trụ đều do các lực lượng siêu nhiên (thần linh) tạo ra và điều khiển. Khi tri thức kinh nghiệm được tích luỹ, các mầm mống của khoa học xuất hiện, con người dần dần phần nào làm chủ được giới tự nhiên, làm chủ được bản thân mình, và do vậy, con người không còn thoả mãn với bản chất và địa vị do thế giới quan thần thoại áp đặt và bắt đầu đi tìm cái bản chất "tự nhiên", "phi thần thoại" của mình, tự coi mình là một bộ phận của giới tự nhiên (vì tri thức về giới tự nhiên là cái duy nhất mà con người có để mang ra đối lập với thế giới quan thần thoại). Do vậy, triết học thời kỳ này đặt ra cho mình nhiệm vụ hàng đầu là tìm hiểu bản chất của giới tự nhiên (thường gọi là bản thể luận tự nhiên, rộng hơn nữa là triết học tự nhiên).

Dù ở phương Đông hay ở phương Tây tất cả mọi nhà triết học đều đi theo con đường như vậy và kết quả là họ đã coi bản chất của giới tự nhiên là một hay một vài yếu tố vật chất (dạng cụ thể của vật chất) cùng với những thuộc tính hiển nhiên nhất của chúng (điều này hoàn toàn phù hợp với trình độ tri thức khoa học tự nhiên lúc bấy giờ). Đến thời Trung cổ (thế kỷ V-XV), do sự thống trị của quyền lực Giáo hội cùng với thế giới quan tôn giáo (thần học), các vị thần linh, lại một lần nữa, "chiếm đoạt" bản chất con người. Song đến thời Phục hưng (thế kỷ XV-XVI), đặc biệt là thời Khai sáng (thế kỷ XVII-XVIII), tri thức về giới tự nhiên của con người đã đạt được những thành tựu to lớn và lần đầu tiên, con người nhận thấy lý tính của mình (là công cụ và phương tiện cơ bản của nhận thức) là cái để phân biệt con người với phần còn lại của giới tự nhiên, và điều quan trọng hơn, lý tính là cái chứng tỏ bản chất "tự nhiên", "phi thần thánh" của con người. Do vậy, sự tìm kiếm bản chất con người đối với triết học thời kỳ này cũng có nghĩa là sự tìm kiếm bản chất của sự nhận thức.

Bản thể luận nhận thức đã ra đời như vậy và một loạt vấn đề của bản thể luận nhận thức được trình bày rõ ràng nhất trong "Phê phán lý tính thuần tuý " (1781) của I. Cantơ (1724-1804, triết học cổ điển Đức) và được nghiên cứu tỷ mỷ nhất trong "Khoa học Lôgic" (1816) của Hêghen (1770-1831, triết học cổ điển Đức). Có thể coi đây là những bước tiến dài của con người đến với tồn tại với tư cách như là tồn tại.

- Chức năng phương pháp luận. Triết học với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó, với việc nghiên cứu các quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy, do vậy triết học giữ vai trò phương pháp luận chung nhất.

b. Vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội.

- Trong triết học Mác-Lênin, giữa lý luận và phương pháp luôn có sự thống nhất hữu cơ với nhau, chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng là phép biện chứng duy vật, nên nó có vai trò to lớn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

- Giữa triết học Mác-Lênin và các khoa học cụ thể có mối liên hệ khăng khít với nhau. Trong đó, nhờ sự gắn bó giữa triết học và các khoa học cụ thể là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học. Ngược lại, khoa học muốn phát triển đúng hướng cần phải dựa trên nên tảng của lý luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, triết học Mác-Lênin còn có khả năng giúp cho con người tự giác trong quá trình tự trau dồi các phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực tư duy sáng tạo.

CHƯƠNG II. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

-------------------

A. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

I. Khái lược lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại

1. Điều kiện kinh tế-xã hội và đặc điểm tư tưởng triết học Ấn Độ cổ, trung đại.

a. Điều kiện kinh tế-xã hội Ấn Độ cổ, trung đại.

- Xã hội Ấn Độ cổ đại là xã hội mang tính chất công xã nông nghiệp với sự phân chia đẳng cấp hết sức nghiệt ngã.

- Nền văn hoá Ấn Độ cổ, trung đại thường được chia thành ba giai đoạn chính

+ Giai đoạn từ thế kỷ XXV-XV tr.c.n (thiên niên kỷ III đến đầu thiên niên kỷ II tr.c.n) được gọi là nền văn minh sông Ấn.

Đây là nên văn minh đồ đồng mang tính chất đô thị của một xã hội đã vượt qua trình độ nguyên thuỷ, đang tiến vào giai đoạn đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ, trong đó nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp đã đạt tới một trình độ nhất định: Kinh tế bao gồm nông nghiệp, thương nghiệp. Nghề dệt bông len, đúc đồng, điêu khắc, gốm sứ tráng men, làm đồ nữ trang phát triển. Xuất hiện chữ viết (nhưng chưa giải mã được). Thành phố được xây bằng gạch nung. Xã hội đã phân chia giàu, nghèo. Tôn giáo thờ Thần Shi va (Shiva). Đầu thiên niên kỷ II tr.c.n, nền văn minh này lụi tàn. Các học giả chưa thống nhất được nguyên nhân tan rã của nó.

+ Giai đoạn từ thế kỷ XV-VII tr.c.n được gọi là nền văn minh Vệ Đà (Véda).

Đây là thời kỳ hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của người Arya ở phía Bắc và cũng là thời kỳ rực rỡ nhất của nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Bộ lạc Arya tràn xuống châu thổ sông Hằng. Hình thành nhiều tôn giáo lớn, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của xã hội Ấn Độ cổ đại. Xuất hiện chế độ đẳng cấp. Tiêu biểu về mặt tư tưởng cho sự phân chia đẳng cấp xã hội là đạo Bà la môn. Chế độ này qui định cơ cấu xã hội và có ảnh hưởng lớn đến hình thái tư tưởng Ấn Độ cổ đại. Đó là chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tập tục hôn nhân v.v.

Người ta chia xã hội Ấn Độ cổ đại thành bốn đẳng cấp chính là: Đẳng cấp tăng lữ, lễ sư đạo Bà la môn; Đẳng cấp vương công, vua chúa, tướng lĩnh, võ sỹ; Đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân; Đẳng cấp tiện dân và nô lệ. Ngoài ra, còn có những người không được xếp vào đẳng cấp nào, đó là tầng lớp người cùng đinh, hạ đẳng.

Việc phân chia xã hội thành những đẳng cấp với những tính chất khắt khe, nghiệt ngã đã động chạm đến quyền lực của nông dân, thương nhân và thợ thủ công thành thị, ngăn cản sự phát triển của sức sản xuất xã hội, dẫn xã hội đến sự bất bình đẳng và tự do gây nên cuộc đấu tranh giữa các tôn giáo chống lại sự thống trị của Đạo Bà la môn và Kinh Vệ đà.

Trong lĩnh vực tư tưởng, cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật, vô thần, chủ nghĩa hoài nghi chống uy thế của kinh Vệ đà và tín điều tôn giáo Bà la môn đã diễn ra quyết liệt.

+ Giai đoạn từ thế kỷ VI-I tr.c.n, là thời kỳ hình thành các trào lưu triết học tôn giáo lớn của Ấn Độ, gồm hai trường phái lớn đối lập nhau và hai trường phái này lại được chia thành 9 hệ thống: Trường phái triết học chính thống (thừa nhận uy quyền tuyệt đối của kinh Véda) gồm 6 trường phái: Sam khu ia (Sámkhuya), Mi man sa (Mimànsa), Vê đan ta (Vedànta), Iô ga (Yoga), Ni ani a (Nyanya) và Vai sê si ca (Vaisésika) và Trường phái triết học không chính thống (không thừa nhận uy quyền tuyệt đối của kinh Véda) gồm 3 trường phái: Da i na (Jaina) giáo, Phật giáo và Lô cay ata (Lokayàta).

- Trong thời kỳ này, nhiều tri thức về khoa học tự nhiên đã ra đời và là cơ sở nhận thức của chủ nghĩa duy vật, góp phần cùng chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.

Ở Ấn Độ cổ đại, sự phát triển của các tư tưởng triết học không chỉ gắn liền với sự cần thiết phải giải quyết những vấn đề do đời sống xã hội đặt ra mà còn luôn gắn liền với những tiến bộ của khoa học. Những thành tựu khoa học không chỉ giúp con người khám phá, cải tạo tự nhiên mà còn là cơ sở hình thành nên thế giới quan triết học duy vật và những tư tưởng biện chứng tự phát.

+ Ngay từ thời Vệ đà khoa học tự nhiên đã bắt đầu xuất hiện: Thiên văn học tạo ra lịch pháp, phỏng đoán Trái đất hình cầu và tự quay quanh trục của nó. Cuối thế kỷ V tr.c.n, đã giải thích được hiện tượng Nhật, Nguyệt thực. Toán học, người Ấn Độ đã phát minh ra chữ số thập phân, tính được trị số Pi, biết được những định luật cơ bản về quan hệ giữa cạnh và đường huyền của tam giác vuông, giải được phương trình bậc 2, 3 v.v. Y học cũng phát triển mạnh mẽ ngay từ sớm, trong kinh Vệ đà người ta tìm thấy tên nhiều cây thuốc và cách sử dụng chúng trong việc chữa bệnh. Đến đầu thế kỷ II, các nhà y học Ấn Độ đã đúc kết các thành tựu y học thành bộ sách bách khoa về y học. Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ đã để lại một phong cách độc đáo, đặc biệt là lối xây dựng Chùa, tháp Phật; chúng vừa có ý nghĩa triết học, tôn giáo vừa biểu hiện ý chí, vương quyền.

Những năm đầu công nguyên, văn hoá Ân độ đã phát triển lên một bước mới do sự giao lưu với Hy lạp, La mã và các nước khác trên thế giới.

b. Đặc điểm tư tưởng triết học Ấn Độ cổ, trung đại.

Tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại được hình thành từ cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I tr.c.n, dựa trên thế giới quan thần thoại, tôn giáo để giải thích vũ trụ bằng những biểu tượng các vị Thần mang tính tự nhiên, có nguồn gốc từ những hình thức tôn giáo tối cổ của nhân loại và tín ngưỡng vật linh. Tư tưởng tôn giáo rất phát triển, đan xen vào các tư tưởng triết học làm nên đặc thù của triết học Ấn Độ cổ đại.

Những ý thức về triết học, những tư tưởng triết lý trừu tượng lý giải về những nguyên lý của vũ trụ, giải thích bản chất đời sống tâm linh của con người chỉ thực sự xuất hiện vào khoảng thế kỷ X-XI tr.c.n.

- Người ta chia những tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại thành hai thời kỳ:

+ Thời kỳ Vệ đà (khoảng từ cuối thiên niên kỷ II đến thế kỷ VII tr.c.n).

Kinh Vệ đà, đạo Rig Vệ đà và những tư tưởng triết lý tôn giáo khởi nguyên; Tư tưởng triết học trong kinh U pa ni shad; Tư tưởng triết học trong hai cuốn sử thi cổ.

Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo cổ đại coi tinh thần thế giới (Brahman) là thực tại trước tiên, là nguồn gốc sinh ra thế giới bên ngoài (kể cả con người). Linh hồn con người (átman) là hiện thân của tinh thần thế giới tồn tại vĩnh viễn theo luật luân hồi. Sự siêu thoát là mục đích của linh hồn, là điều kiện để linh hồn thống nhất với tinh thần thế giới. Để siêu thoát, con người phải từ bỏ cuộc sống trần tục xấu xa, phải nhờ vào sự linh báo đã ghi trong kinh Vệ đà.

+ Thời kỳ Cổ điển (còn gọi là thời kỳ Phật giáo, Bà la môn giáo) từ thế kỷ VI đến thế kỷ I tr.c.n).

Trường phái triết học chính thống (thừa nhận uy quyền tuyệt đối của kinh Véda) gồm 6 trường phái: Sam khu ia (Sámkhuya), Mi man sa (Mimànsa), Vê đan ta (Vedànta), Iô ga (Yoga), Ni ani a (Nyanya) và Vai sê si ca (Vaisésika).

Trường phái triết học không chính thống (không thừa nhận uy quyền tuyệt đối của kinh Véda) gồm 3 trường phái: Da i na (Jaina) giáo, Phật giáo và Lô cay ata (Lokayàta).

Hai trường phái triết học này cùng tồn tại và đấu tranh với nhau trong triết học Ân độ cổ đại.

2. Những tư tưởng cơ bản của các trường phái

a. Trường phái Sam khu ia (Sámkhuya). Thời sơ kỳ, Sam khu ia có lập trường duy vật, thừa nhận vật chất là nguyên nhân tạo ra thế giới. Thời hậu kỳ, quan điểm triết học của trường phái này có khuynh hướng nhị nguyên.

b. Trường phái Mi man sa (Mimànsa), thời sơ kỳ có quan điểm vô thần. Thời hậu kỳ chuyển sang quan niệm duy tâm thần bí.

c. Trường phái Vê đan ta (Vedànta). Vedànta có nghĩa là kết thúc Véda, là trường phái triết học duy tâm thần bí, tuyên truyền cho sự tồn tại của Brátman, tức ý thức thuần tuý đầu tiên tạo ra thế giới.

d. Trường phái Iô ga (Yoga). Tư tưởng cốt lõi là “sự hợp nhất của tâm thể về một mối”, là trường phái triết học duy tâm thần bí có khuynh hướng lấy việc thực hiện các phương pháp luyện công trong thực tiễn để chứng minh các triết lý của mình.

đ. Trường phái Ni ani a (Nyanya) và Vai sê si ca (Vaisésika). Đây là hai trường phái triết học khác nhau nhưng lại có những quan điểm triết học tương đối giống nhau. Họ cùng là tác giả của lý thuyết nguyên tử. Trong lý luận nhận thức, họ có đóng góp quan trọng trong việc phát triển các tư tưởng về lôgíc hình thức, với hình thức biện luận về quá trình nhận thức theo 5 bước (gọi là ngũ đoạn luận) nổi tiếng.

e. Trường phái Jaina. Jaina có nghĩa là chiến thắng. Nội dung triết học cơ bản của Jaina là học thuyết về “cái tương đối”, lý luận về phán đoán thực thể tồn tại. Jaina cũng tin vào thuyết “luân hồi” và “nghiệp”.

f. Trườngphái Lokayàta. Đây là trường phái triết học có quan điểm duy vật khá triệt để và phần nào giống với các trường phái triết học duy vật Hy Lạp cổ đại.

g. Trường phái Phật giáo. Xuất hiện vào thế kỷ VI tr.c.n ở miền Bắc Ấn Độ (NêPan bây giờ). Người sáng lập là Đức Thích Ca Màu Ni (Siddhattha) (563-483 tr.c.n, hoá Phật năm 483 tr.c.n khi Ngài tròn 35 tuổi). Phật giáo ra đời do sự chống đối của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại. Tác phẩm kinh điển bao gồm Kinh, Tạng và Luận (Tam tạng).

- Các quan niệm cơ bản của Phật giáo.

Phật giáo đưa ra 4 luận điểm: “Vô tạo giả”, “Vô ngã”, “Vô thường” và “Nhân duyên quả báo”, thể hiện quan điểm duy vật, vô thần và tư tưởng biện chứng tự phát.

+ Quan niệm về giới tự nhiên: vũ trụ vô thuỷ, vô chung, vạn vật trong thế giới chỉ là những biến hoá vô thường, vô định không do Thần Thánh tạo nên. Thế giới không có thực thể luôn biến đổi không ngừng theo luật Nhân-Quả: Sinh-Trụ-Di-Diệt (sinh-lão-bệnh-tử) và chỉ có biến hoá này là hiện thực.

+ Nhân-Duyên-Quả sinh ra vạn vật: Nhân-Duyên sinh ra vạn vật (Quả), trong đó, cái Nhân (hetu) nhờ cái Duyên (pratitya) mới sinh ra được cái Quả (phla). Quả lại do cái Duyên mà thành ra Nhân khác, Nhân này lại nhờ Duyên mà thành ra Quả mới. Cứ như thế nối tiếp nhau mà thế giới, vạn vật, muôn loài cứ sinh sinh, hoá hoá mãi.

+ Quan niệm về nhân sinh gồm hai phần chính.

Một là, chỉ ra nguyên nhân nỗi khổ của con người: Con người do Nhân, Duyên kết hợp mà thành và có hai phần là thể xác và tinh thần, hai phần đó là Cái Tôi sinh ra lý (tức là thể xác) có thể cảm giác được và Cái Tôi tinh thần, tâm lý, tức là Tâm, gọi là Danh (nâma). Cái Tôi tinh thần, tâm lý chỉ có tên gọi mà không có hình, có chất, không cảm giác được.

Hai phần trên của con người do Nhân, Duyên hợp thành, tạo ra mỗi con người cụ thể có Danh, Sắc (năma-runa). Nhưng yếu tố Duyên hợp thì ta còn là ta, nếu Duyên tan thì ta không còn là ta (mà là diệt), ta không mất đi mà trở lại với cái tạo ra Nhân, Duyên (được gọi là Ngũ uẩn) cứ thế nên vạn vật và con người cứ biến hoá, vụt còn, vụt mất không có cái gì tồn tại mãi mãi v.v. Sự biến hoá do Nhân, Duyên đó được gọi là Vô thường.

Vì con người không nhận thức được cái Vô thường (maya) nên không nhận thức được "cái Tôi" có mà không, không mà có nên người ta tưởng mình tồn tại mãi mãi, cái gì cũng là của ta, vì ta nên con người cứ khát ái, tham dục, có những hành động chiếm đoạt làm thoả mãn lòng ham muốn tạo ra Nghiệp báo (karma), mắc vào bể khổ triền miên không dứt (sam sara), mắc vào luật chi phối của Nhân, Duyên, chịu Nghiệp báo và kiếp Luân hồi.

Hai là, Phật giáo chủ trương tìm kiếm mục tiêu “giải thoát” bằng “Tứ diệu đế” (bốn chân lý- satya), bao gồm: 1) Khổ đế (Dukkha- Đời là bể khổ- bát khổ): sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly, sở cầu bất đắc, oán tăng hội, ngũ thủ uẩn. 2) Nhân đế (Diệt đế- Nirodha- thập nhị nhân duyên): Vô minh; Hành; Thức; Danh sắc; Lục nhập; Thụ; ái; Thủ; Hữu; Sinh; Lão, Tử (trong đó nguyên nhân do “vô minh” là quan trọng nhất). 3) Diệt đế (Nirodha- mọi nỗi khổ đều có thể bị tiêu diệt) thể hiện lòng tin của Phật nơi Niết bàn. 4) Đạo đế (Marga- bát chính đạo): Chính kiến, chính ngữ, chính tư duy, chính nghiệp, chính niệm, chính mệnh, chính tịnh tiến, chính đinh.

"Tứ diệu đế" và "Thập nhị Nhân Duyên" là phương tiện để giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ và kiếp luân hồi và đây là triết lý nhân sinh chủ yếu của Phật giáo.

Tuy khác với các tôn giáo khác (thí dụ với Kitô giáo), Phật giáo tuy không thừa nhận Thượng đế là người sáng tạo ra thế giới, nhưng thừa nhận linh hồn là bất tử, độc lập với thể xác, trải qua nhiều "kiếp" và do "nghiệp" qui định.

"Niết bàn" là cõi con người hướng tới, và để đến được Niết bàn con người phải khổ công tu luyện theo "Tám con đường chính" bằng phương pháp thực hành tu luyện theo "Ngũ giới" (Năm điều răn) và "Lục độ" (Sáu phép tu).

Như vậy, trong luận thuyết về nhân sinh và con đường giải thoát của Phật giáo mang nặng tính bi quan về cuộc sống. Chủ trương "xuất thế". "siêu thoát" có tính chất duy tâm, không tưởng về những vấn đề xã hội.

Sau khi Phật viên tịch, Phật giáo được chia thành nhiều phái khác nhau. Trong đó, đáng chú ý có hai phái: Thượng toạ bộ (Tiểu thừa) và Đại chúng bộ (Đại thừa). Phật giáo bắt đầu suy yếu, đến khoảng thế kỷ IX sau công nguyên thì rơi vào khủng hoảng. Đến thế kỷ XII, Phật giáo hoàn toàn sụp đổ trước sự tấn công của các tôn giáo khác, đặc biệt là Hồi giáo ở Ấn Độ.

- Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật xung quanh các vấn đề về khởi nguyên thế giới, về con người và nhận thức của nó, về linh hồn v.v.

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm với chủ nghĩa duy vật trước hết diễn ra xung quanh vấn đề nguồn gốc của thế giới và mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác.

Nguồn gốc của thế giới và mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác: Một số nhà duy vật (trường phái Lô kay ata) cho rằng linh hồn được sinh ra từ đất, nước, lửa, không khí và mất đi cùng với thể xác khi chết. Họ quan niệm rằng thế giới vật chất (trong đó có con người) do một số yếu tố vật chất sinh ra: Có quan niệm cho rằng, yếu tố khởi nguyên của thế giới là không khí. Có quan niệm cho rằng, không gian là bản nguyên của thế giới. Có quan niệm cho rằng, nước là nguồn gốc sinh ra thế giới (kể cả thần thánh). Có quan niệm cho rằng, nguyên tử là nguyên tố vật chất đầu tiên sinh ra thế giới (trường phái Jai na).

- Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm với chủ nghĩa duy vật còn diễn ra xung quanh vấn đề đạo đức học. Ngay cả trong vấn đề này, quan điểm của chủ nghĩa duy vật cũng đối lập với các quan điểm của chủ nghĩa duy tâm. Khi chống lại chủ trương khổ hạnh để linh hồn được giải thoát khỏi sư hạn chế bởi những thân xác cụ thể mà linh hồn sống trong đó, các nhà duy vật đòi cho con người phải đươc quyền hưởng mọi thú vui của cuộc sống và coi quyền đó là hợp với tự nhiên. Còn các nhà duy tâm coi đòi hỏi đó của các nhà duy vật là dung tục, chỉ chú ý đến đời sống vật chất tầm thường.

- Phép biện chứng thô sơ cũng là một giá trị của triết học Ấn Độ cổ đại. Các nhà duy vật đã giải thích sự mất đi của vật này, sự xuất hiện của vật khác là do những nguyên nhân nội tại của sự vật. Theo quan điểm của trường phái Sam khya, sự vận động của vật chất là do yếu tố kích thích nội tại giữa ba Gu na hay ba Đức gây nên. Đó cũng là ba phương thức cơ bản sự tồn tại của thế giới; vật chất không ngừng biến hoá, phát triển trong không gian và thời gian, theo luật Nhân-Quả, dẫn tới sự xuất hiện toàn bộ tính đa dạng của tự nhiên. Trường phái triết học Jai na cho rằng, thế giới bao quanh con người vừa vận động, vừa đứng im, đó là một mâu thuẫn mà con người cần phải chấp nhận.

3. Kết luận:

a. Hình thành từ cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I tr.c.n, triết học Ấn Độ cổ đại là một nền triết học có truyền thống lâu đời. Từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo, người Ấn Độ cổ đại đã sáng tạo ra nền triết học của mình, dựa trên tư duy trừu tượng, lý giải căn nguyên của vũ trụ, nhân sinh và cố gắng vạch ra bản chất đời sống tâm linh của con người.

b. Ngay từ khi ra đời, trong triết học Ấn Độ cổ đại đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa thế giới quan duy tâm, tôn giáo với tư tưởng duy vật, vô thần. Trong cuộc đấu tranh đó, các trường phái trong triết học ấn độ cổ đại kế thừa tư tưởng của nhau, tạo nên những khái niệm, phạm trù triết học, tôn giáo cơ bản, mang tính truyền thống, nhưng vô cùng phong phú, chụi sự chi phối mạnh mẽ của Kinh Vệ đà và các tôn giáo lớn của Ấn độ cổ đại.

c. Triết học Ấn Độ cổ đại có nội dung tư tưởng và hình thức đa dạng, nền triết học đó phản ánh sâu sắc cuộc sống của xã hội Ấn Độ cổ đại, bước đầu đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề của triết học như nhận thức luận, bản thể luận, nhân sinh quan, tư tưởng biện chứng tự phát; từ tâm lý, đạo đức đến các quan điểm chính trị, xã hội, pháp luật dưới những hình thức muôn màu, muôn vẻ.

Nhưng hầu hết các trường phái triết học Ấn độ cổ đại đều tập trung lý giải về bản nguyên của vạn vật, của vũ trụ, chú ý đến bản chất đời sống tâm linh, tìm căn nguyên nỗi khổ của cuộc đời, vạch ra cách thức, con đường để giải thoát con người khỏi những nỗi khổ đó. Vì vậy, triết học Ấn Độ cổ đại gắn liền với tôn giáo, là triết học đời sống, đạo đức nhân sinh: Xu hướng khá đậm nét trong triết học Ấn Độ là quan tâm giải quyết những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tâm linh tôn giáo với xu hướng “hướng nội”, đi tìm cái “Tiểu ngã” trong cái “Đại ngã” của thực thể cá nhân. Có thể nói, phản tỉnh nhân sinh là một nét trội và có ưu thế của của nhiều học thuyết triết học Ấn Độ cổ, trung đại (trừ Lókayata), và hầu hết các học thuyết triết học này đều biến đổi theo xu hướng từ hữu thần đến vô thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên. Phải chăng điều đó phản ánh trạng thái trì trệ của “phương thức sản xuất châu á” ở Ấn Độ vào tư duy triết học và đến lượt mình, triết học lại trở thành một trong những nguyên nhân cho trạng thái trì trệ đó.

d. Triết học Ấn Độ cổ đại được các lãnh tụ của nhân dân ấn độ vận dụng trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và cũng được truyền bá rộng rãi tới nhiều quốc gia trên thế giới./.

II. Khái lược lịch sử triết học Trung Quốc cổ, trung đại

Trung Quốc là một trong những chiếc nôi văn minh của nhân loại, là những trung tâm văn hoá và triết học cổ xưa, rực rỡ, phong phú nhất của Phương Đông. Sự phát sinh và phát triển của các tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại gắn liền với quá trình biến đổi của điều kiện kinh tế-xã hội và sự phát triển của những mầm mống khoa học tự nhiên trong xã hội Trung Quốc qua từng thời kỳ.

1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Trung Quốc cổ, trung đaị.

a. Hoàn cảnh ra đời. Triết học Trung Quốc cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I tr.c.n và phát triển rực rỡ ở thời Xuân thu-Chiến quốc.

Người ta thường chia lịch sử tư tưởng Trung Quốc thành hai giai đoạn chính:

- Giai đoạn Thương-Chu (1766-256 tr.c.n). ở thời kỳ này, những tư tưởng triết học đầu tiên đã xuất hiện, chỉ mới ở mức độ sơ khai và còn chịu ảnh hưởng bởi thế giới quan thần thoại và tôn giáo.

- Giai đoạn Xuân Thu-Chiến Quốc (722-221 tr.c.n). Đây là thời kỳ mà chế độ nô lệ ở Trung Quốc cổ đại đã phát triển tới đỉnh cao, các mâu thuẫn của một xã hội có các giai cấp đối kháng bộc lộ ngày càng sâu sắc. Về mặt tư tưởng, thời kỳ này các trường phái triết học bắt đầu xuất hiện phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp cùng các mâu thuẫn xã hội đang ngày càng gay gắt trong xã hội đương thời. Trong giai đoạn này xuất hiện 6 trường phái triết học chủ yếu là Nho gia (Nho giáo), Đạo gia (Lão giáo), Mặc gia, Pháp gia, Danh gia và Âm Dương gia.

b. Đặc điểm của triết học Trung Quốc cổ, trung đaị.

- Nền triết học nhấn mạnh tính nhân văn; Thực tiễn đạo đức; đặc biệt lưu ý sự hài hoà ,thống nhất giữa con người với thiên nhiên,

- Phương thức tư duy trực giác.

2. Triết học Trung Quốc giai đoạn Thương-Chu (1766-256 tr.c.n)

a. Thế giới quan duy tâm, tôn giáo và những tư tưởng chính trị.

- Xã hội Trung Quốc cổ đại- khi triết học ra đời và phát triển- là xã hội đánh dấu sự tan rã của chế độ nô lệ và bắt đầu hình thành các quan hệ xã hội phong kiến phức tạp.Tính chất phức tạp của xã hội Trung Quốc cổ đại được phản ánh trong tính phức tạp của triết học. Nhiều học thuyết chính trị-xã hội, triết học và tôn giáo ra đời và không ngừng đấu tranh với nhau trong suốt lịch sử xã hội Trung Quốc cổ đại.

- Những quan niệm thế giới quan thần thoại, tôn giáo là hình thái ý thức chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội. Người Trung Quốc cổ đại bắt đầu thờ cúng "Thần Tổ tiên", "Trời" và sùng bái “Thần tự nhiên” chi phối vạn vật, quyết định vận mệnh của con người thay cho tín ngưỡng vật linh thủa trước. Giai cấp chủ nô lợi dụng tín ngưỡng đó và cho rằng, sự thống trị xã hội của của giai cấp chủ nô (và về sau là của Vua) là tuân theo ý Trời, mọi sự đổi thay của của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội cũng như số phận con người đều do ý chí của Trời, của Thần chi phối.

Như vậy, các tư tưởng thế giới quan thần thoại, tôn giáo đã phản ánh đúng trình độ nhận thức và đời sống xã hội còn thấp kém của Trung Quốc thời kỳ này. Người Trung Quốc đã thần thánh hoá các hiện tượng tự nhiên thành lực lượng siêu tự nhiên, có sức mạnh thần bí, tối cao để gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình vào đó. Hơn thế nữa, xuất hiện những người được coi là "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý" có thể trao đổi với Trời, với Thần cầu khấn Trời, Thần linh che chở, thậm chí mách bảo những điều sắp đến và phù hộ cho con người trên mặt đất: Thuật chiêm tinh, bói toán, phong thuỷ ra đời và đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của Trung Quốc cổ đại và hiện đại.

- Những biểu tượng tôn giáo và triết học xuất hiện rất sớm trong xã hội Trung Quốc. Từ cuối thiên niên kỷ thứ II tr.c.n đã có các biểu tượng về "Đế", "Thượng đế", "Thiên mệnh", "Quỉ thần" v.v. Đầu thiên niên kỷ I đã xuất hiện những biểu tượng về "Âm dương - Ngũ hành". Cuộc đấu tranh giữa duy tâm và duy vật, giữa tôn giáo và vô thần đã diễn ra xung quanh các biểu tượng đó, mà chủ yếu xung quanh các vấn đề khởi nguyên của thế giới, vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề con người, số phận con người, vấn đề đạo đức, vấn đề tri thức v.v.

Chủ nghĩa duy tâm được giai cấp thống trị ủng hộ nên đã chiếm được vị trí chủ đạo trong thế giới quan của xã hội Trung Quốc cổ đại. Các nhà duy vật dựa vào những tri thức khoa học tự nhiên nên các quan điểm triết học của họ đã có những tác dụng nhất định trong việc phê phán các quan điểm duy tâm thần bí vốn gắn liền với chế độ phong kiến Trung Quốc.

b. Những tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại.

- Trong giai đoạn Thương- Chu (1766-256 tr.c.n).

Đối lập với những quan niệm tôn giáo, tín ngưỡng là những tư tưởng vô thần, tiến bộ khẳng định vị trí và vai trò con người trong thế giới xung quanh. Có quan niệm cho rằng, chỉ cần con người ra sức sản xuất nông nghiệp và tiết kiệm tiền bạc thì có thể phòng được thiên tai, bệnh tật, còn cúng bái, tế lễ, đồng bóng không mang lại lợi ích gì (Tang Văn Trọng). Lại có quan niệm cho rằng, dựa vào Thần, Thánh để giải thích, biện hộ cho những hành vi của con người là tội ác lớn nhất (Sĩ Bá). Có quan niệm thẳng thắn chỉ ra rằng "đạo Trời thì xa, đạo người thì gần cho nên nói những về đạo Trời chỉ là những điều ba hoa, sáo rỗng" (Tử Sản).

Về những biến đổi trong tự nhiên cũng có những giải thích bằng những hiểu biết sơ khai: Động đất (năm 780 tr.c.n) là do Dương bị Âm đè nén (Bá Văn Dương). Những hiện tượng của tự nhiên là do Âm, Dương sinh ra mà không ảnh hưởng đến hoạ, phúc của con người v.v.

Nổi bật nhất trong các tư tưởng đó là những quan niệm duy vật ngây thơ, những tư tưởng biện chứng tự phát tập hợp lại thành trường phái triết học Âm Dương gia (Trâu Diễn, thế kỷ III tr.c.n và những người khác) với thuyết Âm-Dương, Ngũ hành nổi tiếng còn tồn tại và được vận dụng đến ngày nay.

+ Thuyết Âm-Dương (Càn-Khôn).

Trong triết học Trung Quốc cổ đại, quan niệm Âm-Dương đã có từ thời Thương (1766-1122 tr.c.n), xuất phát từ Kinh Dịch cổ.

Ban đầu, Âm biểu tượng chỗ không có ánh sáng Mặt Trời, Dương biểu hiện chỗ có ánh Mặt Trời. Sau đó Âm có nghĩa là đêm, lạnh, giống cái, yếu, suy, tiểu nhân, số chẵn, vạch đứt -- -- v.v., Dương có nghĩa là ngày, ấm, giống đực, mạnh, thịnh, quân tử, số lẻ, vạch liền ----- v.v.

Từ một sự vật (được gọi là Thái cực) sinh ra Âm, Dương (gọi là Lưỡng nghi), rồi từ Lưỡng nghi sinh ra Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu dương (gọi là Tứ tượng, tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng, hành tinh), Tứ tượng sinh ra Bát quái [Càn (Trời, giống đực), Ly (Lửa, sáng), Cấn (Núi, tĩnh, an), Tốn (Gió, vào) {thuộc Dương} và Khôn (Đất, giống cái), Khảm (Nước, hiểm tr), Đoài (Đầm, vui vẻ), Chấn (Sấm, động){thuộc Âm}], Bát quái sinh ra Trùng quái (64 quẻ), Mỗi quẻ lại có 6 hào). Như vậy, 64 quẻ x 6 hào = 384 hào, tạm đủ để giải thích nhiều sự vật, hiện tượng trong Trời, Đất.

Trời Đất cũng là Âm Dương, là cha mẹ của muôn loài, phải giao cảm với nhau rồi mới có muôn loài (Thiên Địa nhân luân, vạn vật hoá, thuần); "Giống đực, giống cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nở, biến hoá (Nam nữ cấu tinh, vạn vật hoá-sinh)" (Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch Đạo của người quân tử. Nxb.Văn học, Hà Nội, 1994, tr.112)

+ Thuyết Ngũ hành.

Trong triết học Trung Quốc cổ đại, cùng với quan niệm Âm-Dương là quan niệm Ngũ Hành, bởi vì chỉ riêng 384 hào của Thuyết Âm-Dương vẫn không đủ giải thích mọi sự biến thiên phức tạp của vạn vật.

Năm "Hành" được định sẵn cùng với năm cặp số "sinh-thành" ra chúng, có vị trí "tiên thiên" qui định: Thuỷ (số 1,6; phía Bắc, mùa Đông, màu Đen), Hoả (số 2,7; phía Nam, mùa Hè, màu Đỏ), Mộc (số 3,8; phía Đông, mùa Xuân ), Kim (số 4,9; phía Tây, mùa Thu, màu trắng), Thổ (số 5,10; Trung tâm, giao thời giữa bốn mùa, màu vàng,).

Năm "Hành" đó tương tác lẫn nhau và tuân theo cơ chế hai chiều đối xứng Âm-Dương, tức cơ chế "tương sinh, tương khắc", trong đó, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ: Đây là quá trình các Hành tác động, chuyển hoá lẫn nhau, tạo ra sự biến đổi trong vạn vật. Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ: Đây là quá trình các Hành ràng buộc, qui định lẫn nhau. (GS.TS. Hoàng Tuấn: Nguyên lý chọn ngày theo lịch can chi. Nxb.Văn hoá-Thông tin, Hà Nội, 2000, tr.25).

Người ta thường gộp Thuyết Âm-Dương và Thuyết Ngũ hành làm một và thường gọi là Thuyết Âm dương-Ngũ hành, bởi chúng đều có nguồn gốc từ Hà đồ (mô hình về các con số trên mai rùa khoảng bốn ngàn năm tr.c.n) trong đó thể hiện khả năng tự điều chỉnh theo quy luật của các sự vật, hiện tượng để tồn tại và phát triển mà không gây nên những rối loạn nội tại dẫn đến khả năng tự huỷ diệt.

Thuyết Âm dương-Ngũ hành được các nhà triết học Trung Quốc thời cổ, trung đại vận dụng để giải thích thế giới và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Trong quan niệm về thế giới của Khổng Tử (551-479 tr.c.n, Nho gia) đã có những yếu tố duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát: vạn vật trong vũ trụ luôn sinh thành, biến hoá không ngừng theo "đạo" của nó. Sự vận động và biến đổi ấy bắt nguồn từ mối liên hệ, tương tác giữa Âm, Dương. Trường phái triết học Âm Dương gia còn cho rằng, con người và lịch sử của con người cũng do năm "Hành" đó chi phối và luôn tuân theo sự biến đổi của chúng.

Nếu như Thuyết Ngũ hành chủ yếu giải thích cơ cấu của vũ trụ thì Thuyết Âm-Dương đi sâu vào lý giải nguồn gốc và sự biến đổi của vạn vật trong vũ trụ đó. Thuyết Âm dương-Ngũ hành là kết quả đúc kết kinh nghiệm của lịch sử Trung Hoa cổ đại. Tuy chỉ mới có tính trực quan, ngây thơ và thậm chí còn có những quan điểm duy tâm về xã hội, nhưng đã bộc lộ khuynh hướng duy vật và những tư tưởng biện chứng tự phát trong quan niệm về cơ cấu và sự vận động, biến hoá của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.

- Trong giai đoạn Xuân thu-Chiến quốc (722-221 tr.c.n). Các trường phái triết học chính: Nho gia, Mặc gia, Lão giáo, Danh gia, Pháp gia

+ Đặc điểm của thời Xuân thu (722-475 tr.c.n)

Trong thời kỳ này của lịch sử Trung Quốc, công cụ lao động và sự phân công lao động đã phát triển khá mạnh: lưỡi cày bằng sắt và dùng bò kéo cày, thuỷ nông cũng dần trở thành kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Chăn nuôi tách khỏi tách khỏi trồng trọt từ thời Thương-Chu theo chế độ “tỉnh điền” nay do sức sản xuất tăng, nông dân vỡ hoang tạo ra số lượng ruộng tư ngày càng nhiều, đồng thời bọn quý tộc phong kiến chiếm đoạt ruộng đất công tạo ra chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất. Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát triển mạnh: bên cạnh các nghề cổ truyền là sự ra đời và phát triển của các nghề mới như luyện kim, đúc, rèn sắt, nhuôm, đồ gốm v.v. Chính những điều này đã ảnh hưởng lên nền chính trị nhà Chu. Trong suốt thời Xuân thu kéo dài khoảng 295 năm đã xẩy ra 483 cuộc chiến tranh giữa các nước chư hầu tranh nhau là bá chủ thiên hạ. Trung Quốc thời Xuân thu bị chia ra thành bảy nước gồm Tề, Tấn, Tần, Sở, Tống và cuối Xuân thu còn thêm Ngô, Việt. Người dân Trung Quốc cổ đại vốn đã đói khổ, lại càng đói khổ hơn vì các cuộc chiến tranh đó.

+ Đặc điểm của thời Chiến quốc (475-221 tr.c.n)

Thời Chiến quốc công cụ lao động và sự phân công lao động phát triển mạnh hơn: nghề luyện sắt hưng thịnh, phần vì nhu cầu của chiến tranh, phần vì năng suất và hiệu quả lao động được nâng cao nhờ sử dụng công cụ lao động bằng sắt. Buôn bán phát triển tạo nên những đô thị và các làng trên các bờ sông được sử dụng làm đường giao thông. Các nghề thủ công như đồ gốm, nghề chạm bạc, ươm tơ, dệt lụa và tiền bằng kim loại ra đời. Thuỷ lợi và các kỹ thuật canh tác nông nghiệp càng phát triển, các công trình thuỷ lợi được xây dựng nhiều tại các lưu vực sông Hoàng Hà đến Trường Giang. Chế độ tự do mua, bán ruộng đất đã làm cho bọn quý tộc phong kiến, thương nhân giàu có trở thành những địa chủ lớn, thuê mướn nông dân và phát canh, thu tô. Quan hệ sản xuất phong kiến nông nô xuất hiện và dần chiếm ưu thế trong đời sống xã hội. Trong giai đoạn này của lịch sử Trung Quốc, tồn tại sáu trường phái triết học chính (Nho gia, Mặc gia, Lão giáo, Danh gia, Âm Dương gia và Pháp gia).

Trong giai đoạn đầy biến động đó của lịch sử Trung Quốc cổ đại, một loạt những vấn đề về tư tưởng đã đặt ra cho các nhà tư tưởng lớn. Sự phức tạp của xã hội làm nẩy sinh sự đa dạng của những tư tưởng triết học Trung Quốc thời kỳ này. Các tư tưởng triết học của nhiều trường phái khác nhau đã đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt tạo nên không khí sôi động trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Quốc cổ đại.

Chúng ta hãy nghiên cứu một vài tư tưởng triết học chính của một số trường phái xung quanh quan điểm “Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới đó” (Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình triết học Mác-Lênin. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 8)

Tư tưởng triết học của Khổng Tử (Nho gia)

Trường phái triết học Nho gia mà đại diện là Khổng Tử (551-479 tr.c.n) xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ VI tr.c.n dưới thời Xuân Thu. Đến thời Chiến Quốc, Nho gia được Mạnh Tử (372-289 tr.c.n) và Tuân Tử (315-230 tr.c.n) hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau là duy tâm và duy vật. Trong đó, Nho gia dòng Khổng-Mạnh có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Quốc và các nước lân cận.

Các tác phẩm chủ yếu của Nho gia gồm Ngũ Kinh và các Truyện: Kinh Thi là sự chọn lựa, chỉnh lý dân ca và tụng ca của các nước. Kinh Thư là các tư liệu lịch sử, huấn lệnh của các tiên vương. Kinh lễ là sưu tập cách tổ chức, chế độ, phong tục của các nước. Kinh Nhạc (đã thất truyền) và Kinh Dịch- Đạo của người quân tử. Truyện là sách để truyền kinh, thuyết minh nội dung, tinh thần, tư tưởng của các kinh.

Nho giáo được lưu truyền ở Việt Nam từ trước đến nay là tư tưởng Khổng-Mạnh với cách giải thích của Trình-Chu (Trình Hạo 1032-1085, Trình Di 1033-1107, Chu Hy 1130-1200, đời nhà Tống).

Quan niệm về thế giới:

Xuất phát từ tư tưởng của Kinh Dịch, Khổng Tử cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong Trời Đất luôn sinh thành, biến hoá không ngừng theo “Đạo”, “Thiên lý” của nó. Nguồn gốc của sự vận động đó bắt nguồn từ sự tương tác giữa Âm-Dương trong một thể thống nhất mà ông gọi là Thái cực, còn Đạo, Thiên lý là lực vô hình giữ cho Âm-Dương, Trời-Đất trung hoà để vạn vật sinh, hoá không ngừng. Đạo, Thiên lý là vô hình, lưu hành khắp vũ trụ, quy định cuộc sống của vạn vật (trong đó có con người) nên Khổng Tử gọi Đạo, Thiên lý là “Thiên mệnh” và cho rằng Trời có ý chí, làm chủ vũ trụ, chi phối mọi sự vận động của mọi sự vật, hiện tượng cho điều hoà.

Quan niệm về con người:

Bởi vì có Thiên mệnh nên việc hiểu biết Thiên mệnh là điều kiện tất yếu để con người trở nên hoàn thiện (Không biết mệnh Trời thì không lấy gì làm quân tử). Đã tin có mệnh, biết mệnh thì phải sợ mệnh và thuận theo mệnh. Đó là cái đức của người quân tử.

Tuy tin có Thiên mệnh, nhưng Khổng Tử không cho rằng, con người chỉ biết tin vào Thiên mệnh mà không chú trọng vào việc học, làm việc tận tâm, tận lực. Còn việc thành, bại của cuộc đời, của công việc như thế nào thì mới do ý Trời.

Khổng Tử cũng tin là có Quỷ Thần do khí thiêng trong Trời Đất sinh ra, tồn tại ở mọi nơi, đâu đâu cũng có. Nhưng Quỷ Thần không chi phối được đời sống của con người, từ đó ông kêu gọi mọi người không nên cúng bái mà nên chú trọng vào công việc của mình, trí thông minh của con người đối lập với mê tín, nên các nhà lãnh đạo hãy từ bỏ mê tín mà chú trọng vào nghiên cứu chính sách cai trị cho hợp lý.

Kết luận: Trong quan niệm về thế giới, các tư tưởng của Khổng Tử luôn mâu thuẫn với nhau: Khi chống lại các tư tưởng thần bí, tôn giáo, ông cho rằng sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn tự vận động, biến hoá không phụ thuộc vào mệnh Trời, mặt khác, ông lại cho rằng có Trời và Trời có ý chí, chi phối sự thành, bại của con người. Cũng như thế, một mặt ông tin và công nhận sức mạnh của Quỷ Thần, mặt khác, ông lại nhấn mạnh vai trò hoạt động của con người trong đời sống. Thực chất của những mâu thuẫn đó trong tư tưởng của Khổng Tử phản ánh những mâu thuẫn của đời sống hiện thực.

Quan niệm về luân lý, đạo đức và chính trị-xã hội là vấn đề cốt lõi và là thể thống nhất trong hệ thống tư tưởng triết học Khổng Tử:

Dựa trên quan niệm “Thiên Nhân tương đồng” của mình, Khổng Tử xây dựng những nguyên tắc đạo đức căn bản nhất với các khái niệm như: Nhân, Lễ, Trí, Dũng, Nhạc, Thi, Thư v.v. và hệ thống quan niệm về chính trị-xã hội như: Nhân trị, Chính danh, Thượng hiền, Quân tử, Tiểu nhân v.v. trong đó chữ Nhân được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và các mối quan hệ giữa con người với nhau, từ gia đình đến xã hội, không những thế, Nhân còn có quan hệ với các khái niệm khác trong hệ thống triết lý nhân sinh của Khổng Tử. Nhân là nguyên lý đạo đức cơ bản của ông bởi vì sống đúng với mình và sống phải với mọi người là người có Nhân, mặt khác, do sự thúc bách của thời Xuân thu- là thời kỳ mà lịch sử đặt ra là phải ổn định xã hội đương thời nên Khổng Tử chủ trương dùng Nhân, Đức để giáo hoá con người, ổn định xã hội.

Nhưng cũng chính trong quan niệm này, Khổng Tử cũng lại bộc lộ tính hai mặt trong những quan niệm về đạo đức của mình: Dùng chữ Nhân để cải hoá con người, cải biến xã hội từ loạn thành an là biểu hiện tính tích cực, tính nhân bản của ông, mặt khác, sự cải hoá, cải biến đó chỉ dừng lại ở tính cải lương, bởi vì ông chưa nhận thấy, cách mạng là hiện thực chứ không dừng lại ở lời nói, học thuyết, hơn thế nữa, Khổng Tử lại khẳng định rằng, Nhân chỉ có được ở người quân tử, mà quân tử lại là những người có địa vị trong xã hội, còn những người khác, ông xếp họ vào kẻ tiểu nhân, mà kẻ tiểu nhân thì như chính ông nhận xét, chưa hề có kẻ tiểu nhân có Nhân, từ đây ông cho mục đích của sự học không chỉ để biết Đạo mà còn là để làm quan, tham gia việc chính trị quốc gia: Trong lúc xã hội rối ren, không ra làm quan thì không phải là kẻ trí, không ra giúp đời thì không phải là người Nhân.

Về chữ Nhân trong quan niệm về đạo đức của Khổng Tử còn có thể viết nhiều, bởi lẽ, chữ Nhân và người Nhân-Quân tử không chỉ dừng lại ở đó, mà còn gắn với các khái niệm đạo đức khác như Lễ, Trí, Dũng v.v. trong đó những qui định về đạo đức, đặc biệt là qui định về "Lễ" trong xã hội phong kiến Trung Quốc cổ đại hết sức khắc nghiệt và phức tạp. Các nhà duy vật đã hết sức cố gắng làm giảm tính khắc nghiệt và phức tạp đó. Nhân dân cũng chống lại "Lễ", nhưng do tính chất bảo thủ của chế độ phong kiến nên vai trò của "Lễ" vẫn thống trị trong xã hội Trung Hoa cho đến thời kỳ cách mạng tư sản- Cách mạng Tân Hợi (1911) của Tôn Văn, nhưng dưới thời Khổng Tử, Nhân là cái gốc của con người, cùng với cái Thịnh, Đức của Trời Đất là sinh thành, là chí thiện nhờ đó mà dân tốt, nước yên, thiên hạ thái bình- mục tiêu chủ yếu trong tư tưởng triết học của Đức Khổng.

Tuy vậy, xã hội thời Khổng Tử là xã hội mà con người sống không theo đạo của mình nữa, mọi trật tự, lễ nghĩa xáo trộn, đạo đức suy vong, vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không xứng danh cha, con sống không đúng đạo làm con, Nhân Nghĩa Trung Tín Hiếu v.v. lu mờ, đảo lộn và để cải biến xã hội đó, Khổng Tử đưa ra thuyết Nhân trị và Chính danh định phận. Nội dung cơ bản của thuyết đó như sau: Do Danh, Thực rối loạn, xã hội xa rời Đạo, Nhân Nghĩa Trung Tín Hiếu v.v. nên xã hội loạn lạc. Muốn ổn định xã hội phải giáo hoá đạo đức và thực hiện Chính Danh, Định phận: Mỗi một vật, một người được Trời Đất sinh ra đều đã có công dụng, địa vị nhất định. ứng với mỗi công dụng, địa vị đó là một Danh nhất định. Vật nào, người nào trong hiện thực đều có Danh hợp với mình, nếu không, Danh sẽ không hợp với Thực sinh ra loạn Danh. Chính Danh là làm mọi việc cho ngay thẳng, người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy, Vua-tôi, Trên-dưới, Cha-con trật tự phân minh, trong đó Vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ Vua. Đó là một nước thịnh trị, lễ, nghĩa, nhân, đức, danh phận vẹn toàn.

Muốn trị nước, trước tiên phải sửa cho chính Danh, vì nếu không chính Danh thì lời nói không đúng đắn ắt sẽ dẫn đến việc làm sai, cho nên nhà cầm quyền xưng Danh thì phải đúng với Phận, với Nghĩa; đã xứng với Danh Phận thì phải tuỳ theo đó mà làm. Theo Khổng Tử trong xã hội có những mối quan hệ chính như Vua tôi, Cha con, Chồng vợ, Anh em, Bạn bè, trong đó quan hệ Vua tôi, Cha con được nhấn mạnh hơn cả.

Vua phải được lập theo huyết thống; phải biết trọng dụng người hiền, đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự; phải tự mình làm điều thiện và phải làm trước để thiên hạ nêu gương và phải chịu khó lo liệu giúp đỡ cho dân. Nhà cầm quyền (Vua) cần phải thực hiện ba điều: Đảm bảo đủ lương thực cho dân được no, ấm; phải xây dựng được lực lượng binh lực đủ mạnh để bảo vệ dân và phải tạo được lòng tin của dân đối với mình. Nếu bất đắc dĩ phải bỏ bớt những điều kiện trên thì trước hết bỏ binh lực, sau bỏ lương thực nhưng không được bỏ lòng tin của dân đối với Vua, nếu không xã tắc sẽ sụp đổ- ấy là chính Danh.

Kết luận. Xã hội, chính trị-đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho giáo.

Một là: Nho gia coi những quan hệ chính trị-đạo đức là nền tảng của xã hội. Trong đó quan hệ quan trọng nhất là quan hệ Tam cương (vua-tôi, cha-con, chồng-vợ). Vua ở vị trí cao nhất. Vua-cha-chồng là chủ. Điều đó phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia. Hai là: Nho gia xuất hiện và phát triển trong giai đoạn xã hội đang chuyển dần sang chế độ phong kiến, chiến tranh loạn lạc liên miên nên lý tưởng về một xã hội có trật tự, xác định rõ ràng địa vị và thân phận của mọi thành viên trong xã hội đáp ứng được yêu cầu của tầng lớp quí tộc thị tộc cũ cũng như cả với giai cấp địa chủ phong kiến đang lớn dần. Ba là: Lấy giáo dục đạo đức con người làm phương thức chủ yếu đạt tới xã hội lý tưởng. Bốn là: Học thuyết “Tính thiện” cho rằng, bản tính con người vốn là thiện, nhưng Nho giáo chia xã hội thành các đẳng cấp quân tử và tiểu nhân. Quân tử là đẳng cấp quí tộc, tiểu nhân là tầng lớp lao động. Quân tử vốn mang tính thiện là Nhân, kẻ tiểu nhân thì chưa bao giờ là nhân cả “Lễ đâu đến tiểu nhân, Hình đâu đến đại phu”. Học thuyết tính thiện phục vụ cho quí tộc phong kiến, duy trì sự thống trị đối với nhân dân lao động.

Những tư tưởng triết học của Đức Khổng luôn thâm nhập vào mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội và luôn cố gắng giải đáp những vấn đề mà lịch sử đặt ra và đây có lẽ là thành quả rực rỡ nhất trong triết lý nhân sinh của ông. Ngày nay, những nguyên tắc đạo đức được ông giảng dạy cho học trò vẫn còn nguyên giá trị, bởi vậy, nhân dân Trung Quốc suy tôn ông là Vạn thế sư biểu (người thầy xứng đáng của muôn đời). Ở Việt Nam, Khổng Tử và các tư tưởng của ông cũng được suy tôn: Ngũ Kinh của ông luôn là các đề thi của các triều đại phong kiến Việt Nam để chọn hiền tài, thậm chí chữ Hán còn được gọi là chữ Nho; Đức Khổng Tử và 72 vị thánh hiền (học trò thành đạt) của ông được tôn thờ ở Văn Miếu-Quốc Tử giám Hà Nội.

Nhà Thái học thờ ba vị Vua và một Thầy giáo (Vua Lý Thánh Tông có công lập ra Văn Miếu, Vua Lý Nhân Tông có công lập ra Quốc Tử Giám, Vua Lê Thánh Tông có công dựng Bia Tiến sỹ; Thầy giáo Chu Văn An là Hiệu trưởng đầu tiên của Quốc Tử Giám với nhiệm kỳ 30 năm).

Danh sỹ Thân Nhân Trung (1418 (1419?)-1499 tại làng Yên Ninh (nay thuộc xã Tân Mỹ) huyện Yên Dũng tỉnh Bác Giang) là nhà thơ nhưng không phải là tác giả của những vần thơ bất hủ được truyền tụng muôn đời. Là một trọng thần nhưng không phải là người lập nên những võ công hiển hách chống quân xâm lược hay nhà cải cách chính trị tạo nên những biến động to lớn trong đời sống xã hội một thời. Thế nhưng, Thân Nhân Trung qua đời đã 505 năm (2004) mà vẫn là một danh sỹ xứng đáng được con cháu ngợi ca. Ông là tác giả của câu văn nổi tiếng mà tới hôm nay vẫn còn nguyên tính thời sự “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì nước mạnh, rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.

(Bài ký đề danh các Tiến sỹ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3, trọn câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì nước mạnh, rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Bởi thế các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sỹ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sỹ có mối quan hệ thật là quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Vì thế cái ý tôn trọng họ thật là vô cùng, nên đã ban ân sủng bằng khoa danh, lại gia thêm bằng tước trật, ơn ban cho đã lớn, vẫn còn cho là chưa đủ. Lại cho đề tên ở Tháp Nhạn, ban tự hiệu ở bảng Long Hổ, mở tiệc vui triều đình mừng được người tài, không cái gì không ở mức cao nhất” . “Ngày nay Thánh thượng cho rằng, việc lớn lao đẹp đẽ tuy lừng danh vang dội một thời, song lời khen tiếng thơm chưa đủ để truyền lại cho vạn đời. Cho nên dựng đá đề tên đặt ở cửa Quốc Tử Giám, khiến kẻ sỹ trông lên thấy hâm mộ, phấn khởi, cố gắng rèn luyện danh tiết, dốc sức giúp rập hoàng gia”.

Theo ý chỉ của Vua Lê Thánh Tông, Bia Tiến sỹ là tấm gương để kẻ sỹ soi vào mà sửa mình “Hãy đem tên họ những người đỗ trong khoa này mà kê lại. Những người đưa vào văn học chính sự tô điểm cho cảnh thịnh trị, thanh bình, vài chục năm trở lại đây, được quốc gia tin dùng, kể cũng nhiều vậy. Nhưng trong số đó cũng có kẻ vì hối lộ mà hư hỏng, hoặc sa ngã vào cùng loại với bọn gian ác, là bởi vì lúc họ sống chưa được nhìn thấy tấm đá trinh bạch này thôi. Giả sử hồi đó họ kịp nhìn thấy thì ắt hẳn lòng thiện sẽ tràn đầy, ý ác được ngăn chặn, đâu dám làm chuyện càn bậy. Thế thì việc dựng tấm bia đá này, ích lợi biết chừng nào. Kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà cố gắng. Làm sáng tỏ những điều đã qua, mở rộng dạy bảo cho hậu thế. Một là để dài mãi tư chất danh tiết cho kẻ sỹ, hai là củng cố sự bền vững của quốc gia”./.

Tư tưởng triết học của Lão Tử (Đạo gia)

Nho giáo, Mặc gia và Đạo gia là những trường phái tư tưởng triết học lớn trong lịch sử Trung Quốc thời Xuân thu-Chiến quốc. Người sáng lập ra Đạo gia là Lão Tử (khoảng thế kỷ VI tr.c.n), kế thừa và hoàn thiện là Đương Chu và Trang Chu.

Từ những quan sát sự vận chuyển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh, Lão Tử đã rút ra được những kết luận về quy luật biến hoá của tự nhiên. Quy luật đó được ông gọi là Đạo. Đạo là nguồn gốc hình thành của vạn vật và vạn vật hình thành, tồn tại và phát triển theo Đạo. Như vậy, Đạo là cơ sở vật chất của mọi sự vật, hiện tượng và là tính thống nhất của thế giới.

Theo Lão Tử, Đạo là thực thể vật chất của khối "hỗn độn", "mập mờ", "thấp thoáng", không có đặc tính, không có hình thể, không nghe thấy, không bắt được. Đạo có trước cả Trời Đất, Đạo là cái mà từ đó vạn vật có danh tính, có hình thể sinh ra. Như vậy, Đạo của Lão Tử có cái gì đó giống với Apâyrôn của Anaximăngđrơ của triết học Hy Lạp cổ đại, có cái trừu tượng của "thực tại khách quan" mà V.I.Lênin đã sử dụng trong định nghĩa vật chất nổi tiếng của mình trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908).

Trong tác phẩm Đạo Đức Kinh nổi tiếng của mình, Lão Tử cho rằng, toàn thể thế giới bị chi phối bởi hai luật phổ biến là luật quân bình và luật phản phản phục, trong đó luật quân bình luôn giữ cho sự vận động của các sự vật, hiện tượng được cân bằng theo một trật tự điều hoà trong tự nhiên, không có gì thái quá, không có gì bất cập. Luật phản phục nói rằng, cái gì phát triển tột độ thì sẽ trở thành cái đối lập với nó. Lão Tử giải thích rằng, phản phục có nghĩa là vạn vật biến hoá nối tiếp nhau theo một vòng tuần hoàn đều đặn, nhịp nhàng, bất tận như bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thay đổi, qua lại, và vòng tuần hoàn đó của tự nhiên, Lão Tử gọi là Thiên Quân. Ngoài ra, phản phục còn có nghĩa là trở về với đạo tự nhiên, Vô Vi, tức là trở về với cái gốc của mình.

Trong Đạo Đức Kinh còn có những tư tưởng biện chứng của Lão Tử: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập vừa xung khắc nhau, vừa nương tựa vào nhau, vừa bao hàm lẫn nhau. Thí dụ, ai cũng biết đẹp là đẹp tức là có cái xấu, hai mặt ngắn, dài tựa vào nhau mới có hình thể, hai mặt cao thấp liên hệ với nhau mới có chênh lệch. Hoạ là chỗ dựa của Phúc, Phúc là chỗ náu của Hoạ, gió to không suốt sáng, mưa lớn không suốt ngày v.v.

Cái hứng thú nhất trong tư tưởng triết học của Lão Tử được thể hiện trong học thuyết "Vô Vi" của mình. Thuyết vô vi là sự mở rộng quan niệm về Đạo sang lĩnh vực xã hội.

"Vô Vi", theo nghĩa thông thường là không làm gì cả. Trong tư tưởng triết học của Lão Tử, Vô Vi nghĩa là sống, hoạt động theo lẽ tự nhiên, không gượng ép, giả tạo, không trái với bản tính tự nhiên của mình, không can thiệp vào vòng tuần hoàn của tự nhiên. Vô Vi còn có nghĩa là bảo vệ, giữ gìn bản tính tự nhiên của mình và của vạn vật. Từ quan niệm này, Lão Tử phản đối mọi chủ trương "Hữu Vi" vì cho rằng hành vi của con người hữu vi chỉ làm xáo trộn mọi trật tự, điều hoà tự nhiên và bị ràng buộc bởi những danh vọng, ham muốn sẽ làm mất bản tính tự nhiên của chính mình.

Trong đời sống xã hội và phép trị nước, Lão Tử chủ trương bỏ hết những gì trái với tự nhiên, vượt quá khả năng, bản tính và nhu cầu tự nhiên, cần thiết của con người. Nghĩa là trị nước theo đạo "Vô Vi", đưa xã hội và cuộc sống của con người trở về với trạng thái tự nhiên, nguyên thuỷ, không ham muốn, không dục vọng, không pháp luật, không bị ràng buộc bởi đạo đức v.v. mà theo bản tính, khả năng, sở thích mà mọi người tự làm những việc mà mỗi người cần phải làm một cách tự nhiên, bởi vì, chính những sự bất bình đẳng trong xã hội do sự áp bức, bóc lột của nhà cầm quyền và sự phát triển của kinh tế hàng hoá gây nên làm ông mơ ước trở lại với đời sống chất phác của công xã nguyên thuỷ, nước nhỏ, dân ít, không ai đi xa, có thuyền, có xe không ngồi, có gươm, dao không dùng v.v.

Lão Tử lật ngược cả nền đạo đức, luân lý của Nho gia và chế độ tôn ti của phong kiến. Đạo Đức Kinh chỉ có 5.000 chữ mà không biết có bao nhiêu bản chú thích, bao nhiêu bản dịch (riêng ở phương Tây đã có hơn 80 bản), không bản nào giống bản nào, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Nhưng trong đó có nhiều tư tưởng lạ đời được trình bày rất tài tình khiến người đọc thấy thú vị và cũng nhận thấy rằng có phần đúng với cả ngày nay và khi tới một tuổi nào đó, ta chán nản với mọi hoạt động, muốn làm bạn với hươu, nai, với trăng thanh, gió mát thì mới thấm nhuần được cái Vô Vi thực là thâm thuý, minh triết. Đạo Khổng hữu vi quá, tích cực quá bắt ta không được nghỉ ngơi, mà lúc đó không còn hợp với ta nữa thì ta tìm về Đạo Lão, như Đào Tiêm, Tô Đông Pha bên Trung Quốc, như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Việt Nam. Hai Đạo đó bổ túc cho nhau, như Mặt Trời và Mặt Trăng đều được nhân dân Trung Hoa coi trọng ngang nhau, và chúng làm cho họ có được sự quân bình trong tâm hồn.

Tư tưởng về "Đạo" cũng như những tư tưởng biện chứng trong đó cùng với học thuyết "Vô Vi" trong xã hội của Lão Tử là những tư tưởng sâu sắc và độc đáo có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tư tưởng triết học phương Đông nói chung và triết học Trung Quốc nói riêng.

3. Kết luận.

a. Triết học Trung Quốc là nền triết học có truyền thống lịch sử lâu đời, hình thành từ cuối thiên niên kỷ I tr.c.n. Đó là kho tàng tư tưởng phản ánh lịch sử phát triển của những quan điểm về tự nhiên, xã hội và quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh.

b. Triết học Trung Quốc cổ đại nảy sinh, phát triển trong thời kỳ xã hội Trung Quốc có những biến động lịch sử sâu sắc, do vậy, triết học Trung Quốc cổ đại là một nền triết học phong phú với các tính chất và các khuynh hướng đa dạng, đề cập tới hầu hết các lĩnh vực khác nhau của triết học, trong đó vấn đề chính trị-xã hội, đạo đức luân lý được các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại chú ý quan tâm nghiên cứu nhiều nhất.

c. Các quan điểm, tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại thường dùng châm ngôn, ngụ ngôn, ẩn ngữ có tính hình tượng, ẩn dụ để diễn đạt tư tưởng của mình. Đó là cách diễn đạt "đạt ý quên lời", "ý ở ngoài lời", mở ra sự suy ngẫm thì sức gợi ý của chúng càng thấm sâu hơn. Châm ngôn, ngụ ngôn, ẩn ngữ thì không thể xúc chiết, mạch lạc, nhưng bù lại hạn chế đó, sức mạnh và tính chất sâu xa của tư tưởng triết học đó là sự gợi ý thâm trầm, sâu rộng dường như vô biên của chúng./.

Tài liệu tham khảo:

1. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.61-73.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.39-62.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Triết học. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, t.1, tr. 73-174.

4. Nguyễn Hiến Lê: Sử Trung Quốc. Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1997.

III. Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam.

Học viên cần nắm một số nội dung cơ bản sau:

- Những nội dung thể hiện lập trường duy vật và duy tâm trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam.

- Những nội dung trong tư tưởng yêu nước Việt Nam: Những nhận thức về độc lập dân tộc; Những nhận thức về vai trò của Nhà nước của một quốc gia có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc; Những nhận thức về nguồn gốc của động lực của cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước.

- Những quan niệm về lẽ sống và “đạo làm người” trong lịch sử.

I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của tư tưởng triết học Việt nam.

II. Những tư tưởng triết học cơ bản.

1. Thế giới quan: Tư tưởng duy vật và duy tâm trong lịch sử tư tưởng Việt nam.

2. Chính trị-xã hội:

a. Tư tưởng yêu nước của dân tộc Việt nam.

- Tư tưởng về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền.

- Tư tưởng về nguồn gốc, động lực của cuộc chiến tranh giữ nước và cứu nước.

b. Tư tưởng về đạo làm người.

- Vị trí tư tưởng về "Đạo" trong lịch sử Việt nam.

- Sự biến đổi tư tưởng về "đạo" qua các giai đoạn lịch sử.

Học viên tự nghiên cứu phần này trong Giáo trình triết học Mác-Lênin. Nxb. Chính trị quốc gia,Hà Nội, 2002, tr.114-130.

CHƯƠNG III. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY

I. Triết học Hy Lạp cổ đại

"Từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hànội, 1994. t.20, tr.491).

Một số nét chính về triết học Hy Lạp cổ đại

- Những tư tưởng triết học ra đời ở HyLạp từ khi chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời và phát triển mạnh ở quốc gia này. Sự ra đời rất sớm của chủ nghĩa duy vật thô sơ và phép biện chứng tự phát.

- Những tư tưởng đó phản ánh các mâu thuẫn gay gắt giữa tầng lớp chủ nô quý tộc và tầng lớp chủ nô dân chủ: Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm biểu hiện qua cuộc đấu tranh giữa hai đường lối triết học: duy vật của Đê mô crit và duy tâm của Pla tôn.

- Những tư tưởng đó có được cũng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học tự nhiên lúc bấy giờ: Sự gắn bó hữu cơ giữa triết học với sự phát triển của khoa học tự nhiên.

- Về mặt nhận thức luận, triết học Hy Lạp theo khuynh hướng của chủ nghĩa duy giác.

I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại.

1. Tiền đề kinh tế-xã hội và nhận thức.

a. Tiền đề kinh tế-xã hội.

- Hy Lạp cổ đại là một vùng đất rộng lớn bao gồm miền Nam bán đảo Ban căng thuộc châu Âu, nhiều hòn đảo ở biển Êgie và cả miền ven biển của bán đảo Tiểu á. Điều kiện địa lý thuận lợi giúp các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp và thư­ơng nghiệp Hy Lạp cổ đại phát triển rất sớm.

- Xã hội Hy Lạp cổ đại tồn tại và phát triển trong sáu thế kỷ (từ thế kỷ VIII đến thế kỷ III tr.c.n), còn từ thế kỷ XV đến thế kỷ IX tr.c.n, chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã và hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ. Đây là thời kỳ xẩy ra nhiều biến động lớn về kinh tế và thể chế xã hội, những biến động này đư­ợc ghi lại trong hai tập thơ nổi tiếng là I li át và Ô đi xê của nhà thơ Hô me.

- Các thành thị ra đời và tồn tại như những quốc gia độc lập (có đến 300 quốc gia). Đến thế kỷ VI-IV tr.c.n xuất hiện hai trung tâm kinh tế-chính trị điển hình là thành bang Aten (miền trung Hy Lạp) và thành bang Spác (vùng bình nguyên Ia cô ni). Cuộc chiến tranh giành bá chủ Hy Lạp giữa hai thành bang này trong nhiều năm làm Hy Lạp suy yếu. Đến thế kỷ II tr.c.n, Hy Lạp bị La mã chinh phục.

b. Khoa học và triết học.

- Một số ngành khoa học cụ thể ở Hy Lạp cổ đại như­ toán học, vật lý học, thiên văn học, thuỷ văn học v.v. bắt đầu phát triển. Những khoa học này ra đời đòi hỏi sự khái quát của triết học. Tuy vậy, t­ư duy triết học thời kỳ này chư­a đạt tới mức phát triển cao, tri thức triết học và tri thức khoa học cụ thể th­ường hoà trộn vào nhau, các nhà triết học đồng thời là nhà toán học, vật lý, thiên văn học v.v. Như­ vậy, ngay từ khi ra đời, triết học Hy Lạp đã gắn với nhu cầu thực tiễn và gắn liền với khoa học và được gọi là "khoa học của mọi khoa học".

- Sự giao l­ưu giữa Hy Lạp với các nư­ớc Ph­ương Đông nh­ư Ai Cập, Babilon, Ả rập v.v. làm cho các t­ư t­ưởng triết học Hy Lạp cổ đại chịu nhiều ảnh hư­ởng của nhiều nền văn minh. Những mầm mống của quan niệm duy vật và vô thần của các nhà triết học Ai Cập và Babilon đã có ảnh hư­ởng tích cực đến sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại. Có thể nói, triết học Phư­ơng Đông, trư­ớc hết là triết học Ai Cập, Babilon là một trong những tiền đề của triết học Hy Lạp cổ đại.

- Triết học Hy Lạp cổ đại xuất hiện và phát triển vào thế kỷ thứ V-IV tr.c.n, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp giữa phái dân chủ thuộc tầng lớp tự do (bao gồm cả chủ nô dân chủ tiến bộ) của thành bang Aten với phái chủ nô quí tộc phản động của thành bang Spác.

c. Những đặc điểm chính của triết học Hy Lạp cổ đại.

- Triết học Hy lạp cổ đại phát triển rực rỡ vào thế kỷ thứ VI tr.c.n. Những nhà triết học duy vật đầu tiên là những người thuộc trường phái Milê (Talét- 624-547 tr.c.n, Ana xi măng- 610-546 tr.c.n, Ana xi men- 588-525 tr.c.n) Các nhà duy vật thuộc trường phái này, tuy mỗi người lấy một thứ cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại, như nước, Apâyrôn (nguyên thể vô định), không khí, nhưng họ đều có chung quan điểm duy vật, là những nhà triết học tiến bộ, dân chủ, đại diện cho quyền lợi cho tầng lớp thương nhân trong giai cấp chủ nô quí tộc.

- Cơ sở kinh tế của triết học Hy Lạp cổ đại là quyền sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và người nô lệ. Xã hội phân chia thành giai cấp, đã có sự phân công giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Xuất hiện tri thức triết học và khoa học, phá vỡ ý thức hệ thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ. Nhu cầu thực tiễn của nền sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải quyết định sự phát sinh và phát triển của những tri thức khoa học tự nhiên được trình bày trong hệ thống triết học - tự nhiên của các nhà triết học cổ đại.

- Nội dung cơ bản của triết học Hy lạp cổ đại là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật Đê mô crít, Ê pi quya (cơ sở lý luận cho hoạt động của tầng lớp tiên tiến trong giai cấp chủ nô) và chủ nghĩa duy tâm của Xô crát, Pla tôn đại diện cho phái chủ nô quí tộc.

2. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học cổ đại HyLạp thể hiện ở cuộc đấu tranh giữa hai đư­ờng lối triết học: Đư­ờng lối của Pla tôn và đư­ờng lối của Đê mô crít. Bên cạnh đó, còn có đ­ường lối triết học dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm của A ri xtốt.

3. Một số nhà triết học tiêu biểu.

a. Hêraclít (520-460 tr.c.n, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng).

Không dừng lại ở sự thông thái, hiểu biết nhiều, Hê ra clít coi sự quan trọng trong phương châm nghiên cứu của mình là phải nắm được bản chất, qui luật (lô gốt- logos) của sự vật, hiện tượng.

- Bản thể luận: Hê ra clít cho rằng, Lửa là bản nguyên của thế giới, là cơ sở duy nhất và phổ biến của tất cả mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên. Các dạng vật chất đều được sinh ra từ lửa: dưới tác động của dạng lửa, đất trở thành nước, nước trở thành không khí v.v...và ngược lại. Tuỳ theo độ lửa mà mọi vật chuyển từ dạng này sang dạng khác theo hai hướng: lửa - đất (thể rắn) - nước (thể lỏng) - không khí (thể hơi) là con dường đi lên, theo chiều ngược lại là đi xuống. Vũ trụ cũng là ngọn lửa vĩnh cửu không ngừng bừng cháy và tàn lụi.

Như vậy, lửa không những sản sinh ra các sự vật vật chất, mà còn sinh ra cả những hiện tượng tinh thần, kể cả linh hồn con người.

- Phép biện chứng: Theo đánh giá của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hê ra clít là người sáng lập, xây dựng phép biện chứng trên lập trường duy vật. Phép biện chứng của ông được thể hiện trong các quan điểm sau:

Một là, Quan niệm về sự vận động vĩnh viễn của vật chất. Tính thống nhất của thế giới.

Trong thế giới, không có sự vật, hiện tượng nào đứng im tuyệt đối, trái lại, tất cả đều nằm trong trạng thái biến đổi và chuyển hoá thành cái khác và ngược lại, trong đó lửa là nguyên nhân chính của sự vận động không ngừng đó "chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông". Tính thống nhất của vũ trụ là Lửa.

Hai là, Quan niệm về sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn trong mọi sự vật, hiện tượng.

Điều đó được thể hiện trong những phỏng đoán của Hê-ra-clít về vai trò của những mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự nhiên, về "sự trao đổi của những mặt đối lập", về sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập: "...cùng một cái ở trong chúng ta- sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già. Vì rằng cái này mà biến đổi thì là cái kia và ngược lại, cái kia mà biến đổi thì là cái này", "bệnh tật làm cho sức khoẻ quí hơn, cái ác làm cho cái thiện cao cả hơn, cái đói làm cho cái no dễ chịu hơn, mệt mỏi làm cho nghỉ ngơi dễ chịu hơn" (Trích theo: Triết học 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hànội, 1997, tr.187-188).

Như vậy, Hê ra clít đã phỏng đoán về sự phân đôi của cái thống nhất thành những mặt đối lập, bài trừ nhau, nhưng gắn liền với nhau, về sự thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập ấy và đó chính là thực chất của phép biện chứng (phân đôi cái thống nhất và nhận thức được các bộ phận đối lập của sự vật, hiện tượng). Những tư tưởng biện chứng này của ông, những người đương thời không hiểu được, nhưng các nhà biện chứng cổ điển Đức kế thừa và các nhà sáng lập triết học Mác-xít đánh giá cao.

Ba là, Quan điểm về nguyên nhân của sự vận động.

Nguyên nhân của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là do logos (bản chất, qui luật khách quan) qui định. Có hai loại logos: 1) Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi sự vật đang diễn ra trong vũ trụ. 2) Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói, suy nghĩ của con người.

Logos chủ quan phải phù hợp với logos khách quan. Người nào càng tiếp cận được nhiều logos khách quan bao nhiêu thì càng thông thái bấy nhiêu.

- Lý luận nhận thức: Lý luận nhận thức của Hê ra clít mang tính duy vật và biện chứng sơ khai: Nhận thức bắt đầu từ cảm giác, không có cảm giác thì không có bất kỳ nhận thức nào: "mắt, tai là người thầy tốt nhất, nhưng mắt là yếu tố chính xác hơn tai". Tuy vậy, ông không tuyệt đối hoá giai đoạn nhận thức cảm tính vì "thị giác thường bị lừa dối vì "tự nhiên thích giấu mình" nên khó nhận thức. Nhận thức có tính tương đối: tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện mà thiện-ác, xấu-tốt, lợi-hại chuyển hoá cho nhau.

Nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt tới sự nhận thức "logos" (bản chất, qui luật) của sự vật, hiện tượng.

- Quan niệm xã hội: Mang nặng tính chất phản dân chủ, thù địch với dân thường, với nhân dân, đem một số thiếu số "ưu tú" đối lập với quần chúng, chủ trương dùng chính quyền để dập tắt phong trào dân chủ của nhân dân. Đó là những hạn chế, sai lầm của Hê-ra-clít do C.Mác và Ph. Ăng-ghen vạch ra.

b. Đê mô crít (khoảng 460-370 tr.c.n, thuyết nguyên tử duy vật). Ông là học trò giỏi của Lơ xíp (500-440 tr.c.n, người đầu tiên nêu lên thuyết nguyên tử, nhưng các tác phẩm không lưu giữ được). Đê mô crít hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực và đã viết khoảng 70 tác phẩm về các lĩnh vực đó. Theo đánh giá của các nhà kinh điển triết học Mác-Lênin trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" thì ông là một bộ óc bách khoa đầu tiên trong số những người HyLạp, là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cổ đại.

- Thuyết nguyên tử là điểm nổi bật nhất trong triết học duy vật của Đê mô crít. Học thuyết này được xây dựng trên cơ sở các khái niệm về "tồn tại" và "không tồn tại".

+ "Tồn tại" là cái được xác định, cái đa dạng, cái có ngoại hình.

+ Đối lập với cái "tồn tại" là cái "không tồn tại", hay là cái "trống rỗng". Cái "không tồn tại" là cái không xác định, cái vô hình, bất động vô hạn, "không tồn tại" không có ảnh hưởng gì đến những vật nằm trong nó, nhờ nó mà các vật thể có thể vận động được.

Nguyên tử là cái phần vật chất thuộc cái "tồn tại", phần vật chất này không chứa trong nó một cái "trống rỗng" nào để cho phép phân chia nó nhỏ hơn nữa. Vì vậy nguyên tử là hạt vật chất không thể phân chia, rất nhỏ và không thể cảm nhận được bằng trực quan mà phải bằng lý tính. Nguyên tử là vĩnh cửu, nó không thay đổi vì trong lòng nó không có cái "trống rỗng" nên không có cái gì xẩy ra được nữa và có vô vàn hình dạng, vô hạn về số lượng, vô hạn về hình thức.

Tính chất của nguyên tử: Nguyên tử là hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy được, không phân chia được, không mùi vị, không âm thanh, không màu sắc, không khác nhau về chất mà chỉ khác nhau về hình thức, trật tự sắp xếp và tư thế. Nguyên tử là cơ sở cấu tạo nên mọi sự vật, hiện tượng.

Đê mô crít cho rằng, các sự vật là do các nguyên tử liên kết hợp lại với nhau tạo nên. Sự kết hợp đó không phải là tuỳ tiện, ngẫu nhiên mà là sự kết hợp theo trật tự, giống như bảng chữ cái, từ đó thực hiện sự kết hợp theo thứ tự nhất định thành các từ, nguyên tử cũng khác nhau về tư thế giống như tư thế chữ cái: Nếu N ở tư thế đứng thì đó là chữ cái N, nhưng nếu ở tư thế nằm ngang thì đọc là chữ Z.

Sở dĩ trong thế giới của chúng ta có các sự vật khác nhau là do nguyên tử được cấu tạo theo những hình thức khác nhau, sắp xếp kế tiếp nhau theo những trật tự khác nhau, được xoay đặt ở những tư thế khác nhau.Tính đa dạng của nguyên tử làm nên tính đa dạng của thế giới các sự vật. Nguyên tử tự thân không vận động, nhưng khi chúng kết hợp với nhau tạo thành các sự vật thì làm cho sự vật vận động không ngừng.

Mọi biến đổi của sự vật thực chất là sự thay đổi trình tự sắp xếp của các nguyên tử tạo nên chúng, còn bản thân nguyên tử-vì là hạt vật chất nhỏ nhất-nên không thay đổi gì cả.

Như vậy, Đê mô crít một mặt tán thành lý thuyết "tồn tại" duy nhất bất biến của Pác mê nít (trường phái Ê lê, cuối thế kỷ VI-đầu thế kỷ V tr.c.n, cho rằng, "tồn tại" là bản chất chung của mọi vật trong thế giới. Bản chất của "tồn tại" là bất biến, vĩnh viễn và là sự đồng nhất với chính bản thân mình."Tồn tại" được chứa trong không gian, làm đầy không gian, hoàn toàn bất biến, không lớn lên và cũng không nhỏ đi), mặt khác kế thừa quan điểm mọi sự vật biến đổi không ngừng của Hê ra clít được trình bày trong phép biện chứng, cho rằng: Mọi sự vật trong thế giới đều nằm trong trạng thái biến đổi không ngừng và chuyển hoá thành cái khác và ngược lại. Mâu thuẫn là cái tồn tại phổ biến trong mọi sự vật. Mọi sự vận động và phát triển của sự vật là do qui luật khách quan (logos) qui định.

- Lý luận nhận thức. Đê mô crít đã có công đưa lý luận nhận thức duy vật lên một bước mới: Khác với nhiều nhà triết học trước đó phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính (Pác mê nít v.v...) Đê mô crít đã chia nhận thức thành hai dạng:

Dạng nhận thức mờ tối là dạng nhận thức cảm tính, do các giác quan đưa lại, dạng nhận thức theo "dư luận chung", nghĩa là những cảm giác như mùi vị, màu sắc, âm thanh v.v. là những cảm giác phổ biến mà mọi người đều cảm nhận được một cách dễ dàng khi nhận thức. Nhận thức cảm tính là nhận thức chân thực nhưng còn mờ tối vì chưa nhận thức được cái bên trong, cái sâu kín của sự vật.

Dạng nhận thức chân lý là dạng nhận thức thông qua những phán đoán lô-gích, đó là dạng nhận thức được bản chất của sự vật, vì nó chỉ ra được cái khởi nguyên của thế giới là nguyên tử, chỉ ra được tính đa dạng của thế giới là do sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử.

- Khái niệm "hình tượng" trong lý luận nhận thức của Đê mô crít

Khái niệm "hình tượng" hay còn gọi là "I đô lơ". C.Mác đã giải thích "I đô lơ" là cái vỏ hình thức của vật thể đã bị tách ra khỏi vật thể. Hình thức đó bắt nguồn từ vật thể rồi thâm nhập vào cảm quan và được ước lệ thành hình tượng của khách thể. (chú ý liên hệ với quan niệm: cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan; là sự phản ánh của vật chất chuyển hoá vào não người và được cải biến đi ở trong đó).

"I đô lơ" đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong lý luận nhận thức của Đê mô crít. Những "I đô lơ" hay "hình tượng" cảm tính là tiền đề, là tài liệu để lý tính nhận thức chân lý, tuy rằng nhận thức chân lý là là khó khăn vì "thực ra chúng ta không biết gì hết, vì rằng chân lý ở sâu kín".

- Khái niệm "linh hồn" được hiểu như một hoạt động tâm lý

Linh hồn là một dạng vật chất, được cấu thành từ các nguyên tử hình cầu, linh động như ngọn lửa, có vận tốc lớn, luôn sinh ra nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và vận động. Linh hồn là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt thế giới hữu sinh và thế giới vô sinh. Giới vô sinh không có linh hồn, còn giới hữu sinh thì ngược lại, có linh hồn. Linh hồn có chức năng quan trọng là đem lại cho cơ thể cái khởi đầu cho sự vận động, trao đổi chất với môi trường bên ngoài, thông qua hiện tượng thở của con người cũng là một chức năng của linh hồn. Linh hồn không bất tử, nó chết cùng với thể xác.

Tóm lại, lý luận nhận thức duy vật với những phỏng đoán có giá trị về vai trò của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, về mối quan hệ biện chứng giữa chúng trong quá trình nhận thức cùng với việc đặt nền móng cho bộ môn Lôgíc học (là khoa học nghiên cứu về tư duy) của Đê mô crít đã có những đóng góp to lớn cho sự hình thành và phát triển lý luận nhận thức duy vật trong lịch sử triết học.

- Những quan niệm về xã hội.

+ Quan niệm chính trị-xã hội, quan điểm của Đê mô crít dựa trên lập trường của giai cấp chủ nô dân chủ, đấu tranh chống lại bọn chủ nô quí tộc để bảo vệ chế độ chủ nô dân chủ mà quyền lợi gắn liền với sự phát triển của thương mại và nghề thủ công, ca ngợi tình thân ái, tính ôn hoà, ca ngợi quyền lợi chung của công dân tự do. Do xuất thân từ tầng lớp chủ nô, ông chỉ đề cập đến dân chủ của chủ nô, của công dân tự do, còn bản thân nô lệ thì ông khuyên cần biết tuân theo người chủ.

Nhà nước cộng hoà dân cử là nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô. Nhà nước đóng vai trò duy trì trật tự, điều hành mọi hoạt động trong xã hội, trừng phạt nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức. Hoạt động chính trị, quản lý nhà nước là nghệ thuật cao nhất đem lại vinh dự và vinh quang cho con người, làm cho con người sống hạnh phúc, được tự do. Nhưng tự do, hạnh phúc mà Đê mô crít đề cập chỉ dành cho chủ nô chứ không phải dành cho nô lệ.

+ Quan niệm đạo đức, Đê mô crít đã có những cống hiến mang ý nghĩa tích cực: Đối tượng nghiên cứu của đạo đức học là cuộc sống, là hành vi, là số phận của mỗi con người riêng biệt. Đạo đức học phải giải quyết vấn đề hành vi của con người và thái độ của con người đối với chính bản thân mình.

Hạt nhân trung tâm trong đạo đức là lương tâm, là sự lành mạnh về tinh thần của từng cá nhân: Mỗi người phải sống đúng mực, ôn hoà, không vô độ mà gây hại cho người khác, không quá giàu có, không thèm lợi nhuận bất lương "gây hại cho người lương thiện".

Ông nêu cao vai trò của trí tuệ trong đời sống hạnh phúc của con người: "người hạnh phúc là người có trí tuệ và khả năng tinh thần"; "sống thiếu trí tuệ, không điều độ và không có lỗi lầm có nghĩa là sống không xấu nhưng đó là chết dần". Con người tốt là con người "không những không làm mà còn không muốn làm điều phi nghĩa". Phẩm chất của con người không phải là ở lời nói mà là ở việc làm "để nhận ra người trung thực và không trung thực, phải căn cứ không chỉ vào việc làm của họ mà còn vào ý muốn của họ". Con người hạnh phúc là con người có khả năng trí tuệ, khả năng tinh thần nói chung. Đỉnh cao của hạnh phúc là trở thành nhà thông thái, trở thành công dân của thế giới.

Tóm lại, với những thành tựu triết học của mình, Đê mô crít đã đưa chủ nghĩa duy vật Hy Lạp lên đỉnh cao mới, mặc dù triết học của ông còn mang tính thô sơ, chất phác và những hạn chế nhất định về mặt xã hội.

c. Pla tôn (427-347 tr.c.n, duy tâm khách quan).Tên thật là A ri stô cle, học trò của Xô crát. Năm 387 tr.c.n mở Viện hàn lâm ở Aten- có thể coi đây là trường đại học tổng hợp đầu tiên ở châu Âu.

- Học thuyết về ý niệm. Trong học thuyết này Pla tôn đư­a ra quan niệm về hai thế giới: thế giới của các sự vật cảm tính và thế giới của những ý niệm.

Thế giới của những ý niệm (khái niệm) là thế giới của những cái phi cảm tính, phi vật thể, là thế giới tồn tại chân thực, bất biến, vĩnh viễn, tuyệt đối, là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính.Thế giới ý niệm có tr­ước và sinh ra thế giới các sự vật cảm biết. Cái cây, con ngựa là do ý niệm siêu tự nhiên về cái cây, con ngựa sinh ra. Khi nhìn các sự vật thấy bằng nhau là vì trong đầu ta đã có sẵn ý niệm về sự bằng nhau v.v...

Các ý niệm là các khái niệm, tri thức đã đ­ược khách quan hoá. Chúng không đư­ợc sinh ra hay mất đi từ một cái gì đó mà tồn tại nh­ư thế từ xư­a đến nay. Vì vậy, tồn tại (thế giới của các ý niệm) là vĩnh viễn, bất biến và luôn đồng nhất với chính bản thân mình, không phân chia đư­ợc, cách biệt khỏi thế giới các sự vật cảm tính và chỉ đư­ợc nhận thức duy nhất bằng lý tính. Các ý niệm (tồn tại) là tổng thể của nhiều ý niệm khác nhau như ý niệm đạo đức, thẩm mỹ, khoa học v.v...

Thế giới của các ý niệm, chủ yếu mang tính đạo đức, nó không chỉ đối lập với thế giới hiện thực, mà còn thể hiện như­ sự đối lập giữa phúc lợi với cái ác. Trong số tất cả các ý niệm thì ý niệm phúc lợi là tối cao nhất. Nó là ý niệm của các ý niệm.

Thế giới các sự vật cảm tính (thế giới các sự vật, hiện tư­ợng): Là thế giới tồn tại không chân thực, phụ thuộc vào thế giới của các ý niệm (vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, luôn thay đổi, vận động, trong chúng không có gì ổn định bền vững, hoàn thiện). Thế giới các sự vật cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm, do các ý niệm sản sinh ra.

Từ quan niệm trên, Pla tôn đưa ra khái niệm "tồn tại" và "không tồn tại".

* "Tồn tại" là ý niệm, là cái phi vật chất, cái đư­ợc nhận biết bằng trí tuệ siêu nhiên, là cái có tính thứ nhất, tồn tại thực.

* "Không tồn tại" là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất cũng tồn tại thực. Cái "không tồn tại" (vật chất) là một khía cạnh của tồn tại (các ý niệm), bởi vì cái tồn tại bao hàm cả cái khác nó, tức là cái "không tồn tại".

Như­ vậy, học thuyết về ý niệm và tồn tại mang tính duy tâm khách quan rõ rệt.

- Lý luận nhận thức. Lý luận nhận thức của Pla tôn cũng mang tính duy tâm.

Ông cho rằng, tri thức là cái có trư­ớc các sự vật cảm tính (vật chất) mà không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó. Những ý kiến xác thực đư­ợc khơi dậy, đ­ược hồi tư­ởng lại nhờ các câu đối thoại giữa loài ng­ười thì sẽ trở thành tri thức. Cách đối thoại nh­ư vậy đư­ợc Pla tôn gọi là phư­ơng pháp biện chứng.

- Nhận thức cảm tính có sau nhận thức lý tính vì linh hồn trư­ớc khi nhập vào thể xác con ngư­ời dư­ơí trần thế thì ở thế giới bên kia đã có sẵn các tri thức.

Do vậy, nhận thức của con ng­ười chỉ là quá trình nhớ lại, hồi t­ưởng lại của linh hồn những cái đã bị lãng quyên trong quá khứ chứ không phải là sự phản ánh các sự vật của thế giới khách quan.

Dựa vào cơ sở trên đây Pla tôn chia tri thức thành hai loại:

* Tri thức hoàn toàn đúng đắn, tin cậy: Là tri thức ý niệm, tri thức của linh hồn tr­ước khi nhập vào thể xác và có đư­ợc nhờ sự hồi tư­ởng.

* Tri thức mờ nhạt: Là tri thức lẫn lộn đúng-sai, tri thức có đư­ợc nhờ vào nhận thức cảm tính, ở đây không có chân lý.

- Những quan niệm về xã hội đ­ược thể hiện trong quan niệm về nhà n­ước lý tư­ởng:

+ Ông phê phán ba hình thức nhà nư­ớc đã tồn tại trong lịch sử và coi đó là những hình thức xấu:

Nhà nư­ớc của bọn Vua chúa đư­ợc xây dựng trên khát vọng giàu có và danh vọng dẫn tới sự cư­ớp đoạt.

Nhà nư­ớc quân phiệt là nhà nư­ớc của số ít kẻ giàu có áp bức số đông, nhà nước đối lập giữa giàu và nghèo đ­ưa tới cái ác.

Nhà nư­ớc dân chủ, quyền lực thuộc về số đông, sự đối lập giàu nghèo trong nhà n­ước này hết sức gay gắt cho nên đó là nhà nư­ớc tồi tệ.

Khi phê phán các hình thức trên của nhà n­ước, Pla tôn đ­ưa ra mẫu hình "nhà nư­ớc lý tư­ởng" của mình, trong nhà n­ước này có ba lớp ngư­ời làm các công việc khác nhau.

Tầng lớp các nhà thông thái, các nhà triết học làm chính trị, điều hành xã hội.

Tầng lớp vệ quân thực hiện các công việc của chiến tranh.

Tầng lớp thấp nhất trong xã hội là nông dân, thợ thủ công và thư­ơng nhân làm các việc đồng ruộng, thủ công và buôn bán.

Sự tồn tại và phát triển của "nhà n­ước lý t­ưởng" dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, của sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết mâu thuẫn giữa các nhu cầu xã hội.

Theo Pla tôn, để khắc phục sự phân chia giàu, nghèo thì cần xoá bỏ gia đình và sở hữu. Trẻ em sinh ra đư­ợc đư­a về nuôi d­ưỡng trong các cơ quan giáo dục, lựa chọn những đứa trẻ khoẻ mạnh rèn luyện và đ­ưa vào vệ quân. Các nhà thông thái và các nhà triết học

đ­ược lựa chọn trong số vệ quân đó.

Sự vinh quang của nhà nư­ớc phụ thuộc vào các phẩm chất như­ sự thông thái, dũng cảm, chính nghĩa và phong độ duy trì các chuẩn mực xã hội, trong đó sự thông thái là tri thức cao nhất và là niềm vinh quang riêng của các nhà triết học.

d. A rít xtốt (384-322 tr.c.n, dao động giữa duy tâm và duy vật). Là nhà triết học lớn nhất, bộ óc bách khoa của triết học Hy Lạp cổ đại, học trò của Pla tôn, thầy giáo (từ năm 343/342 đến 340 tr.c.n) của Hoàng tử Alec xan đrơ con Vua Philíp xứ Ma xê đoan. Đến năm 340 tr.c.n A rít xtốt trở về Aten xây dựng trường phái triết học của mình.

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin coi A rít xtốt là bộ óc bách khoa nhất trong số các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đ���i. Triết học của ông cùng với triết học của Đê mô crít và Pla tôn làm nên giai đoạn phát triển cao nhất của triết học Hylạp.

Ông đã để lại cho nhân loại nhiều công trình khoa học thuộc nhiều lĩnh vực: Lô gíc học, được trình bày trong tác phẩm nhan đề "Oóc-ga-nôn".Triết học, trong tác phẩm "Siêu hình học". Những công trình về khoa học tự nhiên được trình bày trong tác phẩm “Vật lý học". Những công trình về khoa học xã hội được trình bày trong các tác phẩm "Đạo đức học", "Chính trị học", "Thi ca học" v.v.

- Phê phán "học thuyết về ý niệm" của Pla tôn. Sự phê phán của A rít xtốt đối với Pla tôn, đặc biệt là sự phê phán đối với học thuyết về ý niệm là đóng góp quan trọng trong lịch sử triết học.

Theo A rít xtốt, việc Pla tôn coi ý niệm là một dạng tồn tại độc lập tối cao, tách rời thế giới hiện thực mà không phản ánh thế giới hi��n thực, tức là đã biến các phạm trù, khái niệm trở thành không có nghĩa đối với sự nhận thức các sự vật, hiện tượng.

Như vậy, ý niệm của Pla tôn không có lợi cho sự nhận thức của con người, vì nó thuộc về thế giới bên kia, không phải là sự phản ánh thế giới các sự vật cảm tính và do đó nó không có lợi cho sự cắt nghĩa tri thức về các sự vật của thế giới quanh ta, dựa vào các ý niệm, con người không thể nhận biết được thế giới bên ngoài. Thế giới của các ý niệm là thế giới đóng kín, biệt lập, do đó không giải thích được thuộc tính quan trọng của thế giới là vận động. Đồng thời A rít xtốt còn vạch ra mâu thuẫn lô gíc trong học thuyết về các ý niệm của Pla tôn: Một mặt, Pla tôn cho rằng ý niệm hoàn toàn tách biệt với các sự vật cảm tính (vật chất), mặt khác, Pla tôn lại khảng định các sự vật đó là cái bóng của các ý niệm, là bản sao của ý niệm, tức là thừa nhận sự vật và ý niệm có những điểm tương đồng nhất định nào đó.

- Quan niệm triết học về giới tự nhiên. Quan niệm về giới tự nhiên của A rít xtốt được thể hiện trong "Học thuyết về tồn tại" của ông:

Tồn tại, nói chung xuất phát từ bốn nguyên nhân cơ bản: 1) Nguyên nhân vật chất. 2) Nguyên nhân hình dạng. 3) Nguyên nhân vận động. 4) Nguyên nhân mục đích.

Ví dụ, Vật chất là vật liệu xây dựng. Hình dạng là bản đồ hoạ. Vận động là người kiến trúc sư và bản thân nghệ thuật kiến trúc. Mục đích là toà nhà đã hoàn thành.

Theo A rít xtốt, vật chất và hình dạng là cái mà từ đó tạo thành sự vật. Vật chất là "vật liệu" gia nhập vào thành phần của sự vật để từ đó sự vật phát sinh, giống như đồng đối với những bức tượng đồng, bạc đối với những cốc chén bạc.

Hình dạng là là thực chất của tồn tại, là bản chất của sự vật, bởi vì, chính nhờ hình dạng mà vật chất hiện thực hoá, biến thành các sự vật thực tế. Nếu thiếu hình dạng thì vật chất chỉ tồn tại dưới dạng khả năng- ở trạng thái mà ông gọi là "không tồn tại", vô định hình.

Quan niệm trên đây của A rít xtốt sai lầm vì, trong những hiện tượng tự nhiên, hình dạng (nguyên nhân tích cực) là cái có trước, vật chất (nguyên nhân bị động) là cái có sau.

Mặt hạn chế nữa của A rít xtốt là ông quan sát giới tự nhiên phỏng theo hoạt động của con người, không nhìn thấy sự khác nhau về chất giữa tự nhiên và sinh hoạt xã hội, quan niệm đó đã dẫn ông tới chủ nghĩa duy tâm là thừa nhận "hình dạng của tất cả các hình dạng" xuất phát từ Thần thánh- là Thần thánh, đó là nguyên nhân tận cùng, là mục đích của tất cả các hiện tượng tự nhiên. Cuối cùng, với lập luận duy tâm đó, ông đưa toàn thế giới vào một cuộc vận động có mục đích.

Tuy có những hạn chế như trên về giới tự nhiên, nhưng giá trị triết học (xu hướng duy vật) của A rít xtốt lại được thể hiện ở chính quan điểm về giới tự nhiên: Tự nhiên là toàn bộ những sự vật có một bản thể vật chất luôn vận động và biến đổi không ngừng. Vận động không tách rời vật thể tự nhiên, thông qua vận động mà giới tự nhiên được thể hiện ra. Có sáu hình thức vận động của vật chất là: Phát sinh. Tiêu diệt. Thay đổi trạng thái. Tăng. Giảm và di chuyển vị trí. Lý thuyết vận động của A rít xtốt là một thành quả có giá trị của khoa học Hy Lạp cổ đại.

- Tính vật chất của thế giới tự nhiên biểu hiện ở các yếu tố khởi nguyên của nó. Đó là đất, nước, lửa, không khí và ê te (có đặc trưng là vận động tròn). Các yếu tố này làm nền tảng cho toàn bộ thiên hà sinh thành và vận động.

Giới tự nhiên, vừa là vật chất đầu tiên, là cơ sở của mọi sinh tồn, vừa là hình dáng (cái đưa từ bên ngoài vật chất vào), nhận thức của con người là thu nhận hình dáng chứ không phải thu nhận chính sự vật. Đó cũng là sự dao động giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật của A rít xtốt .

- Lý luận nhận thức của A rít xtốt đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Lý luận nhận thức của A rít xtốt được xây dựng một phần dựa trên cơ sở phê phán học thuyết của Pla tôn về ý niệm và sự hồi tưởng.

Trong lý luận nhận thức của mình, A rít xtốt A-rít-xtốt thừa nhận thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức, là nguồn gốc kinh nghiệm và cảm giác. Tự nhiên là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai.

Cảm giác đóng vai trò quan trọng trong nhận thức, nhờ cảm giác về đối tượng mà có tri thức đúng, có kinh nghiệm và lý trí hiểu biết về đối tượng, cảm giác là điểm khởi đầu trên con đường hình thành tư duy khoa học theo quá trình: cảm giác - biểu tượng - kinh nghiệm - nghệ thuật - khoa học. Mối quan hệ giữa đối tượng và tri thức tuân theo trật tự thời gian: đối tượng nhận thức là cái tồn tại trước, tri thức là cái có sau.

Như vậy, ở đây, A rít xtốt thừa nhận tính khách quan của thế giới.

- Về các giai đoạn của quá trình nhận thức

Giai đoạn cảm tính là giai đoạn thứ nhất, đó là giai đoạn nhận thức mang tính trực quan (sự quan sát nhật thực, nguyệt thực bằng mắt thường v.v..).

Nhận thức lý tính là giai đoạn thứ hai, giai đoạn này đòi hỏi sự khái quát hoá, trừu tượng hoá để rút ra tính tất yếu của hiện tượng.

Quá trình tư duy diễn ra như sau: Cơ thể - tác động bên ngoài - cảm giác - tưởng tượng - tư duy. Mỗi khâu trong quá trình này đều quan hệ mật thiết với nhau, khâu sau không thể thiếu khâu trước.

Sai lầm có tính chất duy tâm của A rít xtốt ở đây là ông đã thần thánh hoá nhận thức lý tính, coi nó như chức năng của Linh hồn, của Thượng đế, cho rằng lý tính là "hình thức của hình thức", rằng đối tượng của khoa học không phải là thế giới khách quan mà là cái chung, cái phổ biến mà ông gọi là "những hình thức phi cơ thể".

Tuy nhiên, lý luận nhận thức của A rít xtốt chứa đựng các yếu tố của cảm giác luận và kinh nghiệm luận có khuynh hướng duy vật.

- Lô gíc học và phép biện chứng. A rít xtốt có những nghiên cứu sâu sắc về những vấn đề của lô gíc học và phép biện chứng. Ông là người đầu tiên đặt nền móng và hình thành về cơ bản khoa học lô gíc, lần đầu tiên tư duy trở thành đối tượng nghiên cứu của một bộ môn khoa học- lô gíc học.

+ Lô gíc học của A rít xtốt dựa trên cơ sở phân biệt dứt khoát chân lý và sai lầm. Ông cho rằng chân lý là sự phù hợp của tư tưởng với thực tế, còn sai lầm phát sinh khi mà trong tư tưởng nối liền cái mà trong thực tế là phân chia hoặc ngược lại, phân chia cái mà trong thực tế lại nối liền.

A rít xtốt đã nêu ra những phương pháp cơ bản của việc xây dựng các khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy lý tam đoạn thức và chứng minh.

Theo A rít xtốt, lô gíc học là lý luận về chứng minh, trong đó phân biệt hai loại luận đoán từ cái riêng đến cái chung (qui nạp) và từ cái chung đến cái riêng (diễn dịch).

Ông cũng là người đầu tiên đưa ra ba qui luật cơ bản của lô gíc hình thức với tư cách là các qui luật của tư duy mà ngày nay chúng ta vẫn sử dụng, đó là qui luật đồng nhất (A=A), qui luật cấm mâu thuẫn trong tư duy (A và không A là không đúng) và qui luật loại trừ cái thứ ba (A hay là không A).

A rít xtốt coi khái niệm là cái chung. Từ khái niệm chung ông đã tiến trình độ khái quát cao hơn là phạm trù.

Để nhận thức được thực tại một cách sâu, rộng hơn con người phải sử dụng phán đoán. Phán đoán là sự kết hợp những khái niệm, phạm trù theo những nguyên tắc, trật tự nhất định để khảng định hoặc phủ định về một cái gì đấy.

Suy lý là một phán đoán mới được rút ra từ những mối liên hệ của những phán đoán tiên đề, dùng phương pháp tam đoạn luận để tìm ra kết luận.

Tóm lại, Lô gíc học của A rít xtốt tuy chưa hoàn hảo nhưng đã đem lại cho loài người một môn khoa học về tư duy.

+ Phép biện chứng của A rít xtốt, ngoài sự thể hiện ở các quan niệm về các vật thể tự nhiên và sự vân động của chúng, còn được thể hiện rõ trong việc giải thích về cái riêng và cái chung. Khi phê phán Pla tôn tách rời "ý niệm" như là cái chung ra khỏi các "sự vật cảm tính" như là những cái riêng, A rít xtốt đã khảo sát cái chung trong sự thống nhất không tách rời với cái riêng. Theo ông, nhận thức cái chung trong cái đơn lẻ là thực chất của nhận thức cảm tính.

- Quan điểm xã hội. Trong các quan điểm về xã hội của A rít xtốt cũng có những nét đặc sắc:

+ Về vấn đề nhà nước, ông cho rằng bản chất của nhà nước là một hình thức giao tiếp cao nhất giữa con người với nhau.

Hình thức giao tiếp có nhiều loại, như giao tiếp trong gia đình, giao tiếp trong hoạt động kinh tế, trao đổi của cải v.v...Tuy những hình thức giao tiếp đó rất cần cho sự xuất hiện của nhà nước, nhưng chưa đủ. Nhà nước chỉ xuất hiện khi có sự giao tiếp về lợi ích cuộc sống giữa nhiều gia đình và họ hàng về một cuộc sống đầy đủ và hoàn thiện.

Gia đình và cá nhân là là "thiên chất tự nhiên" của nhà nước, vì vậy, con người về bản chất phải thuộc về nhà nước. Nếu vượt qua khuôn khổ nhà nước, con người không phải là con người phát triển về đạo đức, hoặc đó là động vật hoặc Thượng đế. Những người không thuộc về nhà nước là nô lệ, nô lệ chỉ là công cụ biết nói.

Nhiệm vụ của nhà nước là phải bảo đảm cho mọi người (trừ nô lệ) sống hạnh phúc không chỉ về mặt của cải vật chất, mà còn về mặt bảo đảm công lý. Mức độ phúc lợi mà nhà nước đem lại cho công dân trong xã hội là tiêu chuẩn để đánh giá nhà nước. Nhà nước được xem xét trong ba phương diện là lập pháp, hành chính và phân xử.

+ Quan niệm đạo đức, Đạo đức học được A rít xtốt xếp vào loại khoa học sau triết học. Tác phẩm "Đạo đức học" của ông gồm mười tập, trong đó ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề phẩm hạnh.

Phẩm hạnh là cái tốt đẹp nhất, là lợi ích tối cao mà mọi công dân cần phải có. Nội dung của phẩm hạnh là biết định hướng, biết làm việc và biết tìm tòi. Phẩm hạnh của con người thể hiện ở quan niệm về hạnh phúc. Hạnh phúc phải gắn liền với hoạt động nhận thức, với ước vọng làm điều thiện.

C.Mác đánh giá cao A rít xtốt khi ông cho rằng cơ sở bình đẳng và công bằng trong xã hội là sự công bằng trong trao đổi sản phẩm, tức là cơ sở kinh tế của sự công bằng xã hội. Sự công bằng không có được nếu không có sự bằng nhau, sự bằng nhau không có được nếu không thể đo chung được, tức là biểu hiện giá trị c��a một hàng hoá này đối với giá trị của một hàng hoá khác. Thí dụ, Năm cái giừơng = một cái nhà = một số tiền bao nhiêu đó. Chính vì v��y, C.Mác cho rằng, thiên tài của A rít xtốt chính là ở chỗ, trong biểu hiện giá trị của hàng hoá, ông đã tìm ra được một quan hệ bình đẳng và A rít xtốt là người đầu tiên nghiên cứu và phân tích hình thái giá trị.

4. Kết luận.

a. Nét nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học đó đã đặt ra và giải quyết hầu hết các vấn đề về bản thể luận và nhận thức luận triết học- là những vấn đề của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức- những vấn đề căn bản mà sau này các học thuyết triết học sẽ từng bước giải quyết theo nội dung của thời đại mình. Đó là nền triết học bao gồm mầm mống của tất cả các thế giới quan sau này.

b. Sự phân chia và đối lập giữa các trường phái triết học, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và tôn giáo là nét nổi bật của quá trình phát sinh, phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại, trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh giữa hai đường lối triết học duy vật của Đê mô crít và triết học duy tâm của Pla tôn.

c. Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học, nói chung, còn ở trình độ trực quan, chất phác- đặc biệt đối với các hệ thống triết học duy vật và biện chứng. Tuy vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã đánh giá cao triết học Hy Lạp cổ đại "Từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hànội, 1994. t.20, tr.491).

II. Tư tưởng triết học Tây Âu thời Trung cổ

1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Tây Âu thời Trung cổ.

a. Hoàn cảnh ra đời.

- Sự tan rã của chế độ nô lệ và sự ra đời của chế độ phong kiến.

Xã hội Tây Âu vào thế kỷ II đến thế kỷ V là xã hội đánh dấu sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và sự ra đời của chế độ phong kiến.

Vào thế kỷ thứ V, những cuộc nổi dậy của nô lệ và những cuộc đấu tranh giai cấp bên trong cùng với sự tiến công của những bộ tộc bên ngoài đã dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc La Mã phương Tây (đã tồn tại từ thế kỷ II tr.c.n đến thế kỷ V). Sự kiện đó dẫn đến kết quả chấm dứt hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến Tây Âu ra đời.

Trong xã hội phong kiến, nền kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp thống trị, sản phẩm làm ra chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của các công xã, thái ấp của bọn địa chủ. Điều hành nền sản xuất xã hội chủ yếu là những người tiểu nông lệ thuộc vào địa chủ phong kiến. Vì vậy, trong thời kỳ đầu của thời đại phong kiến đã diễn ra sự suy đồi không chỉ về kinh tế mà còn về toàn bộ các mặt của đời sống xã hội.

- Xuất hiện tổ chức giáo hội nhà thờ Thiên chúa giáo và ảnh hưởng của nó tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội thời kỳ này.

Về mặt tinh thần, thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu lúc đầu Cơ đốc giáo, về sau là Thiên chúa giáo là hệ tư tưởng thống trị.

Những giáo lý tôn giáo trở thành những nguyên lý về chính trị, kinh thánh có vai trò như luật lệ trong mọi cuộc xét xử. Giáo hội độc quyền trong lĩnh vực văn hoá, nhà trường hoàn toàn nằm trong tay các thầy tu, triết học được đem ra phục vụ cho tôn giáo và giáo hội.

Có thể nói tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy, thế giới quan thần học bao trùm lên triết học, luật học và chính trị. Điều đó giải thích tại sao giai cấp nông dân hết sức đông đảo nhưng "tối tăm về trí tuệ" (V.I.Lênin) và bị tước hết quyền hành.

b. Đặc điểm của triết học.

- Khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa kinh viện trong triết học.

Đặc điểm của khuynh hướng triết học thời kỳ này là sự phát triển của chủ nghĩa kinh viện. Vấn đề quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ lý trí, giữa cái chung với cái riêng (giữa khái niệm và các sự vật đơn lẻ) là những vấn đề trung tâm của triết học. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh xung quanh việc giải quyết những vấn đề trung tâm của triết học là biểu hiện đặc thù của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong thời kỳ này.

- Việc nhận thức mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và và lý trí là vấn đề trung tâm của triết học thời kỳ này.

- Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh xung quanh việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng là biểu hiện đặc thù của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm thời kỳ này.

Sau thời kỳ sụp đổ, xã hội Tây Âu bước đầu đã có sự phát triển cả về văn hoá vật chất và tinh thần. Những cuộc Thập tự chinh về phía Đông đã giúp cho phương Tây tiếp thu được nhiều điều của nền văn hoá phương Đông. Thiên văn học, toán học, cơ học, hoá học, vật lý học hình thành và phát triển khá mạnh vào thế kỷ XIII với các đại biểu tiêu biểu là L.Phi-bô-mát-chi, A.Bôn-stét, R.Bê-cơn v.v...

c. Các học thuyết triết học thời Trung cổ từ thế kỷ II đến thế kỷ IV.

Đây là thời kỳ tư tưởng triết học Tây Âu chịu ảnh hưởng lớn của triết học đạo Cơ đốc và nó được coi như bước quá độ từ giai đoạn cổ đại sang trung đại. Đại biểu nổi tiếng trong thời kỳ này là nhà triết học Téc tu liêng và Ô guýt xtanh.

+ Ô guýt xtanh (354-430, Bắc Phi, An giê ri hiện nay), ông là đại biểu lớn nhất của triết học Cơ đốc giáo thời kỳ tiền Trung cổ. Triết học của ông trở thành cơ sở lý luận cho đạo Cơ đốc và cả đạo Thiên chúa giáo sau này.

Tư tưởng cơ bản trong học thuyết của Ô guýt xtanh là: Toàn bộ thế giới là do Thượng đế sinh ra và được nhận thức bởi Thượng đế. Thượng đế là "bác sỹ của trái tim mình", có sức mạnh vạn năng, có quyền lực tuyệt đối. ý chí của con người là tự do, nhưng chỉ trong giới hạn tiền định của Thượng đế, quá trình nhận thức của con người là quá trình nhận thức Thượng đế, trong đó Thượng đế là chân lý tối cao.

Về bản thể luận, đứng trên lập trường thần học, Ô guýt xtanh cho rằng toàn bộ thế giới muôn hình muôn vẻ xung quanh ta là do Thượng đế sinh ra và được nhận thức bởi thượng đế. Tuy nhiên, Thượng đế chỉ sáng tạo ra thế giới tự nhiên, sau đó giới tự nhiên vận động theo các qui luật của riêng mình mà không cần có sự can thiệp của Thượng đế. Thượng đế không tồn tại trong sự vật cảm biết, thượng đế là cái gì đó huyền bí, hư ảo.

Vì không tìm thấy thượng đế trong giới tự nhiên nên con người phải tìm Thượng đế trong bản thân mình. Toàn bộ lịch sử là cuộc đấu tranh giữa những người theo thần linh để củng cố "thành phố thần thánh" với những người theo quỷ dữ để tổ chức ra "thành phố trần gian". Bởi vậy, cần phải có ưu thế của quyền lực tinh thần đối với quyền lực thế tục. Chỉ có ơn huệ tối cao của "thần linh vạn năng", mà đại biểu là giáo hội mới cứu vớt được đời sống tương lai.

Về lý luận nhận thức, lý luận nhận thức của Ô guýt xtanh mang tính tôn giáo rõ rệt và được gắn liền với thần học.

Quá trình nhận thức là quá trình con người nhận thức Thượng đế, nhận thức Chúa trời. nhận thức đó chỉ đạt được nhờ lòng tin tôn giáo: Nhận thức Thượng đế chỉ đạt được bởi lòng tin tôn giáo. Ông nói, cần phải tin để hiểu và cần phải hiểu để mà tin.

Nhận thức về Thượng đế có ba mức độ:1) Thông qua cảm giác bên ngoài, những cảm giác này nói chung là chân thật. 2) Nhận thức thông qua cảm giác bên trong "bàn bạc" lại những cảm giác bên ngoài. 3) Nhận thức lý trí, đánh giá những phán đoán của cảm giác bên trong.

Tiêu chuẩn của chân lý là sự tự ý thức, trong tâm hồn mỗi người đã chứa đựng chân lý tối cao. Thượng đế là chân lý tối cao, từ chân lý tối cao này nảy sinh mọi chân lý.

Về các quan điểm xã hội được Ô guýt xtanh trình bày trong tác phẩm "Thành đô của Thượng đế". Ông chia xã hội loài người ra làm hai thành đô, hai vương quốc: Vương quốc của điều ác là nhà nước trần thế. Vương quốc của Thượng đế trên trái đất là nhà thờ. Sự bất bình đẳng trong xã hội, theo ông, là điều tự nhiên. Hiện tượng kẻ giàu, người nghèo là tồn tại vĩnh viễn. Cuộc sống trên trần thế chỉ là cuộc sống tạm thời, hạnh phúc vĩnh cửu là ở thế giới bên kia.

+ Chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh

Tiếp sau thời kỳ triết học đạo Cơ đốc là thời kỳ nối giữa triết học cổ đại và triết học trung cổ mà người ta thường gọi thời kỳ Chủ nghĩa kinh viện Trung cổ Tây Â

* "Kinh viện" theo tiếng Latinh- Schola- trường học, nó chỉ bàn đến những vấn đề viển vông, tách rời cuộc sống hiện thực. Về thực chất, chủ nghĩa kinh viện là nghệ thuật tranh luận, lập luận mà không quan tâm đến nội dung của cuộc tranh luận đó. Đầu tiên, triết học kinh viện được giảng trong các trường trung học, từ giữa thế kỷ XII nó được giảng trong các trường đại học.

Trong thời kỳ này đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt và kéo dài nhiều thế kỷ giữa hai khuynh hướng triết học đặc trưng là phái duy thực và phái duy danh với nhiều đại biểu nổi tiếng.

Quá trình phát triển của chủ nghĩa kinh viện có thể chia ra làm ba thời kỳ: Thời kỳ đầu (từ thế kỷ IX đến thế kỷXII); Thời kỳ hưng thịnh (đến giữa thế kỷ XIII); Thời kỳ suy tàn (đến thế kỷ XIV-XV).

* Phái duy thực khảng định cái chung (khi ấy người ta gọi là cái phổ biến) hay khái niệm chung là tồn tại thực, nó là một thực thể tinh thần có trước sự vật đơn nhất. Phái duy thực lấy triết học Pla tôn làm cơ sở lý luận.

* Phái duy danh lại khảng định rằng, chỉ có sự vật đơn nhất, cá biệt là có thực, còn những cái chung (cái phổ biến) chỉ là những tên gọi mà con người gắn cho các hiện tượng riêng lẻ: Không có con người hay cái nhà nói chung (!).

Cuộc tranh cãi giữa phái duy danh và phái duy thực về căn bản là một vấn đề nghiêm túc. Đằng sau cái vỏ thần học là vấn đề triết học: Phái này cho rằng sự vật tồn tại khách quan, có thể tri giác được bằng cảm giác, tư tưởng là cái có sau (phái duy danh). Phái kia ngược lại, cho rằng tư tưởng có trước sự vật (phái duy thực).

Tóm lại, sự nhận thức của con người vận động từ cảm giác đến khái niệm (duy danh) hay từ khái niệm đến sự vật (duy thực) là bản chất triết học của cuộc tranh cãi đó.

Thiên chúa giáo chính thống có xu hướng nghiêng về phái duy thực, còn phái duy danh có xu hướng duy vật.

d. Các đại biểu nổi bật của chủ nghĩa kinh viện, duy danh, duy thực

- Tô mát Đa canh (1225-1274, duy thực, Italia, nhà thần học đạo Thiên chúa, nhà triết học kinh viện nổi tiếng, nhà nghiên cứu những vấn đề pháp quyền, đạo đức, chế độ nhà nước và kinh tế. Tuyển tập tác phẩm của ông gồm mười tám cuốn giống như một bộ bách khoa toàn thư về hệ thống tư tưởng thống trị thời trung cổ. Học thuyết của Tômát Đacanh được thừa nhận là triết học duy nhất chân chính của giáo hội Thiên chúa).

Trong lĩnh vực triết học, Tômát Đacanh mong muốn làm cho triết học của A-rít-xtốt thích hợp với giáo lý đạo thiên chúa, biến triết học của mình thành cơ sở giáo lý của Nhà thờ.

+ Đối tượng của triết học là nghiên cứu "chân lý của lý trí", còn đối tượng của thần học là nghiên cứu "chân lý của lòng tin tôn giáo". Thượng đế là khách thể cuối cùng để triết học và thần học nghiên cứu, là nguồn gốc của của mọi chân lý, do vậy, giữa triết học và thần học không có sự đối lập về căn bản, chỉ có điều triết học thấp hơn thần học, giống như lý trí con người thấp hơn "lý trí của thần". Triết học là tôi tớ của thần học, phụ thuộc vào thần học.

+ Trong việc nghiên cứu giới tự nhiên, Tômát Đacanh cho rằng, giới tự nhiên là do Trời tạo ra từ "hư vô", mọi trật tự, sự phong phú và hoàn thiện của giới tự nhiên đều do trời quyết định.

Mọi cái trên thế giới đều được sắp xếp theo các bậc thang tôn tri, trật tự: bắt đầu từ các sự vật không có linh hồn, tiến tới con người, đến các Thần thánh và sau cùng là bản thân Chúa trời. Do vậy, Chúa trời, Thượng đế là mục đích tối cao, là qui luật vĩnh cửu đứng trên mọi cái, thống trị mọi cái, là hình thức thuần tuý tước bỏ vật chất, là nguyên nhân tác động cuối cùng của thế giới.

Để chứng minh Chúa trời là động lực, nguyên nhân, cái tất nhiên ban đầu, sự hoàn thiện tuyệt đối và là nguyên nhân tạo ra sự hợp lý của giới tự nhiên. Tômát Đacanh nêu ra những lý lẽ sau: 1) Thế giới không vận động vĩnh cửu, cần phải có động lực ban đầu. 2) Nguyên nhân tác động không phải là vô tận, cần có nguyên nhân đầu tiên. 3) Mọi sự vật của thế giới là ngẫu nhiên, cần có cái tất nhiên tuyệt đối. 4) Sự hoàn thiện của các sự vật có các giai đoạn khác nhau, cần phải có một thực thể hoàn thiện tuyệt đối. 5) Tính hợp lý của giới tự nhiên không thể giải thích bằng nguyên nhân tự nhiên, cần phải tồn tại một thực thể lý trí siêu tự nhiên để điều chỉnh thế giới.

+ Về vấn đề con người, Tômát Đacanh cũng cho rằng, con người là do Thượng đế tạo nên theo "hình dáng của mình", sống trên trái đất-trung tâm của vũ trụ. Mọi cái trong tự nhiên thích ứng như thế nào với con người đều do Chúa trời qui định: Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm, mưa rơi để đất đai có nước, động đất và bão lụt là do Chúa trời trừng phạt tội lỗi của con người.

Đẳng cấp của con người trong xã hội là do chúa trời sắp đặt. Chính quyền của nhà vua là do "ý trời", thân xác con người phải phục tùng nhà vua, còn quyền lực tối cao thuộc về giáo hội.

+ Vấn đề bản chất của cái chung, Tômát Đacanh đứng trên lập trường duy thực ôn hoà (dung hoà với phái duy danh có lợi cho tôn giáo).

Ông cho rằng, cái chung tồn tại trên ba phương diện: 1) Cái chung tồn tại trước sự vật trong trí tuệ của chúa trời như là mẫu mực lý tưởng của các sự vật riêng lẻ. 2) Cái chung được tìm thấy trong các sự vật và nó chỉ tồn tại khách quan khi nó chứa đựng các sự vật riêng lẻ. 3) Cái chung được tạo ra bằng con đường trừu tượng hoá của trí tuệ con người từ các sự vật riêng lẻ.

+ Về lý luận nhận thức, Tômát Đacanh áp dụng học thuyết về "hình dạng" của A rít xtốt, ông cho rằng, mọi nhận thức diễn ra trong chủ thể nhờ tiếp thu ở khách thể những gì giống với chủ thể chứ không phải mọi tồn tại của khách thể đều được tiếp thu, đó là hình ảnh của sự vật chứ không phải bản thân sự vật.

Ông chia "hình dạng" thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính. 1) Hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính, nhờ hình dạng lý tính mà ta mới biết được cái chung chứa đựng nhiều thực thể riêng biệt. 2) Hình dạng cảm tính có vai trò trong nhận thức là nhờ nó mà cảm giác trở nên cảm thụ tích cực.

+ Lý luận nhận thức của Tômát Đacanh là một bước tiến trong triết học kinh viện trung cổ vì nó tiếp thu học thuyết của A rít xtốt chứ không tiếp thu học thuyết của Pla tôn. Tuy vậy, lý luận nhận thức của Tômát Đacanh chỉ khôi phục về hình thức học thuyết của A rít xtốt chứ không tiếp thu và kế thừa được cái sinh khí, cái sống động và sự tìm tòi chân lý trong học thuyết đó.

+ Về xã hội, Tômát Đacanh ra sức tuyên truyền tư tưởng về vai trò thống trị của Nhà thờ đối với xã hội công dân, chống lại sự bình đẳng xã hội.

- Đun Xcốt (1265-1308, Anh, tín ngưỡng theo đạo Phơ răng xít, nhà duy danh lớn nhất của thế kỷ XIII).

+ Trong triết học của mình, mối quan hệ giữa triết học và thần học theo lập trường phái duy danh là vấn đề chủ yếu mà ông quan tâm: Đối tượng nghiên cứu của thần học là Thượng đế, còn đối tượng nghiên cứu của triết học là tồn tại (tức hiện thực khách quan- giới tự nhiên, vật chất). Như vậy, Đun Xcốt trong chừng mực nào đó muốn giải phóng triết học ra khỏi ách áp bức của Giáo hội.

+ Tuy vậy, ông vẫn đề cao vai trò của lòng tin nhưng không hạ thấp vai trò của lý tính. Theo Đun Xcốt, Thượng đế là một tồn tại bất tận, có thể chứng minh được, nhưng dựa vào lý trí để nhận thức Thượng đế thì bị hạn chế, do vậy phải chủ yếu dựa vào lòng tin. Lý trí của con người thấp hơn niềm tin tôn giáo, nó không nhận thức được bản chất của thượng đế, bởi vì thượng đế là hình thức thuần tuý phi vật chất, trong khi đó lý trí chỉ nhận thức được ở tồn tại những gì thuộc về các tài liệu cảm tính. Chính vì vậy, con người không thể có được một khái niệm nào về bản chất phi vật chất như chúa trời, thượng đế.

+ Về quan hệ giữa cái chung và cái riêng, Đun Xcốt giải thích theo lập trường duy danh luận với nét riêng của mình: Cái chung vừa tồn tại trong các sự vật (như là bản chất của các sự vật), vừa tồn tại sau các sự vật (như là sự khái quát hoá, trừu tượng hoá khỏi các sự vật riêng lẻ), nghĩa là cái chung không chỉ là sản phẩm của lý trí mà nó còn có cơ sở trong bản thân các sự vật, nó vừa tồn tại trong sự vật với tính cách là bản chất của chúng, vừa tồn tại sau sự vật với tính cách là những khái niệm được lý trí con người trừu tượng hoá khỏi bản chất của sự vật.

+ Về lý luận nhận thức, Đun Xcốt cho rằng, tinh thần, ý chí chỉ là hình thức của thân thể con người, gắn liền với thân thể con người đang sống và do thượng đế ban cho từ khi con người mới sinh ra. Về vai trò của lý trí và ý chí, ông cho rằng, cái thống trị mọi dạng hoạt động của con người là ý chí chứ không phải là lý trí, hơn nữa, ở thượng đế thì ý chí hoàn toàn tự do.

Tri thức được hình thành từ tinh thần và từ đối tượng nhận thức. Tinh thần tuy có vai trò to lớn trong nhận thức nhưng cũng vẫn phải phụ thuộc vào đối tượng nhận thức. Cũng có cái ý chí "không ai biết được" tựa hồ như quyết định tính chất hoạt động tinh thần của con người. Nhưng, theo Đun Xcốt, chỉ có những sự vật đơn nhất, cá biệt mới là thực tại cao nhất.

III. Triết học thời kỳ Phục hưng ở Tây Âu

1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Tây Âu thời Phục hưng.

Thế kỷ XV-XVI được gọi là thời kỳ Phục hưng với ý nghĩa là thời kỳ có sự khôi phục lại nền văn hoá cổ đại, chuẩn bị cho nền văn hoá mới- văn hoá tư sản sơ khai.

a. Hoàn cảnh kinh tế, xã hội.

- Đây là thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản, các quan hệ tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến. Việc tìm ra châu Mỹ và các đường biển nhờ áp dụng địa bàn, nhờ những cải tiến trong ngành chế tạo tàu thuỷ, nhờ địa lý và thiên văn học v.v...đã tạo điều kiện cho nền sản xuất phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa: hoạt động thương mại, thị trường trao đổi hàng hoá giữa các nước được mở rộng làm cho phương thức sản xuất phường hội phong kiến không thoả mãn được nhu cầu ngày càng tăng của quan hệ sản xuất mới.

- Giai cấp tư sản mới hình thành và là giai cấp tiến bộ, cần phát triển khoa học tự nhiên để tạo cơ sở cho sự phát triển kỹ thuật và sản xuất, đồng thời tìm kiếm vũ khí tư tưởng chống lại hệ tư tưởng duy tâm, tôn giáo.

- Trong thời kỳ này khoa học đã phát triển và tách dần ra khỏi thần học và tôn giáo, bước lên con đường phát triển độc lập. Xuất hiện những nhà khoa học và triết học tiêu biểu như Cô péc níc, Bru nô, Ga li lê, Ku da, Mo rơ, Cam pa ne la v.v...Nhiều sáng chế kỹ thuật như động cơ chạy bằng sức gió, sức nước, máy kéo sợi, máy dệt, chế tạo tàu thuỷ, lò luyện kim, in ấn v.v.. đã đẩy mạnh sự phát triển kinh tế ở các nước Tây Âu và Trung Âu. Nền sản xuất công trường thủ công đem lại năng suất lao động hơn hẳn và đã thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển.

b. Các đặc điểm chủ yếu của triết học.

- Trên cơ sở thực tiễn (sản xuất vật chất và những biến động xã hội), những tư tưởng triết học và các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển và ngày càng được cải tiến. Thiên văn học, toán học, cơ học và về sau, vật lý học, sinh vật học dần tách ra (phân ngành) khỏi triết học, phạm vi những vấn đề mà triết học nghiên cứu cũng dần biến đổi. Chủ nghĩa duy vật được khôi phục và biến đổi theo những biến đổi của khoa học tự nhiên và dựa vào những thành tựu của khoa học tự nhiên để trở thành vũ khí chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, thực hiện và củng cố mối liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên, đề ra phương pháp nhận thức tự nhiên bằng thực nghiệm, kinh nghiệm, phê phán thần học và chủ nghĩa kinh nghiệm. Có thể nói rằng, chính sự phát triển của khoa học tự nhiên đã đòi hỏi có sự khái quát triết học, rút ra những kết luận có tính duy vật từ các tri thức khoa học cụ thể.

- Đặc điểm của triết học thời kỳ này là những yếu tố duy vật và duy tâm xen kẽ nhau, xu hướng vô thần xuất hiện, ảnh hưởng của khoa học tự nhiên tới triết học lớn tới mức khó xác định cụ thể ranh giới giữa các thế giới quan đó, nhiều nhà bác học của thời đại này uyên bác cả về phương diện triết học lẫn khoa học tự nhiên.

- Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm thường biểu hiện dưới hình thức đặc thù, chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm trong lĩnh vực bênh vực khoa học phi tôn giáo, chống lại các học thuyết tôn giáo và chủ nghĩa kinh viện, đưa vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, chứng minh sức mạnh của con người, đấu tranh cho sự giải phóng con người và những tư tưởng nhân đạo trở thành trung tâm của các vấn đề triết học.

- Nhiều học thuyết triết học thời Phục hưng đã phục hồi phép biện chứng tự phát thời cổ đại và khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên. Đồng thời, trái ngược với phép biện chứng tự phát, trong khoa học tự nhiên và triết học bắt đầu xuất hiện xu hướng siêu hình và xu hướng đó tăng lên về cuối thời kỳ Phục hưng.

- Sự ra đời của phương pháp siêu hình trong khoa học tự nhiên và đến thế kỷ XVII, phương pháp này được áp dụng và triết học là kết quả của sự phát triển khoa học tự nhiên, nhất là cơ học. Theo Ph.Ăngghen, khoa học tự nhiên là cái duy nhất người ta có thể coi là khoa học bắt đầu phát triển từ thời đại này- có tính chất cách mạng triệt để, đã chung vai sát cánh với triết học mới đang ra đời.

2. Một số nhà triết học tiêu biểu

N. Ku đan (1401-1464, người Đức, Hồng y Giáo chủ của Giáo hội La Mã, người đầu tiên phê phán mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ, mở đầu thời kỳ triết học thời đại Phục hưng). G. Ga li lê (1564-1642, người I ta li a, nhà khoa học vĩ đại đã giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của tri thức khoa học và của chủ nghĩa duy vật, nhà toán học, vật lý, thiên văn học và cũng là người am hiểu nghệ thuật và là một nhà văn xuất sắc). Cô péc níc (1473-1543) và G. Bru nô (1548-1600).

a. Cô péc níc (1473-1543, nhà triết học và khoa học tự nhiên người Ba Lan). Ông là đại diện tiêu biểu, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của triết học và khoa học thời kỳ Phục hưng ở Tây Âu.

- Toàn bộ khoa học của ông đều nhằm chứng minh một điều là trung tâm hành tinh của chúng ta không phải là Trái Đất mà là Mặt Trời, Trái Đất hàng ngày quay quanh trục của nó và hàng năm xoay xung quanh Mặt Trời.

- Học thuyết về Mặt trời là trung tâm của vũ trụ (thuyết nhật tâm) của Cô péc níc có ý nghĩa rất lớn đối với triết học và khoa học thời kỳ này:

+ Nó bác bỏ giả thuyết của Ptô lê mê (Hy Lạp thế kỷ II) cho rằng Trái Đất là trung tâm; Mặt Trời và các hành tinh xoay quanh Trái Đất.

+ Nó giáng một đòn vào chỗ quan trọng nhất, xung yếu nhất của thần học về thế giới.

+ Nó cách mạng hoá toàn bộ khoa học tự nhiên: Giải phóng khoa học tự nhiên khỏi thần học và tôn giáo.

Lịch sử triết học và khoa học đã đánh giá cao những cống hiến lớn lao của ông và coi ông là một nhà bác học vĩ đại, một nhà duy vật dũng cảm.

b. G. Bru nô (1548-1600, nhà triết học người I ta li a, người kế tục và phát triển học thuyết của Cô péc níc). Triết học phiếm thần duy vật của ông là đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng duy vật thời Phục hưng.

- Quan niệm về giới tự nhiên. Tiếp thu học thuyết "Mặt Trời là trung tâm" của Cô péc níc và kế thừa những tư tưởng duy vât, vô thần khi xây dựng quan niệm về vũ trụ của các nhà duy vật cổ đại, Bru nô nêu ra phạm trù "cái duy nhất". "Cái duy nhất" chính là Thượng Đế tồn tại dưới dạng giới tự nhiên được hiểu như là một thế giới độc lập, không do một ai sáng tạo ra cả. Như vậy, Bru nô đã đồng nhất Thượng đế với giới tự nhiên.

Tuy nhiên, Thượng đế chỉ là danh nghĩa khi ông cho rằng, mọi sự vật chỉ là biểu hiện của một cái duy nhất. Sự vật biến đổi không ngừng, nhưng cái duy nhất thì bất biến. Từ đây, Bru nô đưa ra quan niệm về tính thống nhất vật chất của vũ trụ. Vũ trụ là duy nhất, vô tận, bất biến: "Mọi sự vật đều nằm trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong tất thảy sự vật. Chúng ta ở trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong chúng ta".

Vũ trụ là vô tận, ngoài hệ thống Mặt Trời còn có vô số thế giới tồn tại, không có hành tinh nào thật sự là trung tâm của vũ trụ. Sự sống không chỉ có ở trên Trái Đất mà có thể có ở các hành tinh khác của vũ trụ bao la mà không có Chúa Trời nào thống trị cả. Theo Bru nô, giới tự nhiên có khả năng tự sinh sản từ nội tại, nhờ đó nó trở thành nguyên nhân của mọi sự vật, đồng thời cũng là cơ sở của chúng.

Như vậy, Bru nô đã bổ sung cho quan điểm của Cô péc níc một loạt những luận điểm đúng đắn và những phỏng đoán thiên tài mà khoa học ngày nay đã chứng thực và đang tìm kiếm.

Nhiệm vụ của triết học là nhận thức được thực thể thống nhất, tức là nguyên nhân và cơ sở của mọi hiện tượng tự nhiên.

- Tư tưởng biện chứng trong triết học.

Những tư tưởng biện chứng của Bru nô có vai trò quan trọng trong sự phát triển phép biện chứng. Ông nêu ra tư tưởng về "sự phù hợp của các mặt đối lập" trong sự thống nhất vô tận của vũ trụ. Ông nêu lên quan điểm cho rằng, trong giới tự nhiên, mọi cái đều liên hệ với nhau và cùng, kể từ hạt vật chất nhỏ nhất là nguyên tử đến vô số thế giới của vũ trụ vô tận: Cái này triệt tiêu, cái kia ra đời v.v...

Bru nô đưa ra quan niệm "cái tối đa" và "cái tối thiểu": Trong tự nhiên cái tối đa và cái tối thiểu phù hợp với nhau. Có ba loại "cái tối thiểu": Trong toán học, cái tối thiểu là điểm, trong vật lý là nguyên tử và trong triết học là đơn tử, cái tối đa là giới tự nhiên vô tận.

Mọi cái đều từ "cái tối thiểu" mà ra, những lượng to nhất do những lượng bé nhất hợp thành theo nguyên tắc "các mặt đối lập phù hợp nhau".

- Nhận thức luận.

Nhận thức luận của Bru-nô có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của triết học. Ông đã nêu ra quan niệm biện chứng trong vấn đề nhận thức giới tự nhiên: "Ai muốn nhận thức những bí mật của giới tự nhiên thì hãy xem xét cái tối thiểu và cái tối đa của những mâu thuẫn và những mặt đối lập". Ông đề cao vai trò của thực nghiệm và kinh nghiệm đòi hỏi khoa học tự nhiên phải dựa trên thực nghiệm, đồng thời cũng hết sức coi trọng tư duy lý tính trong quá trình nhận thức. Mục đích cao nhất của tư duy là nắm bắt được qui luật tự nhiên.

Quá trình nhận thức được Bru nô chia thành ba (đôi khi bốn) giai đoạn. Giai đoạn đầu là cảm giác, giai đoạn hai là là lý trí và giai đoạn cuối cùng- giai đoạn cao là trí tuệ.

Bru nô đã bị Giáo hội thiêu sống chính vì những tư tưởng triết học duy vật chống lại chủ nghĩa kinh viện và những người đứng đầu giáo hội.

IV. Triết học Tây Âu thời Cận đại.

1. Chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII

Bắt đầu từ thế kỷ XVII, nước Anh đã đạt được sự thịnh vượng về kinh tế-xã hội và trở thành một cường quốc ở Tây Âu. Giai cấp tư sản Anh đã khảng định được mình trong đời sống xã hội và cùng với những tiến bộ của khoa học-kỹ thuật, triết học duy vật Anh thế kỷ XVII đã trở thành ngọn cờ tư tưởng của giai cấp tư sản Anh trước và sau cuộc cách mạng tư sản 1642-1648. Do tính chất không triệt để của cuộc cách mạng này và chịu ảnh hưởng của các thế lực tôn giáo các quan niệm triết học của các nhà duy vật Anh cũng thiếu triệt để.

Một số đại biểu chính

a. Phran xi Bê cơn (1561-1626, nhà ngoại giao, tư pháp, thượng thư (bộ trưởng) báo chí, đại biểu nghị viện, Thủ tướng nước Anh, được phong Bá tước. Bê cơn là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm hiện đại. Bắt đầu từ Bê cơn, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn mới).

- Quan niệm về vai trò, nhiệm vụ của khoa học và triết học.

+ Sự phát triển của khoa học và triết học là nền tảng của công cuộc cải cách đất nước, là cơ sở lý luận cho công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh, phát triển kinh tế, xoá bỏ bất công và tệ nạn xã hội.

+ Chịu ảnh hưởng của quan niệm "triết học là khoa học của mọi khoa học", Bê cơn cho rằng, triết học là tổng thể các tri thức lý luận của con người về Thượng Đế, về thế giới tự nhiên và về con người.

+ Do vậy, triết học gồm ba học thuyết:

* Học thuyết về Thượng đế, nghiên cứu thần học và tự nhiên, vạch ra những khía cạnh hợp lý của nó.

* Học thuyết về tự nhiên (được đồng nhất với khoa học tự nhiên).

* Học thuyết về con người (nhân bản học).

Nhiệm vụ của triết học là cải tạo lại toàn bộ các tri thức mà con người đã đạt được tới thời đại đó, "nắm bắt trật tự của giới tự nhiên" để xây dựng "trong trí tuệ con người" một kiểu mẫu của thế giới giống như nó tồn tại thực tế, chứ không phải giống như cái mà tư duy gợi cho mỗi người. "Hiệu quả của sự sáng chế thực tiễn là người bảo lãnh và ghi nhận tính chân lý của các triết học".

- Quan niệm về thế giới.

+ Khảng định sự tồn tại của thế giới vật chất khách quan. Khoa học không thể biết gì khác ngoài thế giới vật chất khách quan. "Hình dạng" là bản chất của sự vật "tự nhiên", tức là các sự vật được con người nhận biết được bằng các giác quan (cảm tính) là sự biểu hiện ra bên ngoài của hình dạng: Đó chính là hiểu biết của con người về vật chất.

Như vậy, Bê cơn đã tìm thấy trong vật chất những "hình dạng" và "tự nhiên", tức là bao gồm cả tính đa dạng lẫn tính thống nhất của thế giới.

+ Khảng định vật chất không tách rời vận động. Nhận thức bản chất của các sự vật là nhận thức sự vận động của chúng. Có 19 hình thức vận động của vật chất. Các hình thức vận động này hầu như bị qui vào các hình thức vận động cơ học, tuy vậy đóng góp của Bê cơn là coi đứng yên là một hình thức của vận động, coi vận động là một thuộc tính cố hữu (vốn có) của vật chất. Ông là một trong những triết gia đầu tiên nhận thấy tính bảo toàn vật chất của thế giới.

+ Trong lĩnh vực nghiên cứu bản chất của linh hồn (ý thức), Bê cơn cũng có những quan niệm duy vật: "linh hồn biết cảm giác" tồn tại trong óc người, vận động theo các dây thần kinh và mạch máu. Linh hồn chính là một "vật thể, thể xác, là vật chất chân chính", giống như lửa và không khí.

Quan niệm về ý thức của Bê cơn là quan niệm duy vật tầm thường, không vượt xa hơn các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại.

- Lý luận nhận thức. Đóng góp to lớn của Bê cơn cho triết học là lý luận nhận thức.

Ông là người đầu tiên xây dựng phương pháp qui nạp thành một hệ thống có giá trị trong nghiên cứ khoa học. Phương pháp này được trình bày trong tác phẩm "Oóc ga nôn mới".

+ Lý luận nhận thức của Bê cơn nêu lên và giải quyết ba vấn đề sau đây:

Một là: Không có tri thức bẩm sinh, mọi tri thức đều bắt đầu từ kinh nghiệm và thực hiện sự "chế biến" các kinh nghiệm đó thành một hệ thống để cho ta khả năng nhận thức được bản chất, qui luật của sự vật.

Hạn chế của Bê cơn trong vấn đề này là chưa lý giải được quan hệ biện chứng của việc phát triển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính, cũng như chưa lý giải được biện chứng của tư duy lý tính.

Vấn đề thực chất trong lý luận nhận thức của Bê cơn là hướng tư duy và trí tuệ vào sự khái quát và diễn giải những tài liệu do nhận thức cảm tính mang lại, chế biến lại tựa như con ong biến nhuỵ hoa thành mật. Phương pháp nhận thức bằng kinh nghiệm, thực nghiệm do Bê cơn xây dựng là khoa học chân chính cần xuất phát từ bản thân sự vật của thế giới khách quan. Ông cho rằng, nhà khoa học, sau khi bắt đầu từ sự thật cần phải cải tiến suy nghĩ về sự thật rồi đi tơí định lý, rồi từ định lý lại phải đi tới sự thật mới.

Hai là: Muốn nhận thức được giới tự nhiên một cách khoa học, đúng đắn, người ta phải từ bỏ các ảo tưởng (hay còn gọi là những ngẫu tượng) đã và đang thống trị lâu nay, đồng thời áp dụng phương pháp nhận thức tối ưu là phương pháp qui nạp.

Bê cơn chia ảo tưởng (ngẫu tưởng) ra làm bốn loại. Công lao của ông trong học thuyết về ảo tưởng là đã đặt ra vấn đề cơ sở xã hội của quá trình nhận thức, tuy chưa nhận thấy tính hạn chế lịch sử của thời đại và cơ sở kinh tế-xã hội cũng như cơ chế quan hệ xã hội ảnh hưởng lên quá trình nhận thức.

+ Khi từ bỏ ảo tưởng, chúng ta phải áp dụng phương pháp nhận thức mới- đó là phương pháp qui nạp gồm ba bước:

* Bước thứ nhất: Thông qua các giác quan, con người nhận thức được giới tự nhiên đa dạng và sinh động.

* Bước thứ hai: Trên cơ sở những tài liệu do các giác quan mang lại, cần phải lập bảng so sánh, hệ thống lại và phân tích chúng.

* Bước thứ ba: "Qui nạp thật sự", "với những bậc phủ định" để giữ lại hay bài trừ những tài liệu kinh nghiệm trên thu được trong những điều kiện khác nhau để xác định mối quan hệ nhân-quả của các hiện tượng mà ta nghiên cứu. Đây là bước quan trọng trong quá trình nhận thức, giúp chúng ta khám phá ra "hình dạng", tức bản chất của sự vật.

Ba là: Trong lý luận nhận thức, Bê cơn không đứng vững trên lập trường vô thần, ông thừa nhận chân lý có tính hai mặt, đó là mặt khoa học và thần học. Khoa học và thần học không nên can thiệp vào công việc của nhau: Khoa học nghiên cứu những vấn đề mà thần học không thể có được, thần học nghiên cứu những vấn đề mà khoa học không vươn tới được.

- Quan niệm chính trị-xã hội.

Bê cơn chủ trương xây dựng nhà nước tập quyền, mạnh để bảo vệ lợi ích và sự phát triển của tư bản chủ nghĩa, chống lại đặc quyền của bọn quí tộc. Sự phát triển công nghiệp và thương nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Xã hội cần phát triển theo con đường giáo dục và các phát minh kỹ thuật mà không cần những cuộc đấu tranh của nhân dân. Nước Anh cần làm bá chủ thế giới, nô dịch các dân tộc khác.

b. Tô mát Hốp bơ (1588-1679, có tài liệu viết là Hốp xơ, nhà triết học duy vật nổi tiếng người Anh thế kỷ XVII, người kế tục và hệ thống hoá triết học của Ph.Bê cơn. Ông là người sáng tạo ra hệ thống đầu tiên của chủ nghĩa duy vật siêu hình trong lịch sử triết học có hình thức phù hợp với đặc trưng và yêu cầu của khoa học tự nhiên thời kỳ đó. Hốp bơ cho rằng, hình học và cơ học là những mẫu mực lý tưởng của tư duy khoa học).

- Quan niệm về giới tự nhiên.

Những quan niệm về giới tự nhiên trong triết học Hốp bơ mang tính siêu hình và cả những yếu tố của chủ nghĩa duy tâm.

+ Giới tự nhiên là tổng các vật thể có quảng tính (độ dài, khoảng cách), được phân biệt với nhau bằng đại lượng, hình khối, vị trí và vận động cơ giới. Hốp bơ không thừa nhận tính phong phú về chất là một thuộc tính khách quan của giới tự nhiên: Chất lượng cảm tính không phải là thuộc tính của bản thân sự vật, mà là hình thức tri giác chung.

+ Quan niệm về con người như là một cơ thể sống cũng mang tính siêu hình: trái tim là cái lò xo, dây thần kinh là những sợi chỉ, các khớp xương là các bánh xe làm cho cơ thể con người chuyển động.

- Phương pháp nhận thức và nhận thức luận. Hốp bơ hiểu phương pháp nhận thức như là nghệ thuật kết hợp giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy danh (chỉ có sự vật đơn nhất, cá biệt là có thực, còn những cái chung (cái phổ biến) chỉ là những tên gọi mà con người gắn cho các hiện tượng riêng lẻ). Ông giải thích bước chuyển từ cái riêng đến cái chung, từ tri giác cảm tính đến khái niệm theo quan điểm của chủ nghiã duy danh: Khái niệm chỉ là tên của những cái tên.

Như vậy, chủ nghĩa duy vật của Hốp bơ là chủ nghĩa duy vật siêu hình.

- Quan điểm về xã hội, bên cạnh những mặt tiến bộ nhất định như bác bỏ nguồn gốc thần thánh của nhà nước, chống tôn giáo và thần học còn có những yếu tố duy tâm chủ nghĩa: Hốp bơ cho rằng nhà nước ra đời là do sự qui ước, thoả thuận giữa con người với nhau nhằm tránh những cuộc chiến tranh tàn khốc và hình thức lý tưởng nhất của nhà nước là chế độ quân chủ. Ông bài bác quyền tự do, dân chủ của xã hội và cho rằng quyền lực của giai cấp đại tư sản phải là vô hạn. Tôn giáo và giáo hội là "dây trói buộc xã hội" nên vẫn có ích cho nhà nước.

(Phần này nên mở rộng thêm: Quan điểm của Hốp bơ về đối tượng của triết học. Về bản thể luận triết học. Về nhận thức luận và Lý luận về xã hội và nhà nước. tr.276-281)

2. Triết học duy tâm Pháp

a. R.Đề các tơ (1596-1650, nhà khoa học, triết học nổi tiếng người Pháp, là người sáng lập lên nền khoa học và triết học của một thời đại mới, chống lại tôn giáo, chống lại chủ nghĩa kinh viện, xây dựng nên một nếp tư duy mới giúp cho việc nghiên cứu khoa học).

Học thuyết triết học của Đề các tơ gồm hai bộ phận: "Vật lý học" và "Siêu hình học". Trong "vật lý học", ông là nhà duy vật; trong "siêu hình học" ông là nhà đa nguyên luận: Khi giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, ông cho rằng có hai thực thể là thực thể vật chất và thực thể tinh thần tồn tại độc lập với nhau, nhưng chúng đều phụ thuộc vào thực thể thứ ba, do thực thể thứ ba là Thượng đế qui định.

- Bản chất của triết học. Đề các tơ cho rằng, triết học có thể hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, triết học là tổng thể tri thức của con người về nhiều lĩnh vực, triết học, theo nghĩa này, mang lại lợi ích thiết thực và trực tiếp cho đời sống con người. Theo nghĩa hẹp, triết học là "siêu hình học" (Mêta phi zik ca- sau vật lý), là nền tảng của thế giới quan, nó phục vụ cho con người một cách gián tiếp, chủ yếu thông qua các khoa học khác.

Theo Đề các tơ, triết học là sự thể hiện cơ bản nhất sự thông thái của con người trong lĩnh vực nhận thức và cả trong công việc, do vậy, trình độ phát triển tư duy triết học là thước đo quan trọng nhất để đánh giá trình độ văn minh của con người và sự ưu việt của dân tộc này đối với dân tộc khác. Triết học có nhiệm vụ xây dựng được những nguyên lý phương pháp luận cơ bản làm cơ sở cho các khoa học khám phá ra chân lý, giúp con người làm chủ tự nhiên trên cơ sở nhận thức các qui luật của tự nhiên.

+ Điểm xuất phát của triết học Đề các tơ là quan điểm "Tôi tư duy vậy là tôi tồn tại". Từ quan điểm này ông xây dựng lên hệ thống triết học của mình.

* Để nhận thức đúng, trước hết phải nghi ngờ. Ông khảng định rằng phải nghi ngờ tất cả, kể cả cái mà người ta đã cho rằng đó là chân lý, có thể nghi ngờ cả cái mà về sau rất có thể được thừa nhận là chân lý. Nghi ngờ không phải là để nghi ngờ, mà đó chỉ là một biện pháp cần thiết để không mắc phải sai lầm trong nhận thức, nghi ngờ để có lòng tin chắc chắn, nghi ngờ để tin.

* Từ nguyên tắc "nghi ngờ", Đề các tơ kết luận rằng, dù tôi nghi ngờ mọi cái, nhưng không thể nghi ngờ rằng tôi đang nghi ngờ, mà nghi ngờ cũng là tư duy, là suy nghĩ, từ đó ông đi đến kết luận nổi tiếng rằng "tôi suy nghĩ vậy là tôi tồn tại". Đó là nguyên lý cơ bản, bất di bất dịch, không thể gây ra sự nghi ngờ nào cả và có thể lấy nguyên lý ấy làm điểm xuất phát cho kết luận lô-gích của toàn bộ nhận thức, là điểm xuất phát của phương pháp khoa học, giúp con người tránh được những ý kiến thiên lệch, xác định dược chân lý.

Sai lầm của nguyên tắc nghi ngờ Đề các tơ là quá đề cao tư duy, coi thường kinh nghiệm và chứng minh sự tồn tại của con người thông qua tư duy. Nhưng ở thế kỷ XVII, sự thống trị khe khắt của Nhà Thờ với nguyên tắc giáo lý cơ bản là lòng tin vào Chúa, thì nguyên tắc nghi ngờ mọi tri thức mà nhân loại đã đạt được từ trước đến nay dưới sự phê phán của lý tính có một ý nghĩa rất to lớn, đòi hỏi các nhà khoa học phải suy nghĩ bằng chính lý trí của mình.

- Bản thể luận triết học. Đề các tơ đưa ra quan điểm duy vật về thế giới. Theo ông, tự nhiên là một khối thống nhất bao gồm những hạt nhỏ vật chất có quảng tính và vận động vĩnh viễn theo những qui luật cơ học. Vũ trụ là thế giới vật chất vô tận, vật chất cho dù gồm có cả những hạt nhỏ, nhưng về nguyên tắc là có thể phân chia vô cùng, không có giới hạn.

+ Không có không gian và thời gian trống rỗng, không có vật chất, trái lại, không gian và thời gian là thuộc tính gắn liền với vật thể, vận động là không thể bị tiêu diệt, mà nó luôn gắn liền với các vật thể, vật thể luôn vận động, chuyển đổi vị trí, tức là vận động trong không gian (vận động cơ giới).

+ Từ lý luận về những hạt nhỏ của vật chất, Đề các tơ đã xây dựng lý thuyết giả định về sự hình thành của vũ trụ: Ông cho rằng, vật chất lúc đầu ở trạng thái hoàn toàn đồng loại và chuyển động không ngừng theo chiều xoáy như những cơn lốc. Quá trình "xoáy lốc" đó phân chia vật chất ra thành ba loại: Loại thứ nhất là những hạt lớn hợp thành yếu tố vật chất như "đất, đá". Loại thứ hai là những hạt nhỏ hợp thành yếu tố "không khí". Loại thứ ba là những hạt cực nhỏ hợp thành yếu tố "lửa".

Giải thuyết "xoáy lốc" của Đề các tơ rõ ràng là còn nhiều hạn chế và thiếu luận cứ khoa học cụ thể, song nó là một bước tiến dài cả về qui mô lẫn tầm vóc tư duy so với các quan niệm về vũ trụ thời cổ đại.

- Trong "Siêu hình học", Đề các tơ đứng trên quan điểm nhị nguyên luận. Ông cho rằng có hai thực thể là thực thể vật chất và thực thể tinh thần tồn tại độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau. Đặc trưng của thực thể vật chất là quảng tính, đặc trưng của thực thể tinh thần là biết tư duy, cả hai thực thể này phụ thuộc vào một nguyên thể tối cao là Thượng đế. Con người được kết hợp bởi hai yếu tố là vật chất (thể xác) và yếu tố tinh thần (tư duy).

- Phương pháp luận của Đề các tơ, nếu Ph.Bê cơn từ thực nghiệm của khoa học vật lý đề cao phương pháp qui nạp, thì Đề các tơ từ góc độ toán học đã đề ra phương pháp suy lý. Thực ra cả Bê cơn và Đề các tơ đều mắc cùng một sai lầm là đã tách rời hai giai đoạn (cảm tính và lý tính) của quá trình nhận thức.

Từ việc đề cao phương pháp suy lý (của nhận thức lý tính) Đề các tơ đi đến quan điểm sai lệch về tiêu chuẩn của chân lý, khi cho rằng, tiêu chuẩn của chân lý là có tư duy rành mạch, khúc chiết và lô-gích chứ không phải là thực tiễn, thực nghiệm khoa học như lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm.

+ Phương pháp nhận thức của Đê các tơ gồm bốn nguyên tắc: Một là, Trước tiên là phải nghi ngờ khi chưa thấy chắc chắn nó là chân lý; hai là, Cần chia nhỏ đối tượng để nhận thức; ba là: Trong quá trình nhận thức cần xuất phát từ những điều đơn giản nhất dần dần đi đến những điều phức tạp hơn, theo trình độ lô gíc của nó; bốn là, Phải xem xét đầy đủ mọi dữ kiện, không bỏ sót một tư liệu nào trong quá trình nhận thức.

Do quá đề cao tư duy lý tính, xem nhẹ nhận thức cảm tính nên Đề các tơ cho rằng, có "tư tưởng bẩm sinh" và đó là những nguyên tắc cơ bản của lô gíc học và toán học.

3. Triết học duy vật Hà Lan

B. Xpi nô da (1632-1677, nhà triết học Hà Lan nổi tiếng, nhà duy vật và vô thần, nhà tư tưởng của tầng lớp dân chủ tư sản). Triết học của ông phản ánh giai đoạn phát triển mạnh nhất của tư sản Hà Lan thế kỷ XVII- Là một nước tư bản điển hình, thực hiện cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, số lượng tàu thuỷ của Hà Lan nhiều hơn của tất cả các nước châu Âu cộng lại, là nước giàu nhất châu Âu lúc bấy giờ (C.Mác). Sau khi đoạn tuyệt với tôn giáo, Xpi nô da chuyên tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên và triết học. Ông sống một cuộc đời rất bình thường, làm nghề mài kính để kiếm sống.

Xpi nô da xây dựng hệ thống triết học duy vật của mình trên cơ sở tiếp thu những quan điểm duy vật của Bru nô, phương pháp duy lý của Đề các tơ, khoa học tự nhiên có tính duy vật, siêu hình. Trong lĩnh vực lý luận nhận thức và xã hội học Xpi nô da chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hốp xơ.

- Quan niệm về thực thể. Xpi nô da cho rằng, thực thể chính là giới tự nhiên duy nhất, hoàn toàn độc lập, tự tồn tại, tự nó sinh ra nó, mọi thực thể đều có thuộc tính. Thuộc tính là đặc trưng chất lượng của thực thể (làm cho các thực thể phân biệt với nhau). Số thuộc tính là vô tận, trong đó trí tuệ hạn chế của con người mới chỉ nhận thức được hai trong số vô vàn thuộc tính đó của thực thể. Đó là thuộc tính quảng tính (độ dài, khoảng cách) và thuộc tính tư duy. Quảng tính và tư duy là hai thuộc tính của một thực thể.

Giới tự nhiên tồn tại được là nhờ lực lượng tiềm tàng của chính mình, không cần có một cái gì siêu nhiên đứng trên nó, nghĩa là không cần có thần thì giới tự nhiên vẫn tồn tại. Đồng thời ông gọi giới tự nhiên là thần, tư tưởng là thuộc tính của mọi vật chất, vạn vật đều có linh hồn.

Thực thể duy nhất (giới tự nhiên) là nguồn gốc chung, là cơ sở và nền tảng, đồng thời là bản chất chung của mọi sự vật vật chất và hiện tượng tinh thần. Do đó, "thực thể trở thành thực tại tối cao", vô tận về không gian, vĩnh hằng về thời gian.

Khi giải thích sự phụ thuộc của các sự vật cụ thể vào thực thể, ông đưa ra khái niệm "dạng thức": Dạng thức là cái tồn tại ở một cái khác và biểu hiện thông qua cái khác nên nó không giống thực thể. Như vậy, "dạng thức" là biểu hiện đơn nhất của thực thể, tức là các sự vật đơn nhất.

Thực thể thì bất động, còn dạng thức thì luôn vận động, bị chi phối bởi qui luật nhân-quả: không có sự vật nào không có nguyên nhân và nó là nguyên nhân của chính bản thân nó.

Tóm lại, học thuyết về thực thể khảng định lập trường nhất nguyên về thế giới, giải thích thế giới chính từ bản thân thế giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật về sau.

- Quan niệm duy vật về thế giới. Theo Xpi nô da, thế giới là thế giới của các sự vật riêng lẻ. Toàn bộ thế giới là một hệ thống toán học có thể nhận thức đến cùng nhờ phương pháp hình học.

Thế giới có vô vàn cách thức vận động và đứng im. Có những cách thức gắn với thế giới các sự vật riêng lẻ có quảng tính, có những cách thức thì gắn với thế giới các sự vật riêng lẻ có thuộc tính tư duy (thế giới con người).

Trong quan niệm về thế giới các sự vật, ông khảng định rằng, mọi vật đều có khả năng hoạt động tinh thần- Đó là ảnh hưởng của vật hoạt luận (tức là lý luận cho rằng mọi vật đều có ý thức) lên Xpi nô da.

- Lý luận nhận thức. Xpi nô da đứng trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên khi xem xét vấn đề này. Ông xem con người chỉ là một bộ phận của tự nhiên. Linh hồn và thể xác con người là các bộ phận độc lập có quan hệ tương tác với nhau do tính độc lập của hai thuộc tính (quảng tính và tư duy) của thực thể.

Nhận thức luận của Xpi nô da gồm bốn nội dung chính. Một là, Thừa nhận khả năng nhận thức của con người là vô hạn; hai là, Không thừa nhận có tư tưởng bẩm sinh và cho rằng, nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt tới việc phát hiện ra sự tồn tại của những nguyên nhân khách quan của các "dạng thức", tức là của các sự vật đơn nhất; ba là, Chia quá trình nhận thức của con người thành nhận thức cảm giác, nhận thức giác tính và trực giác. Trực giác lý tính giúp chúng ta nhận thức được bản chất đích thực của thực thể; bốn là, Giải quyết mối quan hệ giữa tất yếu và tự do một cách duy vật, tất yếu và tự do không loại trừ nhau, mà phụ thuộc vào nhau- muốn có tự do phải nhận thức và hành động theo cái tất yếu.

Con người phải cố gắng không phải để "giới tự nhiên tuân theo mình mà trái lại, để mình tuân theo giới tự nhiên".

- Con người trong triết học. Xpi nô da cho rằng, con người là "dạng thức" của thực thể, là sản phẩm của tự nhiên, do vậy mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo qui luật tự nhiên.

Thể xác và linh hồn của con người chỉ là thể hiện của hai thuộc tính của thực thể là quảng tính và tư duy, do vậy chúng không thể tách rời nhau. Mọi quan niệm coi linh hồn và thể xác có thể tách rời nhau đều là không chính xác, duy tâm.

Bản tính của con người là nhận thức. Nhu cầu nhận thức là khát vọng lớn nhất của con người. Nhận thức là chìa khoá giúp con người giải quyết mọi tệ nạn xã hội, giải phóng mọi bất công và áp bức.

Nhiệm vụ của triết học là phục vụ cuộc sống con người, giúp con người có học thức, hiểu biết qui luật tự nhiên và sống theo lý tưởng cao đẹp.

4. Triết học duy tâm Nam Ai Len

a. G. Béc cli (1685-1753, đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan). Ông sinh ra ở miền Nam Ailen, say mê nghiên cứu thần học, toán học và triết học. Là giáo chủ ở Iếc lăng (1734-1752). Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị.

- Khái quát những nội dung chính của triết học Béc cli vào hai điểm.

+ Một là, Béc cli phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.

Điểm xuất phát của triết học Béc cli là kinh nghiệm cảm tính. Kinh nghiệm cảm tính là tổng hợp những biểu tượng hay những cảm giác. Những cảm giác này là thực tại khách quan mà không phải là sự phản ánh thực tại khách quan: "Không phải tôi cho rằng sự vật biến thành biểu tượng, mà cho rằng biểu tượng biến thành sự vật", "mà biểu tượng thì tồn tại trong trí óc, cho nên sự tồn tại của chúng là ở chỗ chúng được tri giác". "vật thể trong thế giới quanh ta là sự phúc hợp của cảm giác".

Thực chất của luận điểm này là: tồn tại là được tri giác, cái gì ở ngoài tri giác là không tồn tại, mọi vật chỉ tồn tại khi ta cảm biết được chúng. Ông tuyên bố: tồn tại có nghĩa là được cảm biết.

Như vậy, chủ nghĩa duy tâm khách quan đã đưa triết học Béc cli đến chủ nghĩa duy ngã, đến chỗ phủ nhận sự tồn tại khách quan, tồn tại thực sự của của sự vật - kể cả sự tồn tại của con người, trừ chủ thể nhận thức (là con người đang cảm giác), loại trừ "cái tôi" mà thôi. Tất cả mọi sự vật hợp thành vũ trụ đều phụ thuộc vào tri giác của "tôi", nếu "tôi" không tri giác hay cảm giác được chúng thì chúng không tồn tại.

Để tránh rơi vào chủ nghĩa duy ngã, Béc cli đã chuyển từ chủ nghĩa duy tâm chủ quan sang chủ nghĩa duy tâm khách quan: Ông khảng định rằng, chủ thể nhận thức không phải chỉ có một cá nhân "tôi" và của những "tinh thần" của người khác mà còn có một "tinh thần vĩnh viễn" - đó là Thượng đế, nghĩa là chủ thể nhận thức không chỉ có một, và một vật nào đó khi không còn được nhận thức bởi chủ thể này thì nó lại tiếp tục được nhận thưcs bởi các chủ thể khác, thậm chí, khi tất cả các chủ thể nhận thức (con người) không còn nữa, thì vật đó vẫn tiếp tục tồn tại như là tổng số tư tưởng trong trí tuệ của Thượng đế. Vì Thượng đế cũng là một chủ thể nhận thức, nhưng tồn tại vĩnh viễn và luôn đưa vào trong ý thức của mình những chủ thể nhận thức riêng lẻ (con người) nội dung của cảm giác.

+ Hai là, Béc cli cho rằng không có chân lý khách quan.

Béc cli đặt nhiệm vụ chính cho triết học của mình là đấu tranh chống lại lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật.

Từ chỗ phủ nhận tồn tại khách quan của thế giới vật chất, Béc cli đã đi đến phủ nhận chân lý khách quan: Tìm chân lý ở tính rõ ràng của các tri giác cảm tính, ở tiêu chuẩn "ý kiến chung", nghĩa là so sánh sự thật của ý thức người này với ý thức người khác xem chúng có trùng khớp không, ở sự đơn giản và dễ hiểu của các quan niệm và ở sự phù hợp của tri thức với ý thức và tuân theo ý Chúa.

Triết học duy tâm chủ quan của Béc cli về sau được Đ.Hi um, Ma khơ và những người theo chủ nghĩa Ma khơ phát triển. Ngày nay triết học Béc cli được tồn tại dưới nhiều hình thức biến tướng mới.

- Bản chất giai cấp của triết học, triết học Bec cli là sự phản ánh hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đã giành được chính quyền, rất sợ những tư tưởng tiến bộ, cách mạng. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên trong triết học của mình, Béc cli đã sử dụng phép siêu hình, chủ nghĩa cơ giới để chống lại những tư tưởng tiến bộ trong khoa học (như chống lại quan niệm của Niu-tơn về không gian như bể chứa những vật thể tự nhiên, chống lại quan điểm của Lốc-cơ về nguồn gốc của khái niệm vật chất và không gian).

b. Đ. Hi um [1711-1776, nhà triết học, sử học, nhà kinh tế học người Anh. Ông là người sáng lập những nguyên tắc cơ bản của "thuyết không thể biết" ở châu Âu thời cận đại. Những tác phẩm chính của ông: "Bàn về nhân tính" (1739-1740), "Lịch sử nước Anh" gồm 8 tập (1753-1762)].

- Lý luận nhận thức là điểm nổi bật mỗi khi người ta nghiên cứu triết học Hi-um. Khi giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, nghĩa là khi trả lời câu hỏi: con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không, người ta thường dẫn chứng ông như là một trong những triết gia đại diện cho "thuyết không thể biết".

Lý luận nhận thức của Đ.Hi um được xây dựng trên kết quả cải biến chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Béc cli theo tinh thần của thuyết không thể biết và hiện tượng luận. Đây là học thuyết triết học cho rằng, con người chỉ nhận biết được hiện tượng bề ngoài mà không thể nhận thức được bản chất bên trong của của sự vật, học thuyết này đã tách rời bản chất với hiện tượng. Theo Hi um:

+ Những tri giác đầu tiên là những ấn tượng trực tiếp của kinh nghiệm bên ngoài (tức cảm giác).

+ Những tri giác thứ hai là những hình ảnh cảm tính của trí nhớ ("ý niệm") và các đối tượng của kinh nghiệm bên trong (các xúc cảm, ước muốn, sự nhiệt thành).

Vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tinh thần không thể giải quyết được về mặt lý luận, vì vậy để giải quyết vấn đề mối quan hệ đó, Hi um đã thay vấn đề đó bằng vấn đề về sự phụ thuộc của những ý niệm đơn giản (những hình ảnh cảm tính của trí nhớ) vào những ấn tượng bên ngoài (cảm giác). Còn việc tạo ra các ý niệm (tư tưởng) phức tạp được ông giải thích như là sự liên kết về tâm lý giữa các ý niệm đơn giản với nhau.

Điểm trung tâm trong lý luận nhận thức của Hi um là học thuyết về tính nhân-quả. Vấn đề mối liên hệ nhân-quả được ông giải quyết theo lập trường thuyết không thể biết:

+ Sự tồn tại của mối liên hệ nhân-quả là không thể chứng minh được, bởi vì, cái mà người ta cho là kết quả lại không thể được chứa đựng trong cái nguyên nhân, về mặt lô gíc, không thể rút kết quả từ nguyên nhân ra vì kết qủa không giống nguyên nhân.

+ Cơ chế tâm lý làm cho người ta tin vào sự tồn tại khách quan của tính nhân-quả là ở chỗ họ nhận thấy sự xuất hiện và tiếp diễn thường xuyên theo thời gian, thí dụ, của một sự kiện B sau liền sự kiện A kề bên: Những thực tế đó cho phép người ta thừa nhận sự ra đời tất yếu của kết quả-do nguyên nhân.

+ Nhưng điều đó là sai lầm vì nó biến sự trông chờ, hy vọng thành mối liên hệ vững chắc, thành thói quen và cuối cùng thành "niềm tin" rằng, trong tương lai, mọi sự xuất hiện của sự kiện A nhất định sẽ kéo theo sự xuất hiện của sự kiện B.

+ Nếu trong khoa học tự nhiên, mối liên hệ nhân-quả là khách quan không thể chứng minh được về mặt lý luận thì trong tâm lý học tính nhân-quả là điều không phải tranh cãi, không phải chứng minh, bởi vì, mối liên hệ nhân-quả hoạt động, có cơ chế liên hệ như là sản phẩm của ý niệm (hình ảnh cảm tính của trí nhớ) do ấn tượng (cảm giác) sinh ra.

Nói cách khác, mối quan hệ nhân-quả không phải là một qui luật của tự nhiên mà chỉ là thói quen tâm lý. Chỉ có trong một nhánh của tâm lý học, có quan hệ với lịch sử công dân, với đạo đức học và tôn giáo mới có thể tồn tại mối liên hệ nhân-quả.

- Quan niệm đạo đức: Con người có bản tính tự nhiên hay thay đổi, là một thực thể yếu, hay hạm sai lầm và có quan hệ không ổn định. Do vậy cần giáo dục cho con người thói quen, chứ không phải tri thức. Giá trị đạo đức cần xuất phát từ sự khoái cảm, nhưng những khoái cảm đó là những nhu cầu của đời sống, những khoái cảm xã hội để tránh chủ nghĩa cá nhận.

- Mỹ học: Hi um đã qui những tri giác nghệ thuật vào khoa học tâm lý. Cái đẹp là những phản ứng xúc cảm của chủ thể đối với tính hợp lý thực tế của khách thể.

- Quan niệm xã hội: Xã hội xuất hiện như là kết quả của sự tăng trưởng gia đình. Quyền lực chính trị là quần chúng lệ thuộc vào lãnh tụ như là "một thói quen". Mức độ hợp lý của quyền lực phụ thuộc vào thời hạn cai trị và tính tuân thủ nguyên tắc của chế độ sở hữu tư nhân một cách liên tục.

5. Triết học duy vật Pháp

Triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII là tiền đề tư tưởng chuẩn bị cho cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789-1794.

Triết học duy vật Pháp có nguồn gốc từ chủ nghĩa duy vật Anh (Lốc cơ), "Vật lý học" của Đề các tơ và vật lý học của Niu-tơn. Có hai khuynh hướng duy vật trong triết học Pháp thời kỳ này (La Mê-tri và Hôn bách là hai đại diện chính). Nhưng triết học Pháp thời kỳ này có những đặc điểm chung nổi bật là đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản cách mạng thời đó và mang tính siêu hình đậm nét.

Một số nhà triết học tiêu biểu.

a. Giulien Ôphrơ La Mê tri (1709-1751, nhà duy vật tiêu biểu của triết học Pháp thế kỷ XVIII, cùng với các nhà bách khoa toàn thư khác của Pháp chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng Pháp 1789-1794, đồng thời ông còn là bác sỹ).

- Quan điểm duy vật về thế giới. La Mê tri cho rằng, thế giới là thực thể vật chất. Thực thể vật chất là nguồn gốc duy nhất của mọi sự vật, hiện tượng- kể cả của con người. Trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận động vĩnh viễn. Nguyên nhân của sự vận động là do "vật chất chứa đựng một lực lượng làm nó sống động và là nguyên nhân trực tiếp của mọi qui luật vận động".

Thực thể vật chất là sự thống nhất của ba hình thức vật chất trong tự nhiên là giới vô cơ, giới thực vật và giới động vật (trong đó có con người), có thuộc tính không gian, thời gian và cảm giác. Nhưng năng lực cảm giác chỉ xuất hiện ở các "vật thể có tổ chức đặc biệt"- là giới sinh vật, chứ không xuất hiện ở bất kỳ dạng vật chất nào. Giữa ba hình thức đó của giới tự nhiên không có sự khác nhau về chất, chỉ khác nhau về lượng. Loài người có tính cảm giác và trí tuệ cao hơn động vật.

- Lý luận nhận thức: Khi giải quyết vấn đề lý luận nhận thức, La Mê tri đứng trên quan điểm duy giác luận, nghĩa là nhờ có các giác quan cảm giác mà người ta suy nghĩ, do vậy giác quan là cái đáng tin trong đời sống hàng ngày. Mọi tư tưởng, suy nghĩ của con người đều bị qui định bởi cấu trúc cơ thể và chịu sự tác động của môi trường và các điều kiện sống "con người là một cỗ máy phức tạp tới mức hoàn toàn không thể có một ý tưởng rõ ràng, và do vậy, không thể đưa ra một định nghĩa chính xác về con người".

Mọi nhận thức được bắt đầu từ cảm giác đến tư duy trừu tượng: phán đoán và suy lý, trong đó phán đoán là sự so sánh, kết hợp các biểu tượng có được nhờ trí nhớ ghi lại từ các cảm giác của con người trong đời sống hàng ngày. Suy lý là sự so sánh kết hợp các phán đoán với nhau nhằm khảng định hay phủ định một vấn đề nào đó.

Như vậy, quan niệm duy vật về quá trình nhận thức của La Mê tri đã có nhiều yếu tố biện chứng. Tuy nhiên nó cũng vẫn mang tính trực quan, siêu hình. Nghề bác sỹ của ông cũng để lại dấu ấn trong triết học khi ông quá nhấn mạnh về vai trò của tâm sinh lý trong nhận thức luận.

- Quan điểm xã hội. La Mê tri coi lợi ích của mọi người quyết định đời sống xã hội của họ, nhưng các lợi ích này lại phụ thuộc vào các tư tưởng chính trị. Ông lẫn lộn tư tưởng tự do về sở hữu với tự do của con người-tự do là sự hiểu biết qui luật. La Mê-tri cho rằng, những người nghèo khổ nhông cần tự do, cái mà họ cần là tôn giáo. Là người có tư tưởng khai sáng, ông chủ trương thông qua giáo dục, truyền bá tư tưởng tiên tiến cho mọi người thì sẽ giải quyết được mọi đòi hỏi của tiến bộ xã hội.

Là người duy vật vô thần nhưng La Mê tri hoàn toàn lúng túng trước tôn giáo. Đối với người làm khoa học thì không cần tôn giáo, nhưng quản lý xã hội lại cần.Tôn giáo rất cần thiết đối với đa số nhân dân không có học.

b. Đêni Đi đrô (1713-1784, nhà duy vật tiêu biểu của triết học thời kỳ khai sáng, người chủ biên cuốn "Bách khoa toàn thư" (1751-1789) của Pháp. Những tác phẩm chính của ông là "Các tư tưởng triết học" (1746) v.v...)

- Quan niệm về tự nhiên, Ông phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Béc cli và phê phán tính không triệt để của chủ nghĩa duy vật Anh. Theo Đi đrô, trong vũ trụ chỉ có một thưch thể- cả trong con người lẫn trong động vật- đó là vật chất. Vật chất bao gồm toàn bộ các vật thể có hình thức, luôn vận động và có quảng tính.

Nguyên nhân vận động của vật chất là tự thân vận động. Sự dịch chuyển của vật thể từ vị trí này sang vị trí khác không phải là vận động mà chỉ là sự di động, còn vận động thì có cả ở vật thể đang vận động lẫn cả ở vật thể đang đứng yên.

Chính quá trình vận động và phát triển của giới tự nhiên nên loại trừ những gì không thích nghi và chọn lọc những gì thích nghi đã giúp cho giới tự nhiên ngày càng hoàn thiện. Từ đây, ông rút ra kết luận rằng, kết cấu và trạng thái của sinh vật là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên. Có ý kiến cho rằng, đây là quan niệm tiền thân của học thuyết tiến hoá của Đác Uyn.

Như vậy, quan điểm về bản thể luận trên đây của Đi đrô rất gần gũi với quan điểm duy vật hiện đại.

- Lý luận nhận thức, ông đã xây dựng lý luận nhận thức của mình trên lập trường duy vật. Đi đrô cho rằng, cơ thể con người là khí quan vật chất của tư duy, của ý thức cũng như của quá trình tâm lý. Ông chứng minh rằng, bước chuyển tiếp từ vô tri, vô giác tới khả năng cảm giác, tư duy đều gắn liền với quá trình phát triển của cấu trúc vật chất từ vô cơ, hữu cơ đến sự sống và cơ thể con người.

Đi đrô đề cao khả năng nhận thức cảm tính trong quá trình nhận thức của con người theo phái duy lý kiểu mới: "Phương pháp triết lý đúng đắn đã và sẽ phải là ở chỗ, sao cho kiểm tra trí tuệ bằng trí tuệ, sao cho bằng trí tuệ và thực nghiệm kiểm soát được các cảm tính, bằng cảm tính nhận thức giới tự nhiên, nghiên cứu giới tự nhiên để sáng chế các công cụ, dùng các công cụ đó để tìm tòi và hoàn thiện các tri thức".

- Quan điểm chính trị-xã hội, Đi đrô cho rằng, trí tuệ và đạo đức của con người là do môi trường và hoàn cảnh xã hội tạo nên. Phê phán quan điểm cho rằng Thượng đế chi phối tất cả, ông cho rằng, Thượng đế chỉ là sự thần thánh hoá các điều kiện sống hiện thực của con người, chỉ có khoa học mới đem lại cho chúng ta quan niệm đúng về thế giới, làm cho con người lớn mạnh thêm, còn tôn giáo chỉ đem lại những điều ảo tưởng, làm cho con người mềm yếu đi.

Đứng trên quan điểm về khế ước, ông đòi thực hiện cai trị theo chế độ dân chủ tư sản, mở mang hệ thống giáo dục cho nhân dân, xây dựng các đạo luật tiến bộ.

c. Hôn bách (1723-1789, nhà triết học- một trong những triết gia sáng lập trường phái triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII, nhà tư tưởng của giai cấp tư sản cách mạng Pháp, người tham gia soạn thảo cuốn "Bách khoa toàn thư" do Đi đrô đứng đầu).

Hôn bách đã xây dựng hệ thống triết học duy vật và chủ nghĩa vô thần của mình dựa trên những tri thức của khoa học tự nhiên.

- Vấn đề cơ bản của triết học, mà cụ thể là vật chất và vận động được ông giải quyết trên lập trường của chủ nghĩa duy vật và dựa vào những tài liệu của khoa học tự nhiên. Hôn bách khảng định một cách dứt khoát rằng, tự nhiên là nguyên nhân đầu tiên của vạn vật. Vật chất là thực tại khách quan tác động lên giác quan của con người. Những đặc tính của vật chất là :phổ biến (quảng tính), vận động, tính có thể phân chia, tính chắc chắn trọng lực. Theo Hôn bách, tự nhiên tồn tại vĩnh viễn, không ai sáng tạo ra nó và cũng không thể bị tiêu diệt. Vật chất hoạt động là do lực của bản thân nó mà không cần có sức thúc đẩy ở bên ngoài.

Công lao của Hôn bách thể hiện ở chỗ, ông thừa nhận vận động là thuộc tính của vật chất, nhưng là nhà duy vật siêu hình cộng với sự hạn chế của các điều kiện lịch sử, ông hiểu vận động chỉ là sự đổi chỗ giản đơn của các vật thể trong không gian.

- Lý luận nhận thức của Hôn bách được thể hiện trong tác phẩm "Hệ thống của tự nhiên". Ông khảng định ý thức là đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao và phê phán tính chất vô lý của các học thuyết về linh hồn, phi vật thể, về con người được tạo ra theo hình ảnh của Thượng đế: "Con người là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại trong tự nhiên, phục tùng qui luật của tự nhiên, không thể thoát khỏi tự nhiên, thậm chí cả về mặt tư tưởng cũng không thể vượt khỏi tự nhiên được" (Từ điển triết học, Nxb.Sự thật, Hànội, 1976, tr.409).

Hôn bách cho rằng, trí lực của con người phụ thuộc vào cơ cấu của toàn thể con người. Năng lực cảm giác của con người giúp cho nó nhận thức được thế giới và các qui luật của nó. Không có linh hồn bất tử, không có tư tưởng bẩm sinh. Con người phải rút ra những quan niệm và tư tưởng từ thế giới bên ngoài chứ không phải từ linh hồn. Hạn chế của Hôn bách thể hiện ở chỗ, ông chưa hiểu được tính khách quan của hiện tượng ngẫu nhiên, cho rằng những hiện tượng ngẫu nhiên đều là mọi hiện tượng mà con người chưa nhận thức được.

- Quan điểm xã hội của Hôn bách mang nhiều tính duy tâm. Ông coi sự phát triển của xã hội như một quá trình do định mệnh chi phối. Là nhà triết học của Phái Khai sáng, ông quả quyết rằng, loài người có thể thoát khỏi ách phong kiến bằng việc phổ cập giáo dục, làm cho lý trí thắng chủ nghĩa ngu dân thời trung cổ và mong muốn có sự quá độ từ chế độ phong kiến sang xã hội tư bản bằng con đường hoà bình.

V. Triết học cổ điển Đức

1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học cổ điển Đức.

a. Hoàn cảnh ra đời của triết học cổ điển Đức

- Nước Đức vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX vẫn là một nước lạc hậu về kinh tế và chính trị so với nhiều nước châu Âu như Anh và Pháp.

- Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Tây Âu như Italia, Pháp, Anh v.v. đem lại một sức sản xuất chưa từng có trong lịch sử.

- Tấm gương các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần phản kháng cách mạng của gia cấp tư sản Đức và những bộ phận tiến bộ khác của xã hội Đức. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử giai cấp tư sản Đức đã không thể tiến hành cách mạng tư sản trong thực tiễn, mà tiến hành cuộc cách mạng trong tư tưởng. Các tác phẩm của Gớt, Sinle, Hainơ v.v. đều toát lên tinh thần đó.

- Thời kỳ này xuất hiện nhiều thành tựu khoa học gắn liền với các phát minh, cùng các tác giả nổi tiếng, như Lơvenhúc với việc phát hiện ra tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của Lơmanôxốp, Cantơ với thuyết “Tinh vân nguyên thuỷ” v.v.

- Bối cảnh chính trị -xã hội và sự phát triển của khoa học ở Tây Âu và nước Đức lúc đó chứng tỏ sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình. Nó đòi hỏi cần phải có cách lý giải mới về bản chất của các hiện tượng tự nhiên và lịch sử nhan loại, cũng như cần có quan niệm mới về khả năng và vai trò của con người. Triết học cổ điển Đức ra đời là nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

2. Đặc điểm của triết học cổ điển Đức

- Triết học cổ điển Đức ra đời và phát triển trong chế độ chuyên chế của nhà nước Phổ và nó bảo vệ về mặt tư tưởng cho chế độ đó. Các nhà triết học cổ điển Đức, nhất là Hêghen, chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794), đồng thời những điều kiện kinh tế-xã hội đã làm nảy sinh ra hệ tư tưởng có tính chất tiểu tư sản, thoả hiệp. Đó là những nét riêng của triết học cổ điển Đức.

- Đặc trưng những học thuyết duy tâm của triết học cổ điển Đức: Khôi phục lại truyền thống phép biện chứng; Là bước chuyển từ chủ nghĩa duy tâm chủ quan, tiên nghiệm của Can tơ đến chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen; Phê phán phép siêu hình "lý tính" truyền thống; Chú ý nhiều đến triết học lịch sử.

- Triết học cổ điển Đức là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp tư sản Đức nửa cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX muốn thể hiện rõ tính cách mạng trong việc lật đổ giai cấp phong kiến song lại không dám tiến hành cuộc cách mạng tư sản trong hiện thực. Chính vì vậy, triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng (phép biện chứng), nhưng hình thức của nó lại cực kỳ “rối rắm” và có tính chất bảo thủ (chủ nghĩa duy tâm và hệ thống siêu hình).

- Triết học cổ điển Đức đề cao vai trò tích cực của hoạt động của con người, coi con người là một thực thể hoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học.

- Triết học cổ điển Đức đã xây dựng phép biện chứng trở thành phương pháp luận triết học đối lập với phương pháp siêu hình trong việc nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên xã hội.

- Hầu hết các nhà triết học cổ điển Đức đều có tham vọng muốn xây dựng triết học của mình trở thành một hệ thống mà trong đó có thể bao quát toàn bộ tri thức của nhân loại đã đạt được từ trước tới nay.

3. Những đại biểu tiêu biểu của triết học cổ điển Đức

a. Imanuen Cantơ (Kant,1724-1804)

Ông là người sáng lập ra triết học cổ điển Đức. Các tác phẩm triết học: “Phê phán lý tính thuần tuý” (1781), “Phê phán lý tính thực tiễn” (1788), “Phê phán năng lực phán đoán” (1891).

Triết học của ông được chia làm hai thời kỳ:

- Thời kỳ trước phê phán (trước 1770): Thời kỳ này, tư tưởng của ông được thể hiện trên lập trường duy vật và biện chứng tự phát của một nhà khoa học tự nhiên; coi thế giới có nguồn gốc vật chất, sự tồn tại của vật chất gắn với vận động; phê phán quan điểm siêu hình (phê phán Niutơn- coi triết học của Niutơn là một thứ triết học tội nghiệp); quan niệm biện chứng về sức hút sức đẩy. Cũng trong thời kỳ này ông có hai phát minh quan trọng: 1) Giả thuyết khoa học về sự hình thành vũ trụ từ những hạt bụi vũ trụ. 2) Giả thuyết về sự lên xuống của thuỷ triều do ảnh hưởng của lực hấp dẫn giữa Trái Đất với Mặt Trăng (Trong “Biện chứng tự nhiên”, Ph.Ăngghen đánh giá rất cao những phát minh này).

- Thời kỳ phê phán: Thời kỳ này, Cantơ chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng triết học của Hium và Vônphơ.

+ Về nhiệm vụ của triết học, Cantơ cho rằng nhiệm vụ của triết học là phải xác định được bản chất của con người. Với quan niệm về nhiệm vụ của triết học như vậy đã thể hiện tính nhân đạo trong tư tưởng của Cantơ.

+ Về bản thể luận, ông đứng trên lập trường nhị nguyên khi ông đặt ra quan niệm về “Tri thức tiên nghiệm” và “Vật tự nó”. Theo Cantơ, thế giới là tồn tại khách quan, nhưng quy luật chi phối các sự vật, hiện tượng trong thế giới lại là sản phẩm của ý thức.

+ Về nhận thức luận, ông đứng trên lập trường duy tâm tiên nghiệm và bất khả tri. Ông chia tri thức của con người ra làm hai loại: tri thức kinh nghiệm cảm giác và tri thức “tiên nghiệm” (tri thức có sẵn); ông chia nhận thức của con người làm ba giai đoạn: Trực quan cảm tính, Giác tính phân tích và Lý tính.

Nhận thức của con người chỉ giới hạn trong thế giới hiện tượng thông qua hai giai đoạn đầu của qúa trình nhận thức. Khi bàn về nhận thức ở giai đoạn này, Cantơ có công trong việc hệ thống hoá các tư tưởng về phép biện chứng đã có từ trước đó. Ông cũng có công trong việc đặt nền móng cho việc ra đời môn lôgic biện chứng, mặc dù trên lập trường duy tâm tiên nghiệm. Bước sang giai đoạn Lý tính, theo Cantơ nhận thức của con người luôn vấp phải các mâu thuẫn (các “Antinômi”- do về nguyên tắc con người không thể nhận thức được Vật tự nó) (bất khả tri luận).

+ Trong Đạo đức học, Cantơ đứng trên lập trường duy lý. Theo ông chỉ có lý tính là nguồn gốc duynhất sinh ra các nguyên lý và chuẩn mực đạo đức. Ông đưa ra nguyên lý cơ bản của đạo đức, gọi là “mệnh lệnh tuyệt đối”. Theo ông tuân theo mệnh lệnh tuyệt đối thì tất cả mọi người đều bình đẳng trước các quy luật và tiêu chuẩn của đạo đức.

+ Trong quan điểm về chính trị-xã hội, ông thể hiện một lý tưởng nhân đạo, cao cả, mong muốn mọi dân tộc, quốc gia được sống trong một thế giới hoà bình.

Học thuyết của Cantơ về thẩm mỹ cũng có những giá trị nhất định. Ông có quan điểm biện chứng khi quan niệm về cái đẹp (phạm trù trung tâm của thẩm mỹ học). Là nhà triết học nhị nguyên đồng thời là nhà duy tâm tiên nghiệm, triết học của ông có sự dung hoà giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Cantơ là người theo thuyết không thể biết nhưng có đóng góp quan trọng trong việc khôi phục và tiếp tục phát triển phép biện chứng. Tuy nhiên, phép biện chứng của ông được xây dựng trên lập trường duy tâm tiên nghiệm nên không có giá trị khoa học. Cantơ cũng là người đặt nền móng cho các trào lưu triết học nhân bản sau này.

b. G.W.F Hêghen (1770-1831)

Hêghen là nhà biện chứng lỗi lạc, triết học của ông là “tập đại thành” của triết học cổ điển Đức- một tiền đề lý luận của triết học mácxít. Triết học của Hêghen bị quy định bởi tính chất nhu nhược của giai cấp tư sản Đức hồi đó còn lạc hậu, không đủ sức hoàn thành cuộc cách mạng trong thực tiễn, và đã hoàn thành cuộc cách mạng trong sự trừu tượng của triết học.

- Triết học của Hêghen xét theo hệ thống là triết học duy tâm khách quan

+ “ý niệm tuyệt đối” là điểm xuất phát, là nền tảng của triết học Hêghen: ý niệm tuyệt đối là thực thể sinh ra mọi cái trên thế giới kể cả con người.

+ Đứng trên lập trường duy tâm khách quan Hêghen đã phê phán chủ nghĩa chủ quan và nhị nguyên luận của Cantơ. Từ đó, Hêghen đã kết hợp giữa tồn tại với tư duy làm một và cho rằng mọi ngọn nguồn xuất phát, thực thể đầu tiên của thế giới chính là tư duy, ý thức.

+ Triết học duy tâm khách quan của Hêghen cũng được thể hiện trong hệ thống triết học của ông. Hệ thống đó bao gồm ba phần: Lôgic học; Triết học tự nhiên; Triết học tinh thần. Mỗi phần lại được chia làm ba bộ phận, mỗi bộ phận nhỏ lại được chia thành ba bộ phận nhỏ hơn... Lôgic phát triển “bộ ba” được tóm tắt như sau: ý niệm tuyệt đối (Thực thể tinh thần khách quan) tự phát triển đầy đủ “Tha hoá” ® Giới tự nhiên (Thế giới hiện thực vật chất) “Tha hoá” ® Tinh thần tuyệt đối (ý thức cá nhân ở mỗi người). Hêghen cho rằng, giai đoạn cao nhất là lúc ý niệm tuyệt đối kết thúc quá trình tự nhận thức của nó dưới hình thức tôn giáo, nghệ thuật và triết học.

+ Từ khái quát trên cho thấy triết học của Hêghen là triết học được xây dựng trên lập trường duy tâm khách quan và được kết cấu trong một hệ thống siêu hình.

- Phép biện chứng duy tâm của Hêghen- một thành tựu vĩ đại của triết học cổ điển Đức

+ Thành tựu lớn nhất trong triết học của Hêgen đó chính là phép biện chứng mà hạt nhân của nó là học thuyết về sự phát triển. Tuy nhiên, phép biện chứng của ông là phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng của các khái niệm.

+ Luận điểm xuyên suốt toàn bộ phép biện chứng trong triết học của Hêghen là: ”Tất cả những cái gì hiện thực đều hợp lý, và tất cả cái gì hợp lý đều hiện thực”.

+ Hêghen đã có công trong việc phê phán tư duy siêuhình và ông là người đầu tiên trình bàytoàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một qúa trình, nghĩa là có sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Đó cũng chính là “ý nghĩa thật sự và tính chất cách mạng trong triết học của Hêghen” (C. Mác).

+ Biện chứng của các khái niệm trong triết học của Hêghen bao gồm những điểm tổng quát như sau: Mọi khái niệm đều có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau; Những khái niệm không chỉ khác nhau mà còn có khả năng làm “trung giới” cho nhau; Mỗi khái niệm đều trải qua một quá trình phát triển, và phải tuân theo các nguyên tắc: lượng - chất tác động qua lại lẫn nhau với tư cách là cách thức của sự phát triển; Thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập với tư cách là nguồn gốc của sự phát triển; Phủ định của phủ định với tư cách là khuynh hướng của sự phát triển.

- Quan điểm về xã hội của Hêghen: Khi trình bày về lịch sử, ông có nhiều tư tưởng biện chứng; Khi quan niệm về các vấn đề xã hội, ông bộc lộ nhiều tư tưởng bảo thủ và phản động.

Là nhà biện chứng duy tâm và nhà triết học duy tâm khách quan, do điều kiện lịch sử và xã hội nên triết học của ông hàm chứa nhiều mâu thuẫn. Nếu phép biện chứng trong triết học của ông chứa đựng nhiều tư tưởng thiên tài về sự phát triển triết thì hệ thống triết học duy tâm của ông lại phủ định tính chất khách quan của những nguyên nhân bên trong của sự phát triển tự nhiên và xã hội.

Trong quan điểm về xã hội, Hêghen đứng trên lập trường của chủ nghĩa sôvanh, đề cao dân tộc Đức, miệt thị các dân tộc khác. Chế độ nhà nước Phổ đương thời được Hêghen coi như là đỉnh cao của sự phát triển của nhà nước và pháp luật. Mặc dù có những hạn chế nhất định song triết học của Hêghen đặc biệt là tư tưởng về phép biện chứng của ông đã trở thành một trong những nguồn gốc quan trọng cho việc hình thành chủ nghĩa duy vật biện chứng sau này.

3. Lutvích Phoiơbắc (1804-1872)

Phoiơbắc là đại diện cuối cùng trong triết học cổ điển Đức, là nhà duy vật nổi tiếng đầu tiên trong hàng ngũ những nhà duy vật những năm 40 của thế kỷ XIX, bậc tiền bối của triết học Mác. Trong cuộc đời của mình, Phoiơbắc đã hoàn thành việc chứng minh các quan điểm duy vật của mình, qua đó ông đã làm sống lại chủ nghĩa duy vật cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.

- Triết học duy vật của Phoiơbắc có tính chất nhân bản.

+ Phoiơbắc đã thực hiện việc phê phán triết học duy tâm khách quan của Hêghen, tức triết học đã coi thường con người sống, không biết cảm giác là nguồn gốc của nhận thức. Ngược lại, Phoiơbắc đã lấy con người sống, con người có cảm giác làm điểm xuất phát trong triết học duy vật của mình. Đó chính là quan điểm nhân bản học của Phoiơbắc. Theo ông, nhiệm vụ của triết học là đem lại cho con người một quan niệm mới về bản thân mình.

+ Phoiơbắc quan niệm về con người như một thực thể sinh vật có cảm giác, biết tư duy, là một bộ phận của giới tự nhiên, và xét theo bản chất của nó là tình yêu thương. Tuy nhiên, ông không thấy được phương diện xã hội của con người. Con người mà ông quan niệm là con người trừu tượng, bị tách khỏi các vấn đề kinh tế-xã hội và lịch sử. Vì vậy, khi nghiên cứu những vấn đề về đời sống xã hội, ông rơi vào lập trường duy tâm, siêu hình.

- Xuất phát từ lý luận nhân bản, Phoiơbắc đã xây dựng về lý luận duy vật về bản thể, về nhận thức và về xã hội.

+ Trong quan niệm về tự nhiên, Phoiơbắc là nhà duy vật triệt để: bác bỏ các quan điểm nhị nguyên, duy tâm có tính chất thần học của Cantơ, Hêghen; thể hiện quan điểm nhất nguyên và duy vật triệt để trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

+ Lý luận nhận thức của Phoiơbắc cũng được xây dựng trên lập trường duy vật. Tuy nhiên, lý luận nhận thức của ông, như các nhà kinh điển mácxít khẳng định, là có tính chất tĩnh quan, không hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Ông phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, song lại bác bỏ mất phép biện chứng của Hêghen. Cho nên, chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc về cơ bản vẫn nằm trong khuôn khổ của phương pháp tư duy siêuhình.

+ Trong quan điểm về xã hội và tôn giáo, ông thể hiện mình là một nhà duy tâm. Sau khi bác bỏ tôn giáo hữu th���n, Phoiơbắc chủ trương xây dựng một thứ tôn giáo mới “không có Chúa”- tôn giáo tình yêu. Như vây, Phoiơbắc đã hạ thấp vai trò của thần học xuống trình độ nhân bản và nâng nhân bản học trình độ thần học. Ông khẳng định, các thời đại lịch sử khác nhau là do thay đổi các hình thức tôn giáo: muốn làm cho xã hội tiến lên phải thay thế tôn giáo cũ bằng hình thức tôn giáo mới - tôn giáo “tôn thờ tình yêu thương nhân loại”. Ông không thấy được vai trò của thực tiễn sản xuất vật chất quyết định sự vận động và phát triển của xã hội loài người.

Là nhà duy vật kiệt xuất trước khi chủ nghĩa Mác xuất hiện, là đại biểu tiêu biểu trong triết học cổ điển Đức, nhà tư tưởng của giai cấp tư sản cấp tiến ở nước Đức thời kỳ này, Phoiơbắc có công trong việc phê phán chủ nghĩa duy tâm trong triết học của Hêghen, tích cực đấu tranh chống tôn giáo. Tuy nhiên, triết học của Phoiơbắc chưa thoát khỏi sự hạn chế đối với chủ nghĩa duy vật đương thời, đó là chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc, duy vật về tự nhiên và duy tâm về xã hội. Dẫu sao, với những thành tựu trong triết học của mình, Phoi ơ bắc xứng đáng là một trong những người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của triết học Mác sau này.

- Một số nhận định về triết học cổ điển Đức

+ Đây là nền triết học đã tạo ra được những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học, đã nhận ra những hạn chế và phê phán phép siêu hình để xác lập vị trí xứng đáng cho phép biện chứng.

+ Tuy nhiên, bản thân nền triết học này cũng còn các hạn chế như tính chất duy tâm và thần bí, hoặc tính chất trực quan trong các quan niệm duy vật v.v..

+ Những kết quả mà triết học cổ điển Đức đã đạt được là một trong những nguồn gốc lý luận của triết học Mác sau này.

VI. Mấy trào lưu triết học tư sản ngoài mácxít phương Tây hiện đại.

Từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ II, triết học phương Tây hiện đại không ngừng phân hoá thành nhiều trường phái khác nhau. Tuy vậy, nội dung triết học của các trường phái đó chỉ xoay quanh hai vấn đề (hai trào lưu) chủ yếu là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi lý.

Nguyên nhân của sự chuyển hướng trên là do những mâu thuẫn kinh tế-xã hội vốn có ngay chính trong lòng chủ nghĩa tư bản và do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng kỹ thuật (cách mạng công nghệ).

- Mục đích: Nghiên cứu sự phát triển của các trào lưu triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít thế kỷ XX.

- Yêu cầu: Nắm những kiến thức cơ bản về các trào lưu của triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít (bối cảnh lịch sử, các trào lưu và đại biểu, tư tưởng triết học cơ bản của họ).

Đánh giá được những "hạt nhân" hợp lý, những đóng góp và những hạn chế của triết học phương Tây thế kỷ XX. Phê phán có cơ sở khoa học, đấu tranh ngăn chặn ảnh hưởng của các trào lưu này trên lĩnh vực triết học và chính trị, tư tưởng, đời sống...

1. Những tiền đề kinh tế, chính trị xã hội và khoa học

a. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giai đoạn cao là chủ nghĩa đế quốc. Tuy vậy, mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là lao động mang tính xã hội và sở hữu mang tính tư nhân phát triển gay gắt làm cho xã hội tư bản rơi vào khủng hoảng. Tổng khủng hoảng về kinh tế đã nổ ra trong các nước tư bản chủ nghĩa không chỉ một lần trong thế kỷ XX.

b. Hai cuộc chiến tranh thế giới, đặc biệt là chiến tranh thế giới II (1939-1945) để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, hàng ngàn thành phố, thị xã bị phá huỷ, hàng chục triệu người chết và hàng trăm triệu người bị tàn phế do chiến tranh.

c. Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười (Nga) thắng lợi tạo ra những bước phát triển có lợi cho phong trào công nhân và giải phóng dân tộc. Phe xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trở thành đối trọng với hệ thống các nước đế quốc. Triết học Mác-Lênin được truyền bá rộng rãi và ngày càng tỏ rõ ưu thế so với các học thuyết khác và trở thành vũ khí lý luận của giai cấp công nhân.

d. Sự phát triển của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa làm cho chủ nghĩa tư bản khủng hoảng về tư tưởng.

đ. Giữa thế kỷ XX, các cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật đạt được nhiều kết quả nghiên cứu mới, Thuyết tương đối rộng và hẹp (1905, 1915), tìm ra điện tử tia phóng xạ, Học thuyết về Gien, Vật lý lượng tử v.v. làm đảo lộn nhiều tri thức trước đó. Việc ứng dụng kết quả của khoa học đã làm cho loài người chế tạo được nhiều dạng công cụ lao động mới, đưa năng suất lao động lên cao chưa từng thấy, đồng thời, loài người cũng chế tạo ra những vũ khí giết người hàng loạt (bom nguyên tử, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, vũ khí sinh, hoá học v.v.) với lượng chất nổ trong tay, con người có thể phá huỷ được nhiều lần Trái Đất. Cuộc chạy đua vũ trang, sự phá huỷ môi trường sống luôn đặt loài người trước những thảm hoạ khủng khiếp và khó lường.

2. Sự chuyển hướng của triết học tư sản hiện đại.

a. Sau khi giai cấp tư sản ở các nước Châu Âu lần lượt giành được chính quyền, triết học tư sản cơ bản đã hoàn thành sứ mạng lịch sử, nó từng bước xa rời truyền thống duy vật, biện chứng (thế kỷ XVII, XVIII, XIX), chuyển sang chủ nghĩa duy tâm và phương pháp siêu hình.

b. Khi giai cấp tư sản đang còn vai trò tiến bộ trong lịch sử, phải có lý luận duy vật khoa học và vô thần, do đó, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo là ngọn cờ tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến kinh vi��n và tôn giáo.

Sau khi chiến thắng chế độ phong kiến và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản không còn nhu cầu chống lại triết học kinh viện và tôn giáo. Mặt khác giai cấp tư sản phải đối phó với những lực lượng xã hội mới và các mâu thuẫn mới nảy sinh phát triển ngày càng gay gắt. Triết học tư sản có sự điều hoà giữa tôn giáo với khoa học.

c. Để thúc đầy sản xuất, chủ nghĩa tư bản vẫn cần phải thúc đẩy khoa học phát triển. Sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phù hợp với quan hệ sản xuất của nó đã đưa tới các cuộc khủng hoảng xã hội, tinh thần, đẩy con người vào tình trạng tha hoá toàn diện và nặng nề.

d. Triết học phương Tây có sự tách biệt và đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân bản. Trong vấn đề con người và xã hội, giai cấp tư sản không muốn thừa nhận quy luật khách quan của sự phát triển. Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý nhân bản dường như đối lập nhau song lại song song tồn tại bổ sung cho nhau tạo sự ổn định và phát triển cho chủ nghĩa tư bản.

I. Giới thiệu một số trường phái triết học thuộc hai trào lưu trên.

1. Chủ nghĩa thực chứng.

a. Sơ lược lịch sử phát triển của chủ nghĩa thực chứng:

- Giai đoạn I: Từ khi xuất hiện đầu thế kỷ XIX do A.Comte khởi xướng, các đại biểu là Spencer, J.M.Mill. chủ nghĩa thực chứng mới ra đời chống lại chủ nghĩa duy tâm tư biện của Hêghen bằng đề cao nguyên tắc "thực chứng".

- Giai đoạn II: Từ cuối thế kỷ XIX, với các đại biểu chính như Makhơ, Avênarius, chủ nghĩa thực chứng mới giai đoạn này tuyệt đối hoá vai trò "cảm giác". Coi cảm giác là cái có trước quyết định sự vật hiện tượng (đó là phức hợp cảm giác) đã bị V.I.Lênin phê phán trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (t.18.Nxb, Tiến bộ Matxcơva).

- Giai đoạn III: Chủ nghĩa thực chứng mới ra đời từ sau chiến tranh thế giới I và phát triển đỉnh cao vào những năm 50 của thế kỷ XX.

(Phần này chỉ giới thiệu qua)

b. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa thực chứng (Do các tác động của các mâu thuẫn kinh tế-xã hội trong các nước tư bản; tác động của những phát minh trong khoa học tự nhiên hiện đại)

c. Một số khái niệm và luận điểm cơ bản của chủ nghĩa thực chứng.

- Chủ nghĩa thực chứng cũ do Côngtơ (O.Comte, 1798-1857, Pháp); Dz. Stiuart Mill (1806-1837, Anh); Gerbert Spenxer (1820-1903) đề xướng.

Chủ nghĩa thực chứng cũ là một trào lưu triết học tư sản có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn được thành lập vào những năm 30 của thế kỷ XIX, đầu tiên xuất hiện ở Pháp, sau đó lan sang Anh rồi đến các nước Tây Âu trong hoàn cảnh, khi mà cuộc đấu tranh giành chính quyền của tư sản đã kết thúc thắng lợi và các nước tư bản chủ yếu trên thế giới đang đứng trước thềm của cuộc cải cách công nghiệp.

Sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, có thể tóm tắt các quan điểm của chủ nghĩa thực chứng cũ vào các ý chính sau: 1) Nhận thức cần phải được giải phóng khỏi bất kỳ sự phân tích mang tính triết học nào (cả sự phân tích dưới góc độ thế giới quan và góc độ tổng quát). 2) Mọi triết học trước đây- triết học “truyền thống”, nghĩa là triết học siêu hình, giáo điều-kinh viện, cần phải được thủ tiêu và được thay thế, hoặc bằng những khoa học trực tiếp (bởi vì khoa học chính là triết học), hoặc bằng mẫu hình chung và “tiết kiệm” của hệ thống tri thức, hoặc bằng học thuyết về mối quan hệ qua lại giữa các khoa học, về ngôn ngữ của chúng v.v. 3) Trong triết học cần tiếp tục con đường giữa (trung lập), với tư cách là phương tiện hữu hiệu khắc phục đề cao một cách “siêu hình” sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm (sự đối lập trên được coi là không đối lập, là hư ảo hoặc là sai lầm, bởi vì dường như có “cái thứ ba”, có nghĩa là có cái “trung lập” nằm giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm). Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và xung quanh sự giải quyết đó là “điểm tập hợp” của các học thuyết phải hướng tới sự khắc phục phép song đề truyền thống (hoặc có thể dịch là tình trạng lưỡng nan, tình thế khó xử), đã có thể tập hợp, xoa dịu những sự khác biệt của mình, mọi quan niệm “trung lập” trong triết học, trong xã hội học và trong chính trị (Triết học tư sản giai đoạn bên thềm và bắt đầu chủ nghĩa đế quốc. Nxb. Đại học, Matxcơva, 1977, tr.16. Trong tài liệu cũng nêu lên các trường phái triết học trong giai đoạn này gồm: Chủ nghĩa thực chứng cũ; chủ nghĩa Cantơ mới; chủ nghĩa thực chứng mới; triết học cuộc sống ở Đức; triết học cuộc sống ở Pháp; chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối; chủ nghĩa Hêghen mới ở Đức và ý; chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ và các trào lưu của chủ nghĩa hiện thực (bao gồm chủ nghĩa hiện thực mới, bản thể luận phê phán, chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa tự nhiên ở Mỹ)

- Chủ nghĩa thực chứng mới.

+ Theo các nhà triết học thực chứng mới, triết học không nên nghiên cứu những vấn đề như bản chất của sự vật, các quy luật chung của thế giới mà đi tìm phương pháp khoa học có hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất cho nhận thức của con người và đó chính là mô hình các "khoa học thực chứng".

+ Một số căn cơ sở của sự chuyển đối tượng nghiên cứu của triết học.

* Chống lại triết học tư biện của Hêghen; * Phát triển và được ứng dụng rộng rãi toán học và lô gíc toán trở thành phương pháp quan trọng trong khoa học tự nhiên.

* Sự phát triển của khoa học tự nhiên tạo ra các kết quả mới: Hình học phi Ơcơlit, thuyết tương đối, cơ học lượng tử v.v đã tạo ra những đảo lộn về nhận thức của cả triết học.

* Các nhà triết học triết học phân tích- chủ nghĩa thực chứng mới coi việc phân tích lô gíc ngôn ngữ là nội dung trọng tâm của triết học.

+ Chủ nghĩa thực chứng lôgíc (B.Russel, L.Wittgenstein) tuyệt đối hoá vai trò của lôgic, ký hiệu lôgic toán trong phát triển nhận thức. Ra đời những năm 20 của thế kỷ XX với các đại biểu R.Carnap, O.Newrath, môn phái này đã hoà nhập với chủ nghĩa thực dụng của C.Levis, W.Quine. Họ có luận điểm xuất phát thống nhất- nguyên tắc chứng thực bằng thực nghiệm và loại trừ siêu hình.

Carnáp (chủ nghĩa thực chứng lô gíc)

Các nhà triết học môn phái này phủ nhận các vấn đề đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của triết học truyền thống với lý do: Triết học truyền thống đã hình thành tri thức không liên quan gì tới khoa học kinh nghiệm.

Car náp chủ trương sử dụng những thành quả của toán học, đặc biệt là lô gíc toán để biểu thị toàn bộ các tri thức loài người đã đạt được.

Đối tượng của triết học lúc này chỉ còn là phân tích kết cấu lô gíc của các mệnh đề khoa học dựa trên các tài liệu thực chứng (kinh nghiệm).

Công thức khoa học = F + L (trong đó, F là những mệnh đề kinh nghiệm báo cáo quan sát tài liệu thực chứng. L là kết cấu lô gíc).

Nhận xét chung:

Chủ nghĩa thực chứng lô gíc nhấn mạnh yêu cầu về tính rõ ràng, chặt chẽ của các mệnh đề là phù hợp với tư duy khoa học cũng như triết học.

Đề cao thực chứng chống triết học tư biện của Hêghen cũng là đóng góp của chủ nghĩa thực chứng.

Các nhà thực chứng lô gíc đã thủ tiêu đối tượng, nhiệm vụ triết học truyền thống, hoà tan triết học vào lô gíc, thay lô gíc toán học cho triết học truyền thống, về thực chất đây là sự hạ thấp vai trò của triết học Mác-Lênin.

Triết học thực chứng hoà tan triết học vào các khoa học, không phân biệt được vai trò của triết học khác với vai trò lô gíc, khoa học phân tích cấu trúc ngôn ngữ v.v. về thực chất đó là sự phản ứng tuyệt vọng của triết học tư sản trước vị thế triết học Mác-Lênin. Do vậy, chủ nghĩa thực chứng mới mới là chủ nghĩa duy tâm chủ quan, tuyệt đối hoá vai trò cảm giác kinh nghiệm.

+ Chủ nghĩa ngôn ngữ học thường ngày. Triết học phân tích ngôn ngữ do Wittgen-stein tiếp tục phát triển chủ nghĩa nguyên tử lôgic lên trình độ cao cùng với G.Mur. Trường phái này cho rằng, đối tượng của triết học là phân tích ngôn ngữ.

- Chủ nghĩa hậu thực chứng (K.Popper, T.Kuhn, I.Lakatos, F.Gonseth v.v.)

K.Popper (chủ nghĩa duy lý phê phán):

K.Popper đưa ra nguyên tắc giả hoá. Ông cho rằng cũng như mọi giả thuyết, lý luận khoa học nào cũng đều có khả năng bị bác bỏ, bị phủ định, bị "giả hoá". Công thức giải hóa: P1 --> TT --> EE --> P2 , trong đó:

P1: Vấn đề cần giải quyết.

TT là lý thuyết tạm thời (giả thuyết khoa học); EE là giai đoạn cách mạng để giả thuyết để loại trừ sai lầm trong trong nghiên cứu khoa học (là các bước nghiên cứu khoa học) và P2 là vấn đề đã được giải quyết.

Nhận xét về nguyên tắc giải hoá của K.Popper

Nguyên tắc "giả hoá" của Popper là một đóng góp vào việc phát triển lý thuyết, phát triển khoa học, làm sáng tỏ thêm quá trình biện chứng của nhận thức chân lý khách quan.

K.Popper phê phán khả năng chứng thực trực tiếp của chủ nghĩa thực chứng lô gíc mà để đạt tới chân lý, khoa học phải được "giả hoá" phải được "cách mạng không ngừng". Việc phủ định hoàn toàn thực chứng trực tiếp, không thấy vai trò cảm giác Popper rơi vào chủ nghĩa duy tâm.

Cun (thực chứng mới tiếp tục sau K.Popper):

Cun đưa ra lý thuyết về các giai đoạn phát triển của khoa học thay thế cho thuyết "giả hoá" hay "cách mạng không ngừng" của K.Popper. Cun cho rằng khoa học phát triển qua hai giai đoạn "thời kỳ bình thường" và "thời kỳ cách mạng".

Thời kỳ khoa học phát triển bình thường có sự xuất hiện các hiện tượng trái với bình thường. Sự tích luỹ các hiện tượng đó đến chứng mực nào đó sẽ dẫn đến khủng hoảng trong khoa học, khi đó tạo ra "thời kỳ cách mạng" trong khoa học "hệ biến thái cũ" được thay thế bằng "hệ biến thái mới".

Nhận xét về nguyên tắc giải hoá của Cun

Cun đã ngả sang chủ nghĩa phi duý lý và chủ nghĩa duy tâm trong triết học khi cho rằng, sự lựa chọn hệ biến thái nào phụ thuộc quy ước do niềm tin của các nhà khoa học đề ra.

Theo Cun sự thay thế nhau của các "hệ biến thái" là quá trình tích luỹ dần dần, điều này vô tình đã làm rõ quy luật lượng chất trong nhận thức.

I.Lakatos.

Đưa ra mô hình nghiên cứu khoa học: "chương trình nghiên cứu khoa học" gồm "hạt nhân rắn" và "vành đai bảo vệ" của tổng thể các quy tắc và phương pháp luận.

"Hạt nhân rắn" gồm các quy tắc gợi mở tích cực. Đó là con đường nghiên cứu có triển vọng nhất. "Vành đai bảo vệ" gồm những nguyên tắc "gợi mở tiêu cực". Các nguyên tắc này có nhiệm vụ bảo vệ "hạt nhân rắn" còn bản thân chúng thường biến đổi và được hoàn thiện nhờ quy tắc. Các nguyên tắc này là sự quy ước duy lý, suy ra chủ nghĩa thực chứng cũ, mới đều là chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

2. Chủ nghĩa hiện sinh.

a. Hoàn cảnh lịch sử và nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa hiện sinh.

- Chủ nghĩa tư bản phát triển đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong sự chinh phục tự nhiên song lại tạo ra những hậu quả về môi trường sống, xã hội dần nghèo nàn về môi sinh, văn hoá, sức khoẻ, suy thoái đạo đức đẩy con người đến chỗ tha hoá toàn diện. Trong xã hội tràn lan tư tưởng bi quan.

- Các nước phương Tây bại trận trong các cuộc chiến tranh thế giới. Tâm lý hoảng loạn, bi quan về sự tàn phá của chiến tranh.

- Do nhu cầu phát triển khoa học và công nghệ, các nước tư bản phương Tây tuyệt đối hoá vai trò khoa học và thiếu quan tâm đến con người. Triết học hiện sinh là sự phản ứng đối với chính sách của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Các đại biểu chủ yếu: Kiếckêgô, Hayđơgơ, Xáctơpơ, Macxen (phát triển mạnh mẽ ở Đức, Pháp, Mỹ).

b. Một số khái niệm và luận điểm của chủ nghĩa hiện sinh về các mặt:

- Bản thể luận: Chủ nghĩa hiện sinh coi nhiệm vụ của triết học là giải thích sự hiện hữu của con người. Con người là gì? con người là toàn bộ những gì mà nó biểu hiện ra trong sự tồn tại. Các nhà hiện sinh phân biệt hai khái niệm: Hữu thể và Hiện hữu.

+ Khái niệm hữu thể: Là để chỉ cái gì đó đang có mặt, tồn tại nhưng chưa có diện mạo, chưa có cá tính, chưa biểu hiện cá biệt khác cái khác. Đó chỉ là sự tồn tại vô hồn chưa hiện hữu.

+ Khái niệm hiện hữu: Là để chỉ cái gì đó đang tồn tại, đang có mặt, đang sống đích thực với những diện mạo, cá tính, biểu hiện sự khác biệt. Hiện sinh chỉ có ở con người.

Nhiệm vụ của triết học là phân tích về mặt bản thể luận đối với hiện sinh. Triết học phải mô tả con người với bản chất của nó trong hoạt động ý thức duy phi lý của các cá nhân.

- Nhận thức luận: Các nhà triết học hiện sinh cho rằng những tri thức thu được bằng khoa học dựa trên lý tính là hư ảo. Người ta càng dựa vào lý tính khoa học càng bị chi phối và tha hoá hơn. Con người để đạt tới hiện sinh chân chính chỉ có thể dựa vào trực giác phi lý tính. Chỉ có trong cuộc sống đau khổ, cô đơn, tuyệt vọng, sợ hãi... con người mới thể thể trực tiếp cảm nhận được sự tồn tại của mình. Nhận thức luận của chủ nghĩa hiện sinh là duy tâm chủ quan.

- Về luân lý và đạo đức: Các nhà triết học hiện sinh phủ nhận sự tồn tại các nguyên tắc đạo đức, tự do là bản chất hiện sinh của mỗi con người. Giá trị hiện sinh của cá nhân thể hiện trong sự lựa chọn tự do cá nhân.

- Về quan điểm lịch sử xã hội: Các nhà triết học hiện sinh coi tự do cá nhân là tuyệt đối là hiện sinh chân thực. Xã hội là một phương thức hiện sinh không chân thực. Cá nhân bị ràng buộc bởi xã hội, bị tập thể hoá, bị người khác lấn át. Sự tồn tại xã hội đã đối lập và bóp chết hiện sinh của cá nhân. Xã hội là sự biểu hiện tha hoá của con người. Chủ nghĩa hiện sinh còn cho rằng xã hội là cái không thể nhận thức được. Như vậy quan điểm về lịch sử của chủ nghĩa hiện sinh là phản động về chính trị cực đoan phản khoa học, ho coi lịch sử loài người là một bi kịch không có kết thúc.

c. Đánh giá về chủ nghĩa hiện sinh.

Các nhà hiện sinh coi sự hiện sinh của cá nhân là nội dung cơ bản trong triết học của mình. Theo họ hiện sinh là sự cảm thụ chủ quan, sự thể nghiệm tâm lý có tính chất phi lý tính của cá nhân.

Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng của con người trước trình trạng bất ổn về xã hội trong thời kỳ khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa tư bản, lo sợ chiến tranh, không tin vào khoa học, đau khổ, phiền não, tuyệt vọng có ảnh hưởng rộng lớn ở các nước phương Tây.

Phần đọc thêm về chủ nghĩa hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh (tiếng Đan Mạch- Ex(s)istentia- có nghĩa là tồn tại) hay còn gọi là triết học tồn tại, là một xu hướng phi lý của triết học hiện đại. Chủ nghĩa này xuất hiện vào đầu cuộc chiến tranh thứ nhất ở nước Nga (Se xtốp, Berđ nhốp), sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ nghĩa này xuất hiện ở nước Đức (Khai ghe gger, Iax perx, Bu ber) và trong chiến tranh thế giới lần thứ hai ở nước Pháp (Sartre,Marcel- hai người này theo chủ nghĩa hiện sinh ngay từ trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ngoài ra còn có Merlo-Polti, C.De Bovuar). Trong những năm 40-50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa hiện sinh được mở rộng ra sang các nước Châu Âu khác và đến những năm 60 của thế kỷ XX thì lan tới Mỹ. Những đại diểu chính của chủ nghĩa hiện sinh ở ý là Ab-banianô, E Pachi, ở Tây ban nha là U.Louri, U.Bar rét, Dz.Eđi.

Có những hướng triết học tôn giáo gần gũi với chủ nghĩa hiện sinh như chủ nghĩa cá nhân ở Pháp (đại diện là Mun-nhie, Nhe-don-cen, Lắc-rua) và học thuyết biện chứng Đức (Bart, Til-lik, Bult-man). Chủ nghĩa hiện sinh là một hướng triết học có tính không một chiều. Cũng có sự khác nhau giữa chủ nghĩa hiện sinh thần học (Iaxperx, Marcel, Ber-đia-nhép, Sét-xtốp, Buber) với chủ nghĩa hiện sinh vô thần (Sartre, Khaighegger, Merlo-Polti, Ka-miu). Tuy vậy, xác định "vô thần" trong quan hệ với chủ nghĩa hiện sinh chỉ là qui định như vậy, bởi vì, khi công nhận rằng Chúa đã chết, kèm theo đó, lại khảng định rằng không có khả năng và phi lý nếu cuộc sống không có Chúa (Ka-miu, Khaighegger). Những người sáng lập ra chủ nghĩa hiện sinh là Paxcal, Kierkrgor, Unamunô, Đốtxtôiépxki và Nhítxe.

Triết học đời sống và các hiện tượng tiên nghiệm (kỳ lạ) của Guxxerl đã có ảnh hưởng lớn tới chủ nghĩa hiện sinh. Chủ nghĩa hiện sinh cố gắng sinh ra bản thể luận để chống lại phương pháp luận và nhận thức luận đã được tiếp nhận trong triết học đầu thế kỷ XX. Giống như triết học đời sống, chủ nghĩa hiện sinh muốn sự nhận thức tồn tại như là cái gì đó không trực tiếp vượt qua chủ nghĩa tri thức và cũng như vậy với triết học hợp lý truyền thống và với khoa học. Tồn tại- theo chủ nghĩa hiện sinh- không phải là kinh nghiệm thực tiễn được đưa lại cho chúng bởi tri giác bên ngoài, không có cấu trúc hợp lý, được giả thiết bằng tư duy khoa học, không có "bản chất tâm lý" của triết học duy tâm. Tồn tại cần đạt tới trực giác. Nhưng trong sự khác biệt với triết học đời sống, được chia ra trong chất của hiện thực, khi xuất phát từ cảm xúc, chủ nghĩa hiện sinh cố gắng vượt qua chủ nghĩa tâm lý và mở ra ý nghĩa bản thể luận của nỗi xúc cảm, mà sự xúc cảm đó thể hiện ra là sự hướng tới cái siêu việt nào đó của chính nỗi xúc cảm (xem thêm Intenxionnalnớt). Tính xác định chính của tồn tại là nó mở ra cho chúng ta, có nghĩa là sự tồn tại của chính chúng ta được gọi là ếch-di-ten-xia, nghĩa là tính không biệt lập, tính mở của sự siêu việt.

Nguồn gốc bản thể luận của sự siêu việt là tính có giới hạn của ếch-di-ten-xia, tính bị triệt tiêu (huỷ diệt) của nó. Trong giới hạn của mình, sức lực của ếch-di-ten-xia chỉ là tạm thời và tính thời gian của nó khác biệt với thời gian khách quan, cũng giống như khác với số lượng, thờ ơ trong quan hệ tới việc cho số lượng vào nội dung của nó. Thời gian của chủ nghĩa hiện sinh (thời gian cũng là tính lịch sử) khác với thời gian vật lý, mà thời gian này phái sinh từ thời gian vật lý. Chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh ý nghĩa tương lai trong hiện tượng đặc biệt của thời gian xác định và xem xét thời gian trong mối liên hệ với những tồn tại như "cương quyết, quyết tâm", "đồ án, thiết kế", "hy vọng", được đánh dấu bằng tính cá thể-lịch sử (mà không phải là tính chất không có đặc tính-vũ trụ) của thời gian và khi khảng định mối quan hệ của nó với hoạt động của con người, với sự tìm tòi, sự căng thẳng và sự trông đợi. Tính lịch sử cuă sự tồn tại của con người được thể hiện, theo chủ nghĩa hiện sinh, ở trong sự, rằng tồn tại này luôn luôn nằm trong hoàn cảnh xác định của mình, trong hoàn cảnh đó, tồn tại bị "bỏ không" và từ hoàn cảnh đó sự bất đắc dĩ được tính đến. Bản tính tiến tới sự xác định dân tộc, xác định đẳng cấp xã hội, được hiện diện trong cá thể của chất trong sinh vật, tâm lý này hay trong chất sinh vật, tâm lý khác. Tất cả điều đó đều là sự thể hiện tồn tại của tính trước tiên- hoàn cảnh của tồn tại, của cái, rằng bản tính là "tồn tại-trong-thế giới". Tính thời gian, tính lịch sử và "tính hoàn cảnh" của tồn tại là mô-đun mục đích cuối cùng của nó.

Sự xác định quan trọng nữa của tồn tại là sự siêu việt, có nghĩa là sự vượt ra khỏi các giới hạn của mình. Sự tiên nghiệm và ngay cả hành động (hành vi, cử chỉ, động tác) của nó được các nhà đại diện cho chủ nghĩa hiện sinh hiểu một cách khác nhau, không đồng nhất. Theo quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh thần học thì sự tiên nghiệm- đó là Chúa. Còn những người theo chủ nghĩa hiện sinh vô thần, đặc biệt là Sartre và Kam-miu, lại cho rằng, sự tiên nghiệm là cái hiện ra như là điều bí mật sâu sắc của tồn tại. Nếu như Iaxperx, Marcel và sau đó là Khaighegger đều công nhận tính hiện thực của sự tiên nghiệm chiếm ưu thế trội hơn thời điểm tượng trưng và ngay cả với thời điểm đạo đức thần thoại (Khaighegger), bởi vì sự tiên nghiệm không thể được nhận biết một cách duy lý mà chỉ có thể "ám chỉ" nó, thì học thuyết của Sartre và Kam-miu lại xác định nhiệm vụ của mình là mở ra tính viển vông, hoã huyền của sự tiên nghiệm, học thuyết này mang tính phê phán và cả tính hư vô.

Trong chủ nghĩa hiện sinh của Nga và Pháp, kể cả Iaxperx, vấn đề tự do của con người là trung tâm của sự chú ý. Chủ nghĩa hiện sinh phá bỏ truyền thốnng duy lý, giáo dục, khai hoá. Truyền thống đó đưa sự tự do tới nhận thức tính cần thiết đồng thời phá bỏ vấn đề tự do con ngươì của chủ nghĩa nhân đạo-tự nhiên, mà chủ nghĩa này cho rằng, sự tự do nằm trong sự khám phá ra những tư chất tự nhiên của con người, giải phóng các lực lượng "bản chất" của nó. Sự tự do cần phải nhận thức (nhận rõ) đi từ tồn tại, bởi vì cấu tạo của tồn tại thể hiện mình trong "tính định hướng-trên”. Trong sự tiên nghiệm, nhận thức vấn đề tự do cũng khác nhau. Nhận thức đó xác định luận thuyết (sự giải thích) của họ về sự tiên nghiệm. Theo Iaxperx và Marcel, sự tự do chỉ có thể đạt được ở trong Chúa, còn theo Sartre, sự tiên nghiệm là cái được hiểu một cách hư vô, sự tự do là sự phủ định theo quan hệ với tồn tại, mà tồn tại này, theo Sartre, là một hiện hữu. Con người tự do chỉ ở trong nghĩa, rằng nó tự "thiết kế" lấy bản thân, lựa chọn lấy bản thân, không xác định bằng điều gì cả, trừ tính chủ thể của chính mình, mà bản chất của tính chủ thể đónằm hoàn toàn trong sự không phụ thuộc vào bất kỳ điều gì. Con người là đơn độc và bị tước bỏ tất cả "cơ sở" bản thể luận. Học thuyết của Sartre về tự do phục vụ sự thể hiện của khái niệm chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối. Tự do được thể hiện trong chủ nghĩa hiện sinh như là thời gian nặng nề, thời gian đó con người phải gánh lấy, bởi vì con người là cá thể. Con người có thể từ chối sự tự do của mình, từ chối sự tồn tại với cả bản thân nữa để trở thành "như mọi người" nhưng chỉ bằng cái giá của sự từ chối đó như là của cá thể. Thế giới, trong đó, dưới sự từ chối này, con người tự chìm xuống mang tên "man" (Khaighegger): Đó là thế giới không có đặc tính, không có bản sắc, trong thế giới đó tất cả đều vô danh, không có các hành động của các đối tượng, mọi người là "những người khác" và con người, ngay cả trong quan hệ tới chính bản thân mình, là "những người khác", trong thế giới đó không ai quyết định được điều gì cả, bởi vì họ không chịu trách nhiệm về điều gì cả. Thế giới đó được Berđa-nhiép đặt tên là "thế giới của sự đối tượng (chủ thể) hoá, tính chất của thế giới đó là sự hấp thụ của cá thể, của cái riêng bằng cái chung, bằng sự không có bản tính, sự thống trị của cái tất nhiên (tất yếu).

Sự giao tiếp của các cá thể được thể hiện trong lĩnh vực khách quan hoá, không phải là chân thật. Sự giai tiếp đó chỉ nhấn mạnh sự cô đơn của mỗi người. Theo Kam-miu, trước mặt điều làm ra đời sống (cuộc sống) của con người không có ý nghĩa, làm gián đoạn người này với người khác. Sự giao tiếp chân thực giữa họ là không có thể. Sartre và Kam-miu cũng nhận thấy sự giả dối và đạo đức giả trong tất cả các hình thức giao tiếp của các cá thể khi làm phép thánh của tôn giáo truyền thống và bằng đạo đức luân lý: trong tình yêu, trong tình bạn v.v...Tính chất của sự vươn tới vạch trần hình thức xuyên tạc, hình thức biến hoá của nhận thức ("lòng tin ngu xuẩn") quay trở lại bằng sự đòi hỏi tiếp nhận nhận thức thực tiễn, nhận thức đó bị phân cách với nhận thức khác và với chính bản thân nó. Phương pháp duy nhất của sự giao tiếp chân thực, theo Kam-miu, đó là sự thống nhất các cá thể trong cuộc nổi loạn chống thế giới "phi lý, vô nghĩa", chống lại sự kết thúca, chống lại cái chết, chống lại cái không hoàn thiện, cái không có ý nghĩa của sự tồn tại của con người. Khoái cảm có khả năng thống nhất con người với nhau, nhưng điều đó, về bản chất, là khoái cảm của sự huỷ diệt, nổi loạn, được sinh ra bằng nỗi tuyệt vọng của con người "vô nghĩa".

Một sự giải quyết khác cho vấn đề giao tiếp được Marcel đưa ra: Sự phân cách của các cá thể được sinh ra quan niệm cho rằng tồn tại của đối tượng được tiếp nhận bởi vì một khả năng của tồn tại. Nhưng đối tượng chân thực-sự tiên nghiệm- không phải là đối tượng mà là cá thể, bởi vì quan hệ đích thực tới tồn tại- đó là đối thoại. Tồn tại, theo Marcel không phải là "nó" mà là "mày". Bởi vậy quan hệ cá thể đối với người khác là tiền thân (mẫu mực, nguyên hình) của quan hệ của con người tới tồn tại. Quan hệ đó thể hiện trước mặt Chúa. Tình yêu, theo Marcel, là sự tiên nghiệm, đột phá tới người khác, dường như là tính cá thể của con người hay là của Chúa. Bởi vì sự đột phá như vậy cùng với sự giúp đỡ của lý tính thì không thể hiểu được, nên Marcel cho nó vào một lĩnh vực "bí mật"./.

(Lời giới thiệu của P.P Gai đen cô về Chủ nghĩa hiện sinh in trong "Từ điển bách khoa toàn thư về triết học" Nxb. Từ điển Xô-Viết, Mát-xcơva, năm 1989. Xuất bản lần thứ 2, Tập thể tác giả, trang 755)

3. Chủ nghĩa Phơrớt.

Chủ nghĩa Phơrớt là một trường phái triết học có ảnh hưởng rất lớn tới các trào lưu triết học nhân bản phi lý tính trong triết học Phương Tây hiện đại do nhà tâm thần học người áo Sidmoud Frued (1856-1939) sáng lập vớí học thuyết “phân tâm học” (pyschó anasic) của ông rất nổi tiếng.

- Khi nghiên cứu về tâm lý con người, Phơrớt có hai lý luận quan trọng:

+ Một là, lý luận về “cái vô thức”. Ông chia quá trình tâm lý của con người ra làm ba bậc ý thức, Tiền ý thức và Vô thức. Trong đó, ông khẳng định, vô thức (bản năng) là yếu tố quyết định hành vi của con người.

Khi xây dựng cấu trúc nhân cách của con người, ông cũng chia làm ba bậc Cái siêu tôi, Cái tôi và Cái ấy. Ông cũng khẳng định: nhân cách của con người được quyết định bởi Cái ấy (bản năng). Từ đó, ông kết luận: bệnh tật phát sinh chủ yếu là do rối loạn bởi ba yếu tố trong cấu trúc tâml, mà chủ yếu vẫn là do yếu tố bản năng bị “đè nén”.

+ Hai là lý luận về yếu tố “li bi đô”(bản năng bị đè nén). Phơrớt cho rằng:

Con người ta ai cũng có bản năng ham muốn (thuộc về cái vô thức). Bản năng này thường được thể hiện thành các “khoái cảm tính dục” (sex- hiểu theo nghĩa rộng). Do sống trong xã hội, bản năng này luôn bị đè nén nên con người luôn có xu hướng “bùng nổ bản năng” (Bản năng bị xung đột).

Kết quả của quá trình xung đột bản năng là cơ sở tạo ra hành vi của con người, và suy cho cùng cũng là động lực thúc đẩy lịch sử-xã hội phát triển.

Do vậy, Phơrớt và những người theo quan điểm của ông sau này cho rằng, cần có giải pháp giải phóng bản năng, giải phóng các động lực tinh thần để giảm bớt hành vi có hại, cũng là đồng thời thúc đẩy lịch sử phát triển.

Thực chất đây là quan điểm duy tâm có tính chất cực đoan có phần siêu hình khi nghiên cứu về hành vi của con người.

- Tóm lại, ưu điểm lớn nhất của học thuyết Phơrớt là đã đặt ra nghiên cứu về “cái vô thức”, một yếu tố có vai trò quan trọng trong các hoạt động tâm lý, ý thức của con người. Tuy nhiên, học thuyết Phơrớt nói riêng, và chủ nghĩa Phơrớt nói chung đã thổi phồng yếu tố vô thức, coi nhẹ vai trò của ý thức và các điều kiện xã hội. Nguy hiểm hơn, nó đã xuyên tạc các quy luật phát triển của lịch sử xã hội. Đó là điều rất đáng phê phán.

4. Chủ nghĩa thực dụng.

Chủ nghĩa thực dụng là hệ tư tưởng của tập đoàn tư bản độc quyền và đã giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội Mỹ và của thế giới tư bản trong thế kỷ XX. Đây là một trào lưu tư tưởng triết học thực chứng và triết học đời sống đặc biệt kiểu Mỹ được hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XIX, nhưng phải đến những năm 20 của thế kỷ XX nó mới thực sự có ảnh hưởng rộng lớn ngay chính trên đất Mỹ.

Những nhà sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng là Charles Peirce (1833-1914, Mỹ), William James (1842-1910, Mỹ) và John Dewey (1859-1952, Mỹ). Chủ nghĩa thực dụng cũng được một số đông các nhà triết học châu Âu hưởng ứng và hoàn thiện thêm (Schiller, Husserl, Giovanni, Papini, Bergson v.v.)

Sơ bộ và vắn tắt, có thể gọi chủ nghĩa thực chứng là triết lý “chỉ chấp nhận giá trị thực tiễn làm tiêu chuẩn cho chân lý, chỉ có gì dẫn đến thành công của “tôi” mới là chân lý đáng tin cậy”

a. Một số khái niệm và luận điểm cơ bản của:

- Charles Peirce

Thoạt đầu, chủ nghĩa thực dụng được coi là một phương pháp triết lý mà người ta gọi là “lý thuyết về ý nghĩa” được C. Peirce đề ra trong hai bài nghiên cứu “Sự củng cố lòng tin” và “Làm thế nào cho tư tưởng của chúng ta được sáng rõ” (1870).

C. Peirce cho rằng, việc nghiên cứu tư tưởng và ngôn ngữ phụ thuộc vào việc con người am hiểu những “ký hiệu”. Từ đó ông xây dựng “lý thuyết tổng quát về ký hiệu” để sắp đặt và phân tích các loại ký hiệu, tìm hiểu ý nghĩa của chúng để giúp cho sự giao tiếp giữa con người xã hội với nhau xã hội.

C. Peirce cho rằng, ký hiệu là một cái gì đó được thay cho cái khác, đó là những cách thức được xã hội quy định để giải thích một cái khác. Thí dụ, một lời nói (ký hiệu) của người này nhằm giải thích một lời nói (ký hiệu) của người khác. Từ đây, C. Peirce cho rằng, ký hiệu dùng để giải thích một ký hiệu khác là mối quan hệ giữa các tư tưởng của con người trong quá trình giao dịch. Nói ký hiệu này (lời nói này) giải thích một ký hiệu khác (lời nói khác) tức là nói lên ý nghĩa của nó. ý nghĩa của ký hiệu chính là ý nghĩa thực dụng của nó, nghĩa là nó phải có tác dụng thực tế (pratical effect). Cái có tác dụng thực tế chỉ là “quan niệm của ta” có tác dụng trong thực tế của ký hiệu này hay ký hiệu khác chứ không phải là tác dụng thực tế khách quan của ký hiệu.

Như vậy, “lý thuyết về ý nghĩa” của C. Peirce là dùng lời nói hay ngôn ngữ để nắm ý nghĩa của lời nói hay của ngôn ngữ khác chứ không phải nghiên cứu mối quan hệ giữa các ký hiệu với cái hiện thực mà ký hiệu đó là biểu tượng. “lý thuyết về ý nghĩa” chỉ nhằm xây dựng một ngôn ngữ học rõ ràng cho những khái niệm có tác dụng trong giao dịch thực tế. C. Peirce tự khẳng định, lý thuyết thực dụng của ông chỉ là một kỹ thuật giúp con người tìm ra những giải pháp có hiệu quả để nắm ý nghĩa của ký hiệu và ông gọi lý thuyết này là “kinh thánh lô gíc” trình bày “phương pháp của Béc cli (Berkeley) chưa được nêu thành thể thức”

Trên cơ sở “lý thuyết về ý nghĩa”, C. Peirce nghiên cứu để xây dựng lòng tin của con người, bởi vì ông cho rằng, lòng tin là điều kiện cần thiết để con người có một sự khôn ngoan cần thiết để hành động. Điều quan trọng đối với C. Peirce là làm thế nào cho lòng tin được vững chắc và để con người hành động trên cơ sở lòng tin đó, bất kể lòng tin đó tin vào cái đúng hay cái sai. Do vậy, “lý thuyết về ý nghĩa” của C. Peirce chỉ được coi là một phương pháp, một kỹ thuật để xây dựng một ngôn ngữ học (ký hiệu) có hiệu quả trong giao dịch, mà hiệu quả đó lại do quan niệm của từng “cái tôi” quy định và chỉ có vai trò là cơ sở cho chủ nghĩa thực dụng của William James, John Dewey về sau.

- William James

Là một nhà văn tài năng, là một nhà tâm lý học có tên tuổi W. James đã làm cho lý thuyết thực dụng trở thành một triết lý và do vậy, ông trở thành nhà thực dụng nổi tiếng trong và ngoài nước Mỹ. Triết lý thực dụng của ông được trình bày trong các tác phẩm “Những quan niệm về triết lý (1898)”, “Chủ nghĩa thực dụng”.

Là bạn thân của C. Peirce, giữa hai người có nhiều quan điểm chung và có ảnh hưởng đến tư tưởng của nhau, nhưng W. James có những quan điểm khác về lý thuyết thực dụng. Nếu như C. Peirce mới chỉ dừng lại ở “ý nghĩa của ký hiệu” thì W. James lại tìm ý nghĩa ngay trong bản thân những sự kiện với những phương án hành động đã được kinh nghiệm cụ thể kiểm chứng trực tiếp. Nếu như C. Peirce chỉ dừng lại ở luân lý học thì W. James đi sâu vào nhiều lĩnh vực khác nhau của chủ nghĩa thực dụng, đặc biệt là về vấn đề đạo đức. Nếu như C. Peirce chỉ chú ý đến “ý nghĩa” đến “lòng tin” thì W. James lại đặc biệt chú ý đến phạm trù “giá trị” và coi đây là cơ sở của lòng tin- Giá trị còn là cơ sở cho cái đúng lý (chân lý). Nhờ vào những phát triển của W. James đối với thuyết thực dụng của C. Peirce nên người ta mới thừa nhận một “triết lý mới” của chủ nghĩa thực dụng thực sự ra đời vào đầu thế kỷ XX ở Mỹ.

Trong tác phẩm “Chủ nghĩa thực dụng”, W. James đã bày tỏ quan niệm của mình rằng, vấn đề chủ yếu của mọi triết lý là đánh giá “thế giới quan” nào đúng và “thế giới quan” nào là sai để từ đó xét đoán giá trị của thế giới quan đó, ông viết “Tất cả nhiệm vụ của triết lý phải là chỉ ra sự khác biệt nào là sự khác biệt quyết định có thể có giữa anh và tôi, vào những giờ phút quyết định cụ thể trong cuộc đời của chúng ta, để có thể công nhận lối nhìn vũ trụ này hay lối nhìn vũ trụ kia là đúng lý”.

Tất nhiên là “lối nhìn vũ trụ này hay lối nhìn vũ trụ kia“ giữa tôi và anh, theo W. James, chủ yếu là những cách nhìn khác nhau về các hiện tượng xã hội chứ không phải cách nhìn thế giới như trong triết học truyền thống. Hơn thế nữa, cách nhìn vũ trụ của W. James, chính là cách nhận định, đánh giá ý nghĩa và chân lý của những tư tưởng, quan niệm của mỗi người vào những giờ phút nhất định và có ý nghĩa quyết định đối với mỗi cuộc đời của họ và cơ sở của ý nghĩa và sự đúng lý của tư tưởng, quan niệm chính là giá trị.

Phạm trù giá trị là phạm trù cơ bản trong lý thuyết thực dụng của W. James và là sự bổ sung, phát triển của W. James lý thuyết thực dụng của C. Peirce.

Nhưng lấy cơ sở nào để làm căn cứ đánh giá giá trị của của tư tưởng, quan niệm để từ đó có được “cái đúng lý” của tư tưởng, quan niệm?

Cũng như C. Peirce, theo W. James, cơ sở của sự đúng lý là “hậu quả thực tiễn” của những lý thuyết, những ý tưởng và của những khái niệm và được gọi là “lợi ích”, “tác dụng tính” hay “hậu quả thực tiễn” là cái gì “tốt”, cái gì “có ích” cho những tư tưởng của con người.

Như vậy, tiêu chuẩn để đánh giá những lý thuyết, những ý tưởng và những khái niệm có phải là “cái đúng lý” hay không nằm ở chỗ phải xem xét xem chúng có “hậu quả thực tiễn” như thế nào, có nghĩa là chúng có mang lại những giá trị như “giá trị tiền mặt” hay không? Nói cách khác, chỉ có lý thuyết, ý tưởng và khái niệm nào mang lại cho “tôi” lợi nhuận tức thời, trực tiếp và cụ thể như “giá trị tiền mặt” mới là “cái đúng lý”, mới là có ý nghĩa và mới là cái đáng tin và chỉ có như vậy, những lý thuyết, những ý tưởng và những khái niệm mới giúp “tôi” bảo đảm được những mối liên hệ giữa “tôi” với hoàn cảnh xung quanh một cách có hiệu quả.

Cũng cần phân biệt ngay rằng, “hậu quả thực tiễn” của W. James hoàn toàn không có gì giống với quan niệm thực tiễn là tiêu chuẩn, là thước đo giá trị chân lý trong triết học Mác-Lênin, bởi vì, thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn, là thước đo giá trị chân lý khách quan của C.Mác không thể đồng nghĩa một cách đơn giản với cái “tốt”, cái “có ích” của W. James: Trong xã hội có giai cấp, cái “tốt”, cái “có ích” cho giai cấp này lại là cái “xấu”, cái “không có ích” cho giai cấp khác. Hơn nữa, thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn, là thước đo giá trị chân lý khách quan lại càng không phải là cái “tốt”, cái “có ích” cho từng cá nhân. Thực tiễn là tiêu chuẩn, là thước đo giá trị của chân lý là có tính khách quan, không phụ thuộc vào giai cấp nào, cá nhân nào. Thực tiễn đó có thể phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của giai cấp này, cá nhân này, giai cấp kia, cá nhân nọ trong chừng mực nguyện vọng, lợi ích các giai cấp đó, các cá nhân đó phù hợp với sự vận động và phát triển của quy luật khách quan thông qua hoạt động vật chất xã hội.

Như vậy, “hậu quả thực tiễn” là hậu quả của một sự suy lý theo kinh nghiệm của mỗi người cụ thể trong từng hoàn cảnh cụ thể và từ đó làm cho mỗi người có thêm kinh nghiệm sống để đạt được cái cuối cùng là “giá trị tiền mặt”.

- John Dewey

Nếu so với W. James thì J. Dewey không phải là nhà thực dụng nổi tiếng trên thế giới, nhưng đối với Mỹ, không có một nhà thực dụng nào lại được ca ngợi bằng J. Dewey.

Trong bài “Sự phát triển của chủ nghĩa thực dụng Mỹ”, J. Dewey cho rằng, chủ nghĩa thực dụng của C. Peirce chỉ là một luân lý học, chủ nghĩa thực dụng của W. James là một thuyết nhân bản. Tuy vậy, những tư tưởng của các nhà thực dụng trên lại là tiền đề cho J. Dewey phát triển và hoàn thiện chủ nghĩa thực dụng thành hệ tư tưởng của các tập đoàn tư bản lũng đoạn, nhất là các tập đoàn lũng đoạn tư bản Mỹ.

J. Dewey đề ra cho mình nhiệm vụ “xây dựng lại triết học” bằng cách bỏ qua những vấn đề triết học truyền thống, công việc của triết học “không phải là đua tranh giải thích hoàn cảnh tự nhiên” mà ông gọi là đã cũ rích, để quan tâm đến “những vấn đề của con người”: “Chỉ khi nào triết học ngừng nghiên cứu những vấn đề của các nhà triết học và trở thành một phương pháp giải quyết những vấn đề của con người mà các nhà triết học phải xây dựng nên, thì nó mới sửa chữa được khuyết điểm nói trên”

Vấn đề của triết học, theo J. Dewey, là một phương pháp giải quyết những vấn đề của con người. Phương pháp đó là “những tín điều thực tế của chúng ta, có quan hệ với những giá trị, những mục đích, những ý định chi phối hành động của con người”- là vấn đề của triết học.

“Triết học, trước hết có liên quan với những giá trị, những mục đích mà con người hành động để đạt tới”. Như vậy, “những vấn đề của con người” chỉ là hành động và những mục đích mà con người hành động để đạt tới và ý nghĩa thực sự của hành động của con người là hành động như thế nào cho có lợi đối với cuộc sống của “tôi”, đạt được sự thành công do “tôi” đề ra. Từ đây, J. Dewey lý thuyết công cụ (Instrumenta lism)

Thuyết công cụ gồm hai phần, phần lý thuyết luận lý và phần lý thuyết hướng dẫn sự phân tích luận lý đó. Về thực chất, thuyết công cụ chỉ là một lý thuyết nghiên cứu những khái niệm để tìm ra những hình thức hợp lý khác nhau giúp tư tưởng định hướng hành động nhằm đạt được những kết quả có lợi cho mỗi người trong thực tế.

Nhưng cái gì là cơ sở để xem xét và tìm ra những hình thức hợp lý khác nhau của tư tưởng định hướng hành động, tức là tìm ra tính đúng đắn của những khái niệm?

Để trả lời câu hỏi này, J. Dewey đưa ra khái niệm “sự khẳng định có bảo đảm” để thay cho khái niệm chân lý.

Sơ đồ diễn tả “sự khẳng định có bảo đảm” của J. Dewey: Sự nghiên cứu bao giờ cũng bắt đầu từ sự nghi ngờ, con đường khắc phục sự nghi ngờ là phải làm thế nào “kiểm chứng” được tư tưởng, lý thuyết, nghĩa là chúng phải “có tác dụng”, tức là chúng phải “hiệu quả vì đem lại thoả mãn (satisfactory)” và sự nghiên cứu chỉ kết thúc khi hết những nghi ngờ, từ đây, J. Dewey khẳng định, “chân lý đúng lý” là một “sự khẳng định có bảo đảm”.

b. Một số quan điểm triết học cơ bản của chủ nghĩa thực dụng.

- Việc đặt tên cho sự vật làm ra sự vật (J. Dewey).

+ Khắc phục tính “nhị nguyên luận” của triết học truyền thống (các triết học bàn đến sự khác nhau giữa vật chất với ý thức mà chủ nghĩa thực dụng gọi là nhị nguyên luận giữa tự nhiên và đời sống, giữa thân thể và tâm hồn v.v.)

+ W. James: “Hiện thực tồn tại “độc lập” với tư duy con người là một vật xem chừng rất khó tìm ra. Đó là một cái gì tuyệt đối mờ tối và không thể tìm thấy được, là một giới hạn thuần tuý lý tưởng của tư duy của chúng ta” (xem: Pragmatism, tr.153). “Những thực tại tự nó tồn tại chỉ vì lẽ là người ta tin nó”, nghĩa là, “thực tại tự nó tồn tại chỉ vì lẽ tôi tin nó có lợi cho tôi”, tôi tin là vì nó giúp tôi đạt mục đích của mình trong lúc nào đó, tôi tin nó, vì ở nó có giá trị có thể mang lại cho tôi “lợi tức trọng yếu trong đời tôi, cái giá trị mà W. James gọi là “giá trị tiền mặt (cash value)”- Cái gì mang lại lợi nhuận cho tôi thì nó tồn tại thực sự.

“Chúng ta gọi sự vật là gì? Xem chứng đó là kết quả của sự độc đoán hoàn toàn của chúng ta, bởi vì chúng ta căn cứ vào nhu cầu của mình để tách ra cái gì có lợi cho chúng ta...Chúng ta tuỳ ý phân chia dòng kinh nghiệm cảm tính thành các sự vật” (xem: Pragmatism, tr.155).

+ Schiller: “Chúng ta có thể lựa chọn bất cứ quan niệm nào về giới tự nhiên có thể phục vụ tốt nhất cho mục đích của chúng ta” (Our Human Truths, tr.75).

+ S. Hook: “Sự tồn tại không thể chỉ là một cái gì không phụ thuộc vào sự có mặt của lý trí đang nhận thức hay phụ thuộc vào thái độ đối với nó” (The Journals of philosophy, số 24/1953, tr.716)

- Các quan niệm về con người và cuộc sống của con người.

+ Cuộc sống bao gồm “những phong tục, những thể chế, những tín ngưỡng, những thắng lợi và thất bại, sự nghỉ ngơi và sự hoạt động” (Democracy and Education, tr.2)

+ J. Dewey đề cao cái gọi là “kinh nghiệm sống”, thậm chí đồng nhất cuộc sống với kinh nghiệm sống. Cuộc sống của con người chỉ đơn giản là cuộc sống kinh nghiệm. Kinh nghiệm là phong tục, thể chế, tín ngưỡng, thắng lợi và thất bại, sự nghỉ ngơi và sự hoạt động.

“Kinh nghiệm chính là chỉ cái vũ trụ rộng lớn” (Experience and Nature, tr.9)

“Người ta cho rằng kinh nghiệm không những của ai đấy, mà bản tính đặc biệt của ai đấy còn lây sang kinh nghiệm đến mức là kinh nghiệm chỉ là của ai đấy không hơn không kém”

(Theo Phạm Minh Lăng: Mấy trào lưu triết học phương Tây. Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1984, tr.273- 294)

5. Chủ nghĩa Tôma mới.

Tôma (1224- 1274, Italia là nhà triết học kinh viện. Triết học Thiên chúa giáo của ông được gọi là chủ nghĩa Tôma).

Vào cuối thể kỷ XIX một hình thái mới của triết học Thiên chúa giáo đã xuất hiện ở phương Tây. Bắt nguồn từ học thuyết Tôma, hệ thống triết học tôn giáo này lấy Chúa là nòng cốt, lấy đức tin làm tiền đề, thần học làm căn cứ và gọi là Chủ nghĩa Tôma mới.

Chủ nghĩa Tôma mới điều hoà lý trí với đức tin, khoa học với thần học, tính người với tính thần thánh, cá nhân với xã hội, cá nhân với nhà nước v.v. lấy Chúa làm trung tâm. Cộng đồng Vaticăng II (1962- 1965) căn cứ theo phương châm hiện đại hoá việc tuyên truyền đạo Thiên chúa, đã không còn coi chủ nghĩa Tôma mới là triết học của Thiên chúa giáo.

Chủ nghĩa Tôma mới vẫn lấy chúa làm nguyên tắc tối cao, điểm xuất phát và điểm kết của mọi sự vật. Để thích ứng với nhu cầu thời đại, chủ nghĩa Tôma mới đã thừa nhận ở mức độ nhất định vai trò của khoa học để luận chứng cho sự nhất trí giữa tri thức và đức tin, khoa học và thần học.

- Về nhận thức luận: Chủ nghĩa Tôma mới một mặt thừa nhận tính khách quan của nhận thức và tính đúng đắn của các phán đoán khoa học, mặt khác lại xác nhận bản thể của Chúa.

- Về triết học tự nhiên:Chủ nghĩa Tôma mới cho rằng: Vật chất là bản nguyên hoàn toàn thụ động, là khả năng; hình thức ,là chủ động, là hiện thực; vật chất không có tính quy định nó là một cái phi tồn tại. Vật chất không thể tồn tại độc lập, cần có hình thức mới thực hiện được sự tồn tại của nó. Chính nhờ hình thức nên mới xuất hiện tính đa dạng phương thức tồn tại của vật chất. Chúa là hình thức tối cao, là hình thức của các hình thức nghiên cứu của khoa học tự nhiên là quá trình không ngừng phát hiện ra Chúa. Vậy khoa học và thần học đã hợp tác rất hoà thuận để phát hiện và chứng minh sự tồn tại vĩnh hằng của Chúa.

- Về lý luận chính trị xã hội: Chủ nghĩa Tôma mới phủ nhận sự tồn tại của các giai cấp, chủ trương thuyết tính người trừu tượng, coi trần thế là tạm thời, cuộc sống tương lai mới là vĩnh hằng. Để cứu lấy nhân loại phải nhờ đến đức tin, phải xây dựng chủ nghĩa nhân đạo lấy Chúa làm trung tâm. Chủ nghĩa Tôma mới đã sử dụng mâu thuẫn có thực trong xã hội hiện đại để tuyên truyền cho Chúa, đề cao vai trò của đức tin tôn giáo.

- Về đạo đức học: Quy tắc đạo đức cao nhất là quy tắc "vĩnh hằng" của Chúa. ý muốn của Chúa vĩnh viễn quy định nội dung của luật đạo đức. Nhận thức đạo đức phải dựa vào đức tin, thiếu đức tin tôn giáo không lĩnh hội được những quy tắc đạo đức mà Chúa ban bố. "Mỗi người vì bản thân mình, Thượng đế vì mọi người", "chủ nghĩa tập thể" là "tước đoạt tự do tâm linh của con người"

II. Một số đặc trưng chung, chủ yếu của triết học Phương Tây hiện đại.

1. Tiếp tục có ý đồ vượt lên trên sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm.

Đều nhằm phủ nhận vấn đề cơ bản của triết học. Họ chỉ coi những vấn đề lô gíc học, kết cấu ngôn ngữ, quan hệ ngôn ngữ và tư duy mới là những vấn đề trung tâm của triết học. Họ tuyên bố chống cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Tính chất duy tâm của triết học phương Tây hiện đại thể hiện rõ trong triết học lịch sử, phủ định tính quy luật khách quan của sự phát triển xã hội.

2. Xa rời phép biện chứng.

Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít giải thích sai lệnh hoặc chống lại phép biện chứng.

Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít chỉ thừa nhận biến đổi về lượng không thừa nhận biến đổi về chất, hoặc tuyệt đối hoá quá trình vận động, phủ nhận sự đứng im tương đối, làm cho phép biên chứng mang màu sắc thần bí.

3. Phá vỡ sự thống nhất giữa bản thể luận, nhận thức luận và lô gíc học.

Với tư cách là hình thái ý thức tư sản ở giai đoạn xã hội tư sản lâm vào khủng hoảng sâu sắc, triết học phương Tây hiện đại đã không còn mang một hình thức lý luận thống nhất và hoàn chỉnh. Nó phá vỡ sự thống nhất của bản thể luận, nhận thức luận và lôgíc học, đề cao khoa học để hạ thấp triết học, quy triết học là sự tổng hợp của các khoa học cụ thể hoặc sự phân tích về phương pháp mà thực chất là nhằm thủ tiêu triết học.

4. Đặt ra được nhưng không giải quyết đúng một số vấn đề cấp bách hiện nay của nhân loại.

Triết học tư sản hiện đại xuất hiện với tư cách là hình thái ý thức của giai cấp tư sản, nhưng khuynh hướng chính trị của các trường có sự khác biệt nhau. Biện hộ cho chủ nghĩa tư bản, bộc lộ trạng thái hoang mang của tầng lớp trung gian đối với sự khủng hoảng của xã hội tư sản v.v.

Quan hệ giữa khoa học kỹ thuật và con người. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ý nghĩa gì đối với đời sống của con người? Chủ nghĩa ta bản có tiền đồ hay không? nhân loại rốt cuộc sẽ ra sao? Đã phát hiện đúng một số nhược điểm của chủ nghĩa kỹ trị và triết học duy lý, đã vạch ra những mâu thuẫn, khủng hoảng, nhất là hiện tượng tha hoá của xã hội phương Tây hiện đại. Nhưng các nhà triết học phương Tây bị hạn chế ở lập trường duy tâm không tổng kết và khái quát đúng quy luật phát triển của khoa học.

Tóm lại, các trào lưu triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít đã phản ánh được một số vấn đề mới của thời đại hiện nay. Nhưng do hạn chế về lập trường chính trị giai cấp, do thế giới quan duy tâm và phương pháp siêu hình nên chúng không đưa ra được câu trả lời khoa học./.

IIa. Một số đặc trưng chung, chủ yếu của triết học Phương Tây hiện đại.

1a. Đặc điểm nổi bật của tất cả các khuynh hướng triết học phương Tây hiện đại nằm ở chỗ, chúng đều là những trào lưu tư tưởng chống lại chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa xã hội khoa học.

2a.Triết học phương Tây hiện đại- hệ tư tưởng của giai cấp tư sản hiện đại- là các biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa duy tâm (chống lại chủ nghĩa duy vật biện chứng). Tính chất duy tâm đó càng được đẩy tới tột cùng của nó khi giai cấp đó đã trở thành lỗi thời, trở thành cái cũ kỹ, ngăn cản sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

3a. Các khuynh hướng của triết học phương Tây hiện đại là những khuynh hướng triết học thường hay nói đến biện chứng. Nhưng biện chứng của chúng chỉ là một thứ chủ nghĩa chiết trung (éclectisme), chỉ là một thứ nguỵ biện (sophisme) mang tính chủ quan của tư duy thuần tuý.

4a. Các khuynh hướng của triết học phương Tây hiện đại thường tách hai mặt của quá trình nhận thức, đồng thời đề cao tuyệt đối vai trò của nhận thức kinh nghiệm, gạt bỏ vai trò của nhận thức lý tính.

Thực tiễn cuộc sống đã và đang chứng minh vai trò to lớn của nhận thức lý tính, đồng thời cũng chỉ ra vai trò không thể thiếu của nhận thức kinh nghiệm. Đó là hai mặt biện chứng của quá trình nhận thức thế giới khách quan để đi sâu vào nắm những bí mật sâu kín có tính bản chất của mọi sự vật, hiện tượng./.

A. CHƯƠNG TRÌNH

Thứ tự

Nội dung

Tiết

Chương I

Khái luận về triết học và lịch sử triết học

2

Chương II

Khái lược lịch sử triết học phương Đông cổ, trung đại

10

Chương III

Khái lược lịch sử triết học phương Tây

10

Chương IV

Khái lược lịch sử triết học Mác-Lênin

12

Chương V

Thế giới quan duy vật biện chứng- Vai trò của nó trong nhận thức và thực tiễn.

8

Chương VI

Phép biện chứng duy vật- phương pháp luận nhận thức và thực tiễn

10

Chương VII

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác-Lênin.

6

Chương VIII

Lý luận "Hình thái kinh tế-xã hội" và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

12

Chương IX

Vấn đề Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại ngày nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

6

Chương X

Lý luận về nhà nước và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

7

Chương XI

Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay.

7

11 chương, 90 tiết. Trình bày: 60; Thảo luận: 30.

B. TÀI LIỆU

I. Giáo trình

II. Tài liệu tham khảo

1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

2. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2015.

3. Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

4. Văn kiện Đảng Cộng sản Việt nam. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

5. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc (Báo cáo Chính trị) lần thứ VI, VII, VIII, IX, X.

7.Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Triết học (3 tập). Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học. Nxb.Chính trị Quốc gia Hà Nội.1997

11. Nxb. Sách giáo khoa Mác-Lê-nin: Câu hỏi và bài tập triết học. 2 tập, Hà Nội, 1985.

TS. Nguyễn Thái Sơn

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

2. Triết lý khoa học hiện đại

Tóm tắt : Khoa học hiện đại có những đóng góp to lớn vào đời sống xã hội con người. Nhưng khoa học là gì và có phải chỉ có một hay là có nhiều nền khoa học khác nhau tùy thuộc vào vũ trụ quan của một nền văn hóa hay một nền tảng triết học mà các nhà hậu hiện đại đã đặt ra. Bài này có mục đích tóm tắt quá trình lịch sử triết học khoa học và những vấn đề khúc mắc tồn tại từ thời Khai sáng đến nay.

Lời tòa soạn: Sau khi đọc xong bài này, mời độc giả đọc thêm bài bình luận của Bùi văn Nam Sơn, cũng trong Thời Đại Mới số này.

1. Phác hoạ tổng quan

Khoa học ở Tây phương phát xuất và bùng nổ mạnh từ cuộc tranh đấu giữa tôn giáo và các "triết gia thiên nhiên" (natural philosophers) trong thời Khai sáng. Chỉ từ thế kỷ 19 mới có các từ "khoa học" và "khoa học gia"(scientist) (do William Whewell đặt ra) như ta hiểu hiện nay [ii]. Trước đó, những người nghiên cứu hiện tượng thiên nhiên và đưa ra các định luật về tự nhiên được gọi là “triết gia” (philosopher) hay “triết gia thiên nhiên” (natural philosopher). Francis Bacon là người hệ thống hoá và kêu gọi vận dụng triết lý thực nghiệm làm nền tảng cho kiến thức. Con người chỉ có thể tìm và biết được sự thật về sự vận hành của thế giới thiên nhiên qua cảm nghiệm (senses) về thế giới bên ngoài chứ không từ tâm linh, niềm tin hay thượng đế.

Giá Trụ đấm bốc phản xạ

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Nền tảng khoa học phương Tây vì thế dựa trên cảm nghiệm và thực nghiệm. Từ Bacon đến Whewell và đến ngày nay, khoa học ngày càng phát triển và chia ra nhiều ngành, nhiều nhánh khác nhau.

Khác với triết lý thực nghiệm (empirical) của Bacon và Whewhell phát triển mạnh ở Anh, triết lý thực chứng (positivism) của Ernst Mach và sau đó chủ nghĩa thực chứng lôgích (logical positivism) của Nhóm Vienna phát triển mạnh ở những nước Âu châu nói tiếng Đức. Tuy vậy, ngay cả ở những nước nói tiếng Anh, nơi triết lý thực nghiệm phát sinh và làm nền tảng cho việc khám phá ra một số lớn các định luật tự nhiên trong khoa học, ít ai biết về chủ nghĩa thực chứng vào các thập niên 1950, 1960. Lý do là vì truyền thống lịch sử triết lý khoa học ở hai nước khác nhau do đã có lúc các triết gia ở Đức lái triết lý khoa học thực nghiệm của thời Khai sáng vào một ngã rẽ quan trọng theo con đường của chủ nghĩa lãng mạn. Các triết gia thuộc trường phái lãng mạn và triết học duy tâm Đức đã đem "siêu hình học" về với triết lý khoa học, gọi là Naturphilosophie, một hỗn hợp của cảm tính, huyền bí và giả thuyết nửa khoa học (quasi-scientific). Mục đích của họ là kết hợp nhân bản với khoa học, một mục đích cao thượng. Tuy nhiên, hậu quả là sự xuất hiện của các lý thuyết không hoàn toàn "khoa học" mà sau này Karl Popper gọi là "ngụy khoa học" (pseudo-science). Sự ra đời của chủ nghĩa thực chứng của Popper là phản ứng lại các lý thuyết trên.

Theo chủ nghĩa thực chứng lôgích, khoa học là cái gì có thể kiểm chứng được, bằng quan sát, dữ liệu, theo một số quy luật. Những gì không thể kiểm chứng được một cách lôgích là siêu hình học, hay "ngụy khoa học". Chủ nghĩa thực chứng sau này bộc lộ nhiều giới hạn. Giới hạn nổi bật nhất là lắm khi một lý thuyết (thí dụ như thuyết nguyên tử với các điện tử (electrons)) dù không quan sát được với kỹ thuật đương thời nhưng rồi đã được kiểm nghiệm với kỹ thuật tiến bộ hơn.

Karl Popper đã đưa ra quan điểm mới tốt hơn triết lý thực chứng lôgích. Theo ông, để phân biệt "khoa học thật" sự với "ngụy khoa học" và siêu hình học, ta cần tiêu chuẩn: một lý thuyết chỉ mang tính khoa học khi nó có thể chứng nghiệm là sai. Đây là tính phản nghiệm (falsification) nổi tiếng của Popper, có nhiều ảnh hưởng vào thập niên 1970. Tuy vậy chủ nghĩa phản nghiệm (falsificationism) có những khúc mắc, nhất là với những nhà khoa học xã hội. Theo những người này thì tiêu chuẩn ấy quá cứng nhắc, áp dụng nó một cách rạch ròi thì ngay cả thuyết tiến hoá của Darwin cũng không là khoa học.

Đối thủ nổi tiếng nhất của Karl Popper là Thomas Kuhn. Theo Kuhn, ít môn khoa học nào thật sự là "khoa học" theo tiêu chuẩn của Popper. Kuhn cho rằng chúng ta không thể so sánh lý thuyết khoa học này với lý thuyết khoa học khác, vì chúng thuộc những phạm trù khác nhau, với những giới hạn khác nhau. Theo Kuhn, các lý thuyết khoa học đều tiến hoá theo "bước nhảy cách mạng" (revolutionary jump). Khi một lý thuyết hoạt động và gặp những giới hạn hay khủng hoảng (chẳng hạn như khi vật lý Newton gặp những hiện tượng lượng tử), thì một cuộc cách mạng về cách nhìn là cần thiết. Nói theo Kuhn là cần chuyển sang một "mô thức" ("paradigm") mới (“paradigm shift” là một cụm từ dấu ấn của Kuhn). Không thể so sánh các mô thức, dù với tiêu chuẩn nào, vì chúng thuộc các phạm trù khác nhau. Thuyết của Kuhn được hồ hởi chấp nhận, nhất là bởi những người theo chủ thuyết tương đối (relativism) trong các thập niên 1960, 1970 chống lại phái bảo thủ tuyệt đối.

Song thuyết của Kuhn cũng có nhiều khúc mắc. Lịch sử khoa học cho thấy hiếm có các chu kỳ lý thuyết như Kuhn mô tả. Ngay vật lý Newton cũng không phải là cách mạng khoa học (revolution) mà là tiến hóa khoa học (evolution). Paul Feyarabend, bạn của Kuhn, thì mạnh bạo hơn: ông cho rằng thật sự không có cái gì gọi là "phương pháp khoa học". Theo Feyerabend, chúng ta có thể dùng bất cứ phương tiện nào miễn là phương tiện ấy giúp hiểu biết vấn đề trước mắt. Dễ thấy, nhiều nhà khoa học đã cho khẳng định "khoa học là cái gì mà các nhà khoa học làm" như Feyarabend đề xướng là đi quá xa!

Cơ bản quan điểm của Kuhn và Feyarabend là phản ứng lại “mô hình cứng” của Popper, người chủ trương chủ thuyết phản nghiệm như nói trên. Imre Lakatos cũng là một phản ứng khác, nhưng không quá khích, "vô trật tự" hay "vô chính phủ" ("anarchist") như Feyarabend, Lakatos không phân chia rạch ròi giữa khoa học duy lý ("rational" science) và khoa học vô duy lý (non-rational science). Triết gia này kết hợp quan điểm của Kuhn với phương pháp phản nghiệm (có cải tiến) của Popper, cho rằng khoa học là một chuỗi những "chương trình nghiên cứu" (research programs), từng bước tiến lên từ một vấn đề này đến vấn đề khác. Quan điểm của Lakatos có vẻ hợp lý nhất đối với đa số các ngành khoa học hiện đại (kể cả các ngành khoa học xã hội).

Gần đây có một cuộc tranh luận là liệu thật sự có một nền khoa học phổ quát (universal science) hay là có nhiều nền khoa học tuỳ theo vũ trụ quan của một nền văn minh (thí dụ có “khoa học hồi giáo”, “khoa học Trung quốc”... khác với khoa học hiện đại mà ta nên gọi là “khoa học Tây phương” không?). Nhiều nhà khoa học cho là chỉ có một nền khoa học phổ quát (luật khoa học bất biến) chứ không có nhiều loại khoa học tuỳ theo vũ trụ quan của những văn minh khác nhau. Steven Weinberg (giải Nobel vật lý) (1), và Alan Sokal (2) là tiêu biểu trong nhóm này. Mặt khác, một số người như Jacques Derrida, Helen Verran (3) lại cho rằng khoa học có nhiều loại, có thể khác với khoa học mà ta vẫn biết hiện nay ở Tây phương.

2. Từ thực nghiệm quy nạp (induction) đến chủ nghĩa thực chứng lôgích (logical positivism)

Các phương pháp và triết lý khoa học hiện nay cũng như thành quả của chúng xuất phát từ sự phát triển triết lý mạnh mẽ ở thời Khai sáng.

(a) Quy nạp thực nghiệm

Rũ bỏ quan niệm thần quyền theo đó tri thức phát sinh từ sự tiết lộ của đấng tối cao qua niềm tin và thuyết giáo, nhiều nhà tư tưởng và triết gia "thiên nhiên" đã tìm hiểu và nghiên cứu về sự liên hệ giữa thế giới bên ngoài và tri thức. Họ quan sát, nhận thức tự nhiên qua cảm quan, rồi từ đó, qua phương pháp quy nạp, khám phá ra các nguyên lý và định luật thiên nhiên. Do đó tất cả các hiện tượng trong thiên nhiên đều có thể giải thích và hiểu được bằng lý trí, trí tuệ suy xét. Chủ nghĩa duy lý trong thời Khai sáng cho rằng sự tiến bộ của con người là kết quả của sự thâu thập và tích lũy tri thức vào kiến thức của con người.

Tiêu biểu trong giai đoạn này là các khoa học gia và triết gia như John Locke và Francis Bacon. Theo họ, từ sự quan sát lâu dài các hiện tượng thiên nhiên, ta có thể dùng quy nạp (induction) để thiết lập định luật chung cho các hiện tượng ấy. Đây là nền tảng của sự phát triển và bùng nổ kiến thức khoa học trong nhiều ngành từ thế kỷ 18 cho đến đầu thế kỷ 20. Nước Anh là nơi mà truyền thống khoa học thực nghiệm phát sinh và phát triển rộng rãi. Cơ học Newton là một thành tựu lớn lao của khoa học thực nghiệm quy nạp và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nhà tư tưởng của thời Khai sáng.

Trong giai đoạn phát triển của khoa học thực nghiệm quy nạp, một nguyên nhân đưa đến cuộc cách mạng kỹ nghệ lịch sử, còn có ảnh hưởng của hai nhà triết học Descartes và Kant.

Descartes với "triết lý cơ học" cho rằng mọi hiện tượng liên quan đến vật thể trong thiên nhiên đều có thể hiểu được bằng lý trí: thiên nhiên vận hành qua các lực đẩy, lực kéo do sự liên tác của các vật thể rắn hay lỏng. Tất cả đều theo quy luật cơ khí chứ không theo quy luật huyền bí hay mê tín về một đấng tối cao. Sau thời Khai sáng, triết lý này có ảnh hưởng rất lớn ở thế kỷ 19, trong các ngành hoá học và nhiệt học được phát triển với giải thích cơ bản dựa vào các nguyên tử. Tuy vậy, các triết gia theo triết lý cơ học khó chấp nhận vật lý Newton, vì theo họ thì khó giải thích sức hút hay liên tác giữa các vật thể qua không gian mà không qua sự tiếp xúc của các vật thể. Tuy có những giới hạn, triết lý Descartes đã có nhiều đóng góp đáng kể vào khoa học và vẫn còn được áp dụng, ngay cả trong thời kỳ hưng thịnh của vật lý Newton.

David Hume là người đã vạch ra những khó khăn cơ bản của triết lý quy nạp thực nghiệm. Theo ông, các sự kiện xảy ra kế tiếp nhau ở thế giới bên ngoài mà ta cảm nhận cho ta ấn tượng là chúng có liên hệ nhân quả. Song, thật ra, có thể chúng không liên hệ gì nhau, và chưa chắc là các chuỗi sự kiện ấy cũng sẽ như vậy trong tương lai. Cơ bản là kinh nghiệm của chúng ta chỉ dựa vào cái gì đã qua và hôm nay, không ai có kinh nghiệm về tương lai. Hume đưa thí dụ: thấy mặt trời mọc hôm qua và hôm nay, rồi nghĩ là mặt trời sẽ mọc ngày mai, thì thật sự chỉ là một thói quen. Dùng quy nạp qua cảm nhận thực nghiệm để thiết lập nguyên nhân và hậu quả vì thế rất đáng nghi ngờ. Tri thức, lý thuyết khoa học kiểu đó có thể hoàn toàn sai lầm .

Qua triết lý của Kant, khúc mắc trên được giải quyết ở một mức trừu tượng hơn. Kant cho rằng chúng ta có thể có nhận thức một cách tiên nghiệm (a priori) các phạm trù có sẵn trong vật thể. Song, theo ông, dù chúng ta có biết được mọi đặc tính của các vật thể và sự liên hệ giữa chúng, chúng ta vẫn không thể thực sự biết chính vật thể đó. Theo Kant, có thể giải thích hoàn toàn liên hệ giữa các vật thể bằng lý trí thuần tuý (pure reason), và phương pháp khoa học có thể giải thích được tất cả thế giới hiện tượng. Ông cũng nghĩ rằng có thể chỉ dùng lý trí thuần tuý mà chứng minh được là luật sức hút và cơ học Newton.

Kant cho rằng không gian và thời gian không phải là một bộ phận của thế giới bên ngoài mà là sản phẩm của tư tưởng. Ý niệm thời gian, theo ông, không phát sinh từ sự thu nhận qua các giác quan của con người về thế giới bên ngoài. Vì thế, ta có thể hoàn toàn qua lý trí thuần túy mà phát huy kiến thức về những gì liên quan đến thời gian. Triết học của Kant do đó khó dung hoà với thuyết vật lý tương đối của Einstein sau này, qua đó không gian và thời gian là những khía cạnh thông thường của vũ trụ vật thể, những khía cạnh có thể bị ảnh hưởng bởi chuyển động và lực hút.

Tư tưởng duy lý với quy nạp thực nghiệm trong thời Khai sáng bắt nguồn từ mục đích nhân bản: kiến thức mà lý trí Khai sáng tạo ra là để giải phóng con người bằng cách nâng con người vượt qua khỏi thế giới hoang dã. Tuy vậy, trong thực tế, việc giảm đi giá trị tinh thần và niềm tin tôn giáo cũng có nguy cơ đưa đến tư tưởng và chủ nghĩa duy ý chí cực đoan nhằm tìm ra một xã hội "hoàn hảo" như trong lý tưởng của cách mạng Pháp, và điều này có thể đưa đến việc áp dụng triệt để chúng trước khi biết được giới hạn của chúng. Tư tưởng thời Khai sáng đã bị nhiều phong trào theo chủ nghĩa lãng mạn phản kháng. Họ chủ trương "lý trí đi ngủ" là tốt cho con người. Rousseau đã kết án văn minh và lý trí đồng thời cổ vũ cho hoang dã thanh liêm, cho việc trở lại với thiên nhiên và sự hồn nhiên trong sáng để đạt trạng thái không bị thoái hóa.

Phong trào lãng mạn ở Đức, mặt khác, không quá cực đoan như lãng mạn kiểu Rousseau. Các triết gia lãng mạn ở Đức cố gắng kết hợp nhân bản với duy lý. Goethe là một nhà văn, triết gia nhân bản, ông cũng đặt hy vọng vào khoa học và tin là khoa học giải phóng con người. Bản thân ông muốn mình là một nhà khoa học tìm hiểu thiên nhiên vì lợi ích nhân loại. Như nói ở trên, các triết gia ở Đức lái triết lý khoa học thực nghiệm của thời Khai sáng vào hẳn một ngã khác. Các nhà triết gia trường phái lãng mạn đã mang siêu hình học trở lại triết lý khoa học, gọi nó là Naturphilosophie, một hỗn hợp của cảm tính, huyền bí và giả thuyết bán khoa học (quasi-scientific). Hậu quả là sự ra đời sau này của các lý thuyết không hoàn toàn "khoa học".

(b) Chủ nghĩa thực chứng lôgích (logical positivism)

Chủ nghĩa thực chứng vẫn xem quy nạp thực nghiệm là nền tảng của phương pháp khoa học. Ernst Mach, nhà vật lý và triết gia của trường phái cuối thế kỷ 19 ở Vienna, đưa triết lý thực chứng vào khoa học vật lý. Trong tay Mach, thực chứng được dùng như đối trọng và liều giải độc (antidote) chống lại siêu hình học của Kant và các lý thuyết bán khoa học của phái lãng mạn. Tuy nhiên chỉ sau thế chiến thứ nhất, khi một nhóm các nhà vật lý, toán học và triết học thành lập Nhóm Vienna (Vienna Circle) do Moritz Schlick dẫn đầu. thì chủ nghĩa thực chứng lôgích mới phát triển và có ảnh hưởng rộng rãi. Qua tuyên ngôn “Vũ trụ quan khoa học: Nhóm Vienna" những người này đưa ra một triết lý mới kết hợp thực chứng của Mach và lôgích của Russell. Trong bối cảnh chán nản hậu quả chiến tranh và các quan điểm, tư tưởng tôn giáo, chính trị đầy rẫy đè nặng trong xã hội, thực chứng lôgích đã được nhiều trí thức xem là như phương tiện giải thoát con người khỏi lầm than và tranh chấp. Có thể nói đây là khởi đầu của một phong trào, tập trung từ Trung Âu và phát tán ra các nước bắc Âu, Anh và sau này là Mỹ, chống lại triết lý trừu tượng. Phong trào này trở về nguồn với những gì cơ bản, giản dị, lôgích, có thể kiểm nghiệm được, và loại bỏ những vô nghĩa, siêu hình đã trói buộc và nô lệ hoá con người trong đời sống xã hội.

Cốt lõi của thực chứng lôgích là chỉ chấp nhận những gì gọi là khoa học khi có thể quan sát hay đo được, và do đó có thể kiểm chứng. Đây là nguyên lý kiểm chứng nổi tiếng mà Alfred Ayer mô tả như sau:

"Chúng ta nói rằng một câu rất đáng kể có sự thật, dựa trên sự kiện cho bất cứ một người nào, nếu và chỉ nếu người ấy biết cách kiểm chứng được định đề mà câu đó có ngụ ý hay mục đích muốn nói lên - nghĩa là người đó biết những quan sát nào, trong một số điều kiện nhất định, sẽ làm họ chấp nhận định đề đó là đúng, hay không chấp nhận nó vì nó sai." (28)

Những gì không quan sát và kiểm chứng được bị xếp vào một loại tương tự với siêu hình. Các câu như "Bức tranh này đẹp", hay "Có một thượng đế toàn năng" là vô nghĩa, là siêu hình. Những siêu hình học truyền thống, với những ước đoán trừu tượng về thế giới bên ngoài, không thể kiểm được bằng quan sát khoa học và vì thế đều vô nghĩa, vô dụng cho con người. Dùng nguyên lý cơ bản trên, các nhà triết học theo thực chứng lôgích như Neurath nghiên cứu về triết lý khoa học, đã phát triển một cách có hệ thống những nguyên lý để tìm hiểu thế giới thiên nhiên. Một số, như Gregory Bergman, nghiên cứu về triết lý ngôn ngữ để tiến đến một ngôn ngữ lôgích lý tưởng, hay như Rudolf Carnap, dùng phương pháp chính thống của lôgích toán học để tìm ra một ngôn ngữ hoàn toàn khoa học nhằm thể hiện được thế giới thiên nhiên bên ngoài. Các nhà toán học Kurt Godel, Peter Frank cũng dùng lý luận tinh vi để tìm hiểu giới hạn của lôgích.

Như Hume, họ cho rằng hiện tượng không có nguyên nhân. Song, khác Hume, họ dùng quy nạp làm cơ sở lý luận. Cơ bản là chúng ta chỉ biết quá khứ và hiện tại, vì thế dùng quy nạp để khám phá các định luật khoa học thì liệu định luật ấy có đúng với tương lai? Vì dùng quan sát để kiểm chứng sự thật, sự kiện khoa học, để biết được sự thật định luật khoa học, họ đã phải dùng quy nạp và lôgích để biết xác suất của định luật. Các người chủ trương chủ nghĩa thực chứng lôgích, như Carnap, đã dùng lý luận và lôgích để chứng minh tiên đoán xác suất sự chính xác và độ tin cậy (confidence) của các định luật qua quy nạp thực nghiệm với toán học xác suất. Nhưng mặc dầu đã rất cố gắng, họ vẫn thất bại. Vấn đề cơ bản là quy nạp có nhiều khó khăn, như Hume đã cho thấy, và cuối cùng không thể tổng quát hoá bằng quy nạp trong hệ thống thế giới lôgích như thế. Sau này, Popper đã học hỏi và thấy được giới hạn của thực chứng lôgích khi ông làm việc chung với họ.

Triết lý thực chứng lôgích có ảnh hưởng đến một số các nhà khoa học vật lý ở thế kỷ 20 như Ludwig von Mises, Werner Heisenberg và đóng góp vào việc phát triển nguyên lý vô định, không chắc chắn (uncertainty principle), sinh ra từ phân tích thực chứng lôgích về sự giới hạn khi vừa quan sát vị trí vừa đo động lực (momentum) của vật thể cùng một lúc. Einstein và Bohr cũng có nhiều liên hệ với Nhóm Vienna.

Nhưng triết lý này cũng là khuynh hướng đối lập chính chống lại thuyết nguyên tử vào đầu thế kỷ 20. Các môn đồ của thực chứng lôgích cho là thuyết nguyên tử không phải là khoa học thực sự bởi vì các nguyên tử không thể quan sát được, và vì thế không thể kiểm chứng, với những kỹ thuật có thể mường tượng vào thời đó Ngay cả sau này khi thuyết nguyên tử đã được nhiều người chấp nhận, Mach vẫn cương quyết tranh luận khi viết cho Plank là ".. nếu sự tin tưởng vào sự thật của các nguyên tử là thiết yếu trong khoa học, thì tôi xin từ nay bỏ đi phương cách suy nghĩ làm khoa học vật lý. Tôi sẽ không còn là một nhà vật lý chuyên nghiệp và tôi trả lại hết những danh dự khoa học mà tôi có" (4)

Triết lý thực chứng không còn hữu dụng khi nghiên cứu về tương lai. Như nhà vật lý Weinberg viết: "Làm sao chúng ta có thể tạo lập một lý thuyết dựa vào các vật quan sát khi mà không một khía cạnh nào của kinh nghiệm chúng ta - có thể ngay cả ở không gian và thời gian tương lai - đã được dùng ở mức cơ bản nhất của các lý thuyết chúng ta? "(4)

Oái oăm thay, khi thuyết về hạt tử “quarks” ra đời thì triết lý thực chứng không còn chỗ đứng trong vật lý, nơi mà nó đã khai sanh và được áp dụng. Theo hai nhà vật lý Murray Gell-Mann và George Zweig thì tất cả các loại hạt tử (như electron, neutron, meson, proton, vv) đều được cấu tạo bởi vài hạt tử cơ bản (elementary) giản dị mà họ gọi là “quarks”. Ngày nay, hầu hết các nhà vật lý đều chấp nhận lối giải thích này.

Đến đầu thế kỷ 20, người ta bắt đầu thấy rõ triết lý khoa học thực nghiệm và chủ nghĩa thực chứng là có nhiều giới hạn trong hầu hết mọi ngành. Ngay cả khi có những vật thể quan sát được, điểm then chốt của thực chứng cũng đã bị chỉ trích và phủ định khi nó cho là có những quan sát hoàn toàn độc lập, và trung tính (neutral) với các lý thuyết, ý niệm, và ngôn ngữ. Ngay trong vật lý học, triết lý thực chứng cũng bị xem là lạc hậu và được thay thế bởi triết lý phản nghiệm của Popper.

3. Triết lý phản nghiệm của Karl Popper


Tuy xuất thân từ phái thực chứng, Popper đã vượt qua những khuyết điểm của phái này và có nhiều đóng góp vào triết lý khoa học hiện đại. Trái với thực chứng, ông cho rằng tất cả những quan sát (observations) đều không trung tính, mà đầy lý thuyết (theory laden). Ông nghĩ rằng không có các môn đề (subject matters) như tâm lý, xã hội, thiên nhiên mà chỉ có các vấn đề (problems) và ước muốn của chúng ta để giải thích chúng. Đối với Popper, câu hỏi then chốt là: làm sao chúng ta có thể xác định một lý thuyết là khoa học hay không khoa học (mà ông gọi là ngụy khoa học). Theo ông, một lý thuyết được gọi là khoa học khi nó có những điều kiện sau:

(i) Có thể đưa tới (liable) chứng nghiệm theo dữ liệu. Nói khác đi, thuyết ấy phải cho cơ hội kiểm nghiệm để chứng tỏ là nó sai;

(ii) Đưa ra những tiên đoán: thuyết phải “gan dạ”, “táo bạo” tiên đoán những hiện tượng chưa được quan sát và kiểm nghiệm.

Điều (i) rất là quan trọng, vì thế thuyết Popper được gọi là chủ nghĩa phản nghiệm (falsificationism). Theo đó ta có thể có nhiều quan sát (observations) phù hợp (fit) với lý thuyết đặt ra. Song điều quan trọng là thuyết đó phải cho phép ta có thể tìm dữ kiện (data) để chứng tỏ là nó sai. Lý thuyết chỉ thật sự là khoa học khi nó liều lĩnh, táo bạo, "mở cửa" cho nhiều cơ hội kiểm chứng, chứa nhiều thông tin với bằng chứng có thể phản biện.

Theo Popper, một lý thuyết khoa học mới chỉ xứng đáng thay thế một lý thuyết đang có khi lý thuyết mới ấy tổng quát hơn, giải thích được hết những gì lý thuyết cũ có khả năng giải thích, và hơn nữa, giải thích được nhiều trường hợp mà lý thuyết cũ đã bị phản nghiệm. Rồi, bản thân lý thuyết mới ấy tự nó phải cho nhiều cơ hội phản nghiệm. Và sau cùng, khoa học "thực sự" phải có những tiên đoán về các hiện tượng chưa quan sát nhưng sẽ xảy ra, và có thể kiểm chứng.

Để hiểu rõ nguyên nhân sự ra đời của thuyết phản nghiệm, nên biết đôi chút về cuộc đời và môi trường trí thức của Popper khi ông còn ở Áo (5). Popper, gốc Do Thái, sinh trưởng ở Vienna, lúc đầu thân cận với nhiều người trong trường phái thực chứng. Có thời ông là Mác xít, và đã có những kinh nghiệm về sự không định, thiếu lôgích khoa học của các giải thích hiện tượng xã hội qua các thuyết tâm lý của Freud và Adler khi ông làm phụ tá cho Adler trong các văn phòng xã hội giúp trẻ em và thanh niên nghèo ở Vienna. Adler là học trò của Freud và là người đưa ra lý thuyết xã hội gọi là thuyết Adler (Adlerism), theo đó con người có một nhu cầu cơ bản trong xã hội: đó là muốn có quyền lực. Khi quyền lực mình mong muốn vượt quá tầm tay của mình vì các trở lực bên ngoài, thì con người hình thành những tâm trạng, hành động tâm lý. Những tâm trạng, hành động này được thể hiện qua một mặc cảm tự ti nhằm che giấu cái yếu, cái bất lực của mình.

Theo Popper, mọi hành vi đều có thể được diễn giải theo thuyết tâm lý của Freud hay Adler. Popper đưa ra thí dụ hai hành vi rất khác nhau. Một người đàn ông xô đứa trẻ xuống nước để nó bị chết đuối, và một người nhảy xuống nước để cứu đứa bé. Theo thuyết của Freud, thì người thứ nhất bị mắc bệnh kiềm chế một phần phức cảm Oedipus (Oedipus complex) của mình. Người thứ hai đã đạt được tuyệt đỉnh. Theo thuyết Adler, thì người đàn ông thứ nhất muốn vượt qua mặc cảm tự ti của mình bằng sự thách thức chính mình hãy giết đứa trẻ; và người thứ hai cũng muốn chế ngự được mặc cảm tự ti bằng thử thách chính mình và cứu đứa trẻ. Popper đã tương phản hai lý thuyết trên với lý thuyết cơ học Newton và tương đối của Einstein, hai lý thuyết có nhiều bằng chứng để kiểm nghiệm hay phản nghiệm. Đây là hạt nhân cho sự hình thành và xuất hiện thuyết phản nghiệm của Popper.

Có hay không các loại khoa học khác nhau tùy theo vũ trụ quan của văn hoá? Nếu theo tiêu chuẩn của Popper thì không. Theo Popper, khoa học phải tách rời với tất cả, ngay cả những gì liên hệ đến con người như ngôn ngữ, cảm nhận v.v... Khoa học thực nghiệm theo hệ thống quy nạp với tri thức tiếp nhận qua giác quan mà khoa học từ Bacon, Newton cho đến ngày nay phần lớn đã dựa vào, cũng không đúng (mặc dù ông có đồng cảm với tư tưởng trên)

"Tôi là một người rất ngưỡng mộ cảm quan kinh nghiệm (common sense), và tôi cho rằng nó cơ bản rất tự phản biện (self-critical). Tuy vậy, mặc dầu tôi vẫn giữ sự thật cơ bản cuối cùng tính hiện thực của cảm quan kinh nghiệm (common sense realism), tôi cho rằng lý thuyết cảm quan về tri thức là một sai lầm chủ quan. Sự sai lầm này ngự trị triết lý Tây phương đã lâu. Tôi đã cố gắng xoá bỏ nó, và thay bằng một thuyết khách quan về tri thức chủ yếu qua phỏng đoán. Điều này có thể là một tuyên bố bạo dạn nhưng tôi không hề xin thứ lỗi cho thuyết này.”(6)

Tất cả mọi thuyết và phương pháp khoa học phải khách quan. Popper cho là luật thiên nhiên và vũ trụ là phổ quát, ông tin là lý thuyết khoa học phải cạnh tranh trong môi trường phản nghiệm. Lý thuyết phải có tính chất phản nghiệm (falsifiability), mạnh dạn cấp tiến trong tiên đoán và qua nguyên lý phản nghiệm để có và được thay thế bởi các lý thuyết nào gần với sự thật hơn (Popper gọi là "versimilitude"). Vì thế, khoa học là một chuỗi các lý thuyết bị đổ để đến lý thuyết gần hơn với "versimilitude". Chủ nghĩa thực chứng và thuyết Popper chủ yếu dựa vào vật lý học như mô hình triết lý khoa học. Trái với các thuyết thật sự khoa học có tính phản nghiệm và mạnh dạn đứng ra chịu sự thử thách tiên đoán, các thuyết "ngụy khoa học" hay bán khoa học đều dùng kế hoạch tự phòng thủ nhằm tránh bị phê bình, chỉ trích, qua các chắp vá, niềm tin mà ông gọi là chiến thuật miễn nhiễm ("immunizing stratagem").

Quan điểm của Popper về sự phản nghiệm rất được phổ biến và thường được các nhà khoa học áp dụng để bác bỏ các lý thuyết ngụy khoa học. Trong thời của Popper, hai đối tượng chính là tâm lý học theo Freud và triết học Marx về lịch sử mà ông dùng để phân biệt với khoa học thực sự. Nhưng ngay cả các lý thuyết khoa học ở các ngành khoa học đã đạt tiêu chuẩn có thể phản nghiệm thì hầu như trong thực tế khó có lý thuyết khoa học nào mà không bị loại hay chối bỏ (reject) bởi một tập hợp quan sát (observations) trong một thí nghiệm quyết định, như Kuhn đã cho thấy.

Điều này cũng xuất phát từ bối cảnh thời Popper lúc ấy đặt trọng tâm vào việc chống lại "siêu hình" và "ngụy" khoa học, và nhất là thời huy hoàng của vật lý khi mà vật lý là trung tâm của khoa học.

Thuyết phản nghiệm của Popper có vài khuyết điểm dễ thấy. Thứ nhất, nếu mục đích của khoa học là làm giàu tri thức thì việc "phản nghiệm một giả thuyết là sai" khó thể xảy ra, và không cho ta thêm tri thức nhiều hơn khi một giả thuyết khoa học rất có thể đúng và chấp nhận được bị phản nghiệm là sai. Nói cách khác, phản nghiệm là sai một "ngụy khoa học" hay lý thuyết tồi không mang lại cho chúng ta điều gì mới để tiến lên. Thứ hai, có những xác định không thể phản nghiệm (chẳng hạn, làm sao xác định sự hiện hữu của một vật thể tưởng tượng?). Và quan trọng hơn, Popper tự mâu thuẫn về vấn đề quy nạp. Một đàng, ông không cho rằng những chứng cớ thực nghiệm (evidence) có thể củng cố giả thuyết khoa học bằng phương pháp quy nạp (theo ông, quy nạp là vô ích và vô tác dụng). Đàng khác, ông lại dùng ý niệm "chứng thực thêm" (corroboration), thật ra không khác ý niệm quy nạp. Đối với Popper, những giả thuyết khoa học “tốt” là giả thuyết đã được "chứng thực thêm" với các bằng chứng thực nghiệm.

Nếu bác bỏ quy nạp thì đa số lý thuyết khoa học đều sai vì bị phản biện, và nếu có thuyết đúng thì ta cũng không biết là nó đúng. Để tránh bế tắc này, theo Popper, khoa học không cần dùng phương pháp quy nạp. Khoa học tiến bộ là nhờ sự cạnh tranh giữa các lý thuyết, lý thuyết nào gần với “verisimilitude” hơn thì được chấp nhận. Giả thuyết nào chứa nhiều “sự thật” được suy diễn từ giả thuyết, và ít sai (qua phản nghiệm hay “chứng thực thêm”) hơn giả thuyết khác, thì được chấp nhận. Vì thế, một giả thuyết khoa học dù có bị phản nghiệm đôi lần, nhưng nếu bị ít hơn thuyết khác, và có chứa nhiều thông tin, nhiều “sự thật” hơn, thì nó vẫn có giá trị và được chấp nhận. Ít ra là cho đến khi giả thuyết khác, tốt hơn, được đề xuất.

Nói chung nền tảng cơ bản của triết lý khoa học Popper vẫn là máy móc (mechanistic), thể vật (physical) và khách quan (objective), không khác nhiều với triết lý thực chứng lôgích, sinh ra để đối lập lại chủ thuyết tâm lý của Freud và chủ nghĩa Marx. Trong thời kỳ vật lý là "vua" khoa học, Popper cho là Freud và Marx không thực sự khoa học. (Theo Popper, lúc đầu chủ nghĩa Marx về lịch sử có khoa học, nhưng sau các tiên đoán không đúng, đã được chắp vá, sửa đổi thêm nên mang khía cạnh niềm tin và siêu hình và do đó không còn là khoa học).

Mô hình này không còn được áp dụng trong khoa học, ngoài sự hữu dụng của nó hiện nay để chống ngụy khoa học như chiêm tinh, hay các "khoa học" huyền bí khác, chủ yếu là vì tâm lý học theo Freud dựa vào sinh lý (sex) đã được cho thấy là không còn thích hợp hay lỗi thời, không còn được áp dụng, hoặc được thay thế bởi những mô hình khác. Sự chạm trán, tính "phản" là di sản của thuyết Popper. Sự hữu dụng của nguyên lý phản nghiệm năng hiện nay đã không còn đóng vai trò lớn trong các ngành khoa học, nó chỉ hữu dụng để bác bỏ các ngành ngụy khoa học không thể kiểm nghiệm. Thực ra, trong cộng đồng khoa học thì các ngành và lý thuyết ngụy khoa học này chỉ đứng ngoài và đã không được coi là khoa học rồi. Như sẽ trình bày dưới đây, quan niệm về khoa học đã đi đến cái nhìn đa hướng, đa phương pháp để đạt đến tri thức từ mọi khía cạnh mà các nhà triết học hậu hiện đại sau này đã triển khai và phát triển qua nhiều quan niệm của các nhà tư tưởng như Kuhn, Feyarabend, Derrida, v.v...

Tuy vậy, đi từ phản nghiệm, Popper cũng đã có nhiều đóng góp quý báu qua “duy lý luận phê bình” (critical rationalism) với tác phẩm "The Open Society and its Enemies" ("Xã hội mở và các kẻ thù của nó")(7). Ông cho rằng trong cộng đồng khoa học cũng như trong xã hội, để có tiến bộ và phát triển, phải chấp nhận có phê phán, mở rộng phê bình các lý thuyết, chủ thuyết cạnh tranh qua duy lý để đi đến "sự thật". Thái độ trong “duy lý luận phê bình” có thể được diễn tả là "anh có thể đúng, tôi có thể sai, nhưng với một chút cố gắng, chúng ta có thể đến gần với sự thật". “Duy lý luận phê bình” mạnh dạn cho rằng có "sự thật" tuyệt đối, và chấp nhận có sự thiếu hiểu biết trong kiến thức của con người. Nó kêu gọi cộng tác và cạnh tranh để đưa đến ý niệm mới, kiến thức mới gần với sự thật, có lợi cho tất cả mọi người trong xã hội qua quá trình chỉ trích không giới hạn.

4. Triết lý Thomas Kuhn

Thuyết phản nghiệm của Popper đã có những đóng góp nhất định trong một giai đoạn, như Kuhn và Lakatos nhận xét. Tuy nhiên, mô hình "vật lý" quá giới hạn, nếu phủ nhận một lý thuyết khoa học bởi vì có một hiện tượng không phù hợp với nó. Sự kiện này không đúng với thực tế ở các ngành khác. Lý thuyết cũ vẫn được dùng trong phạm vi giới hạn của nó. Theo Popper thì tất cả lý thuyết, phương pháp phải khách quan và phải tách rời khỏi ngôn ngữ và vũ trụ quan của con người. Kuhn cũng cho là không thực tế.

Triết lý khoa học của Kuhn được trình bày trong quyển "The structure of scientific revolutions" ("Cấu trúc của các cách mạng khoa học") (8). Đối với Kuhn, lịch sử khoa học được thể hiện bởi những cuộc cách mạng về cách nhìn và phương pháp. Thoạt tiên các nhà khoa học chấp nhận và hoạt động trong khuôn khổ của một mô thức chính (môi trường khoa học bình thường) với một số niềm tin sẵn có, được coi như đúng và truyền đạt trong thế hệ đương thời. Đến khi có những dị thường (anomalies) xảy ra mà không giải thích được, bế tắc hay trái ngược với gì được mong đợi, là khởi đầu của khủng hoảng.

Các nhà khoa học bắt đầu đặt lại câu hỏi về những điểm cơ bản của mô thức (paradigm) cũ và từ đó các lý thuyết mới được tạo lập, cho đến khi một trong các lý thuyết này được chấp nhận vì nó có những thành tích mà cộng đồng khoa học cho là quan trọng, đặt nền tảng cho sự hoạt động và phát triển khoa học trong một hệ thống mô thức mới. Những thành tích này có thể được gọi là mô thức. Nó là khuôn khổ cần thiết để nghiên cứu khoa học, nó là một cấu thể đan nhau lại các lý thuyết và phương pháp của các niềm tin, tư tưởng. Thuyết của Kuhn cho thấy mô thức (một tập hợp suy nghĩ, văn hoá, vũ trụ quan của một thời) thực tế hơn và đã hiện hữu trong khoa học.

Một khi một "paradigm" đã được đa số chấp nhận, nó được dùng để phát triển với nhiều nghiên cứu tăng thêm kiến thức, tăng lên sự tương ứng giữa dữ kiện và tiên đoán dùng "paradigm" làm nền tảng. Đây là những hoạt động mà Kuhn gọi là "chiến dịch dọn dẹp" ("mop-up operations"). "Paradigm" bắt đầu trở thành “khoa học bình thường” (normal science). Nghiên cứu trong “khoa học bình thường” không khác gì giải các câu đố (puzzles). Thực vậy, một đặc tính của nghiên cứu trong “khoa học bình thường” là khám phá cái gì đã biết rồi, chứ không phải hiện tượng hoàn toàn mới lạ. Trong khuôn khổ ấy, những nghiên cứu không cho phép tìm thấy những điều mong đợi thì không được công bố. “Khoa học bình thường” trở thành “bảo thủ” cho đến khi có khủng hoảng và một cuộc cách mạng mới ra đời.

Theo Kuhn, thật ra chúng ta không thể có tiêu chuẩn nào để so sánh các "paradigm", vì mỗi "paradigm" có các suy nghĩ, cách nhìn và phương pháp hoàn toàn khác nhau. Mỗi "r trong những hoàn cảnh và điều kiện đặc thù của chúng. Nói cách khác, các khoa học gia theo vật lý Newton và khoa học gia theo vật lý Einstein sống riêng rẽ trong thế giới của nhóm họ. Vì thế, theo Kuhn, ta đều không thể không chấp nhận các mô thức "paradigm" của các cộng đồng những người nghiên cứu khoa học hoạt động theo tiêu chuẩn hệ thống "văn hoá" riêng của mỗi cộng đồng.

Đây chính là chìa khoá mở rộng khoa học đến nhiều thành phần trong xã hội, để khoa học không còn là “sân chơi” của một thiểu số. Nó cũng khởi điểm một phong trào dùng thuyết của Kuhn để chỉ trích cái gọi là “khoa học khách quan”, coi đó chẳng qua chỉ là một hiện tượng xã hội, một thời trang tri thức. Thuyết của Kuhn đã làm sáng tỏ phương thức hoạt động khoa học, làm mất đi sự bí ẩn, hào quang và nể sợ trong quần chúng trước đây về sự tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, và từ đó nó mở rộng cho nhiều giới tham gia đề cập cũng như tranh luận về khoa học.

Điểm đặc biệt là Kuhn xuất thân là một nhà vật lý nhưng chính triết lý khoa học của ông lại được dùng làm nền tảng khởi đầu của các nhà xã hội học và hậu hiện đại nghiên cứu về khoa học như một hiện tượng xã hội. Ngẫu nhiên, Kuhn đã tạo ra một sự chuyển dịch mô thức ("paradigm shift") từ triết lý khoa học duy lý đến sự nghiên cứu cấu tạo tri thức qua lăng kính xã hội.

Thuyết của Kuhn ra đời vào đầu thập niên 1960 khi mà xã hội phương Tây bắt đầu cởi mở về văn hoá, chính trị với nhiều phong trào phản kháng các nền tảng và trật tự xã hội hiện hữu. Các nhóm trí thức xã hội học, triết học, đa số từ phe tả chống lại những gì đại diện cho chính thống trong xã hội, đã dùng thuyết của Kuhn để nghiên cứu vấn đề xã hội trong sự phát triển khoa học và tri thức. Từ đó một ngành mới được thành hình song song với ngành triết lý khoa học và lần lần lấn át ngành triết lý khoa học cổ điển. Ngành mới này sau được gọi là xã hội học về tri thức khoa học (sociology of scientific knowledge).

Bản thân Kuhn muốn mình là một triết gia khoa học, nhưng lý thuyết của Kuhn đã được dùng ngoài dự tính của ông để đánh đổ chính ngành mà ông muốn tham gia với tư cách đồng nghiệp của các triết gia trong ngành triết lý khoa học. Nhưng họ đã không chấp nhận ông và cáo buộc ông đã kéo khoa học và triết lý khoa học xuống tâm lý của đám đông (mob psychology) và coi ý niệm của Kuhn về cái mà ông gọi "khoa học bình thường" là sỉ nhục cho hoạt động khoa học. Theo họ, thuyết của Kuhn không đưa ra phương tiện nào giúp ta chọn lựa một lý thuyết khoa học giữa nhiều lý thuyết khoa học khác nhau. Chính Kuhn cũng khẳng định ông là người của khoa học, không cực đoan, và phản đối việc dùng thuyết của ông trong lý thuyết xã hội. Nhưng quá trễ, lý thuyết của ông đã không còn là của ông nữa mà là của tất cả mọi người trong khoa học xã hội, trong mọi ngành khoa học. Stephen Jay Gould, nhà cổ sinh vật học, là một người đã dùng quan niệm chuyển dịch mô thức của Kuhn để đề xuất thuyết tiến hoá với ý niệm "cân bằng đứt đoạn" ("punctuated equilibrum"). Trong ngành sinh học tiến hoá, thuyết của Gould đã bị những người theo thuyết Darwin cổ điển (9) chỉ trích kịch liệt, một phần cũng vì những quan niệm khác nhau về khoa học và vai trò của khoa học.

5. Từ Lakatos đến Feyarabend

Lakatos trước là môn đồ của Popper, ông chấp nhận một số ý niệm của Kuhn nhưng cải thiện thuyết phản nghiệm của Popper. Cũng như Popper và Kuhn, Lakatos không cho rằng lý thuyết khoa học bắt nguồn từ quy nạp các dữ kiện. Tuy vậy, ông (cũng như Kuhn) không cho rằng động cơ của tiến bộ khoa học là sự phủ nhận qua phản nghiệm các lý thuyết khoa học hiện tại, song là sự phát triển của cái mà ông gọi là những "chương trình nghiên cứu khoa học". Thật ra "chương trình nghiên cứu khoa học" cũng tương tự như khái niệm "mô thức" (paradigm) của Kuhn.

Lakatos cho thấy thêm những khuyết điểm của thuyết phản nghiệm Popper: một lý thuyết bị phản nghiệm là sai (do bằng chứng) vẫn có thể được giữ lại nếu có sự thay đổi về các giả định (assumption) đàng sau bằng chứng ấy. Ông chỉ trích thuyết Popper vì theo thuyết này thì chỉ cần một phản nghiệm duy nhất có tính quyết định (crucial) là phải vứt bỏ ngay một giả thuyết khoa học. Kuhn cho đó là ngây thơ (naive), không chín chắn. Không bao giờ có một duy lý (rationality) tức thì.

Cho rằng phản nghiệm của Popper là ngây thơ, Lakatos đưa ra một lý thuyết về phương pháp mà ông gọi là phương pháp "phản nghiệm tinh vi". Theo phương pháp này, các giả thuyết khoa học chỉ bị loại bỏ khi về lâu dài chúng không mang lại kết quả, chứ không dựa vào chỉ một thử nghiệm duy nhất. Ông cho rằng khoa học là sự phát triển có kế tục của cái mà ông gọi là các "chương trình nghiên cứu" (research programs). Cụ thể, một chương trình nghiên cứu được cho là có "tiến bộ lý thuyết" nếu mỗi lý thuyết của chương trình đó hàm chứa nhiều nội dung (content) thực nghiệm hơn chương trình trước, và "tiến bộ thực nghiệm" nếu một số nội dung thực nghiệm này được phối hợp kiểm chứng. Nói tóm lại, phản nghiệm kiểu Lakatos là dựa vào sự liên hệ giữa các thuyết khoa học, trong khi phản nghiệm kiểu Popper chỉ xem xét một lý thuyết nào đó có khoa học hay không.

Paul Feyarabend, cũng triết gia người Áo như Popper, trong tác phẩm nổi tiếng "Against method" ("Chống phương pháp")(10), đi xa hơn nữa. Feyerabend cho rằng không có một phương pháp khoa học nào là thích hợp cho mọi trường hợp, và hô hào "dân chủ" trong nghiên cứu khoa học. Ông định nghĩa "khoa học là cái gì mà các nhà khoa học làm"! Feyarabend kêu gọi phân chia, tách rời ảnh hưởng khoa học ra khỏi xã hội, giống như tách rời tôn giáo và nhà nước, để tránh sự độc tôn của một chủ thuyết khoa học trong việc vận hành xã hội (11).

Ông cho rằng không một phương pháp hay phương thức nào có thể gọi là chuẩn để tuân theo trong nghiên cứu khoa học. Nói cách khác, không nên loại bỏ phương pháp nào. Kết quả của các nhà khoa học dựa vào các phương pháp không phải lúc nào cũng thành công. Ta chỉ có thể đánh giá thành tựu sau kết quả của nghiên cứu, và không thể tiên đoán chắc chắn về sự thành công của các phương pháp. Công chúng có thể tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học, và nếu nó có ảnh hưởng đến mọi người trong xã hội thì công chúng nên tham gia. Khoa học phải được dân chủ hoá và những khoa học gia thiểu số có ý kiến, phương thức khác với đa số phải được bảo vệ.

Theo Feyarabend, có nhiều loại khoa học khi con người tiếp cận với thế giới bên ngoài và học hỏi qua nhiều phong cách, quan niệm khác nhau. Thí dụ, ở vùng sa mạc nam California xưa kia có cả ngàn thổ dân Cuahila mà ngày nay chỉ có một vài gia đình da trắng có thể ở và tồn tại được. Dân tộc Cuahila sống được là vì họ có những kiến thức mà họ tiếp thu qua con đường khác phương pháp mà chúng ta gọi là "khoa học". Khoa học của Tây phương hiện nay chỉ là một trong nhiều loại khoa học mà thôi. Chúng ta phải chấp nhận và sử dụng thành quả kiến thức của các xã hội bản địa để phục vụ và làm lợi cho họ chứ không phải áp đặt thay thế hoàn toàn những kiến thức ấy.

Cơ bản, khoa học là một hoạt động "vô tổ chức" và nhân bản, Feyarabend khẳng định. Vì thế, theo ông, nên khuyến khích, thúc đẩy sự tiến bộ, thay vì ép buộc khoa học vào một khuôn khổ được chỉ đạo theo "luật lệ và trật tự". Một nguyên lý duy nhất không ngăn cản sự tiến bộ của con người là: tất cả đều được cho phép và hoạt động. Feyarabend cho rằng nên bãi bỏ sự phân biệt giữa bối cảnh (context) của sự khám phá và bối cảnh của sự phản nghiệm, của tiêu chuẩn, của dữ kiện quan sát. Cố gắng phân biệt chúng sẽ có những kết quả thảm hại không lường được. Theo Feyarabend, chủ nghĩa duy lý phê phán của Popper thất bại là vì thế. Trong xã hội dân chủ, khoa học phải được tách rời ra khỏi chính quyền cũng như tôn giáo đã được tách ra khỏi chính quyền như hiện nay; không một phương pháp hay một tôn giáo nào được độc tôn trong hệ thống chính quyền xã hội.

6. Hậu hiện đại (postmodernism) và chủ thuyết tương đối (relativism) trong "chiến tranh khoa học"

Theo nhà vật lý Weinberg thì trong vài năm gần đây khoa học đã bị tấn công từ nhiều phía đứng chung dưới bảng hiệu "chủ nghĩa tương đối" (relativism) hay chủ nghĩa hậu hiện đại. Theo ông, họ phản bác tuyên bố của khoa học là khám phá tìm ra sự thật khách quan. Các nhà triết học hậu hiện đại cho rằng khoa học chỉ là một hiện tượng xã hội, không khác chi những hiện tượng xã hội khác như tôn giáo, mê tín, nghệ thuật. Theo họ, quá trình tiến tới các tư tưởng khoa học có nhiều yếu tố chủ quan. Như đã trình bày ở trên, các nhà xã hội học và triết gia hậu hiện đại đã bị ảnh hưởng lúc đầu bởi ý niệm "mô thức" (paradigm) của Kuhn, nhưng ta cũng thấy ngay là triết lý của Feyarabend cũng là một phần chủ yếu của chủ nghĩa hậu hiện đại.

Khác với chủ nghĩa lãng mạn (là một phản ứng với một thế giới quan dựa vào lý trí trong thời Khai sáng, quan niệm rằng con người nên trở về với thế giới thiên nhiên, dựa vào cảm tính, tình cảm mãnh liệt và sự nhất thời), chủ nghĩa hậu hiện đại ít nhất vẫn tin vào duy lý trong sự tương đối. Như Wilson (12) đã nói, chủ nghĩa hậu hiện đại mới chính là phản đề (antithesis) tối hậu của tư tưởng duy lý thời Khai sáng. Sự khác biệt giữa hai tư tưởng này có thể được tóm tắt như sau: những nhà tư tưởng khoa học thời Khai sáng cho rằng chúng ta có thể hiểu biết tất cả, còn những nhà hậu hiện đại tin rằng chúng ta có thể không hiểu biết gì hết.

Quan điểm trên của chủ nghĩa hậu hiện đại có thể bắt nguồn từ sự giảm tin tưởng vào khả năng của khoa học trong việc giúp con người hiểu rõ và giải quyết các vấn đề khó khăn trong đời sống. Trước kia, con người, nhất là từ đầu thế kỷ 20 đến thập niên 1960, rất tin là khoa học sẽ cho phép hiểu biết cặn kẽ, rõ ràng mọi vấn đề trong đời sống. Các khám phá khoa học đã ảnh hưởng rất nhiều lên cuộc sống, nhưng thực tế cho ta thấy có những hệ thống rất phức tạp, không tiên đoán chính xác được (như kinh tế, thời tiết, môi trường, v.v... ).

Các nhà xã hội và nhân chủng học của chủ nghĩa hậu hiện đại đã đưa ra luận cứ cho rằng ngay cả tiến trình thay đổi trong các lý thuyết khoa học là một tiến trình xã hội: hệ thống thẩm định bài vở giữa các nhà nghiên cứu cùng ngành (peer review) cho thấy "các sự thật khoa học, thực ra là những thoả thuận xã hội phổ cập và cái gì là "thật" (real) khoa học, đạt được rõ ràng qua một "tiến trình khoa học" thương lượng" (13). "Thương lượng để đi đến kết luận" là điều đã được chứng minh, hay là một thí nghiệm tốt, thì cũng rối rắm như bất cứ tranh luận nào giữa các luật sư hoặc các chính trị gia.

Chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành phổ biến và phát triển rộng rãi trong văn học, nghệ thuật và khoa học xã hội vì với cái nhìn tương đối trong việc đánh giá và thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật, nó tỏ ra phóng khoáng và bao gồm. Nó cũng dựa vào triết lý “hậu cấu trúc luận” (post-structuralism), mà hai triết gia Pháp Roland Barthes và Jacques Derrida là tiêu biểu.

“Cấu trúc luận” (structuralism) của Claude Levi-Straus cho rằng bất luận tác phẩm viết về thiên nhiên, lịch sử hay chủ đề gì, cả chủ đề lẫn ngôn ngữ dùng để cấu tạo tác phẩm cũng phải được xem xét trên một hệ thống rộng lớn hơn, bao gồm quy ước, hoàn cảnh lịch sử, xã hội trong thời đại mà tác phẩm ra đời, chứ không chỉ chuyên về chủ đề mà thôi. Do đó ta có thể dùng hệ thống cấu trúc cùng ngôn ngữ, lý luận, phương pháp khoa học để khám phá ra sự thật cụ thể.

Mặt khác, những người hậu cấu trúc luận như Derrida thì cho rằng cả hệ thống cấu trúc như vậy là tự mâu thuẫn không tưởng, và sụp đổ do sự thiếu nhất quán của nó. Ngay cả ngôn ngữ diễn đạt dùng trong tác phẩm cũng không hàm chứa sự thật, và ý nghĩa của bản văn luôn thay đổi chứ không cố định. Derrida cho rằng một cấu trúc (structure) phải có một “trung tâm” mà các thành phần liên hệ của cấu thể dựa vào. “Trung tâm” này không thể thay thế được và vì thế không phải là một bộ phận hoạt động của cấu trúc. Trung tâm vừa nằm trong cấu trúc vừa nằm ngoài cấu trúc. Điều này có vẻ như mâu thuẫn. Thí dụ Thánh Kinh (Bible) có thể được coi là trung tâm của đạo Cơ đốc, nhưng nếu ta cho rằng Thánh kinh gồm có hai phần, Cựu ước và Tân ước, thì trung tâm lại đổi khác. Sự bền vững của cấu trúc vì thế bị tháo giải ra (deconstruct) và không còn giá trị hay chỉ còn giá trị tương đối với các khuyết điểm của nó. Để hiểu một cấu trúc, cần phải phá trung tâm (de-center) và tháo giải (deconstruct).

Derrida cho rằng tất cả lịch sử khái niệm về cấu trúc trong tư tưởng chỉ là một chuỗi các sự thay thế của các trung tâm. Trường phái cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận cũng là sự thay đổi nối tiếp của các trung tâm với các giá trị khác nhau. Mỗi nền văn hoá là một tập hợp các niềm tin khác nhau, vì thế có các trung tâm khác nhau. Tất cả đều tương đối. Không có một ý niệm nào tuyệt đối khách quan về sự thật.

Theo hậu cấu trúc luận thì không thể nào hoàn toàn định nghĩa một "văn bản", và không bị giới hạn bởi nghĩa mà chính tác giả đặt định. Nói cách khác, văn bản có nhiều tự chủ, trong đó nghĩa của nó được tách khỏi sự ràng buộc theo ý muốn của tác giả. Muốn hiểu nghĩa của văn bản sao cũng được vì ngữ và nghĩa luôn thay đổi, không cố định.

Từ vài thập niên gần đây, có nhiều câu hỏi và tranh luận, cũng như đụng độ giữa các khuynh hướng khác nhau về thế nào là khoa học, và phương pháp khoa học "đích thực" là gì. Quan niệm về các mô thức của Kuhn, và hậu cấu trúc luận của Derrida như đã trình bày ở trên, rất ăn khớp với chủ nghĩa hậu hiện đại. Theo đó mỗi mô thức đều có giá trị khác nhau và ta không thể so sánh chúng dựa vào tiêu chuẩn chung nào, vì chúng hoạt động trong một khuôn khổ, môi trường với quan niệm khác nhau.

Ngày nay có sự phân chia rất sâu đậm giữa khoa học theo Popper (chủ yếu là vật lý) và các khoa học nhân văn xã hội dựa vào Kuhn, Feyarabend và Derrida. Hố sâu "văn hoá" đó là rất lớn. Nhà vật lý Weinberg đã công kích các nhóm khoa học nhân văn (humanity sciences), xã hội văn hoá học (cultural sociology) theo chủ thuyết hậu hiện đại (post-modernism) khi họ cho rằng khoa học như ta biết được từ xưa đến nay đều mang ảnh hưởng và cái nhìn văn hoá của nền văn minh phương Tây và vì thế phủ nhận tính khách quan của mọi khoa học. Weinberg, mặc dù rất phục Kuhn, nghĩ rằng ý niệm "mô thức" của Kuhn quá mơ hồ và đã bị các nhà hậu hiện đại lạm dụng để đả phá các ngành khoa học khách quan nhằm lập ra các ngành mới, với ý đồ.

Rất nhiều người theo chủ thuyết hậu hiện đại tự cho mình là tiên phong (avant-garde), đã đi vào vật lý cơ học lượng tử (quantum) hay thuyết hỗn loạn (chaos theory), những lãnh vực rất mới, thời trang để tìm, dẫn thêm, phác họa, hay để chứng minh tính chất rời rạc và ngẫu nhiên của kinh nghiệm con người và tính chủ quan của môi trường văn hoá xã hội trong mọi hoạt động của cuộc sống. Cách đây không lâu Sokal (xem phụ đính) đã tạo một cú sốc đối với nhóm xã hội học (sociology) và hậu hiện đại, cho phép Weinberg hân hoan tuyên bố rằng tất cả những môn đồ của khoa học xã hội theo hậu hiện đại quả thật chỉ là một bọn bá láp.

Cuộc chiến tranh "hai văn hoá" này đã xảy ra trong hơn 30 năm qua. Nó tạo ra hình ảnh rập khuôn (stereotype) về hai phe: một bên là phe Popper "hữu khuynh", "khách quan", còn bên kia là phe Kuhn - Derrida thì "tả khuynh", "chủ quan". Không ít khoa học gia nằm ở hai chiến tuyến, nhưng cũng có một số nghiên cứu liên ngành nằm giữa hai gọng kìm: khoa học "cứng" ("hard science") và khoa học "mềm" ("soft science").

7. Tổng luận về triết lý khoa học ngày nay

Về triết lý, sự khác nhau cơ bản của hai trường phái trong "chiến tranh khoa học" là tri thức của con người được "khám phá" (theo phái khoa học khách quan) hay là được "tạo ra" (theo phái chủ nghĩa tương đối hậu hiện đại). Theo đó không có đụng chạm giữa khoa học vật lý và khoa học nhân văn về phương pháp khoa học và đặc tính chân lý, về sự thật của tính tương đối hay tuyệt đối trong khoa học ngày nay. Ngay trong ngành sử học của khoa học nhân văn cũng có khác nhau giữa trường phái khách quan khoa học và chủ quan hậu hiện đại, và trong ngành sinh học trình bày ở phần trên cũng có sự khác biệt phản ánh qua cuộc tranh luận về khoa học tiến hoá giữa Gould và những người theo thuyết Darwin cổ điển.

Thí dụ gần đây là cuộc thảo luận sôi nổi về việc có hay không tính khách quan trong nghiên cứu lịch sử tại đại học New South Wales ở Sydney (Úc) vào tháng 8, 2002 (18) có sự tham dự của Richard Evans, một sử gia "trường phái khách quan" ở đại học Cambridge, tác giả "In Defence of History" ("Bảo vệ lịch sử") từng là nhân chứng chuyên gia cho vụ án David Irving. (Irving là sử gia theo phát xít Nazi đã phủ nhận vụ thiêu người Do thái (holocaust) và dùng mập mờ, uốn nắn tài liệu sử học để tô hồng hình ảnh của Đức quốc xã. Irving bị kiện là đã xuyên tạc lịch sử và xúc phạm nhân bản.) Tại diễn đàn, Evans chỉ trích các nhà sử học hậu hiện đại khi họ cho rằng không có gì có thể gọi là sự thật khách quan. Ông hỏi lại: vậy thì chính câu hỏi này có là sự thật khách quan không? Richard Evans đưa ra thí dụ về vụ Irving để khẳng định là có sự thật khách quan. Ông giải thích: nếu mọi cách nhìn lịch sử đều là đúng thì sự không có lò thiêu người (như Irving khẳng định) cũng là đúng sao? Giáo sư Stephen Garton (một sử gia hậu cấu trúc) ở đại học Sydney nhìn nhận là lịch sử có đúng hoặc sai, cũng như trong hàng ngũ các nhà hậu hiện đại có người giỏi người dở, nhưng ông cho rằng một nhà hậu cấu trúc như Foucault có nhiều cống hiến quí báu bằng cách dùng tư tưởng này để vạch ra các hướng đi mới cho sử học như lịch sử sinh lý học, lịch sử thực phẩm, y khoa v.v..

Keith Windshuttle, tác giả "The killing of history: how literary critics and social theorists are murdering our past" (Ám sát lịch sử: các nhà bình luận văn học và lý thuyết xã hội đã giết chết quá khứ của chúng ta như thế nào")(19), phát biểu rằng quan hệ giữa thổ dân và người da trắng trong lịch sử Úc lúc đầu thường là thân thiện chứ không phải bao giờ cũng là thù địch, nhằm tiêu diệt nhau. Và việc chúng ta có thể viết lịch sử một cách khách quan hay không là tùy thuộc vào hệ thống tôn giáo, chính trị. Giáo sư Dirk Moses ở đại học Sydney phê bình ý kiến này của Windshuttle, cho rằng khi ông không dùng những tư liệu truyền khẩu của thổ dân vì đứng trên quan điểm của người da trắng thì đấy là điều rất khách quan, nhưng điều khách quan này thực sự có màu sắc chính trị, không khách quan.

Behan McCullagh, giáo sư đại học La Trobe, tác giả "The truth of history" ("Sự thật lịch sử"), theo trường phái lịch sử khách quan, thì hòa hoãn hơn, cho rằng các sử gia khách quan cũng đã chấp nhận và áp dụng một số điểm đúng của hậu hiện đại về ảnh hưởng của văn hoá, chính trị khi viết sử. Theo McCullagh, khó có lịch sử nào hoàn toàn đúng, nhưng không vì thế mà cho là lịch sử sai khi nó không hợp với thiên kiến của một số người đọc. Ông đưa ra một ý niệm về thực tiễn, nằm giữa sự thật tuyệt đối và sự thật tương đối: lịch sử không hoàn toàn nhưng nó đúng trong những mục đích thực tiễn cốt yếu trong hoàn cảnh có được. Joy Damoussi, giáo sư đại học Melbourne, cho rằng tất cả lịch sử đều chủ quan, nhưng đó cũng không phải là xấu. Rất tốt nếu chúng ta có nhiều quan điểm khác nhau về lịch sử dưới góc độ khác nhau của các văn hoá truyền thống, và từ đó có thể tổng hợp đi đến cái gì gần đúng với sự thật hơn.

Người phương Tây có khuynh hướng phân tích, máy móc mổ xẻ vấn đề và tiến đến vĩ mô để hiểu tường tận. Phân tích là một bộ phận quan trọng nhất của nền khoa học phương Tây. Cũng không có gì lạ khi mà triết lý tổng hợp, hợp nhất hoà đồng, ít được phát triển ở Tây phương. Ngược lại, ở Đông phương, sự đồng nhất, hợp nhất và khuynh hướng nhìn chủ toàn là yếu tố quan trọng hơn. Nó thể hiện trong tâm linh, suy nghĩ và phản ánh trong đời sống xã hội và văn hoá của người phương Đông.

Để giải quyết sự bế tắc trong cuộc "chiến tranh hai văn hóa" (cũng gọi là "chiến tranh khoa học") giữa hai quan điểm trên, cần một khái niệm tổng hợp có ích cho khoa học tự nhiên lẩn khoa học nhân văn. Như đã trình bày trên, hiện có khuynh hướng của khoa học tìm về triết lý tổng hợp của Đông phương để bổ sung cho triết lý Tây phương.

Edward Wilson (12), người sáng lập ngành "sinh học xã hội" (sociobiology), đã kêu gọi "đình chiến" và đưa ra viễn ảnh hợp nhất khoa học tự nhiên, thực nghiệm với khoa học xã hội qua khái niệm "đồng hợp" ("consilience"). Có lẽ đây là khái niệm tổng hợp liên ngành nổi bật nhất trong hơn 3 thập kỷ qua. Đích thân Wilson cố gắng đem sinh học vào khoa học nhân văn, và kêu gọi các nhà khoa học xã hội mang kiến thức sinh học vào vấn đề xã hội. Tuy nhiên nhiều nhà khoa hoc không đồng ý với Wilson. Stephen Jay Gould (cổ sinh học) và Nils Eldredge (sinh học tiến hoá) (20), chẳng hạn, cho rằng xã hội và văn hoá là một hệ thống vô cùng phức tạp, khó có thể đem hệ thống sinh học vào.

Khuynh hướng và phương pháp tổng hợp tri thức để tìm và chứng minh một giả thuyết, hay một tri thức mới, thật sự đã được Whewell đề cập và phát hiện từ thế kỷ 19. Chính Whewell đã đặt ra từ "đồng hợp" để mô tả phương pháp này. (Nên nhắc lại, Whewell cũng là người đặt ra "scientist" hay khoa học gia trong tiếng Anh.) Theo Whewell, khái niệm "đồng hợp" trong đó các hiểu biết tìm được qua một phương pháp hay một ngành nghiên cứu, nếu có những hội ứng bổ xung hoặc hỗ tương bất ngờ với những kiến thức biết được qua một ngành nghiên cứu với phương pháp hoàn toàn khác, sẽ làm ta tin tưởng vào kiến thức và phương pháp ta đang dùng. Và vì thế giúp ta khám phá được nhiều điều mới lạ hơn.

Thật ra gần đây, ngoài những người can dự vào cuộc chiến tranh khoa học, các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên và nhân văn đã hợp tác hay tổng hợp, dựa vào các kết quả nghiên cứu của nhau để tìm ra những khám phá mới. Sự khảo cứu phối hợp liên ngành đòi hỏi các nhà khoa học hiểu biết những kiến thức ngoài chuyên môn của mình.

Một thí dụ cho sự khám phá tri thức mới qua cộng tác liên ngành gần đây là công trình tìm ra được cội nguồn xuất phát của dân tộc Thái qua ngôn ngữ học, khoa học hệ thống thông tin địa hình GIS (Geographic Information System) và canh nông (21). Nghiên cứu sinh học di truyền của cây ngô (bắp) đã cho thấy nơi nào ngô đã được dùng trong canh nông đầu tiên và giúp các nhà khảo cổ học tìm những địa điểm khảo cổ (22). Ở Việt Nam, nhà sử học Trần Quốc Vượng là một trong những người đầu tiên đã phối hợp nhiều ngành để giải đáp nhiều khúc mắc trong lịch sử cổ đại Việt Nam, mà nếu chỉ dựa vào sử liệu thì là đi vào ngõ cụt. Nhiều nhà khoa học tự nhiên và nhân văn hiện nay cũng có khuynh hướng này. Baker(23) nghiên cứu về những trận đại hồng thuỷ sau thời kỳ Băng hà đã dùng những dự kiện địa chất, hải dương học, khí tượng học để nghiên cứu về các trận hồng thuỷ và cho thấy là có sự hỗ tương không ngờ. Phương pháp cổ điển dùng quy nạp trong địa chất của Lyell thật sự không phải là phương pháp để nghiên cứu vấn đề này mà là phương pháp đồng hợp của Whewell với những kiểm chứng qua những liên hệ bất ngờ và các giải thích ngạc nhiên.

Một thí dụ khác là công trình của nhà khoa học y khoa Stephen Oppenheimer (24). Tác giả này đã kết hợp kết quả của nghiên cứu di truyền, hải dương học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học,v.v. để tìm nguồn gốc và sự phát tán văn minh Đông Nam Á đến các khu vực lân cận và xa hơn nữa trên thế giới sau thời kỳ băng hà và việc biển tiến ở vùng đồng bằng Sundaland.

Gần đây các nhà khoa học tự nhiên đã dùng tri thức về di truyền học để giải đáp về nguồn gốc con người xuất phát từ Phi châu và toả ra khắp các lục địa. Kết quả di truyền học thực hiện trên các dân tộc vùng Á Châu đã cho thấy rõ, cũng có con người đi từ Đông Nam Á đến Trung Quốc góp thành các dân tộc ở Đông Á (25); điều này hợp với thuyết về nguồn gốc phương Nam của nhiều thành phần truyền thống văn hoá, văn minh phía Bắc. Các nhà khoa học tự nhiên đã giúp giải đáp các câu hỏi then chốt trong các ngành khảo cổ, nhân chủng và xã hội học.

Tóm lại, phương pháp đồng hợp đã bắt đầu có những áp dụng thực tiễn trong nhiều ngành khác nhau, và đã cho thấy những khám phá bất ngờ. Điểm đặc biệt của phương pháp này là nó không bó buộc các nhà nghiên cứu phải theo một phương pháp tiêu chuẩn chung nào. Quan điểm này phù hợp và không trái lại với triết lý hậu hiện đại. Từ nhiều phương pháp khác nhau, đứng từ quan điểm lịch sử phát triển riêng của các ngành, "đồng hợp" giúp ta tổng hợp kiến thức và tăng thêm tin tưởng vào các khám phá khoa học.

Con người trong xã hội thường sống trong các môi trường cạnh tranh, và mong ước có một phương tiện điều hòa, một tiêu chuẩn khách quan để giải quyết tranh chấp. Một trong những phương tiện mà nhiều người cho là khách quan và gần với sự thật là khoa học. Nhưng như ta đã thấy, khoa học cũng tương đối và tuỳ thuộc vào văn hoá, thời điểm, và không hoàn toàn khách quan. Từ đó dẫn đến dân chủ trong đa phương pháp và sau cùng khoa học là "khoa học" được chấp nhận bởi đa số khoa học gia. Trong số các phương pháp khoa học cạnh tranh nhau, phương pháp khoa học nào không mang lợi ích cho con người trong việc tìm hiểu hay áp dụng khoa học sẽ bị loại bỏ, số còn lại sẽ được chấp nhận tùy theo hoàn cảnh áp dụng. Sau "Hội nghị Thế giới về Khoa học" (World Conference on Science) tổ chức ở Budapest năm 1999, Hội đồng Khoa học Thế giới (International Council for Science, ICSU) đã ra thông cáo đánh giá sự đóng góp vào khoa học và viễn tượng tương lai của tri thức truyền thống bản địa (traditional knowledge), lập ra chương trình hành động kêu gọi sự liên hệ và hợp tác giữa khoa học và khoa học truyền thống bản xứ. Tuy nhiên ở Đại hội của Hội đồng Khoa học Thế giới (ICSU), có những quan tâm đã được nói lên, và Đại hội đã biểu quyết đồng ý phải phân biệt giữa tri thức truyền thống và khoa học và những phương pháp tiếp cận khuyến khích ngụy khoa học và phản khoa học (26).

Một Nhóm Nghiên cứu được thành lập để giải quyết vấn đề khúc mắc này. Dưới sự lãnh đạo của nhà toán học Na Uy Jens Erik Fenstad, nhóm này quy tụ các nhà khoa học ở nhiều nước thuộc các ngành khác nhau như xã hội học, triết học khoa học, thảo vật học, kỹ thuật. Nhiệm vụ của Nhóm Nghiên cứu rất quan trọng vì nếu không cẩn thận, có thể dễ dàng gây ra sự chia rẽ trầm trọng trong Hội đồng về quan điểm khoa học, như ta đã chứng kiến trong "chiến tranh khoa học". Năm 2002, Nhóm Nghiên cứu đã ra bản tường trình với các hướng dẫn về "tiêu chuẩn" dùng tri thức qua các loại "khoa học" khác nhau, nhất là sự liên quan giữa tri thức truyền thống bản xứ chẳng hạn như y học truyền thống dân tộc (traditional medicine) và khoa học hiện đại để phân biệt với "ngụy khoa học" ) chẳng hạn như thuyết "ngụy khoa học" cho rằng thế giới tạo ra bởi thượng đế (creation science).

Hướng dẫn này đưa ra hai phương án để phân biệt khoa học, ngụy khoa học và tri thức truyền thống bản xứ và được tóm tắt như sau. Mặc dầu không có một tiêu chuẩn duy nhất chung để phân biệt khoa học với ngụy khoa học nhưng có hai phương án tổng quát để tiếp cận vấn đề, phương án xã hội và phương án tri thức học. Phương án xã hội cho rằng ngành ngụy khoa học luôn luôn cạnh tranh công khai, ít hay nhiều, với một ngành khoa học tương ứng từ lúc khởi đầu của ngành này, và thường không được đưa ra từ các nhân vật đã được đào tạo trong ngành khoa học đó. Phương án xã hội phải được bổ túc bằng phương án tri thức học qua đó khoa học có tính cách hệ thống hơn tri thức thường ngày. Có 6 phương diện để một hệ thống được gọi là khoa học: nó diễn tả cách nào, nó giải thích ra sao, nó thiết lập được tri thức bằng cách nào, nó phải có một lý thuyết, trường hợp về sự hoàn toàn, toàn vẹn, nó mở rộng tri thức ra sao và nó diễn đạt tri thức thế nào. Trong mọi ngành khoa học, ta có thể thấy khuynh hướng tăng trưởng tri thức có hệ thống ở mọi hướng, mọi mặt. Trái lại, hầu hết các ngành ngụy khoa học đều không năng động và dậm chân tại chỗ. Tri thức truyền thống bản xứ rất dể phân biệt với ngụy khoa học, vì tri thức truyền thống là một hệ thống tri thức thâu thập từ nhiều thế hệ, với cách làm, thực hành được gìn giữ, phát triển bởi một sắc dân có lịch sử cộng sinh lâu dài với môi trường thiên nhiên. Nó có nguồn gốc từ một văn hoá khác với văn hoá Tây phương và vì thế độc lập và không cạnh tranh với khoa học.

Phụ đính

Hiện tượng Sokal

Khoảng cuối năm 1994, nhà vật lý Alan Sokal đã gởi bài cho Social Text, một tạp chí nghiên cứu văn hoá, xã hội có tiếng ở Mỹ. Bài của ông được đăng trong số Xuân/Hè 1996, chuyên đề "Chiến tranh Khoa học". Tựa của bài là "Transgressing the boundaries - Toward a transformative hermeneutics of Quantum gravity" ("Vượt quá các biên giới - Đi đến một biến đổi nghiên cứu văn bản của lực hút lượng tử")(14), rất tiêu biểu cho loại thảo luận, nghiên cứu của tạp chí này và những tạp chí triết học xã hội tương tự. Ngay cả tựa đề, ngôn từ dùng rất thời trang và khó hiểu (rất nhiều nhà khoa học phải tra từ điển từ "hermeneutics", một ngành triết học nghiên cứu nghĩa và diễn giải văn bản (15)). Như nhiều bài khác trong tạp chí, bài của Sokal cũng đã chỉ trích, bài bác cái gọi là khoa học khách quan, một giáo điều của thời Khai sáng. Nhưng khác những bài kia, Sokal đã cố ý dùng những lý luận lệch lạc, viết sai những lý thuyết và sự kiện vật lý nằm trong những câu văn với những từ ngữ mang màu sắc rất hậu hiện đại.

Sau khi bài được đăng, Sokal viết một bài trên tạp chí Lingua Franca(2) trong đó ông tiết lộ là bài ông gởi cho Social Text chứa đầy những sai lầm lý luận, với những sự kiện vô lý, vô nghĩa trong vật lý học, mà bất cứ ai có vài hiểu biêt về vật lý cũng có thể thấy rõ là vô nghĩa, cũng có thể ngạc nhiên về sự ngây thơ, và biết ngay là bài chỉ để đùa cợt, chế nhạo, khôi hài. Thế mà các nhà biên tập của Social Text đã đăng mà không kiểm trước với các nhà vật lý, chỉ vì bài có ý và kết luận đúng với ý thức hệ có sẵn và định kiến của Social Text. Sokal còn cho thấy rõ, cả tạp chí và cộng đồng gọi là khoa học xã hội theo hậu hiện đại thiếu tiêu chuẩn nghiêm ngặt về trí thức và đầy ý thức hệ, định kiến sẵn, cố ý tự mình khép đóng. Họ không bao giờ có tinh thần học hỏi điều nghiên theo tư cách của các nhà khoa học chân chính, tôn trọng và thẩm định những ý kiến, nghiên cứu dù khác hoặc trái với tư tưởng và phương pháp của mình.

Bài của Sokal đã có tiếng vang rộng lớn ngoài cộng đồng triết học, khoa học. Nó làm xôn xao và gây tranh cãi, bình luận trên nhiều tạp chí và diễn đàn của nhiều ngành, cũng như trên báo chí ở Mỹ, Âu châu và nhiều nước khác. Sokal, sau đó với sự cộng tác của nhà vật lý và triết học Bỉ Jean Bricmont, ra quyển sách "Fashionable nonsense: Postmodern intellectuals's abuse of science" (16) (bản Pháp ngữ là "Impostures intellectuelles") trình bày cặn kẽ sự lạm dụng các thuyết và từ ngữ trong toán học và vật lý của một số trí thức hậu hiện đại ở Pháp, như Bruno Latour, Gilles Deleuze, Jacques Lacan, Julia Kristeva, Luce Irigary, Jean Baudrillard, và Paul Virilio. Sokal và Bricmont vạch rõ sự vô nghĩa và thiếu hiểu biết toán học và vật lý trong các bài viết của những người này và cho thấy họ không hiểu chính những gì họ viết. Quyển sách cũng cho thấy sự rỗng tuếch, dùng sáo ngữ làm bình phong cho những tư tưởng vô nghĩa của một số triết gia, đa số là thiên tả, ở Pháp có ảnh hưởng đến các trí thức ở Mỹ. Những từ ngữ thời thượng mang tính triết học hậu hiện đại rất khó hiểu ngay cả đối với những người trong ngành, theo Sokal và Bricmont, thật ra chỉ là sáo ngữ che giấu sự thiếu hiểu biết của chính họ về những đề tài thời thượng. Nhiều nhà triết học và khoa học đã cho rằng đây là một trong những quyển sách quan trọng nhất về triết học khoa học trong thế kỷ 20.

Trong bài đăng ở Social Text, Sokal cũng chế nhạo sự thiếu hiểu biết về vật lý của các nhà hậu hiện đại khi dùng từ tuyến tính "theo đường thẳng" (linear) mà theo họ là cũ, không hợp thời, thiếu sáng tạo, trong khi họ nghĩ từ vô tuyến tính "theo đường cong" (non-linear) là tiên phong và phong phú hơn. Trong bài ấy Sokal cũng bàn về tầm quan trọng trên phương diện văn hoá của thuyết lượng tử trọng lực (quantum gravity), dùng trọng lực trường là một toán tử (operator) "không hoán chuyển"(noncommuting) và vì thế "theo đường cong". Đó là một phát biểu cố tình sai lầm của Sokal, vì "không hoán chuyển" không có nghĩa là "theo đường cong". Ai học vật lý đều biết là trong cơ học lượng tử có nhiều đặc tính "không hoán chuyển" nhưng đồng thời cũng có tuyến tính "theo đường thẳng". Thế mà không ai trong ban biên tập Social Text thấy điều này vì cứ nghĩ rằng không tuyến tính "theo đường cong" là tiên phong, mới mẻ.

Sokal là nhà vật lý phái tả, từng tình nguyện đi dạy toán ở Nicaragua trong thời chính phủ cách mạng Sandinista. Vì thế, trong bài viết trên Lingua Franca, ông cũng tỏ vẻ buồn là các nhà hậu hiện đại, đa số là phái tả, đã không dùng lý trí khoa học khách quan để chống lại mê tín huyền bí như truyền thống phe tả, mà lại đả phá phương pháp khoa học khách quan để trở về với huyền bí, hỗn độn của nguyên thuỷ.

Sự tiết lộ về mục đích của Sokal đã gây tranh cãi về quy trình chọn bài. Các nhà biên tập của tạp chí Social Text giải thích rằng họ nhận đăng bài Sokal là vì họ thấy đấy là cố gắng của một nhà vật lý tìm kiếm bằng chứng trong triết lý hậu hiện đại để phát triển ngành của mình, và Social Text không phải là tạp chí khoa học có hệ thống kiểm bài (peer review) mà là tạp chí ý kiến. Một số nhà xã hội học như Steve Fuller cũng đã trả lời giận dữ là Sokal đã lạm dụng sự tin tưởng của ban biên tập và như vậy là thiếu tư cách. Ảnh hưởng và dư âm của sự kiện Sokal mạnh nhất là ở Pháp, nơi rất nhiều nhà triết học hậu hiện đại tiên phong bị "lột mặt nạ".

Bên cạnh vấn đề sử dụng hay lạm dụng lý thuyết khoa học để hậu thuẫn cho những lý thuyết, triết học hậu hiện đại của một số trí thức, như Sokal và Bricmont đã trình bày, chính đáng hơn là nghiên cứu xã hội về cách ứng xử trong hoạt động khoa học của cộng đồng khoa học gia. Harry Collins (17), nhà xã hội học chuyên về tri thức, kiến thức khoa học, tuy đồng ý với Bricmont rằng các nhà xã hội học, sử học về khoa học nên biết nhiều hơn về khoa học, vẫn nghĩ rằng vấn đề có thể đuợc tiếp cận từ một gốc độ khác. Theo Collins, nếu ta phân biệt chủ nghĩa "tương đối triết học" và "tương đối về phương pháp" như Bricmont đã luận cứ, thì chính sự tương đối của phương pháp mới là có giá trị. Đó mới chính là điểm cơ bản để thảo luận trong ngành xã hội học về tri thức khoa học (sociology of scientific knowledge). Như vậy các nhà xã hội học trước tiên không nên có thành kiến là không biết nhiều đến các khoa học khác. Nghĩa là họ không nên biết nhiều khoa học hơn cả các nhà khoa học để nghiên cứu về các hiện tượng xã hội. Đưa ra các thí dụ trong lãnh vực vật lý như thí nghiệm Michelson-Morley và máy của Dayton Miller nhằm tìm sự hiện hữu và độ dời của "ether" (ether drift) trong thí nghiệm đo vận tốc ánh sáng. Miller được giải thưởng của Hiệp hội Ủng hộ Sự Tiến bộ của Khoa học Mỹ (American Association for the Advancement of Science), trong khi Michelson-Morley không tìm được độ dời ether. Sau này các nhà vật lý mới phát giác là Miller đã sai. Nếu đòi hỏi các nhà khoa học xã hội nghiên cứu vụ này phải có những kiến thức vật lý mà chính Miller thời đó cũng chưa đạt được thì thật là vô lý.

Collins cũng cho rằng việc các khoa học gia trong các lãnh vực hiện được nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau, có bất đồng trong một khoảng thời gian ngắn nào đó, là thường tình. Ngay cả khi có thêm nhiều dữ kiện, quan sát, tri thức hay lý thuyết hiện đại hơn, sự bất đồng vẫn còn chưa được giải quyết, ít nhất là thoả đáng giữa các bên đối nghịch nhau. Điều này có nghĩa là tất cả các tuyên bố gọi là khoa học đều cần được diễn giải theo ý của cộng đồng khoa học. Trong khoảng thời gian "ngắn hạn", quan điểm cho rằng cần có sự đồng thuận, ngay trong ngành "cứng" nhất của khoa học, là một quan điểm không thực tế. Thực tế cho thấy có nhiều góc cạnh, phương pháp, lý thuyết khác nhau trong khoa học mà ta chưa thẩm định hết giá trị. Không có phương pháp nào là tuyệt đối. Đây chính là quan điểm của cái gọi là chủ nghĩa tương đối phương pháp (methodological relativism).

Tham khảo

(1) Weinberg, S., "Facing up: Science and its cultural adversaries", Harvard University Press, 1999.

(2) Sokal, A., "A physicist experiments with cultural studies", Lingua Franca, May/June 1996, pp. 62-64.

(3) Verran, H., "Science and an African logic", University of Chicago Press, 2001.

(4) Weinberg, S., "Dreams of a final theory", Patheon books, New York, 1992.

(5) Popper, K., "Unended quest: an intellectual autobiography", Routledge, Edition 5, 2002.

(6) Popper, K., "Objective knowledge, an evolutionary approach", Clarendon Press, Oxford, 1989

(7) Popper, K., "The Open Society and its enemies", Routledge & Kegan Paul, London 1966.

(8) Kuhn, T., "The structure of scientific revolutions", University of Chicago Press, 1966.

(9) Sterelny, K., "Dawkins vs Gould: Survival of the fittest", Totem Books, 2001.

(10) Feyarabend, P., "Against method", Verso Books, Edition 3, Sep. 1993.

(11) Feyarabend, P.,"Explanation, reduction and empiricism", In Feigl/Maxwell, Scientific Explanation: Space and Time, University of Minnesota Press, 1962.

(12) Wilson, E., "Consilience, the Unity of knowledge", Knopf, 1998.

(13) Pickering, A., "Constructing Quarks: A sociological history of particle physics", Chicago, Chicago University Press, 1984

(14) Sokal, A., "Transgressing the boundaries - Toward a transformative hermeneutics of Quantum gravity", Social Text, 46/47, 1996, pp. 217-252.

(15) Weinberg, S., "Sokal 's hoax", The New York Review of Books, Vol XLIII, nọ 13, pp. 11-15, Aug. 8, 1996.

(16) Sokal, A., Bricmont, J., "Fashionable nonsense: postmodern intellectuals's abuse of science", Picador USA, Oct 1999.

(17) Collins, H., "What's wrong with relativism", Physics World, Apr 1998.

(18) Keenan, C., "In the right corner..", Sydney Morning Herald, Aug 17 - 18, 2002.

(19) Windshuttle, K., "The killing of history: How literary critics & social theorists are murdering our Past", Encounter Books, 2000.

(20) Eldredge, N., Gould, S., "Biology rules", Civilization 5 (Oct/Nov): 86 - 88.

(21) Luo W., Hartmann, J.F, Li, J. and Sysamouth V., "GIS Mapping and analysis of Tai linguistic and settlement pattern of Southern China", Geographic Information Sciences, 2000, 6(2):129 - 136. (xem thêm ở NASA web http://earthobservatorỵnasạgov/Study/TaiLanguage)

(22) Smith, B., "Documenting plant domestication: The consilience of biological and archaelogical approaches", Proceedings of National Academy of Sciences (PNAS, Feb. 13 2001, Vol. 98, no 4, pp. 1324-1326.

(23) Baker, V., "The study of superfloods", Science, 295, 2379 - 2380 (March 29 2002)

(24) Oppenheimer, S., Eden in the East, the drowned continent of Southeast Asia, Phoenix, 1998.

(25) Nguyễn Đức Hiệp, Khám phá mới di truyền học về nguồn gốc con người ở Đông Á, Ts Tư Tưởng, Số 7, trang 9 - 13, 4/2000.

(26) International Council for Science, ICSU, "Science and traditional knowledge", Report from the ICSU Study Group on Science and Traditional Knowledge, March 2002.

(27) Nguyễn Minh Quân, Chủ nghĩa hậu hiện đại: những khái niệm căn bản, Tạp chí Việt, Số 7, 2001.

(28) Ayer, A.J., “Language, Truth and Logic”, New York: Dover Publications, 1952.

[i] Chuyên viên khoa học khí quyển và môi trường, Cơ quan bảo vệ môi trường ở New South Wales,Australia

[ii] Từ "science" đã có từ thế kỷ 13, được các nhà lý luận Pháp dùng rất rộng rãi trong thế kỷ ánh sáng, cũng như chữ "scientifique" dùng như tính từ. (cf. các trích dẫn trong Littré) Còn "L'Encyclopédie" của nhóm Diderot, mà quyển đầu ra năm 1751, có tên dài hơn là " Dictionnaire raisonné des sciences, des arts et des métiers" . W. Whewell đặt ra từ scientist - tiếng Pháp là scientifique (danh từ).

© Thời Đại Mới (Số 2 - tháng 7/2004)

Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp [i] -Nguồn: http://www.tapchithoidai.org

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

3. “House” hay “Home”: Tầm minh triết của pháp luật

Hai từ “house” và “home” trong tiếng Anh đều nghĩa là nhà. Nhưng khi xử một vụ kiện, mô tả về sự việc ngôi nhà bị cháy, Toà phúc thẩm ở Anh đã dùng từ “house”, có thể dịch là ngôi nhà. Còn khi nói về mối liên hệ giữa bà chủ và ngôi nhà của bà, Toà lại dùng từ “home”, có thể dịch là tổ ấm.

Năm 1987 Toà phúc thẩm của Anh (Court of Appeal) xử vụ bà Attia kiện Công ty cung cấp gas Anh (British Gas). Theo truyền thống xét xử của Anh, Toà phúc thẩm khi xử vụ này đã dựa trên quyết định của vụ MacLoughlin kiện O’Brian do Viện Nguyên lão Anh (House of Lords) xét xử. (Xem Box)

Box: Vụ Atia kiện Công ty cung cấp gas Anh: Attia gọi người của Công ty đến lắp hệ thống sưởi ấm cho nhà bà, nhưng trong lúc làm việc, do sơ ý, họ để lửa bén vào gác xép. Khi đội cứu hoả đến, lửa đã lan khắp nhà, và bốn tiếng sau, ngọn lửa thiêu rụi toàn bộ ngôi nhà cùng tài sản trong đó. Bà Attia đệ đơn lên toà với hai khoản kiện: đòi bồi thường thiệt hại ngôi nhà và tài sản; và đòi bồi thường thiệt hại do bị sốc về tinh thần khi phải chứng kiến ngôi nhà của mình bị thiêu rụi. Công ty cung cấp gas đồng ý bồi thường thịêt hại về tài sản, nhưng từ chối bồi thường cho cú sốc tinh thần. Toà sơ thẩm cũng đồng ý với lập luận của bị đơn và bác khoản kiện thứ hai của bà. Bà Attia kiện tiếp lên Toà phúc thẩm của Anh. Toà này đã chấp thuận khoản kiện và buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại tinh thần cho bà Attia.

Giá Trụ đấm bốc phản xạ

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Vụ MacLoughlin kiện O’Brian: O’Brian là tài xế xe tải, do sơ ý đã đụng phải chiếc xe con do ông MacLoughlin lái chở ba người con. Kết cục là ông MacLoughlin và hai người con bị thương nặng, người con thứ ba chết ngay. Bà MacLoughlin lúc ấy đang ở nhà cách đó hai dặm, được một người đi mô tô đến báo và chở bà đến bệnh viện. Bà MacLoughlin đã kiện O’Brien phải bồi thường thiệt hại tinh thần do bà bị sốc khi nghe tin dữ, sau đó càng sốc hơn khi thấy một đứa con chết, tình cảnh chồng và hai đứa con khác bị thương nặng đang đau đớn, kêu la. Toà sơ thẩm và Toà phúc thẩm đều bác đơn kiện của bà, nhưng Viện Nguyên lão đã chấp thuận, buộc bị đơn phải bồi thường cho bà.

Điều đáng nói ở đây là, có vẻ như hai vụ kiện này khác nhau khá xa: một bên là sốc do chứng kiến những người thân thiết nhất trong gia đình bị mất đi và bị thương nặng; một bên là sốc do chứng kiến ngôi nhà bị thiêu rụi. Thế nhưng, Toà phúc thẩm lại lấy vụ kia làm cơ sở để xử vụ này. Tại sao?

Như đầu đề bài viết này có ngụ ý, câu trả lời nằm ở hai chữ “house” và “home”. Cả hai đều nghĩa là nhà. Nhưng khi mô tả về sự việc ngôi nhà bị cháy, Toà phúc thẩm dùng từ “house”, có thể dịch là ngôi nhà. Còn khi nói về mối liên hệ giữa bà Attia và ngôi nhà của bà, Toà lại dùng từ “home”, có thể dịch là tổ ấm. Trong tiếng Anh, house- ngôi nhà để chỉ gạch, ngói, gỗ…,những thứ vật chất đã dựng nên nền, tường, mái để con người chui ra chui vào tránh mưa, tránh nắng, tránh thú dữ…Còn khi nói đến home- tổ ấm, từ xa xưa người Anh nghĩ đến cái gì đấy khác, lớn lao hơn, thiêng liêng hơn. “Home” là bầu không khí bên lò sưởi ấm áp, sự an toàn, sự thư giãn, nghỉ ngơi, tình yêu, tụ họp, tiếng cười, nơi gìn giữ kỷ vật, gia sản cha ông…Chỉ vài câu ngạn ngữ phổ biến sau cũng đủ nói lên nhiều điều: “Home follows the family”- Tổ ấm do gia đình mang lại, “Home is where the heart is”- Tổ ấm là nơi trú ngụ của con tim, “Love makes a house a home”- Tình yêu biến ngôi nhà thành tổ ấm, “there’s no place like home”- Không đâu bằng nhà mình, “An Englishman’s home is his castle”- Đối với người Anh, nhà là pháo đài, “everybody wants to go home”- Ai cũng muốn về nhà, “give a dog a home”- Cho người ta tổ ấm trú ngụ, “Home Sweet Home”- Nhà, ôi Ngôi nhà thân thương… Bởi vậy, khi bất lực chứng kiến tổ ấm bị thiêu rụi dần dần trong ngọn lửa, bà Attia cảm thấy như bà đang bị mất đi cái gì đấy thân thương, yêu quí nhất, như mất đi người thân của mình vậy mà mình lại không có cách gì cứu được. Đấy là lý do tại sao Toà phúc thẩm lại dựa vào quyết định của Viện nguyên lão để xử vụ kiện này.

Thấy gì qua câu chuyện này? Trước hết, đó là chuyện văn hoá với pháp luật. Để hiểu pháp luật, nhiều khi phải vận dụng cả những vùng tri thức khác, trong trường hợp này là văn hoá, văn hoá Anh nói chung và văn hoá pháp lý Anh quốc nói riêng. Cách thẩm phán dùng văn hoá để xét xử thật đáng suy ngẫm. Những thẩm phán trong vụ Attia là những nhà ngôn ngữ tinh tế- cách họ dùng “house” và “home” đủ đế nói lên điều đó. Nhưng để là nhà ngôn ngữ tinh tế đến mức ấy, họ có một vốn văn hoá thật dày, thật minh triết. Và họ đã biết cách dùng cái vốn ấy một cách uyển chuyển vào việc xét xử, chứ không chỉ máy móc dựa trên luật án lệ (case law) về bồi thường (torts) và về tài sản (property). Đây chính là thẩm quyền và cách sáng tạo pháp luật của thẩm phán Anh quốc, cũng như ở các nước khác thuộc hệ thống pháp luật Anh- Mỹ.

Tiếp theo là chuyện pháp luật bảo vệ “tổ ấm” của mỗi con người thế nào. Người Anh luôn luôn tự nhủ, nhà ta là pháo đài của ta. Pháp luật Anh mới bảo: OK, anh cứ yên tâm, ta sẽ biến ngôi nhà của anh thành pháp đài thực thụ. Trong lịch sử pháp luật Anh quốc, không ít lần thẩm phán Anh đã bảo vệ tính chất thiêng liêng, bất khả xâm phạm của ngôi nhà- tổ ấm. Chẳng hạn, theo truyền thống cổ luật Anh, nếu bị can giết người để tự vệ chính đáng, anh ta vô tội, tuy nhiên lại bị tước hết những quyền về tài sản. Nhưng trong vụ Semayne năm 1605, bị can không bị tước những quyền đó, vì thẩm phán lập luận, anh ta buộc phải giết người để bảo vệ home- tổ ấm của mình. Hoặc vào năm 1606, thẩm phán trong một vụ khác đã tuyên bố, gió hay mưa có thể lọt vào nhà, nhưng Vua cũng không được vào nhà thường dân nếu chưa được chủ nhà cho phép. Còn trong vụ Entick kiện Carrington năm 1765, cái tinh thần “nhà là pháo đài bất khả xâm phạm” đã được thẩm phán viện dẫn để xét xử. Nói tóm lại, “home” là một cái gì đó thật đặc biệt tại chốn pháp đình xứ sở sương mù. Bởi vậy, lịch sử pháp luật Anh quốc là một lý lẽ nữa để giải thích tại sao Toà phúc thẩm lại dựa vào vụ McLoughlin để xử cho bà Attia thắng kiện. Như vậy, đây không còn là chuyện ngôi nhà nữa. Đây đã là niềm tin mà pháp luật cố gắng tạo ra ở người dân đối với pháp luật. Trên thực tế thì pháp luật ở Anh, mà đại diện là thẩm phán, đã tạo được niềm tin như thế.

Cuối cùng, khi nói đến pháp luật, tiếng Việt chúng ta có từ “nghiêm minh”- pháp luật nghiêm minh. “Minh” có thể hiểu là “minh bạch”; hiểu như thế cũng được, nhất là hiện nay chúng ta đang muốn cho pháp luật minh bạch hơn. Nhưng tôi nghiêng về “minh triết” nhiều hơn. Pháp luật không những cần nghiêm khắc, tội nào (trong luật hình sự), lỗi nào (trong luật dân sự) ra tội ấy, lỗi ấy; tội mức nào, lỗi mức nào thì chịu xử mức ấy. Nhưng pháp luật còn cần phải minh triết nữa. Trong tác phẩm “Một bậc minh triết thì vô ý” (Nguyên Ngọc dịch), triết gia người Pháp Francois Julien có đưa ra những nhận định lý thú về minh triết Á Đông: minh triết quan tâm đến sự ngộ, đối tượng của ngộ là những gì đã biết, biết dễ, ngộ khó; minh triết quan tâm đến sự thoả đáng, điều tiết cũng làm sao cho thoả đáng; minh triết quan tâm đến tổng thể, nhờ cách nhìn nhận tổng thể mà minh triết nhậy cảm hơn với những sự bất trắc, những sự khôn lường trong tồn tại… Thú vị là trong vụ kiện nói trên, có lẽ các vị thẩm phán đã nghĩ và làm theo kiểu “minh triết” phương Đông đó. Một thẩm phán có thể biết rất nhiều điều luật, nhiều án lệ liên quan đến nhà cửa- house, tuy nhiên chưa chắc ông đã ngộ ra được cái hồn của tổ ấm – “home”. Nhưng trong vụ này, có lẽ các thẩm phán đã ngộ ra điều ấy. Họ nhìn vào vụ kiện từ một tầm tổng thể hơn tầm của pháp luật về bồi thường thiệt hại và pháp luật tài sản của Anh quốc. Có lẽ họ thấy nếu chỉ đơn giản xử như toà sơ thẩm thì không thoả đáng đối với bà chủ nhà. Nghĩa là minh triết đã giúp pháp luật soi rọi vào những ngóc ngách, những góc khuất của cuộc đời muôn hình vạn dạng. Minh triết giúp pháp luật trở nên dễ được chấp nhận hơn trong con mắt người dân; hay nói cách khác, pháp luật điều tiết làm sao cho thoả đáng hơn. Nói tóm lại, sự uyển chuyển, cái nhìn vượt ra ngoài pháp luật, tầm minh triết đã giúp làm cho con đường đến với công lý bớt nhọc nhằn và bớt xa xôi đi hơn nhiều lần. Hy vọng câu chuyện trên sẽ để lại nhiều điều suy ngẫm cho các thẩm phán và cả nền pháp luật Việt Nam.

SOURCE: BÁO TUỔI TRẺ - NGUYỄN ĐỨC LAM

Trích dẫn từ: Blog cá nhân của tác giả – http://echxanh1968.wordpress.com

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

4. Triết lý chính trị - xã hội và pháp luật

Có thể nói quá trình phát triển của loại hình triết học chính trị, xã hội và pháp lý theo truyền thống văn minh phương Tây đã bặt nguồn từ thời Plato(1). Ngay từ thời đại ấy, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì.

1. Giới thiệu

Có thể nói quá trình phát triển của loại hình triết học chính trị, xã hội và pháp lý theo truyền thống văn minh phương Tây đã bặt nguồn từ thời Plato(1). Ngay từ thời đại ấy, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì. Tư tưởng và cách lý giải của họ đã được đúc kết lại thành những hệ thống quan điểm khác nhau về một nhà nước lý tưởng, một “điều không tưởng”utopia – tiếng Hy Lạp có nghĩa là không ở đâu cả). Ngày nay, cũng như trong quá khứ, các triết gia “không tưởng” có ảnh hưởng đáng kể đối với các vấn đề chính trị, đặc biệt tại Hoa Kỳ. (

2. Quan điểm cộng hòa của Plato

Plato chú tâm giải quyết một vấn đề được gọi là “sự bất công” (injustice) và cuối cùng tìm đến giải pháp cho vấn đề: “công lý” (justice). Phần thảo luận dưới đây tóm lược một số ý kiến cơ bản của ông về nguồn gốc, bản chất và giải pháp loại trừ bất công cũng như định nghĩa, bản chất và thể chất của công lý.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: - 1900.6162

Mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân

Học thuyết chính trị của Plato dựa trên nguyên tắc cơ bản do ông đề ra rằng con người quan trọng hơn xã hội, rằng cần phải nghiên cứu bản chất của con người để xác định đúng những đặc tính của một xã hội đáng được mong đợi. Một xã hội tốt đẹp cần đến đức hạnh; đức hạnh lại tuỳ thuộc vào bản chất con người; bản chất của mỗi công dân trong xã hội. Không chỉ có xã hội mà chính các cư dân của nó góp phần vào quá trình hình thành các tệ nạn xã hội. Những công dân tốt tạo nên một nhà nước tốt; những công dân băng hoại tạo nên một nền chính trị băng hoại.

Các phẩm hạnh cơ bản

Theo quan điểm của Plato, các giá trị đạo đức và hạnh kiểm tuỳ thực vào tính cách tâm lý của con người, tính cách này lại phụ thuộc vào các đặc điểm sinh lý. Plato định ra ba khía cạnh sinh lý của con người, mỗi khía cạnh có chức năng tự nhiên riêng: cái đầu (lý trí), quả tim (tinh thần) và dạ dày (lòng ham muốn). Mỗi khía cạnh có liên quan với một dạng phẩm hạnh riêng.

Plato định nghĩa phẩm hạnh như “sự ưu việt” (excellence), được thể hiện qua ba lãnh vực hoạt động chủ yếu của đời sống con người, tương ứng với ba chức năng tự nhiên; lý trí, tinh thần và ham muốn. Cá nhân nào vượt trội trong lãnh vực ý chí sở hữu đức “thông thái” (wisdom); cá nhân vượt trội trong lãnh vực vận dụng năng lực tinh thần sở hữu đức “dũng cảm” (courage); những ai vượt trội trong lãnh vực kiểm soát lòng ham muốn của mình sở hữu đức “tiết độ” (moderation). Thực tế, mọi người đều có ba dạng hoạt động như thế, nhưng chỉ những ai có năng lực vượt trội mới được xem là sở hữu được các phẩm hạnh cơ bản ấy.

Bản chất và vai trò của công lý

Đối với Plato, công lý là một dạng phẩm hạnh cộng đồng, có tính phối hợp. Nói cách khác, nó là kết quả của sự đồng tâm hợp tác giữa những cá nhân có đức hạnh tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng và quốc gia.

Công lý chỉ ưu thắng khi mỗi cá nhân làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình, cống hiến tài năng và công sức của mình cho lợi ích của cộng đồng và đất nước. Trong một xã hội công bằng, mỗi người cống hiến tài năng và sức lực vốn có của mình, đảm nhận phần việc phù hợp với khả năng của mình, không chỉ hoàn tất phận sự mà còn thực hiện với ý thức trách nhiệm đối với xã hội.

Theo Plato, sự cản trở nỗ lực thi hành bổn phận và trách nhiệm của con người chính là nguyên nhân dẫn đến bất đồng và xung đột-đó là bản chất của sự bất công. Bất công và hỗn loạn là kết quả xảy ra khi các thành viên trong xã hội phải cố gắng thực hiện những gì nằm ngoài khả năng, kiến thức chuyên môn và sức lực của họ. Vì thế, mỗi nhà nước lý tưởng và một xã hội công bằng chỉ có thể tồn tại khi mỗi công dân thực hiện phần cống hiến phù hợp với lãnh vực chuyên môn và năng lực vốn có của họ.

Cơ cấu tổ chức của nhà nước lý tưởng

Trong một nhà nước lý tưởng, cơ cấu tổ chức nhân sự dựa trên cơ sở tài năng và phẩm hạnh của mỗi thành viên. Theo Plato, nhà nước lý tưởng gồm có 3 tầng lớp chính:

1. Tầng lớp sư phạm, hay bảo hộ: Bao gồm những cá nhân có đức độ và thông thái, đảm nhận trách nhiệm quản lý chính quyền và giáo dục quốc dân.

2 Tần lớp chiến binh: Bao gồm những cá nhân có đức dũng cảm, có năng lực ý chí và tinh thần vượt trội. Giới này đảm nhận trách nhiệm bảo vệ nhà nước, đối phó với nạn ngoại xâm cũng như nội biến.

3. Tần lớp lao động, hay thợ thủ công: Bao gồm những cá nhân có đức tiết độ (tự kiềm chế), đảm nhận những phần việc thường được dành cho giới lao động, nông dân, dịch vụ và thương nhân. Học được đức tuân thủ và kiềm chế bản thân, họ chính là những người thi hành và biến các chính sách của nhà nước thành hiện thực.

Giáo dục trong nhà nước lý tưởng

Theo Plato, cần phải chọn lựa và đào tạo các thành viên trong quốc gia, dựa trên cơ sở tôn trọng tài năng, qua đó tạo điều kiện cho phép họ phát huy những phẩm hạnh tương ứng với bổn phẩn và trách nhiệm trong tương lai. Điều này có thể thực hiện được thông qua một nền giáo dục dân chủ.

Vào một độ tuổi nhất định, mọi đứa trẻ phải được đến trường, được giáo dục và có cơ hội bộc lộ năng lực bản thân như nhau. Bước vào tuổi thanh niên, những cá nhân có khuynh hướng trở thành người lao động sẽ được chọn ra để tổ chức hướng nghiệp phù hợp với năng lực bản thân. Vài năm sau, số học sinh còn lại trải qua đợt tuyển chọn thứ hai, các chiến binh tương lai sẽ ra trường và bắt đầu phục vụ trong quân đội. Chỉ có những người giám hộ trong tương lai mới tiếp tục việc học, tiếp nhận khối lượng kiến thức chuyên sâu về biện chứng pháp (dialectics) và các bộ môn triết học khác, đồng thời tham gia phục vụ tại các cơ quan nhà nước, tập sự công việc quản lý chính quyền. Sau khi được đào tạo hoàn chỉnh, các giám hộ có cơ hội trở thành những người lãnh đạo quốc gia, xét theo tính cách đạo đức, học thuật và trí tuệ vượt trội của họ.

Chính thể quý tộc

Phần thảo luận trên nêu bật đặc điểm của sự phân tầng trong xã hội. Mặc dù mỗi người đều được hưởng cơ hội vươn đến những vị trí cao nhất trong nhà nước, dù nền tảng giáo dục được thiết lập trên nguyên tắc dân chủ, chỉ có những cá nhân ưu việt nhất, trách nhiệm giáo dục và quản lý cộng đồng.

Theo Plato, bất cứ một nhà lãnh đạo nào có tài năng và đức độ vượt trội hơn hẳn các viên chức nhà nước khác cũng có thể trở thành vị “quân chủ” (monarch). Tuy nhiên, nếu như không có ai thông thái và đức độ sánh ngang Socrates, tốt hơn nên đặt quyền lãnh đạo tối cao vào một nhóm người có phẩm chất ưu việt nhất- một hội đồng như viện nguyên lão(2), một hình thức của chế độ quý tộc (aristocracy). Các thành viên trong hội đồng nhà nước tối cao này phải sống như những người cộng sản (communists), không sở hữu bất kỳ một tài sản riêng nào trong suốt thời gian phục vụ, nhằm loại trừ khả năng phát sinh tệ tham nhũng và các hình thức lợi dụng chức quyền khác.

Plato đánh giá thể chế quý tộc, xét về mặt tổng quát, là chính thể tốt đẹp nhất (quân chủ là thể chế hoàn mỹ nếu có được một đấng minh quân xuất chúng). Ông cũng phân tích bốn dạng chính thể bất toàn khác, có xu hướng thoái hoá dần như sau:

1. Timocracy(3): Dạng chính quyền do những người tài giỏi và danh tiếng (các chiến binh và anh hùng dân tộc) điều hành.

2. Chính thể đầu sỏ (Oligarchy): Dạng chính quyền do một nhóm người, nổi tiếng nhờ thế lực tiền tài, điều hành và thao túng. Khi dân chúng trong một đất nước quá tôn trọng sự phồn vinh vật chất, các nhà tài phiệt được trọng vọng, có cơ hội nắm quyền lực và thực hiện những mục đích mưu lợi cá nhân.

3. Chính thể dân chủ (Democracy): Dạng chính quyền được điều hành bởi nhân dân, được xây dựng trên nền tảng bình đẳng (equaility). Bởi vì một chế độ dân chủ đơn thuần thiếu cơ sở hiến pháp, không thể hạn chế những quyết định “bốc đồng và nông nổi” của quần chúng; nó có khuynh hướng bị điều khiển bởi các tay đầu cơ chính trị, bị lôi kéo vào các mục tiêu cục bộ, nhất thời và dẫn đến sai lầm. Trong trường hợp ấy, nó thực sự là một chính quyền kém hiệu quả, được điều hành bởi những cá nhân không đủ phẩm chất và năng lực cần thiết.

4. Chính thể độc tài (Tyranny): Dạng chính quyền nằm trong tầm khống chế và thao túng của một cá nhân, người được gọi là “nhà độc tài”.

Theo Plato, hình thức chính quyền khả dĩ lành mạnh nhất là chế độ cộng hoà (Republic), được điều hành bởi một nghị viện quý tộc bao gồm những cá nhân vô sản phẩm chất ưu việt nhất (về mặt đạo đức lẫn năng lực trí tuệ). Mặc dù thế, ông vẫn chọn chính quyền quân chủ nếu như tìm được một nhà lãnh đạo kiệt xuất-một đấng minh quân triết gia – người có thể trị vì đất nước với đức công chính và sự thông tuệ toàn hảo. “Trừ phi các bậc đế vương trở thành triết gia, hoặc các triết gia trở thành đế vương, nhà nước lý tưởng là điều không tưởng.”

3. Học thuyết chính trị của Aristole

Aristotle(4), giống như Plato, xây dựng học thuyết nhà nước lý tưởng trên nền tảng bản chất con người. Tuy nhiên, khác với Plato, ông đặt ra vai trò và lợi ích của nhà nước lên trên quyền lợi và tầm quan trọng của cá nhân. Aristotle cho rằng con người, về bản chất, là một tạo vật có tính xã hội và chính trị, rằng cá nhân không thể có đời sống ẩn dật chỉ kéo dài một sự tồn tại khác thương, một đời sống dẫn đến sự biến dạng tính cách của anh ta. Đời sống cô độc đi ngược lại bản chất và lợi ích của con người. Thực tế, Aristotle nhận định, mục đích trong đời của mỗi cá nhân là thực hiện toàn mãn bản chất của mình để trưởng thành, thăng hoa và hưởng thụ hạnh phúc. Trong chuyến hành trình cuộc đời ấy, điều tốt đẹp nhất (hạnh phúc) chỉ có thể đạt được ở môi trường xã hội.

Với cái nhìn như thế, xã hội không được tạo ra vì con người, vì thiên hướng và lợi ích của con người. Trên tất cả, nó là một thực tại có ý nghĩa sống còn đối với nhân loại, là một nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống con người. Chính vì lẽ đó, đạo đức xã hội (thể hiện qua đời sống chính trị) phải được đặt trên một đạo đức cá nhân. Khi cần thiết, mỗi cá nhân phải tự nguyện hy sinh cho lợi ích quốc gia. Thực chất, không phải xã hội cần đến con người mà ngược lại, con người phải cần đến xã hội; bởi lẽ xã hội là một thực tại có giá trị đạo đức, phát sinh từ những nhu cầu thiết yếu của nhân loại.

Mục đích của nhà nước

Để phát triển một cách lành mạnh, thoả mãn mọi nhu cầu như: sinh lý, giao tiếp, trí tuệ, văn hóa v.v…, con người phải sống cuộc đời của mình bên trong khuôn khổ xã hội (social matrix). Hơn nữa, do được hình thành từ một ý tưởng tốt lành, hướng đến mục đích đạo đức và xã hội nền tảng luân lý, nhà nước chính là chỗ dựa cần thiết cho mỗi cá nhân trong quá trình hoàn thiện bản thân và thành tựu hạnh phúc trong đời. Mục tiêu cơ bản của nhà nước là tạo điều kiện cho mỗi công dân được hưởng một cuộc sống thư nhàn, có cơ hội nhận thức được giá trị tối thượng của con người. Đó là cuộc sống hướng đến các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị, khoa học và trên tất cả, triết học .

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong xã hội của Aristotle, quyền công dân chỉ được dành cho các tầng lớp thượng đẳng (upper classes); tầng lớp nô lệ và nông dân, do đời sống nghèo khổ, bị buộc phải lao động. Bởi vì chỉ có các tầng lớp thượng đẳng hưởng được cuộc sống thư nhàn và đắm mình trong các hoạt động nghiên cứu chính trị, khoa học, triết học, v.v…, chỉ riêng họ mới có cơ hội đạt được hạnh phúc, điều tốt đẹp nhất của cuộc sống và là sản phẩm có giá trị nhất được tạo ra từ hoạt động trí tuệ ưu việt của con người.

Nhà nước lý tưởng

Theo Aristotle, chính thể lý tưởng là vấn đề mang tính tương đối; không thể có thể chế tối hảo cho mọi dân tộc, cho mọi thời đại. Một chính thể được xem là “tốt đẹp” khi giới cai trị quan tâm đến vấn đề an sinh của dân chúng; trong khi một chính thể bị xem là “thối nát” khi giới cai trị quan tâm chủ yếu đến mục đích tư lợi. Do vậy, một chỉnh thể “tốt đẹp” có thể bị tha hoá và rơi vào tình trạng “thối nát” nếu giới cai trị bắt đầu mưu cầu tư lợi, lơ là trách nhiệm đối với vấn đề an sinh cộng đồng. Xét từ cái nhìn đó, mỗi chính thể tốt đẹp đều có một hình thức thối nát tương ứng với nó.

Chính thể tốt đẹp

Chính thể thối nát

Quân chủ (Monarchy)

Quý tộc (Aristocracy)

Hợp tiến (Polity)

Độc tài (Tyranny)

Đầu sỏ (Oligarchy)

Dân chủ (Democracy)

Như đã đề cập, trong chính thể quân chủ, quyền điều hành tối thượng thuộc về một nhà lãnh đạo đức độ và thông tuệ, người quan tâm đến phúc lợi cộng đồng. Chỉ khi nào người đảm nhận cương vị ấy không nghĩ đến lợi ích của dân chúng, bắt đầu thâu tóm quyền lực và tiền của, chính thể ấy mới rời vào tình trạng độc tài.

Tương tự, trong chế độ quý tộc, quyền điều hành thuộc về nhóm quý tộc (công dân) có phẩm chất và năng lực ưu việt. Khi quyền hành ấy rơi vào tay của một nhóm người chỉ quan tâm đến việc lạm dụng chức quyền để mưu cầu tư lợi, chế độ quý tộc bị thao túng bởi các nhà tài phiệt, trở nên thối nát và thoái hoá thành chính thể đầu sỏ.

Cuối cùng, chính thể hợp hiến, được điều hành bởi một số người dân có phẩm chất xứng đáng, chỉ thoái hoá thành chế độ dân chủ khi đa số giới cầm quyền phớt lờ lợi ích của Nhà nước và quần chúng, lạm dụng chức quyền để mưu cầu tư lợi. Trong chính thể dân chủ, quần chúng quyết định các chính sách quốc gia vì lợi ích cục bộ hơn là vì lợi ích của đất nước.

Điều tiết cơ cấu hành chính

Aristotle áp dụng nguyên tắc “tiết độ trong mọi sự” vào vấn đề thẩm định cơ cấu của một quốc gia. Thí dụ: Liệu bộ máy chính quyền hiện tại có quá nhỏ, hay quá cồng kềnh so với dân số, điện tích của đất nước, hoặc so với dân trí?

Ông đi đến kết luận rằng một nhà nước lý tưởng phải có đa số dân thuộc tầng lớp trung lưu. Tầng lớp nghèo khổ chiếm đa số sẽ là một gánh nặng đối với vấn đề an ninh quốc gia; đồng thời, sự vượt trội về số lượng người giàu thuộc tầng lớp thượng lưu cùng tạo ra tình trạng mất cân đối về mặt phân phối phúc lợi và quyền lực trong đất nước. Giới trung lưu chiếm đa số và quyền điều hành thuộc về giới trung lưu là điều kiện “lành mạnh nhất” đối với sự phát triển của một quốc gia.

“Mọi hình thức thái quá đều phải được loại trừ”. Dành quá nhiều nhân lực cho một chức nghiệp nào đó sẽ phá vỡ sự cân bằng và ổn định của một đất nước. Ngoại trừ giới trung lưu, quá nhiều phục vụ cho một lãnh vực nào đó, sẽ gây phương hại thậm chí huỷ hoại cả một quốc gia. Aristotle dẫn chứng: “Người Sparta mải đầu tư cho chiến tranh, không chuẩn bị cho hoà bình. Vào thời bình, họ rỉ sét như thanh gươm nằm trong vỏ”.

4. Triết lý luật pháp của Thánh Thomas Aquinas

Theo Thánh Thomas Aquinas(5), Thượng Đế là nhà lập pháp tối thượng (the superme lawgiver), đấng sáng tạo mọi quy luật, siêu nhiên lẫn tự nhiên – bắt nguồn từ những quy luật gốc ấy, luật pháp của con người được hình hành. Thánh Thomas nhận định rằng trật tự xã hội và những quy tắc công bằng của nó tuân theo khuôn mẫu mà Thượng Đế đã định sẵn trong thế giới tự nhiên. Những điều luật bất công, vốn không tuân theo khuôn mẫu ấy, không thể được xem là luật pháp đích thực. Mặc dù, nói một cách nghiêm chỉnh, con người không có bổn phận phải tuân theo những điều luật bất công, nhưng vẫn có những lý do đạo đức đòi hỏi sự vâng mệnh trước quyền lực, bởi lẽ “mọi quyền lực đều xuất phát từ Ý chúa”. Con người phải tuân theo giới cầm quyền, bởi vì không có quyền lực nào nằm ngoài quyền năng của Thượng đế.

Nắm quyền thống trị là sở hữu quyền lực, là bước lên cương vị và đảm nhận trách nhiệm cao hơn người khác. Đối khán với quyền lực là đối kháng với thiên mệnh, với “trật tự” mà Thượng đế đã định ra. Không chỉ quyết định thang bậc tôn ti ở chốn thiên đường (celestial hierarchy), trật tự ấy cũng quyết định hệ thống thang bậc trong giáo hội (ecclesiastical hierarchy) và cơ cấu xã hội (social order). Trong xã hội trần tục, người lãnh đạo tối cao của nhà nước thọ lãnh thiên mệnh, thực hiện trật tự của Thượng đế; mọi thần dân và thuộc cấp đều phải tuân theo. Thánh Thomas quan niệm rằng ngay cả hành động sai trái của kẻ cai trị tàn ác nhất cũng là hành động gián tiếp của Thượng đế.

Bạo lực và bất tuân luật pháp

Thánh Thomas còn nhận định rằng mối quan hệ đúng mực giữa năng lực người dân và luật phát là cơ sở xác lập trị an mà không cần sử dụng đến bạo lực. Bạo lực là điều đáng ghê tởm,chỉ nên sử dụng như biện pháp cuối cùng để tranh đấu với cái xấu, và phải được giới hạn ở mức cần thiết. Xét cho cùng, bạo lực đối nghịch với bản chất của tự nhiên, rất hiếm khi nó hợp với thiên ý. Chính vì lý do đó, khi đối mặt trước bạo lực, con người luôn có khuynh hướng nhân nhượng và hoà hoãn. Tuy nhiên, người ta cũng cần nhận thức rõ hiểm hoạ và khi cần thiết, bước vào cuộc chiến chống lại Cái Ác.

Thánh Thomas cho rằng có sự khác biệt giữa những điều luận “bất công”(vô đạo hay nghịch thiên) và những điều luật “bất lợi” (trái ý hoặc gây phương hại cho lợi ích của một số cá nhân). Đối với các điều luật vô đạo, chúng ta không bao giờ nên chấp nhận và tuân thủ. Tuy nhiên, đối với các điều luật bất lợi (một trong những dạng biến động thăng trầm của đời người), cách phản ứng của mỗi cá nhân (tuân thủ hoặc phủ nhận chí kình chống) chính là thước đo lương tâm và đạo đức của bản thân. Một người vô tội bị kết án tử hình có đủ lý do đạo đức khi tìm cách trốn tránh thụ hình, nhưng một tội phạm thực sự thì không. Thực tế, lịch sử nhân loại ghi nhận không ít gương trung thần, danh sĩ khí tiết hơn người – họ chấp nhận hình phạt bất công để bảo vệ những giá trị và nguyên tắc đạo đức cao đẹp. Trong giới triết gia, Socrates là một tấm gương điển hình như vậy. Ông đã đón nhận án tử, sử dụng thái độ của mình như một phương cách tôn vinh công lý: tôn trọng tính uy nghiêm của luật pháp, vận dụng lý lẽ để phản kháng. Cái ác thay vì bài xích và hạ thấp giá trị công lý thiêng liêng của một phán quyết.

Quy luật tự nhiên

Suy luận lôgic, theo quan niệm của Thánh Thomas, là cơ sở thích hợp để đánh giá phẩm hạnh của con người, nhưng chính quy luật tự nhiên không chỉ quyết định hình nên khuôn mẫu suy luận ấy. Cũng cần lưu ý rằng quy luật tự nhiên không chỉ quyết định sự vận hành của các cơ quan của con người, nó còn bao hàm những phẩm chất luân lý – vì thế, nó cũng là quy luật đạo đức. Đối với quy luật tự nhiên, con người có quyền chọn lựa thái độ tuân thủ, theo đuổi hay xuyên tạc nó. Tuy nhiên, mọi hành vi trái luật tự nhiên đều trái với đạo đức.

Thánh Thomas tin tưởng rằng con người không nhận thức về quy luật tự nhiên thông qua con đường suy luận, mà thông qua sự trực nhận, một thiên hướng cho phép con người nắm bắt được lẽ tốt đẹp phù hợp với bản chất của chính mình. Thông qua quá trình suy luận, chúng ta có thể nhìn nhận rằng thiên hướng ấy là tốt đẹp, rằng những điều sai lệch so với quy luật tất nhiên “bất thành văn” chỉ trở thành tri thức và phản ứng tự nhiên của chúng ta thông qua sự trực nhận, không đòi hỏi sự hỗ trợ của quá trình suy lý.

Thiên hướng trực nhận lẽ đúng sai không đơn giản chỉ là bản năng động vật; nó bao gồm cả hoạt động ý thức. Hơn nữa, bản thể (ontological life) hoà hợp với hoạt động ý thức. Hơn nữa, thiên hướng này bám rễ sâu trong các hành vi lý trí, hoạt động dưới tiếng gọi, mệnh lệnh hay nguyên tắc của lương tâm, đòi hỏi chúng ta hành thiện, động viên chúng ta chống lại cái ác. Thực tế tri thức của nhân loại về những đạo lý trong đời đều được phát hiện dựa trên thiên hướng trực nhận, một thiên hướng thuộc về bản chất của con người. Thời xa xưa, thiên hướng trực nhận ấy là con đường duy nhất dẫn đến tri thức luân lý. Về sau, con đường ấy bị che khuất dần giữa đám rừng ngôn từ và ý tưởng trí xảo; con người bắt đầu làm quen với các khuynh hướng suy luận, len lỏi theo những lối mòn để tìm đến cánh cửa tri thức.

Quy luật vĩnh hằng

Theo Thánh Thomas, mặc dù quy luật vĩnh hằng xuất phát từ Thượng Đế, ý nghĩa của nó cần được nhận thức theo quan điểm triết học hơn là dựa trên quan điểm thần học. Thượng đế bất diệt – Đấng sáng tạo, khởi động và vận hành muôn vật – hiện hữu và hành động với ý nguyện và tuệ giác của ngài. Do vậy, bộ máy vũ trụ vận hành theo lẽ trời – nói cách khác, quy luật tự nhiên là lẽ hành sự của Thượng đế. Lý lẽ của ngài, Tuệ giác bất diệt của Ngài, Bản chất siêu phàm của Ngài, hợp nhất với quy luật vĩnh hằng, thể hiện “sự minh tuệ thần thánh” bao trùm mọi chuyển động và hành trạng của muôn vật.

Do xuất phát từ sự minh tuệ thần thánh ấy, quy luật tự nhiên tất phải bao hàm đạo lý (hay lẽ phải) và luân lý (hay cơ chế vận hành mang tính áp đặt) – nói cách khác, nó phải có bản chất của một quy luật đích thực. Khả năng áp chế của quy luật tự nhiên, hình thành nên các nguyên tắc luân lý, hoàn toàn gắn liên với sự tồn tại của Thượng đế – không có Thượng đế, tất không có đạo đức.

Thể hiện sự minh tuệ thần thánh (divine wisdom), quy luật vĩnh hằng vốn vô ngôn, bất khả thuyết, bất khả tư lượng – chỉ có bản thân Thượng đế, hoặc những ai thực chứng được bản thể của Ngài, mới có thể nắm bắt được quy luật ấy.

Luật pháp

Theo triết lý của Thánh Thomas, luật pháp là luật được định hình dưới dạng văn bản, thể chế hoá lẽ phải bằng lý luận thực tế. Do quan niệm về lẽ phải được cụ thể hoá dưới dạng quy định pháp lý, áp đặt nên mỗi cá nhân và được xã hội thực thi, nó trở thành một nghĩa vụ luật pháp mà nếu như phớt lờ, người ta có thể bị trừng phạt. Trong khi hiệu lực của luật pháp dựa trên cơ sở sự cưỡng chế của xã hội (pháp chế ), quy luật tự nhiên “bất thành văn”, thông qua mệnh lệnh của lương tâm, đòi hỏi chúng ta tuân theo các nguyên tắc luân lý. Vì thế, quy luật tự nhiên có liên quan đến nghĩa vụ đạo đức hơn là nghĩa vụ luật pháp.

Quyền tự nhiên

“Tự bảo toàn sinh mạng” là một thí dụ điển hình cho quyền tự nhiên (natural right), khái niệm thường đi kèm theo quy luật tự nhiên. Quyền tự nhiên tồn tại như tiền đề cơ sở cho sự hình thành các quyền hạn cụ thể trong khuôn khổ pháp lý. Nó tiềm ẩn trong quy luật tự nhiên.

Luật quốc tế

Công pháp hay luật quốc tế (the jus gentium ) là luật được áp dụng ở các quốc gia có cùng một nền văn minh. Khác với quy luật tự nhiên, nó chỉ được nhận thức thông qua lý lẽ và các khái niệm tư duy, không thông qua khuynh hướng trực nhận. Mặc dù có thể không được thể chế hoá thành những quy định rõ ràng, công pháp vẫn mang tính pháp chế, dựa vào hoạt động lý trí và nhận thức của con người. Tương tự như luật lệ xã hội đòi hỏi mỗi cá nhân trong cộng đồng phải tuân thủ, luật quốc tế có giá trị pháp lý lẫn luân lý, bởi lẽ nó đòi hỏi chúng ta phải có nghĩa vụ luật pháp lẫn đạo đức.

5. Triết lý chính trị của Niccolo Machiavelli

Niccolo Machiavelli(6)đề xuất một học thuyết biện minh cho giới cai trị trong việc sử dụng mọi phương tiện cần thiết, công chính lẫn ám muội, để duy trì một chính phủ vững mạnh và ổn định trật tự xã hội “mục đích biện minh cho phương tiện,” dẫu rằng mục đích ấy chỉ mang đến lợi ích cho chế độ cai trị độc tài.

Để có được quyền lực chính trị, người ta cần phải được sinh ra trong một gia đình thế gia vọng tộc, hoặc phải chiếm đoạt quyền lực bằng ý trí, tài năng thậm chí bằng thủ đoạn. khi đã thâu tóm quyền hành đạt được từ thủ đoạn, với sự hỗ trợ của một số kẻ đồng mưu (những có đủ tham vọng và tính gian hùng cần thiết để tham gia thực hiện những mưu đồ xấu xa), người ta cần phải loại trừ họ. Hơn nữa, trong quá trình tiêu diệt các kẻ thù trong nước, người cầm quyền phải kiên quyết, nhẫn tâm và không được phép xót thương – nếu không, ” sau một vài cơn mưa, cỏ dại lại mọc đầy.”

Lòng cảm thông của kẻ cai trị dành cho thần dân phải được giới hạn ở mức cần thiết để có thể duy trì trọn vẹn quyền lực của bản thân. trung tín, tôn giáo, v.v…. với mục đích xây dựng một hình ảnh tốt đẹp trước công chúng, nhưng ông ta thường xuyên phải luôn hành động ngược lại với ý tưởng ấy. Trên tất cả, ông ta cần phải hình thành nên một tính cách đạo đức giả và mềm dẻo. Chỉ có một vài người gần gũi và nhạy cảm mới phát hiện ra tính cách thực của ông ta, nhưng thông thường họ không dám phản kháng hay vạch trần bộ mặt giả dối của kẻ cai trị đầy quyền lực. Nhờ đó, những kẻ cai trị mới duy trì được địa vị tôn quý của họ.

Thuật làm vua

Tác phẩm kinh điển của Machiavelli, “Thuật làm vua” (The Prince), phân tích đến phép cai trị của các bậc vua chúa, đặt vấn đề liệu rằng họ nên tin tưởng vào thần dân đến mức độ nào, liệu rằng họ nên sử dụng đến những phương cách gì để điều phục dân chúng. Machiavelli kết luận rằng các bậc vua chúa phải sử dụng đến luật pháp lẫn vũ lực. Do luật pháp thường tỏ ra kém hiệu quả, vũ lực luôn được cần đến – mặc dù xét theo một góc nhìn nào đó, vũ lực chỉ được sử dụng để đối phó và trấn áp thú dữ.

Tóm lại, các bậc vua chúa nên thể hiện một tính cách hai mặt: thèm khát quyền lực như một mãnh sư, đồng thời phải ranh ma và xảo quyệt như một con cáo. Làm vua chúa, phải luôn cảnh giác, phải luôn nhớ rằng “mãnh sư bị sập bẫy, cũng như một chú cáo ở giữa bầy sói, không có khả năng tự vệ” hai mặt tính cách nói trên hỗ trợ cho nhau. Như con cáo, vua chúa phải che giấu bản chất thực sự của mình, tỏ vẻ đức độ ngay cả khi hành xử xấu xa. Như con mãnh sư, ông ta cần phải biết tàn nhẫn. Chỉ có những vị vua quá xuẩn ngốc mới có lòng nhân từ và đức độ thực sự – họ sẽ đánh mất vương quốc của mình vào tay kẻ thù. Tuy nhiên, để giữ được quyền lực, vua chúa buộc phải tạo dựng cho mình một hình ảnh của người cai trị đức độ.

Các thể chế Chính quyền

Machiavelli nhận định rằng trong suốt lịch sử nhân loại, chỉ có hai chính thể cơ bản: quân chủ và cộng hoà, trong đó cộng hoà là thể chế tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chế độ cộng hoà chẳng thể hoạt động hiệu quả nếu không có những công dân có phẩm chất và đức độ. Trong trường hợp nhân tâm đã loạn, chỉ có chế độ quân chủ là khả thi. Theo ông, mục đích “trấn áp lòng người “có thể biện minh cho cung cách cai trị cứng rắn kết hợp với các hình thức mị dân. Nói cho cùng, “mục đích biện minh cho phương tiện.”

6. Triết lý chính trị của Thomas Hobbes

Triết lý chính trị của Thomas Hobbes(7) đặt trên nền tảng học thuyết khế ước xã hội (Social Contract theory), học thuyết nền tảng của các thể chế dân chủ hiện đại. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng các quyền bất khả tước đoạt của con người, theo niềm tin của Hobbes, là các quyền tự nhiên (natural rights); trong khi khái niệm nhân quyền (human rights) thời hiện đại được xem là các quyền được một thực thể thần thánh (divine Being) ban cho.

Hobbes tuyên bố rằng con người, về cơ bản, là một tạo vật sa đoạ và không đáng tin cậy, rằng họ luôn phải tự bảo vệ bản thân giữa các đồng loại chẳng khác gì những con thú trong rừng vậy! Mỗi cá nhân luôn cảm thấy cần thiết phải đóng kín cửa đề phòng kẻ trộm đột nhập, thậm chí phải luồn ví tiền dưới gối đề phòng kẻ trộm trong chính gia đình mình. Con người không chỉ sa đoạ mà còn thích gây gổ và hiếu chiến đến độ, ngoại trừ những khoảnh khắc nghỉ ngơi giữa các cuộc khẩu chiến, họ liên tục xung đột, cạnh khoé và chống phá lẫn nhau.

Có ba lý do lý giải tính hiếu chiến của con người: cạnh tranh (để giành quyền sống cho mình), thiếu tin cậy vào người khác (nhu cầu tự bảo toàn) và thèm khát vinh quang (nhu cầu được kính trọng). Cạnh tranh đưa con người đến bạo lực, thiếu lòng tin làm nảy sinh khuynh hướng tự vệ, và hãnh tiến đòi con người xây dựng các hình thức ngoại giao tinh tế.

Quyền tự nhiên

Theo Hobbes, quy luật thống trị cung cách ứng xử của mọi tạo vật là luật rừng, “luật nanh vuốt ” (the law of tooth and claw). Với quy luật khốc liệt ấy, sức mạnh tạo nên lẽ phải. Trong rừng, mãnh sư ưu tiên giành lấy những gì nằm trong khả năng của nó; sau đó các loài thú khác lần lượt dành lấy phần của chúng. Con người cũng hành động như thế và nếu cần thiết, thậm chí họ còn tàn sát lẫn nhau hoặc biến đồng loại thành nô lệ. “Mỗi người có quyền làm mọi sự trong khả năng, ngay cả khi làm chủ thân thể của kẻ khác.”

Quyền bình đẳng giữa con người

Như đề cập ở trên, quy luật tự nhiên cho phép mỗi người, trong khả năng của mình, làm mọi việc theo ý muốn – bởi lẽ trong thế giới dã thú, “chẳng có gì xem là bất chính cả”. Mặt khác, để tránh bị kháng cự và phản công, con người phải xảo trá hơn cả dã thú. Một người yếu đuối, nếu được trang bị vũ khí lợi hại và có chiến thuật hiệu quả, hoàn toàn có thể hạ gục một người khoẻ mạnh. Hobbes chỉ ra rằng, do con người có năng lực thể chất không đồng đều, các cá nhân yếu đuối thường có xu hướng tập hợp thành nhóm để tự vệ hoặc để chống lại kẻ thù hùng mạnh. “Xét về mặt thể lực, kẻ yếu vẫn có đủ khả năng tiêu diệt kẻ mạnh bằng thủ đoạn hiểm độc, hoặc bằng cách liên kết với những ai có cùng mục tiêu như họ.” Về phương diện này, Hobbes đồng tình với phương châm cổ: “ Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” (United we stand, divided we fall).

Luật tự nhiên

Hobbes tin tưởng rằng, xét theo luật cơ bản của tự nhiên, cá nhân phải bảo vệ cuộc sống của chính mình bằng mọi cách và với mọi giá, rằng không có gì quý hơn mạng sống và đáng phải hy sinh mạng sống cả. “Tự bảo toàn sinh mạng” là quy luật tự nhiên đầu tiên, thúc giục con người “tìm kiếm và theo đuổi hoà bình.” Nỗi sợ chết hay sợ tổn thương, kết hợp với bản năng bảo toàn sinh mạng, ngăn không cho con người làm hại bản thân và người khác. Quy luật đầu tiên ấy (luật tự bảo toàn sinh mạng) thúc đẩy con người tuân phục quy luật thứ hai, liên quan đến khế ước xã hội – bởi lẽ sinh mạng chỉ được bảo toàn tốt nhất trong một xã hội, nơi mà sự an bình lâu dài được xác lập trên nền tảng của một khế ước cộng đồng.

Khế ước xã hội

Đối với Hobbes, khế ước xã hội là phương tiện thiết yếu để xác lập các quyền công dân trên cơ sở của quy tắc vàng trong phép xử thế (“Hãy dành cho người khác những gì mà bạn muốn nhận được từ họ”), thay cho quy luật tự nhiên “mạnh được yếu thua“. Các cá nhân có được quyền công dân bằng cách chấp nhận một thoả ước cộng đồng được xây dựng trên nguyên tắc “cá nhân sẵn sàng, vì mục đích hoà bình, vì quyền tự nhiên của mình, bằng lòng giới hạn sự tự do của mình đến một mức độ mà, trong tình huống tương tự, những người khác cũng sẵn lòng kiềm chế như vậy.” Nguyên tắc này cấu thành nên quy luật thứ hai về khế ước xã hội. Ý nghĩa và tầm quan trọng của quy luật ấy chỉ có giá trị nếu nó thoả mãn được quy luật tự nhiên đầu tiên – luật tự bảo toàn sinh mạng.

Các luật phát sinh từ khế ước xã hội

Qua phần thảo luận, rõ ràng quy luật thứ hai được phát triển từ quy luật đầu tiên; bởi lẽ con người chỉ chấp nhận tham gia khế ước xã hội với mục đích bảo đảm quyền sống của bản thân. Hobbes nhận định rằng có một số quy luật khác phát sinh từ 2 quy luật đầu tiên ấy. Ông tổng kết các quy luật như sau:

1. Con người không được làm điều gì có khả năng huỷ hoại cuộc sống bản thân ( luật tự bảo toàn sinh mạng ).

2. Cá nhân sẵn sàng, khi những người khác cũng thế, đặt mục đích hoà bình và tự bảo vệ bản thân nên trên hết; cá nhân bằng lòng với quyền tự do trong khuôn khổ mà anh ta có thể chấp nhận dành cho người khác trong tình huống tương tự (luật khế ước xã hội ).

3. Mỗi người đều thực thi các nghĩa vụ theo thoả ước ( luật công lý ).

4. Với một người thọ nhận lợi ích, từ lòng hảo tâm hay sự biết ơn của người khác, không có lý do gì khiến anh ta phải ân hận về thiện ý của mình (luật hàm ơn).

5. Mỗi người tranh đấu để tự thích ứng với cộng đồng (luật thích nghi).

6. Sau khi cảnh cáo, “cá nhân nên tha thứ cho những kẻ xúc phạm đã biết hối lỗi và mong được dung thứ” (luật vị tha).

7. Về vấn đề báo thù (lấy oán trả oán), người ta không nên xem nặng tội lỗi quá khứ, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp ở tương lai ( luật báo thù).

8. Không ai được phép tuyên bố sự ghét bỏ hay kinh miệt người khác thông qua hành động, lời nói, dáng vẻ hay ra dấu hiệu (luật khinh miệt).

9. Mọi cá nhân thừa nhận rằng mỗi người đều bình đẳng về mặt bản chất (luật tự tôn).

10. Hội nhập vào “điều kiện chung sống hoà bình, không ai được phép giành riêng bất kỳ quyền lợi nào mà cá nhân không sẵn lòng chia sẻ cho cả cộng đồng” (luật ngã mạn và khiêm tốn).

11. Đối với những gì không phân chia được; “nếu có thể, hãy cùng thụ hưởng chung; và nếu như có thể phân chia được về mặt số lượng, hãy chia đều cho số người được quyền thụ hưởng” (luật công bằng).

12.Quyền chiếm hữu đều quyết định bằng cách rút thăm, hoặc xác định tình trạng sở hữu đầu tiên (hệ luật của công bằng)

13. “Mọi sứ giả hoà bình đều được hưởng quy chế bảo đảm an toàn” ( luật quy chế an toàn).

14. “Những cá nhân dính líu đến sự kiện tranh chấp đều phải đặt mình dưới quyền phán xử của một vị trọng tài” (luật phân xử).

Cần lưu ý rằng các điều luật nói trên, theo quan niệm của Hobbes, đều được chi tiết hoá hoặc suy luận từ quy tắc vàng trong thuật ứng xử.

Vị Quốc chủ (Levithan)

Các điều luật nói trên, quy định phận sự của các công dân tham gia khế ước xã hội, thực sự có giá trị tham khảo rất cao. Tuy nhiên, vẫn có một câu hỏi quan trọng cần được đặt ra: điều gì sẽ xảy đến nếu như một cá nhân tham gia khế ước ,vô tình hay cố ý, không thực hiện bổn phận của mình? Để trả lời, Hobbes gọi đó là vị Quốc chủ ( Levithan), một “vị thần” trong loài người. Bản thân đứng trên luật lệ, người ấy nắm quyền hành pháp tối cao trên thế giới (hay chí ít là trên một đất nước).Theo giả định, quyền lực ấy thuộc về một đấng đế vương. Tuy nhiên, nếu có một người nắm quyền lực cao hơn xuất hiện và khuất phục được bậc đế vương ấy, nhân vật ấy sẽ trở thành Vị Quốc chủ mới.

Ở quốc gia không có một vị vua nắm quyền lực tối cao, khế ước được điều hành bởi một hội đồng và quốc gia ấy được gọi là khối quy chế cộng đồng (Commonwealth by Institution). Nếu được xác lập bởi nhà vua, người nắm quyền lực tối thượng (bằng biện pháp vũ lực hoặc thông qua thoả ước giữa các đảng phái có liên quan ), nó được gọi là khối hiệp ước cộng đồng (Commonwealth by Acquisition ).

7. Triết lý dân chủ của Jean Jacques Rousseau

Triết lý dân chủ của Jean Jacques Rousseau nhấn mạnh nguyên tắc cho rằng quyền tối thượng thuộc về người dân, rằng tất cả quyền lực khác đều phụ thuộc vào quyền tối thượng ấy. Nhà nước được hình thành trên nền tảng của một khế ước xã hội có mục tiêu đảm bảo an sinh cho công dân, do vậy chủ quyền tồn tại nhằm mục đích bảo vệ cho mỗi cá nhân trong quốc gia. Khi chấp nhận tuân thủ luật pháp, các cá nhân chỉ đơn thuần uỷ thác quyền của họ vì mục đích đó. Chính phủ chỉ sở hữu quyền uỷ nhiệm, không phải là quyền lực tối thượng, xuất phát từ ý nguyện của tập hợp quần chúng thống nhất. Chính ý nguyện của khối quần chúng, một ý nguyện chung, là điều mà các viên chức nhà nước phải thực thi. Ý nguyện chung là ý nguyện hướng đến lợi ích của mọi người. Hơn nữa, bộ máy nhà nước không nên quá cồng kềnh, quốc gia cũng không nên quá lớn, gây khó khăn cho khả năng thích ứng của các công dân. Hình thức chính quyền lý tưởng nhất chỉ bao gồm một nhóm nhỏ các công chức do dân bầu ra.

Tự do và bình đẳng

Thời nguyên sơ, xã hội được tổ chức dựa theo trật tự gia đình, hình thức xã hội chân thật và gần gũi vời tự nhiên hơn cả. Theo đó, đúng ra các hình thức xã hội chính trị đương thời nên được xây dựng theo khuôn mẫu gia đình. Trong một gia đình, mỗi đứa trẻ được sinh ra với quyền tự do và bình đẳng; nguyên tắc tương tự cũng nên được sử dụng và phát huy trong những vấn đề chính trị xã hội của thời đại.

Chế độ nô lệ là ý tưởng đáng ghê tởm trong một xã hội tự do, bởi vì “sức mạnh không làm nên lẽ phải”, và về mặt tự nhiên, “không ai thống trị đồng loại của mình.” Vì thế, không thể tổ chức và thể chế hoá xã hội bằng vũ lực mà phải thông qua hình thức thoả ước, thông qua một khế ước xã hội.

Quyền tối thượng bất khả chuyển nhượng

Quyền tối thượng thuộc về công dân, hay nói đúng ra, thuộc về chính kiến của tập hợp quần chúng thống nhất; bởi lẽ chỉ có một tập hợp như thế mới sở hữu một ý nguyện bất khả chuyển nhượng. Ý nguyện của mỗi cá nhân chia sẻ với nhau trong ý nguyện chung, hướng đến ích lợi chung của cả cộng đồng. Mặc dù quyền hành có thể được ủy nhiệm, ý nguyện thì không. “Chủ quyền không là gì ngoài việc thể hiện ý nguyện chung, một ý nguyện chẳng thể nào chuyển nhượng được. “Chính vì lý do đó, chủ quyền là bất khả phân cấp, bất khả chuyển nhượng.”

Ý nguyện chung

Ý nguyện chung không đơn thuần là bản liệt kê ý nguyện riêng rẽ của mỗi cá nhân. Thực chất, nó được thể hiện trong hoạt động chính trị của mỗi công dân khi anh ta thành tâm và tự nguyện, không chịu bất kỳ một áp lực nào, đưa ra quyết định độc lập của mình bằng một lá phiếu.

Quá trình tổng hợp những lá phiếu có thể chỉ cho thấy khát vọng riêng của mỗi công dân; nhưng ý nguyện chung được phản ánh qua thái độ tự nguyện và thành tâm của mỗi cá nhân, tham gia bỏ phiếu vì những điều tốt đẹp cho mọi công dân. “Thông thường, có điều khác biệt rất lớn giữa ý nguyện toàn thể và ý nguyện chung. Ý nguyện chung chỉ liên quan đến lợi ích chung. Ý nguyện toàn thể có liên quan đến những lợi ích riêng, chỉ là một bản tổng kết những ý nguyện riêng rẽ…ý nguyện chung lúc nào cũng đúng cả “nếu được hướng dẫn chu đáo, tránh những xu hướng bè phái và các thủ đoạn thao túng chính trị, một cộng đồng dân cư sẽ thể hiện rõ ràng ý nguyện chung của họ.”

Khế ước xã hội

Rousseau nhận định rằng với xã hội được xây dựng trên cơ sở khế ước, vận dụng sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng để chăm lo vấn đề an sinh bảo vệ tài sản của mỗi cá nhân, mọi công dân đều có quyền tự do và độc lập, chẳng phải tuân theo mệnh lệnh của ai khác ngoài chính mình.Bởi lẽ khế ước xã hội tồn tại vì vấn đề an sinh của mỗi cá nhân trong cộng đồng, nếu một thành viên vi phạm các thoả ước, anh ta đã vi phạm luật lệ của chính mình . Cá nhân ấy sẽ phải nhận lãnh hình phạt, không phải chỉ vì mục đích duy trì sự ổn định của xã hội, mà còn vì lợi ích của chính anh ta.

Khế ước xã hội được xác lập trên nguyên tắc cơ bản là: Quyền tối thượng thuộc về dân chúng (sở hữu chủ của ý nguyện bất khả quyền nhượng); quyền hành có thể chuyển giao nhưng ý nguyện thì không. Do vậy, chính phủ chỉ là người đại diện của quần chúng, hoạt động và thực thi ý nguyện chung. Chính phủ chẳng bao giờ đạt được quyền thống trị tối thượng và tối hậu.

Về nhà nước lý tưởng, Rousseau chọn chính thể cộng hoà cai trị bằng luật pháp, viên chức chính phủ do dân bầu chọn và thi hành ý nguyện chung. Tin rằng cho cấu chính trị đặc thù chỉ có vai trò thứ yếu, ông đưa ra nhận sét chung như sau: chế độ dân chủ phù hợp với nước nhỏ; chế độ quý tộc với các nước cỡ trung bình; và chế độ quân chủ với các nước lớn. Ông kêt luận rằng “nếu có sự tồn tại của nòi giống thần thánh, hẳn là họ cũng tự trị theo thể chế dân chủ.”

8. Triết lý pháp quyền của Hegel

Triết lý chính trị và pháp lý của Georg W.F.Hegel(8) được ông phác hoạ trong tác phẩm “Triết lý pháp quyền” (Die philosophiedes Rechts). Từ Recht, trong tiếng Đức, có thể được hiểu theo 1 trong 3 nghĩa như sau: “lẽ phải” (moral principle), “luật pháp” (law), hay “quyền công dân”(civil). Thực tế, Hegel và nhiều triết gia Đức khác sử dụng thuật ngữ ấy để diễn đạt cả ba nghĩa trên.

Quốc gia – Một ý tưởng đạo đức và thần thánh

Giống như Aristotle, Hegel nhận định rằng con người là một tạo vật có tính xã hội, chỉ có thể tìm thấy sự thực hữu của chính mình trong khuôn khổ quốc gia. Theo ông, nhận thức về sự thực hữu của con người gắn liền với môi trường xã hội. Do vậy, quốc gia có vai trò rất quan trọng đối với vấn đề có ý thức luân lý và đạo đức. Quốc gia là một thực thể bao quát, là môi trường tổng hợp nên toàn bộ tính cách, nếp sống và xu hướng nhận thức của con người. Vì thế con người phải nhất thiết phụ thuộc vào thực thể bao quát ấy. Trên tất cả, quốc gia không thể được lý giả như một khế ước xã hội, bởi lẽ quốc gia không phải đựơc tạo ra từ quyết định của các cá nhân trong một đất nước. Không có quốc gia, chẳng có chân lý nào hay, xét về mặt thực hữu, không có sự nhận thức trọn vẹn nào được tìm thấy nơi một cá nhân hoặc đoàn thể nào đó. Quốc gia là một thực thể chân xác, không chỉ đơn giản là một nhóm người tập hợp lại. Chỉ ở trong quốc gia, cá nhân mới có thể hoàn tất quá trình tự nhận thức của mình.

Hegel đồng nhất quốc gia với quyền năng của Thượng Đế, dàn trải và xuyên suốt lịch sử thế giới. Quốc gia là một ý tưởng Thần Thánh, là sự hiển lộ của Thượng Đế ở chốn trần thế, là thực thể đáng được tôn thờ. Là một hình thức thể hiện tính hợp lý hoàn hảo, quốc gia chỉ yêu cầu các công dân những gì hợp lẽ. Mặc dù quốc gia được hình thành chủ yếu bằng vũ lực, chính cảm giác an sinh trong trật tự đã giữ cho nó đứng vững.

Quốc gia – Một tổng thể hữu cơ

Đối với Hegel, quốc gia là một tổng thể hữu cơ, không ngừng phát triển để tự khẳng định chính mình. Một quốc gia băng hoại giống như cơ thể người bệnh, mặc dù có thể vẫn tồn tại nhưng không thể hoạt động như một thực tại sống động – như một bàn tay bị thương tật, tuy vẫn giữ nguyên hình thể nhưng vô cảm và không thể cử động theo ý muốn. Quốc gia theo đuổi sự nghiệp tự nhận thức và tự khẳng định, một sự nghiệp mà tinh thần thế giới (the world Spirit) đã tạo ra cho nó.

Hiến pháp

Quốc gia là tinh thần của đất nước. Luật pháp thâm nhập và nuôi dưỡng toàn bộ đời sống của nó, thể hiện các quy tắc và ý thức đạo đức của người dân trong một đất nước. Dạng hiến pháp mà một quốc gia chấp nhận tương xứng với mức độ hiểu biết, hay mức độ hoàn tất quá trình tự nhận thức của nó. Hiến pháp (consitution) không hoàn toàn được tạo ra bởi con người, nó xuất phát từ mức độ thức ngộ, khả năng thành tựu quá trình tự khẳng định của một quốc gia. Hiến pháp thể hiện sự phát triển xuyên suốt dòng lịch sử của một quốc gia. Hiến pháp co tính hợp lý và có giá trị bất diệt, là một công cụ có tính thần thánh – không phải là một tác phẩm của con người, mà là tác phẩm của cả ngàn năm lịch sử, nó bộc lộ những gì hợp lý, là ý thức về những gì hợp lý. Nó là đặc tính thiêng liêng của lý lẽ, là “toà kiến trúc uy nghiêm và hùng vĩ”

Vị Quân Chủ

Hegel cho rằng chính thể quân chủ lập hiến (constitutional Monnarchy) là hình thức nhà nước tối cao – không có tính dân chủ theo ý tưởng cho rằng quyền tối thượng thuộc về dân chúng. Nó xuất phát từ ý tưởng cho rằng người trị vì đất nước là nhân vật đứng đầu một quốc gia tổng thể hữu cơ, thể hiện tinh thần Thế Giới. Ông nhận định rằng “quyền lực tối thượng thuộc về nhân vị mang tính tổng thể, được đại diện bởi nhà quân chủ”. Quyết định tối hậu thuộc về nhà nước, thể hiện ý chí tự quyết tối thượng, và vị quân chủ là người phát ngôn chính thức của toàn quốc gia. tuy vậy, vị quân chủ không phải là bản thân nhà nước, mặc dù nhà nước hoạt động thông qua ông ta. Thực tế, hầu như vi quân chủ chỉ “ký tên mình” để xác lập tinh thần quốc gia. Bởi vì nhà nước tồn tại độc lập với quyền trị vì, phẩm chất và tài năng của vị quân chủ chỉ chiếm vai trò thứ yếu, vai trò của “người vâng mệnh quốc gia” để thực hiện công việc đặt nét bút cuối cùng. Nói cách khác, bất chấp sự kiện rằng các quyết định tối thượng trực tiếp gắn liền với ông ta, vị quân chủ chỉ đặt dấu ấn cuối cùng để tuyên cáo rằng những quyết định ấy phù hợp với ý nguyện tối thượng của quốc gia.

Vị quân chủ là người trị vì một quốc gia chuyên chế, trong đó quyền hành pháp và lập pháp vận hành theo hình thức tư vấn. Trong lãnh vực lập pháp, quyền lợi của quần chúng, cũng như quan điểm và khát vọng của họ, có cơ hội thể hiện. Bất chấp sự kiện rằng thực tế quần chúng không nắm quyền lực nào, chính phủ không nên có thái độ chống đối họ.

Quần chúng tìm thấy sự hợp nhất, tổ chức và chân giá trị của họ trong quốc gia. Nếu tách rời khỏi quốc gia, cá nhân đánh mất vai trò và ý nghĩa của minh.

Triết lý chiến tranh của Hegel

Hegel nhận định rằng chiến tranh có một khía cạnh đạo đức riêng, góp phần tôn vinh giá trị cao quý của hoạt động sống của con người. Nó khơi dậy những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, tạo cơ hội cho con người hành xử như những vị anh hùng, thậm chí khi nó đòi hỏi họ hy sinh mạng sống cho quốc gia. Mặc dù cá nhân có thể chết, quốc gia phải sinh tồn và tiếp tục sự nghiệp của mình – quốc gia vĩ đại và quan trọng hơn bất kỳ một cá nhân nào. Vinh quang của cá nhân không co ý nghĩa bằng “sự tự nguyện hiến thân cho một sự nghiệp vũ trụ”, sự nghiệp phục vụ quốc gia. Chiến tranh trắc nghiệm sức mạnh và khả năng vận hành của một quốc gia, tạo cơ hội gìn giữ đạo lý và tinh thần tự quyết của một dân tộc. Hegel cho rằng Immanel Kant đã sai lầm khi cổ xuý cho một nên hoà bình vĩnh cửu, điều kiện thực sự mang đến sự trì trệ, tình trạng mục rỗng, thối nát và băng hoại. Ngược lại, chiến tranh vận hành như một chất xúc tác chống lại những điều xấu xa ấy. Trong một nền hoà bình vĩnh cửu, các cơ cấu tổ chức trở nên thụ động và chết cứng. Thực tế , Hegel nhận đinh, không có xung đột, không thể có tiến bộ. Chiến tranh là hình thức xung đột căng thẳng và khốc liệt nhất; vì thế nó là động cơ thúc đẩy sự tiến bộ mạnh mẽ nhất. Các quốc gia vượt qua khỏi chiến tranh thường vươn lên với một tinh thần tự chủ kiên cường. Theo Hegel, không có chiến tranh, không thể có hoà bình; bởi vì hoà bình là hệ quả của chiến tranh.

Các mối quan hệ quốc tế

Quốc gia là cơ cấu tổ chức tối hậu của xã hội con người. Do không có nước nào đứng trên nước khác. Bất đồng giữa các cá nhân được giải quyết bởi nhà nước; xung đột giữa các quốc gia được quyết định bởi chiến tranh. Đối với vấn đề liệu rằng lẽ phải thuộc về quốc gia nào, Hegel cho rằng lịch sử sẽ phán quyết “Lịch sử thế giới là lời phán xét của thế giới”. Nói cách khác, điều gì sẽ xảy ra là điều tất đúng – một dạng lập luận có thể biện minh cho cái lý “sức mạnh tạo nên lẽ phải”.

Tương tự như quan điểm cho rằng cá nhân không thể nhận thức được chính mình nếu tách rời khỏi quốc gia, một quốc gia không thể tách rời khỏi muối quan hệ với các quốc gia khác – Tinh Thần Thế Giới vốn vận hành xuyên suốt dòng lịch sử của nhân loại. Mối quan hệ với các quốc gia riêng lẻ là bằng chứng tối hậu, biện minh cho sự tồn tại của Tinh Thần Thế Giới vượt lên trên gianh giới của mọi quốc gia. Tinh thần ấy là lời phán xét của lịch sử nhân loại dành cho các quốc gia riêng lẻ và hữu hạn, “bởi lịch sử là toà án công lý tối cao của thế giới”

9. Chủ nghĩa cộng sản của Karl Marx

Karl Marx(9) là vị triết gia vĩ đại của chủ nghĩa cộng sản, người đứng đầu trong bộ ba danh nhân: Marx-Engels-Lenin. Tác phẩm mang tính đại chúng nhất của ông là Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (The Manifesto of the Communist Party) trong đó có phần góp của Friedrich Engels. Tác phẩm bất hủ mang tính kinh viện của ông là bộ Tư bản (Das Kapital). Hầu hết những nguyên lý chủ yếu của cộng sản được đề cập bên dưới đây đều thuộc về tư tưởng của Marx (Engels nhìn nhận vai trò chủ đạo của Marx đối với “những đứa con tinh thần ” chung của hai người)

Chủ nghĩa cộng sản

- Định nghĩa: Trái ngược với những giả định mang thành kiến sai lầm, cho chủ nghĩa cộng sản, về bản chất, là bộ môn triết học cổ xuý cho “việc công hữu hoá các phương tiện sản xuất” Không cá nhân nào (hay nhóm người nào) được độc quyền chiếm hữu tài sản, ngoại trừ những vật dụng thuộc về nhu cầu cá nhân, bởi lẽ tài sản vốn thuộc về cộng đồng (toàn thể nhân dân ) Một khi tài sản bị tư hữu, “tình trạng người bóc lột người” tất xảy ra.

Học thuyết giá trị lao động

Giá trị hàng hoá mang tính đặc trưng cho giờ công lao động mà con người đã bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm. Số lượng giờ công nhân càng lớn, giá thành của sản phẩm càng cao. “Chúng ta thấy rằng yếu tố quyết định quy mô giá trị của bất kỳ món hàng nào chính là lượng công sức cần thiết mà xã hội đã bỏ ra…. Vì thế, giá trị của một món hàng hoá sẽ không đổi nếu thời gian lao động dành cho quá trình sản xuất nó ra cũng giữ nguyên không đổi”(9) Tuy nhiên, một món hàng vô dụng, bất kể thời gian lao động mà người ta dành ra để tạo ra nó, sẽ không đáng một giá nào cả; bởi lẽ nếu không có giá trị sử dụng, một món hàng sẽ trở thành vô giá trị.

Xã hội không giai cấp

Theo Engels, học thuyết có giá trị bậc nhất của Marx là đấu tranh giai cấp (Inherent Class War), vạch ra sự xung đột tất yếu giữa hai tầng lớp xã hội có mâu thuẫn không thể dung hoà: giới chủ tư bản (giới tư sản – the Bourgeoisie) và giới lao động (giới vô sản – the Proletariat). Do lợi ích của hai giai cấp này đối kháng hoàn toàn và mâu thuẫn trực tiếp với nhau, giải pháp duy nhất là loại trừ đi giai cấp tư sản – Tầng lớp không cống hiến sức lao động cho xã hội, và vì thế họ là những kẻ ăn bám xã hội. Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, mọi người phải lao động và cống hiến sức lao động của mình. “Mỗi người làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu” (From each according to his abilities, to each accoding to his needs.)

Mặt khác, giới tư sản chịu trách nhiệm đối với một số tệ nạn trong xã hội như: Họ đã bóc lột nhân công bằng cách trả lương ít hơn những gì mà công nhân có quyền được hưởng. Họ đã đối xử với công nhân như một loại hàng hoá trên thị trường, thu nhập của công nhân phụ thuộc vào sự trồi sụt thất thường của thị trường, không được xét theo công sức lao động đã bỏ ra. Hơn nữa, họ còn góp phần thương mại hoá hầu hết mọi nghề nghiệp, thậm chí cả một số giá trị đạo đức (chẳng hạn như nạn gả bán trong hôn nhân).

Bằng cách loại trừ tầng lớp tư bản, xã hội sẽ an bình với sự tồn tại của một giai cấp duy nhất. Đó là một xã hội không còn giai cấp, được cấu thành bởi những người cống hiến sức lao động chân tay và hoạt động sáng tạo trí óc của họ.

Chuyên chính vô sản

Trong một xã hội như thế, giới vô sản (công nhân), giai cấp duy nhất còn lại, sẽ đảm nhận mọi trách nhiệm trong xã hội, không chỉ giới hạn trong lãnh vực lao động và quản lý lao động, mà cả trong lãnh vực tổ chức và quản lý chính quyền. Xét đến phần đóng góp của giai cấp vô sản cho quốc gia, chỉ có họ mới được quyền thống trị. Vì thế, chính thể của họ phải là chế độ chuyên chính vô sản (Dictatoship of the Proletariat). Họ, những người vô sản, sẽ tự làm chủ vận mệnh đời mình. Và khi thời điểm chín muồi, khi quốc gia không còn cần thiết trong một thế giới chỉ bao gồm những người vô sản, con người sẽ có được một xã hội đại đồng, không còn ranh giới giữa các quốc gia. (Quan điểm về một thế giới đại đồng đã từng là đề tài tranh luận của nhiều nhà tư tưởng Mác- xit quốc tế)

Thuyết bạo lực cách mạng

Trong quá trình đấu tranh giai cấp, tầng lớp thống trị không dễ dàng tự nguyện rời bỏ sự giàu có, vốn tư bản và quyền lực của họ. Vì thế giai cấp vô sản sẽ phải dùng đến vũ lực, thậm chí là bạo lực cách mạng khi cần thiết. Bởi lẽ tài sản và quyền lực ấy thuộc về quyền lợi chính đáng của giai cấp lao động, giới vô sản có đủ lý lẽ để giành lại bằng vũ lực “Những người cộng sản… công khai tuyên bố rằng các mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng vũ lực lật đổ mọi ách thống trị hiện hành. Hãy để các tầng lớp thống trị run rẩy trước một cuộc cách mạng của những người cộng sản…Hỡi những người lao động trên toàn thế giới, hãy đoàn kết lại!” Bản tuyên ngôn của Đảng Cộng sản kết thúc với những lời lẽ hùng hồn như thế.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Mọi hàng hoá đều là vật chất, và hàng hoá vật chất là nguồn gốc của quyền lực. Kiểm soát được vốn sản suất là kiểm soát được tất cả. Vì thế, nhất thiết nhà nước phải tập trung kiểm soát mọi phương tiện sản xuất. “Lịch sử tư tưởng của nhân loại chứng minh điều gì khác hơn là khả năng tạo ra các thành quả trí tuệ thay đổi theo tỷ lệ so với sự thay đổi về khả năng sản xuất ra các thành quả vật chất? Ý tưởng thống trị của mỗi thời đại mãi là ý tưởng của giai cấp thống trị.”

Kinh tế quyết định luận

Kinh tế quyết định luận ( Economic Determinism) là học thuyết cho rằng dòng lịch sử nhân loại được quyết định bởi các thời kỳ phát triển kinh tế, cuối cùng hướng mọi quốc gia tiến đến chủ nghĩa xã hội của những người cộng sản (Communitic Socialism). Đó là hệ quả tất yếu. Cho dù các quốc gia có định hướng đi đến mục đích ấy hay không, chủ nghĩa cộng sản vẫn sẽ phát triển từ tất cả mọi hệ thống xã hội hiện hành, bởi lẽ mỗi xã hội đều mang trong mình “những mầm mống băng hoại của chính nó”. Theo những người cộng sản, một cuộc cách mạng chưa dẫn đến thành công bởi vì “thời cơ của nó chưa chín muồi”.

Các biện pháp cải cách xã hội

Bản tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nêu ra 10 biện pháp cải cách xã hội, được tóm tắt dưới đây như sau:

1. Xoá bỏ mọi hình thức tư hữu đất đai. Sử dụng đất đai cho mục đích công cộng.
2. Áp dụng mức thuế thu nhập có tính luỹ tiến.
3. Xoá bỏ mọi quyền thừa kế.
4. Tịch thu tài sản của tất cả bọn phản cách mạng và những kẻ đào tẩu khỏi đất nước.
5. Tập trung quản lý tiền tệ bằng bộ máy Ngân hàng nhà nước, hoạt động với vốn nhà nước và cơ chế độc quyền.
6. Tập trung quyền quản lý các phương tiện thông tin và giao thông trong tay nhà nước.
7. Phát huy quyền làm chủ của nhà nước đối với cá xí nghiệp và cơ xưởng sản xuất; tập trung quản lý việc khai thác đất hoang, cải tạo đất trồng theo quy hoạch chung.
8. Xác lập quyền bình đẳng của mọi người đối với nghĩa vụ lao động. Đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt dành cho sản xuất nông nghiệp.
9. Kết hợp phát triển nông nghiệp với các nghành công nghiệp chế biến; dần dần tiến đến xoá bỏ sự cách biệt giữa thành thị và thôn quê bằng các biện pháp điều phối dân cư.
10. Thực hiện giáo dục miễn phí cho mọi trẻ em tại các trường học công lập. Xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em hiện hành. Kết hợp giáo dục với trình độ sản xuất công nghiệp.


Ghi chú:

(1) Plato (429-347 trước CN ): Nhà triết học Duy tâm cổ Hy Lạp, học trò của Socrates và là thầy của Aristotle. Ông là người sáng lập ra Chủ nghĩa duy tâm khách quan, xem “ý niệm ” và vĩnh cửu và không phụ thuộc vào không gian cũng như thời gian. Theo “Sổ tay danh nhân thế giới” của Nhà xuất bản Thanh Niên; năm 1999 – khoảng 387 trước CN, Plato lập Viện hàn lâm tại Athens (có thể được xem là trường đại học tổng hợp đầu tiên của châu Âu) và lãnh đạo học viện ấy cho đến khi qua đời. Tác phẩm của ông gồm 65 tập, phần lớn là các bài đối thoại triết học, trong số đó, có Symposium (về Tình yêu), Phaedo (ghi lại những lời giảng của Socrates về linh hồn bất diệt), Chế độ cộng hoà (về nhà nước lý tưởng), Không tưởng, Theaetetus (về bản chất tri thức) và Timaeus ( về bản chất của thế giới vật chất). (ND)

(2) Senate: Thượng viện của quốc hội lập pháp ở một quốc gia như Pháp, Mỹ và Úc. Vào thời La Mã cổ đại, Senate là hội đồng nhà nước tối cao, được gọi là viện nguyên lão.

(3) Người dịch không tìm được thuật ngữ Việt Nam tương ứng với thuật ngữ này. Căn cứ vào khái niệm được trình bày ở trên, người dịch xin đề xuất được sử dụng cụm từ “Chính thể hùng bá.” (ND)

(4)Aristotle (384-322 trước CN ): Nhà triết học cổ đại Hy Lạp, học giả bách khoa, học trò của Plato và gia sư của Alexander Đại đế. Karl Marx gọi ông là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại. Ông là nhà duy tâm khách quan, tiến sát đến chủ nghĩa duy vật. Năm 335 trước Công Nguyên, ông mở trường và thư viện (the Lyceum) tựa Athens. Các tác phẩm còn sót lại của ông, dưới dạng các bài thuyết giảng, tập hợp thành một hệ thống phân tích luận bao gồm nhiều lãnh vực: sinh học, vật lý, tâm lý, luận lý, chính trị, đạo đức, siêu hình, thi ca và hùng biện. Vào thời Trung Cổ, các tác phẩm ấy đã trở thành cơ sở nền tảng của ngành triết học kinh viện. (ND)

(5) Saint Thomas Aquinas (1225-1274): Triết gia và nhà thần học người Ý thời Trung Cổ. Năm 1243, ngài gia nhập dòng tu Thánh Đa Minh, Ngài có công luận giải các công trình Aristotle, Thánh Kinh và các công trình triết học, thần học khác. Nhờ công sức của ngài , tư tưởng của Aristotle đã được chấp nhận trong công đồng Thiên Chúa Giáo Tây Âu. Ngài phân định sự khác biệt giữa đối tượng nằm trong phạm vi khai phá bới lý trí của con người và những gì chỉ có thể phát lộ nhờ thiên khải. Những lập luận của ngài về vấn đề sự tồn tại của Thượng đế vẫn có ảnh hưởng cho đến ngày này. Ngài được liệt vào hàng Thánh năm 1323, được phong làm Tiến sĩ Hội Thánh vào năm 1567 và được chính thức công nhận là vị thánh bảo hộ của các trường công giáo vào năm 1880. (ND)

(6) Niccolo Machiavelli (1469-1527): văn sĩ, chính trị gia Ý thời Phục Hưng. Năm 29 tuổi, ông giữ chức thủ tướng, nắm trọn quyền điều khiển bộ máy nhà nước cộng hoà Florence (thời kỳ nước Ý bị chia sẻ vì sự tranh giành của các nước láng giềng). Năm 1952, dòng họ Médicis tái chiếm quyền lực, cách chức và giam cầm ông. Sau khi tự do, ông chuyên tâm nghiên cứu và sáng tác, để lại một số truyện ngắn, hài kịch và nhiều chuyên luận chính trị, quân sự, lịch sử. Về quan niệm, ông không chấp nhận mọi yếu tố siêu nhiên, định mệnh và may rủi; tất cả điều đó ý chí, tâm hồn và hành động của con người quyết định. Đó là tính cách nhất quán của chính trị gia Machiavelli và nghệ sĩ Machiavelli, con người mang đầy khát vọng xây dựng một nước Ý thống nhất, tự do, bình đẳng và một chính quyền vững mạnh và trật tự xã hội ổn định. (Theo Sổ tay danh nhân thế giới, Nhà xuất bản hanh niên, 1999) (ND)

(7) Thomas Hobbes (1588 – 1679): Triết gia Anh, người phát triển một hệ thống học thuyết có liên quan đến bản chất của con người và xã hội. Ông tin rằng về cơ bản, mọi động cơ của con người là ích kỷ; vì thế phương cách duy nhất để duy trì sự ổn định của xã hội là xây dựng một thể chế xã hội vững mạnh đặt dưới sự điều hành của một nhà cai trị toàn quyền. Tác phẩm “Levithan thực hiện” của ông thể hiện rõ quan điểm nói trên. (ND)

(8) Georg Wihelm Friedrich Hegel ( 1770 – 1831 ): Nhà triết học duy tâm khách quan, đại diện cho nền triết học cổ điển Đức, cha đẻ của phép biện chứng. Các tác phẩm của ông bao gồm: Hiện tượng luận tinh thần (1807), Cơ sở triết học (1811), Khoa học logíc (3 tập, 1812 – 1816 ), Khoa học triết học (1817), Triết học pháp quyền (1821 ). Sau khi ông mất, môn đệ của ông cho xuất bản những bài giảng của ông về lịch sử triết học (1833 – 36), Mỹ học (1836 ) và Triết học lịch sử (1837), Triết học duy tâm khách quan ( tuyệt đối ) của ông có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà tư tưởng về sau (Theo Sổ tay danh nhân thế giới, Nhà xuất bản Thanh Niên ). (ND)

(9)Karl Henrich Marx (1818 – 1883 ) : Triết gia chính trị và kinh tế Đức (nước Phổ). Ông phát hiện ra những quy luật chi phối sự phát triển của xã hội với lý thuyết được xem là “sự giải thích lịch sử theo khía cạnh kinh tế”. Là người sáng lập và là linh hồn của Quốc tế thứ nhất, ông cùng với Engels sáng lập phong trào xã hội chủ nghĩa hiện đại, đoàn kết tập hợp quần chúng lao động đấu tranh vì quyền lợi chung. Ông cùng Engels biên soạn các tác phẩm: Gia đình thần thánh (1845), Hệ tư tưởng Đức (1845 – 46), Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản (1848). Ngoài ra ông còn viết các tác phẩm lớn như: Ngày 18 Tháng Sương Mù của Louis Bonaparte (1851 – 52 ), Phê phán kinh tế chính trị học (1859), Nội chiến pháp (1871 ), Phê phán cương lĩnh Gotha (1857) và đặc biệt là bộ Tư Bản qồm 3 quyển (867, 1885, 1894 do Engels hoàn chỉnh quyển II và III).

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

------------------------------------------------------------

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình

5. Triết lý pháp lý và việc sửa đổi BLDS 2015

Bộ Tư pháp đang thực hiện chương trình sửa đổi căn bản Bộ luật năm 2015 (BLDS). Sửa đổi căn bản nghĩa là phải sửa đổi những nền tảng làm nên Bộ LDS. Muốn vậy, trước tiên phải nhận diện được những nền tảng đó là gì? Triết lý pháp lý không chỉ là nền tảng mà còn là linh hồn, là định hướng của một bộ luật. Tuy nhiên giống như trong nhiều bộ luật khác của ta, nó không được xác định rõ ràng và chú trọng đúng mức khi xây dựng Bộ LDS 2015.

I. Tầm quan trọng

I.1. Xác định mục đích, ý nghĩa của điều luật.

Một cách tổng quát, triết lý pháp lý (TLPL) có nhiệm vụ trả lời câu hỏi vì sao cần Luật pháp, tại sao một điều luật xác định phải có hiệu lực thi hành, làm thế nào để các điều luật có thể đảm bảo tốt nhất cuộc sống cùng tồn tại của con người, giải quyết hiệu quả nhất những xung đột không thể tránh khỏi trong cuộc sống đó.

Cụ thể hơn một chút, TLPL cần chỉ rõ pháp luật phải như thế nào để bảo vệ và bảo đảm được 02 giá trị căn bản nhất của mỗi cá nhân là Bình đẳng và Tự do trong những mối quan hệ phức tạp giữa họ với nhau, giữa họ với xã hội, với Nhà nước; phải làm sao để giải pháp giải quyết xung đột gần với Công lý nhất?

I.2. Định hướng xây dựng bộ luật.

Các bộ luật phải ổn định, có độ tin cậy cao, nhưng cũng phải thích ứng với những điều kiện luôn thay đổi của đời sống. Một hệ thống luật lệ giải quyết tốt các vấn đề hiện tại, vẫn cần nhiều thời gian cho những vấn đề mới. Đến lúc nó đưa ra được giải pháp tối ưu, thì nhiều khi các vấn đề này đã thành lạc hậu với những điều kiện đã thay đổi. Hệ thống pháp luật, vì vậy, luôn đứng trước một nhiệm vụ rất khó khăn: một mặt phải điều chỉnh những hành vi đã biết của cá nhân, sao cho ai cũng có thể chấp nhận và dự đoán được; mặt khác, không được điều chỉnh quá mức đến độ „đóng băng“ mọi hành vi trong thì hiện tại, ngăn chặn khả năng, cơ hội phát triển xã hội.

Làm thế nào để xây dựng được một bộ luật về cơ bản luôn đáp ứng được các điều kiện thay đổi không ngừng của thực tiễn? Cấu trúc bộ luật như một hệ thống mở cần được xây dựng theo nguyên tắc nào, cấu trúc điều luật sẽ ra sao? cũng là đối tượng của TLPL.

Giá Trụ đấm bốc phản xạ

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.6162

I.3. Xác định nguyên tắc lý giải vận dụng điều luật.

Bình đẳng, Tự do và việc bảo vệ chúng đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày không phải là những khái niệm trừu tượng. Chúng cần được cụ thể hóa bởi các điều luật như thế nào? Với những điều kiện nào thì một điều luật sẽ bị coi là vô hiệu và hậu quả là gì? Ai có quyền và trách nhiệm lý giải điều luật? Dựa vào tiêu chí nào để xác định lúc nào thì việc bảo vệ mục đích, ý nghĩa của một điều luật cần được ưu tiên, khi nào thì chức năng của nó và của cả bộ luật phải được ưu tiên khi lý giải áp dụng? sẽ là những câu hỏi TLPL tiếp theo.

II. Triết lý xây dựng BLDS

II.1. Mục đích:

Bộ LDS là một pháp điển trung tâm (có thể gọi là „Hiến pháp“ ) của luật tư, điều chỉnh những quan hệ pháp lý quan trọng nhất giữa các chủ thể bình đẳng (cá nhân, pháp nhân) tham gia giao dịch dân sự. Nó vừa phải là một bộ luật ổn định, phù hợp với các điều kiện thực tiễn hiện tại và bảo đảm sự an toàn pháp lý; vừa phải là cơ sở nền tảng cho mọi sự thay đổi điều luật trong tương lai, đáp ứng một cách tốt nhất sự thay đổi liên tục điều kiện thực tế. Bộ LDS vì vậy cần được xây dựng có tính khái quát hóa cao (đến mức có thể) với một mức độ trừu tượng thích hợp và không bị phụ thuộc vào những biến động chính trị.

TLPL làm nên và định hướng cho những Bộ LDS nổi tiếng thế giới đều là sự công nhận và bảo đảm Tự do, Bình đẳng (về mặt pháp lý) của tất cả chủ thể tham gia giao dịch pháp lý. Khái niệm trung tâm của Bộ LDS là Tự do của chủ thể, thể hiện qua quyền tự chủ xây dựng các mối quan hệ trong đời sống của mình và tự chịu trách nhiệm về chúng.

Câu hỏi về mục đích, ý nghĩa và các hình thức tối ưu của Sở hữu luôn là một trong những câu hỏi TLPL quan trọng nhất khi xây dựng Bộ LDS. Quyền Sở hữu là cơ sở bảo đảm sự tồn tại, sự an tâm, bảo đảm quyền Tự do, cho cá nhân và gia đình. Tự do và Thịnh vượng phụ thuộc vào việc đảm bảo quyền sở hữu và quyền được trở thành chủ sở hữu. Bộ LDS phải trả lời câu hỏi này một cách đúng đắn nhất.

Bộ LDS còn phải là „tấm lưới“ sau cùng, đón được hết các trường hợp mà những đạo luật chuyên ngành bỏ sót hay không thể điều chỉnh tốt nhất được. Ngày nay, ở Đức, Pháp và một số nước phát triển khác, với việc ban hành luật về Bảo vệ người tiêu dùng và các qui định đặc biệt về doanh nghiệp như các đạo luật bổ sung cho Bộ LDS, Bộ LDS đã bắt đầu được hiểu và trở thành bộ luật điều chỉnh chung cho mọi giao dịch pháp lý thường ngày.

II.2. Cấu trúc và Nội dung.

II.2.1. Phương cách kết cấu BLDS.

Nói chung, có 02 cách chính để cấu trúc một Bộ LDS: Institutiones (Institutional system) hoặc Pandekten (Pandectist System). Bộ LDS Pháp có cấu trúc Institutiones; Bộ LDS của Đức (BGB) theo cấu trúc Pandekten. Luật pháp của các nước Châu Âu đều bắt nguồn và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Luật La mã. Pháp điển hóa theo cách Pandekten hay Institutiones cũng không ngoại lệ.

(1) Pandekten, Institutiones là gì?

Luật dân sự La mã (Corpus iuris civile) gồm: a) toàn bộ các đạo luật do các Hoàng đế La mã ban hành (constitutiones); và b) các văn bản pháp lý, các văn bản thẩm định, xác thực của các luật gia La mã (responsa). Chúng được Justinian-Hoàng đế La mã từ năm 527 đến năm 565- tập hợp và chia thành các phần:

- Codex/constitutiones

- Digesten.

- Institutiones.

- Novellae.

a) Digesten gồm toàn bộ văn bản pháp lý, thẩm định, xác thực của các luật gia La mã trong khoảng 400 năm. Vào năm 530, Hoàng đế Justinian đã yêu cầu các nhà luật học giỏi nhất nghiên cứu, loại bỏ các qui định lạc hậu và hệ thống hóa lại Digesten sao cho nó logic hơn, thực tế hơn. Ông muốn toàn bộ văn bản có từ hàng trăm năm trước của La mã không những được bảo vệ, mà còn tạo điều kiện cho các luật gia hiện tại và tương lai dễ dàng lý giải, áp dụng. Các luật gia giỏi nhất La mã đã sửa đổi, hiệu chỉnh toàn bộ Digesten. Những ý kiến khác nhau về một qui định đều được ghi nhận lại. Sau đó, họ chia Digesten theo từng lĩnh vực luật thành quyển, chương.

b) Institutiones, ngược lại, chỉ là sách giáo khoa- có hiệu lực như một bộ luật- do Gaius viết cho các luật gia mới vào nghề. Institutiones được chia thành các phần Trái quyền, Thừa kế, Gia đình và không có phần Các qui định chung. Sau này Institutiones cũng nằm trong bộ sách về Digesten

c) Pandekten về cơ bản chính là Digesten nhưng theo một TLPL và phương pháp luận chặt chẽ hơn. Trong hệ thống Pandekten các quyển, các chương liên kết chặt chẽ với nhau. Trường phái Pandekten lý giải các văn bản, điều luật trước tiên dưới góc độ lịch sử (phương pháp lịch sử). Từ kết quả thu được, họ xây dựng một hệ thống gồm những lĩnh vực luật -mà họ đã xác định được các cơ sở nền tảng- theo những nguyên tắc được khái quát hóa và liên kết chúng với nhau. Trường phái Pandekten đã áp dụng và hoàn thiện phương pháp Suy diễn logic của trường phái luật tự nhiên. Ngày nay, đó là phương pháp căn bản cho mọi thẩm định pháp lý, vận dụng áp dụng luật và thường xuyên dẫn đến những tranh luận đem lại kết quả tích cực giữa Tòa án và giới luật học.

(2) Pandekten hay Institutiones?

Điển hình của cấu trúc Institutiones là Bộ LDS Pháp (Code Civil). Ảnh hưởng sâu đậm của Institutiones La mã và được viết vào giai đoạn đầu của thời kỳ pháp điển hóa, nên Code Civil dễ hiểu. Tuy nhiên, nó đã phải thay đổi rất nhiều. Trong số 2.285 điều luật của Code Civil hiện nay, chỉ còn 1.200 điều phù hợp với tác phẩm nguyên thủy. Có nhiều nước bị buộc phải áp dụng Code Civil vì họ là những nước bị Napoleon chiếm đóng, hoặc là thuộc địa của Pháp.

Bộ LDS Đức (BGB) là mẫu mực nổi tiếng nhất của trường phái Pandekten. Được viết bởi những GS luật học nổi tiếng và viết vào cuối thời kỳ pháp điển hóa, nên BGB không hề dễ hiểu đối với người không học luật. Vì vậy, không chỉ BGB mà luật của Đức nói chung, còn được gọi là „Luật của Giáo sư“ (Professorenrecht) với ý nghĩa nó được soạn thảo bởi các GS, cần được lý giải theo cách „Giáo sư“. Ngược với „Luật của Gíao sư“ là „Case Law“ của Anh, Mỹ. Trường phái Pandekten Đức nổi tiếng trước hết bởi phương pháp của họ. BGB là điển hình của việc sử dụng phương pháp Pandekten để trả lời thỏa đáng những câu hỏi TLPL cơ bản. BGB được nhiều nước tự nguyện áp dụng, trong đó các nước Châu Á như Nhật, Thái lan, Hàn quốc.

II.2.2. Nội dung.

(1) Nội dung qui định cấu trúc:

Một Bộ LDS xây dựng theo Pandekten gồm những phần chính liên quan chặt chẽ với nhau về nội dung, được nối kết xuyên suốt bởi TLPL về mục tiêu, ý nghĩa, lý giải áp dụng, của từng chương, từng phần, đến cả cấu trúc từng điều luật. Về cơ bản, nội dung của nó phân định theo từng lĩnh vực giao dịch chủ yếu của chủ thể như:

- Qui định chung: gồm những qui định chung, có tính khái quát hóa cao, có hiệu lực cho toàn bộ bộ luật. Chẳng hạn qui định về chủ thể, về giao dịch pháp lý…

- Giao dịch liên quan đến quan hệ của chủ thể với vật: Vật quyền.

- Giao dịch liên quan đến quan hệ giữa các chủ thể với nhau: Nghĩa vụ.

- Quan hệ đặc biệt giữa các chủ thể có ý nghĩa quan trọng nhất cho xã hội: Gia đình.

- Giao dịch đặc biệt có ý nghĩa trong quan hệ gia đình và xã hội: Thừa kế.

(2) Hệ thống mở hoàn chỉnh:

Bộ LDS- dù là một hệ thống hoàn chỉnh, chặt chẽ theo cấu trúc Pandekten- cũng phải là một hệ thống mở trong ý nghĩa là một hệ thống: a) có khả năng chấp nhận những điều chỉnh, qui chuẩn khác; b) có khả năng làm cơ sở cho những sửa đổi, bổ sung đáp ứng điều kiện thực tiễn.

(3) Mang đặc điểm của xã hội, con người mỗi quốc gia

Theo Pandekten, Bộ LDS trước hết cần điều chỉnh hành vi của chủ thể trong tư cách là những con người, dù họ sống ở bất cứ quốc gia nào. Những điều chỉnh như vậy, vì thế là tương tự nhau ở các Bộ LDS khác nhau. Bộ LDS cũng phải điều chỉnh hành vi, quan hệ của các chủ thể xác định, mang các đặc tính dân tộc, của xã hội mà họ là thành viên. Vì vậy, nó cũng phải mang bản sắc dân tộc.

II.3. Áp dụng trong thực tiễn.

Bộ LDS theo trường phái Pandekten là một hệ thống liên kết chặt chẽ các điều luật thành một thể thống nhất. Các điều luật được viết-với ngôn ngữ xúc tích của những giáo sư kế thừa truyền thống Digesten- ở mức trừu tượng hóa cao nhất có thể và chỉ cụ thể hóa ở mức thật cần thiết. Việc áp dụng các điều luật như vậy đòi hỏi sự cụ thể hóa. Nghĩa là chúng cần được lý giải và phải lý giải trong khuôn khổ mà chính cách cấu trúc, cũng như triết lý của Bộ LDS – trường phái Pandekten- đã đặt cơ sở.

III. BGB, một mẫu mực áp dụng TLPL và phương pháp Pandeckten.

Cho đến năm 1871, trên lãnh thổ của Đế chế Đức vẫn tồn tại nhiều bộ luật khác nhau điều chỉnh quan hệ dân sự, trong đó có cả Code Civil. Nhu cầu có một Bộ luật dân sự thống nhất là rất cấp thiết. Bộ Luật dân sự Đức (BGB) được biên soạn trong 22 năm (từ 1874 đến 1896) trải qua 03 dự thảo và có hiệu lực từ ngày 01.01.1900. BGB được thế giới công nhận là một mẫu mực pháp điển hóa, là công trình thế kỷ.

Dự thảo BGB đầu tiên bị phê phán dữ dội là quá trừu tượng, không có gì là bản sắc dân tộc Đức, không đáp ứng xu thế phát triển xã hội, là chỉ dành cho tầng lớp trên… Quá trình sửa đổi dự thảo 1 được thực hiện công khai.Các buổi làm việc của ban soạn thảo được lập biên bản chi tiết ghi đầy đủ ý kiến thảo luận và công bố đều đặn. Mọi ý kiến của công luận được ban soạn thảo ghi nhận, đánh giá và tranh luận công khai. TLPL về quan hệ dân sự, nói ở trên, được BGB tiếp thu toàn bộ và thể hiện với một trình độ bậc thầy, đặc biệt là trong sự liên kết giữa các điều luật để thể hiện TLPL đó.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đức bị chia làm 2 nước: Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức, theo trường phái luật Xô Viết) và Cộng hòa Liên Bang Đức (Tây Đức). Tại Đông Đức, BGB bị vô hiệu hóa và được thay thế dần bằng „Luật Gia đình“ (1966); „Luật Lao động“ (1961, 1978); „Bộ luật dân sự“ (Zivilgesetzbuch 1976) và „Luật Hợp đồng“ (1982). Sau ngày 3/10/1990, BGB có lại hiệu lực trên toàn lãnh thổ nước Đức thống nhất.

III.1. Nguyên lý Khái quát- Trừu tượng hóa.

Đây là nguyên lý cơ bản bảo đảm cho BGB vừa ổn định lâu dài, vừa đáp ứng kịp thời sự thay đổi điều kiện thực tế. BGB sử dụng kỹ thuật viết và xây dựng Bộ luật theo Pandekten với mức độ khái quát-trừu tượng hóa cao nhất. Trong BGB, những khái niệm pháp lý càng trừu tượng, càng khái quát hóa cao bao nhiêu, càng phải được viết một cách chính xác bấy nhiêu. BGB không có điều luật nào liệt kê các nguyên tắc giao dịch dân sự, hay các hành vi cụ thể (trừ một vài ngoại lệ cần thiết) mà để chính việc lý giải áp dụng các điều luật thể hiện những nguyên tắc đó.

Ngoài các qui định có hiệu lực chung mang tính khái quát-trừu tượng hóa cao, các điều luật khác-dưới góc độ TLPL- có nhiệm vụ: a) điều chỉnh những trường hợp cụ thể điển hình của điều qui định chung; b) điều chỉnh những ngoại lệ của qui định chung; c) chỉ ra những giới hạn của qui định chung; d) chỉ ra cách lý giải áp dụng qui định chung đó.

III.2. Một số nguyên tắc căn bản của BGB.

Các nguyên tắc cơ bản của BGB là sự thể hiện TLPL về sự cần thiết phải bảo đảm Tự do, Bình đẳng của chủ thể giao dịch dân sự. Triết lý này trước hết được bảo đảm bởi nguyên tắc quyền tự chủ của chủ thể. BGB trao cho chủ thể quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm thiết lập giao dịch. Quyền tự chủ này được thể hiện đặc biệt ở quyền tự do xây dựng- tự do quyết định giao kết hợp đồng (Điều 311BGB) và quyền tự do quyết định thừa kế (Từ điều 1937 đến 1941 BGB). Ngay cả những qui định về tài sản, về cơ bản, cũng phải tôn trọng quyền sử dụng cá nhân (Điều 903BGB). Quyền tự chủ còn thể hiện ở chỗ: các trường hợp vô hiệu hóa luật định một giao dịch, một quyền, hay nghĩa vụ, phải được qui định như những trường hợp ngoại lệ với những yếu tố cấu thành rất nghiêm ngặt.

Những nguyên tắc căn bản của luật tư đều được áp dụng trong BGB, đặc biệt là nguyên tắc đối xử bình đẳng. Các nguyên tắc quan trọng khác gồm:

- Nguyên tắc trọng tâm của giao dịch dân sự: Quyền tự chủ của chủ thể.

- Nguyên tắc trừu tượng hóa và tách biệt (Abstraktionsprinzip und Trennungsprinzip)

- Nguyên tắc ràng buộc bởi hợp đồng. („pacta sunt servanda“)

- Nguyên tắc có lỗi (Verschuldensprinzip)

- Nguyên tắc về chứng minh.

III.2.1. Nguyên tắc quyền tự chủ của chủ thể.

(1) Định nghĩa (BGB không định nghĩa): Đó là quyền của mỗi chủ thể được tự thiết lập các quan hệ pháp lý của mình trong khuôn khổ pháp luật và tự chịu trách nhiệm về chúng.

(2) Thể hiện trong BGB:

a) Quyền tự do thỏa thuận. (Vertragsfreiheit)

· Tự do giao kết. (Abschlussfreiheit)

· Tự do thiết lập (xây dựng) nội dung thỏa thuận (Gestaltungsfreiheit)

b) Quyền tự do Sở hữu (Eigentumsfreiheit)

c) Quyền tự do quyết định Thừa kế (Testierfreiheit)

d) Quyền tự do liên kết (Koalitionsfreiheit)

(3) Các điều luật đảm bảo:

· BGB: Các điều 311, 903, 1937

· Hiến pháp GG: Các điều 2 I, 9, 14 GG

(4) Những giới hạn của nguyên tắc quyền tự chủ:

· Qui định của BGB như các điều 134, 138, 305 và kế tiếp.

§ § 134: Giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm luật định

§ § 138: Giao dịch vô hiệu khi vi phạm đạo đức

· Một số qui định hạn chế trong Vật quyền về Sở hữu, cầm cố, bảo đảm.

III.2.2. Nguyên tắc Trừu tượng hóa-Tách biệt. (Abstraktionsprinzip)

Đây là sáng tạo riêng của Đức khi vận dụng nguyên lý Khái quát-Trừu tượng hóa và là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của BGB. BGB trừu tượng hóa, tách biệt giao dịch về nghĩa vụ với giao dịch thực hiện nghĩa vụ (Giao dịch cho sử dụng). Nghĩa là tách biệt giữa Vật quyền và Trái quyền của một giao dịch dân sự .

(1) Giao dịch nghĩa vụ (Verpflichtungsgeschäft): Là hợp đồng phát sinh nghĩa vụ (Trái quyền) – một giao dịch nhân quả- xác lập quan hệ pháp lý (quan hệ về nghĩa vụ) của chủ thể này đối với chủ thể khác (giữa những pháp nhân, cá nhân với nhau).

Ví dụ, một HĐ mua bán (Điều 433 BGB) chỉ mới xác lập: a) Nghĩa vụ của người mua phải trả tiền mua hàng; b) Nghĩa vụ của người bán phải trao món hàng theo thỏa thuận và chuyển quyền sở hữu nó cho người mua.Nhưng vẫn chưa có sự thay đổi về quyền sở hữu. Sự thay đổi quan hệ sở hữu chỉ xẩy ra khi người bán trao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua.

(2) Giao dịch cho sử dụng (Verfügungsgeschäft): Giao dịch pháp lý trực tiếp xác nhận việc xác lập, chuyển, thay đổi, hay hủy bỏ một quyền ,thay đổi một quan hệ pháp lý giữa chủ thể và vật – mà đặc biệt là thay đổi tình trạng sở hữu- (Giao dịch trừu tượng) thông qua việc cho sử dụng để hoàn thành một nghĩa vụ.

Trong ví dụ ở trên: người bán trao hàng (hoàn thành nghĩa vụ)- chuyển quyền sở hữu (Giao dịch trừu tượng) món hàng cho người mua; người mua giao tiền – chuyển quyền sở hữu số tiền mua hàng cho người bán (điều 929, câu 1 BGB).

Ví dụ khác: A ký hợp đồng mua bức tranh của B. Theo BGB, một HĐ như vậy gồm 03 giao dịch (03 quan hệ pháp lý) như sau:

· A và B đã ký một HĐ mua bán theo điều 433 BGB. Đây là một quan hệ nhân-quả (một giao dịch xác lập nghĩa vụ- Verpflichtungsgeschäft) với nội dung: A cần nhận được bức tranh và B nhận được tiền bán tranh.

· Nhưng chỉ khi B trao cho A bức tranh, thì B- bằng việc thực hiện một giao dịch trừu tượng (chuyển quyền sở hữu bức tranh) theo điều 929 BGB, dưới hình thức một giao dịch giao bức tranh cho sử dụng (Verfügungsgeschäft)- mới chuyển quyền sở hữu bức tranh cho A. (Vì theo hợp đồng, A có quyền yêu cầu B chuyển quyền sở hữu bức tranh cho mình)

· A hoàn thành nghĩa vụ của mình khi trao tiền và chuyển quyền sở hữu số tiền này cho B. (Vì theo HĐ, B có quyền yêu cầu A như vậy.)

(3) Nguyên tắc Trừu tượng hóa-Tách biệt cho phép có thể xử lý riêng biệt các sai sót của hai loại giao dịch. Các điều kiện của giao dịch cho sử dụng (Giao vật và chuyển quyền sở hữu) tương đối đơn giản, ngược lại, điều kiện của giao dịch xác lập nghĩa vụ thường phức tạp. Việc tách riêng- làm hiệu lực của giao dịch cho sử dụng không phụ thuộc vào hiệu lực của Hợp đồng xác lập nghĩa vụ- trước hết tạo một môi trường pháp lý ổn định cho phép các chủ thể tham gia giao dịch an tâm mà không cần tốn nhiều thời gian kiểm tra Hợp đồng.

Trong ví dụ ở trên, khi A – thông qua giao dịch trừu tượng- trở thành chủ sở hữu bức tranh, thì dù Hợp đồng mua bán tranh vô hiệu, vẫn có quyền bán tiếp bức tranh này cho C. Nếu A nợ tiền ngân hàng, ngân hàng có quyền tịch thu bức tranh để trừ nợ.

Nguyên tắc Trừu tượng hóa-Tách biệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc mua bán, chuyển nhượng đất đai, bất động sản tại Đức. Nguyên tắc này được bảo đảm và thể hiện qua rất nhiều qui định của BGB. Vì vậy cần rất chú ý khi tiếp thu BGB, hay khi lựa chọn tiếp thu các điều luật riêng rẽ của nó.

III.2.3. Nguyên tắc ràng buộc bởi hợp đồng (Prinzip der Vertragsbindung)

(1) Nội dung: Hợp đồng phải được tuân thủ (pacta sunt servanda): điều 145 BGB.

(2) Ngoại lệ:

· Quyền tuyên bố hủy Hợp đồng sau khi ký kết (Anfechtungsrecht).

· Quyền phản đối có lợi cho người tiêu thụ.

· …

III.2.4. Nguyên tắc có lỗi (Verschuldensprinzip.)

(1) Nội dung: Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại-đặc biệt do những hành vi không được phép gây ra- chỉ được công nhận khi đó là hành vi chủ ý hoặc cẩu thả của người gây ra. Định nghĩa cẩu thả tại điều 276 II BGB. (phần qui định chung trong quyển về Nghĩa vụ)

(2) Ngoại lệ: Đối với những trường hợp có thể gây nguy hiểm, được qui định cụ thể trong các đạo luật chuyên ngành như Luật Giao thông, Luật chịu trách nhiệm của nhà sản xuất, Luật chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường,…

III.2.5. Nguyên tắc chứng minh trong tố tụng dân sự:

(1) Nội dung: mỗi bên tham gia tranh chấp phải chứng minh sự thật những gì đối với họ là có lợi. Nghĩa là, người muốn được công nhận quyền phải chứng minh sự thật xác lập quyền đó, người chống lại phải chứng minh những sự thật phủ nhận quyền đó.

(2) Ngoại lệ: Giảm nhẹ trách nhiệm chứng minh, đặc biệt các trường hợp đảo ngược trách nhiệm luật định.

III.3. Trung tín và tin tưởng ( Treu und Glauben)

Trung tín và Tin tưởng là một khái niệm trong khoa học pháp lý để chỉ hành vi của một con người hành động ngay thẳng, đàng hoàng khiến người khác tin tưởng được.

Nguyên tắc Trung tín và Tin tưởng là một điều khoản tổng quát, được nêu một cách trừu tượng trong BGB. Sau đó, được cụ thể hóa trong một số nhóm trường hợp, chẳng hạn như cấm lạm dụng quyền. Các nhóm này có nhiệm vụ „đón lõng“ những trường hợp vi phạm nguyên tắc Trung tín và Tin tưởng mà các đạo luật chuyên ngành bỏ sót.

(Bộ LDS 2015 có nguyên tắc „Thiện chí, Trung thực“, có ý nghĩa khác với „Trung tín và Tin tưởng)

III.4. Lý giải điều luật- Công thức Radbruch.

Việc áp dụng một bộ luật mang tính trừu tượng-khái quát hóa cao như BGB đòi hỏi phải cụ thể hóa. BGB tạo cơ sở và thúc đẩy phát triển một hệ thống các phương pháp lý giải điều luật hướng đến Công lý, hiện đang được các nước phát triển áp dụng.

III.4.1. Mục tiêu:

Mục tiêu của lý giải là truy tìm mục đích, ý nghĩa và nội dung của các qui chuẩn, điều luật. Những khái niệm trừu tượng qua đó sẽ mang một ý nghĩa, tầm quan trọng cụ thể. Các điều luật, qui chuẩn pháp lý phải được lý giải bởi chúng vừa không độc lập (với các điều luật, qui chuẩn khác) vừa trừu tượng (không chỉ mang một ý nghĩa).

III.4.2. Một số phương pháp lý giải:

(1) Phương pháp lý giải mục đích, ý nghĩa: Hiện nay, lý giải mục đích, ý nghĩa được đánh giá là lý giải trọng tâm của các phương pháp lý giải. Trong trường hợp còn nghi nghờ thì đây là phương pháp đưa ra quyết định cuối cùng. Phương pháp lý giải này nhằm xác định ý nghĩa của điều luật sau khi trả lời câu hỏi, các Nhà làm luật muốn đạt được mục đích gì với điều luật, qui chuẩn này?

Theo Tòa Hiến pháp CHLB Đức. „ Điểm quan trọng quyết định cho việc lý giải một điều luật là ý chí khách quan của Nhà làm luật (Gesetzgeber) như nó được thể hiện qua ngôn từ của điều luật và qua sự phối hợp các ý nghĩa. Ngược lại, quan điểm mang tính chủ quan của các cơ quan hoặc của thành viên cơ quan tham gia vào quá trình ban hành luật là không quan trọng..“

(2) Phương pháp lý giải ngữ pháp:Lý giải ngữ pháp giúp xác định ý nghĩa một điều luật qua ý nghĩa ngôn từ và cấu trúc câu. Ở đây, ngôn ngữ đời thường không có vai trò quan trọng.

(3) Phương pháp lý giải lịch sử:Lý giải lịch sử có thể đi theo 02 hướng tùy theo mục tiêu xác định điều các Nhà làm luật đã nói hay đã muốn. Theo Tòa Hiến pháp CHLB Đức: „Lịch sử xuất hiện một điều luật (mục tiêu của PP lý giải Lịch sử) chỉ có tầm quan trọng khi nó xác nhận sự đúng đắn của một lý giải theo các nguyên tắc hiện hành; hoặc loại bỏ được những hoài nghi vốn không thể loại bỏ bằng những con đường khác“.

(4) Phương pháp lý giải hệ thống: Lý giải hệ thống dựa trên quan niệm Luật pháp là một hệ thống phải được xây dựng sao cho không có mâu thuẫn. Vì vậy không thể có một điều luật, một qui chuẩn mâu thuẫn với các điều luật, qui chuẩn khác.

(5) Phương pháp lý giải phù hợp Hiến pháp:Hiến pháp là nguồn luật cao nhất của quốc gia. Các bộ luật khác không được phép có điều khoản không phù hợp với Hiến pháp.

(6) Đối tượng của lý giải:Đối tượng của các phương pháp lý giải là điều luật, qui chuẩn và Ý chí. Mục tiêu của lý giải luôn là ý chí khách quan của các Nhà làm luật. Điều luật, qui chuẩn thường được xây dựng bởi nhiều tác giả khác nhau. Do đó, khi lý giải phải chú ý đến cấp độ của điều luật/qui chuẩn, cũng như của nguồn luật.

III.4.3. Công thức Radbruch

BGB cũng trả lời câu hỏi TLPL cơ bản, làm thế nào để các giải pháp giải quyết quyết xung đột tiệm cận gần nhất với Công lý? Ngoài việc thúc đẩy hoàn thiện các phương pháp lý giải điều luật, quá trình áp dụng BGB cũng đặt ra một câu hỏi khác, rất quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt: các điều luật „không đúng“- dù được ban hành hợp lệ và đã có hiệu lực- có được thực thi hay không? Tiêu chí xác định sự đúng đắn của điều luật là gì? Nói một cách khác, khi nào thì mục tiêu bảo vệ Công lý được ưu tiên hơn mục tiêu đảm bảo sự an toàn pháp lý, sự tin tưởng vào luật pháp và sự vận hành trôi chảy của hệ thống pháp luật?

Giáo sư Radbruch- nhà Triết lý pháp lý có ảnh hưởng nhất thế giới của thế kỷ 20 và là Bộ trưởng tư pháp Đức thời Cộng hòa Weimarer- sau khi nghiên cứu việc áp dụng BGB dưới chế độ phát xít, đã đưa ra công thức Radbruch nổi tiếng, hiện đang được thẩm phán, các Tòa án phúc thẩm, Tòa tối cao ở tất cả các nước phát triển áp dụng.

Theo Radbruch: „Một bộ luật (hay điều luật) do cơ quan lập pháp ban hành hoặc của điều lệ (do các pháp nhân thỏa thuận) vẫn được ưu tiên thi hành ngay cả khi chúng chứa đựng nội dung bất công và có mục đích không phù hợp, trừ phi sự mâu thuẫn của bộ/điều luật này với Công lý lớn đến mức „không thể chịu nổi“ khiến nó trở thành „Luật không đúng“ xa lạ với Công lý. Không thể đưa ra một giới hạn phân định rõ ràng những trường hợp bất công do luật sai với trường hợp những điều luật vẫn có hiệu lực dù chứa nội dung bất công. Tuy nhiên, vẫn có thể chỉ ra sự phân biệt rõ ràng bằng cách khác: Ở đâu Công lý không một lần được hướng đến, ở đâu mà sự Bình đẳng- hạt nhân của Công lý-bị phủ nhận một cách có ý thức khi thực hiện điều luật, thì ở đó, điều luật không còn chỉ là „Luật không đúng“, mà nói chung, nó đã mất đi bản chất của Luật pháp. Bởi người ta hoàn toàn không thể định nghĩa Luật pháp, kể cả Luật mà ai cũng phải tuân theo, khác hơn là một trật tự và điều lệ được xác định theo mục đích và ý nghĩa là để phụng sự Công lý.„

Công thức Radbruch:

(1) Các Bộ/điều luật được ban hành phải được thực thi ngay cả khi nó không đúng và không phù hợp với mục đích.

(2) Những Bộ/điều luật không đúng đến mức „không thể chịu nổi“ phải tránh xa Công lý

(3) Khi một Bộ/điều luật không một lần theo đuổi mục tiêu hướng đến Công lý, thì nó không thuộc về Luật pháp nữa.

III.5. Hệ thống Pandekten mở.

Các nguyên tắc trên được thể hiện xuyên suốt trong một hệ thống Pandekten mở hoàn chỉnh gồm các phần (các quyển) liên hệ mật thiết với nhau, được viết bởi một thứ ngôn ngữ cho phép các nhà luật học nắm chắc và rõ ràng các nguyên tắc, các khái niệm pháp lý một cách có hệ thống.

Các điều luật có thể nằm ở các quyển khác nhau, nhưng được liên kết chặt chẽ để thể hiện tư duy và TLPL của trường phái Pandekten. Chẳng hạn: Năng lực pháp luật dân sự được qui định tại đoạn 1, phần 1, quyển 1 (Qui định chung); nhưng năng lực hành vi dân sự lại được qui định tại đoạn 3- trong liên quan với Giao dịch dân sự- của quyển 1; đại diện theo luật định-có liên quan mật thiết với năng lực hành vi dân sự- được qui định tại quyển 4 về Gia đình.

III.5.1. Cấu trúc BGB.

BGB gồm 05 quyền: Xem sơ đồ.

III.5.2. Ý nghĩa

(1) Quyển về Qui định chung gồm những qui định có hiệu lực cho toàn bộ BGB, điều chỉnh, định nghĩa các khái niệm, các giao dịch pháp lý cơ bản, các vấn đề thường xuất hiện và xác định những nguyên tắc chung để giải quyết xung đột pháp lý.

(2) Phần qui định chung của Quyển về Nghĩa vụ gồm những qui định có hiệu lực cho cả các quyển Vật quyền, Gia đình và Thừa kế. Quyển về Nghĩa vụ trả lời cho câu hỏi: Ai có quyền (yêu cầu) gì đối với ai?

(3) Quyển về Vật quyền trả lời cho câu hỏi: ai có được quyền gì đối với vật? đã có những thay đổi quyền như thế nào?

(4) Các phần khác gồm những qui định cho các trường hợp cụ thể phổ biến trong thực tiễn. Những qui định cụ thể này được trình bày như một mẫu mực định hướng cho việc phải hiểu và vận dụng các qui định của Quyển Qui định chung vào trường hợp cụ thể như thế nào.

IV. Lợi ích khi tiếp nhận BGB.

Khác với Bộ LDS Pháp, BGB được nhiều nước tự nguyện tiếp nhận vì những ích lợi đặc biệt quan trọng của nó, chẳng hạn như:

- Thống nhất được các nguồn luật khác nhau trong một hệ thống duy nhất.

- Là Bộ LDS có những cơ sở nền tảng bảo đảm vừa ổn định lâu dài, vừa có thể thích nghi tốt với các điều kiện luôn thay đổi của thực tiễn. BGB tồn tại gần như độc lập với các thay đổi chính trị, nó đã tồn tại qua các chế độ quân chủ, cộng hòa, độc tài-phát xít, và nay là dân chủ tại Đức.

- Vừa mang những chuẩn mực pháp lý có giá trị phổ quát của nhân loại, vừa có thể mang bản sắc từng dân tộc. Tương đối không khó khăn để chỉnh sửa, bổ sung để BGB mang bản sắc dân tộc mỗi quốc gia.

- Là cơ sở và động lực xây dựng nền Tư pháp với một hệ thống luật lệ năng động, luôn phù hợp thực tiễn và hướng đến Công lý; thúc đẩy tranh luận thường xuyên giữa Tòa án, Luật sư và giới luật học để hình thành các chuẩn mực pháp lý được xã hội công nhận.

Việc áp dụng BGB là sức ép và động lực chính dẫn đến hình thành „qui trình“ ra phán quyết của thẩm phán hiện đang được các Tòa án quốc tế áp dụng như một nguyên tắc. Theo đó, thẩm phán hoàn toàn độc lập trong xét xử, ra phán quyết chỉ theo lương tâm và pháp luật. Nguồn luật để thẩm phán tham khảo gồm: a) các bản án của Tòa án; và b) các bình luận của giới luật học (Của các Giáo sư luật, luật sư, luật gia,…). Bản án của Tòa được công bố công khai để giới luật học bình luận. Từ đó hình thành ý kiến của đa số, của thiểu số trong giới này về lý giải áp dụng điều luật. Những ý kiến đó sẽ được Tòa án, thẩm phán đặc biệt chú ý (chú dẫn trong bản án) khi xét xử. Công luận cũng theo dõi sát sao ý kiến tranh luật của giới luật học. Như thế, việc lý giải áp dụng luật trong xét xử trở thành kết quả của sự hợp tác chặt chẽ – đại diện cho các góc nhìn khác nhau- của Tòa án, thẩm phán, giới luật học và công luận. Qua đó cũng góp phần quan trọng để nhanh chóng nâng cao ý thức chấp hành luật pháp, sự tin tưởng vào luật pháp của người dân.

- Việc thực hiện các nguyên tắc hiểu, lý giải và vận dụng luật trong khuôn khổ BGB đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo và nhanh chóng nâng cao trình độ của luật sư, thẩm phán cho tương thích với cách làm việc và trình độ luật sư, thẩm phán quốc tế.

- Tiếp thu BGB cũng đồng nghĩa với tiếp thu kho tàng to lớn, hết sức phong phú về lý luận, kinh nghiệm và giải pháp cho các vấn đề nẩy sinh khi thực hiện Bộ luật dân sự từ hơn một trăm năm của Đức, đặc biệt của các nước Châu Á khác đang áp dụng BGB. Nước mới tiếp nhận BGB sẽ không phí thời gian, công sức, tiền bạc cho những vấn đề pháp lý (cả về lý luận lẫn thực tiễn) họ đang gặp phải, vì tuyệt đại đa số những vấn đề này đã được các chuyên gia của Đức, Nhật,…giải quyết tốt từ lâu rồi.

- Đối với Việt nam, các vấn đề hiện tại của Bộ LDS 2015 như thời hiệu, hình thức Hợp đồng, hình thức sở hữu, quan hệ giữa Vật quyền và Trái quyền, thứ tự ưu tiên giữa các quyền; và các vấn đề liên quan như án lệ hay không án lệ, quyền lý giải điều luật, trách nhiệm lý giải điều luật và nghĩa vụ trình bày lý do áp dụng điều luật trong bản án của thẩm phán; v…v cũng sẽ được giải quyết một cách cơ bản với một Bộ LDS trên cơ sở tiếp nhận BGB.

V. Những điểm nên lưu ý khi sửa đổi Bộ LDS 2015 theo BGB

V.1. Hoàn cảnh hiện tại.

- Nhiều nguồn luật khác nhau: Giống như nước Đức lúc bắt đầu soạn thảo BGB, ở ta cũng tồn tại khá nhiều nguồn luật có ảnh hưởng đáng kể, mà quan trọng nhất là: luật theo quan điểm pháp chế XHCN của Liên xô và các nước Đông Âu cũ; Bộ LDS Pháp; Bộ Dân luật Bắc kỳ (1931); Bộ Dân luật của Việt nam Cộng hòa (1972)…

- Chưa hình thành các trường phái lý luận luật học: Tuy nhiên, khác với nhiều nước đã tiếp thu BGB, do hoàn cảnh lịch sử, Việt nam chưa có những Giáo sư, nhà luật học có ảnh hưởng lớn, có khả năng hình thành các trường phái lý luận luật học, dẫn đến những thảo luận, tranh luận cần thiết. Do đó rất khó khăn trong việc hiểu đúng đắn để vận dụng, tiếp thu có kết quả các nguồn luật của nước ngoài.

- Lúng túng trong hoạt động áp dụng, vận dụng điều luật để giải quyết xung đột: Việc áp dụng, lý giải vận dụng điều luật trong cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào TLPL định hướng. Do hoàn cảnh lịch sử, việc xây dựng các bộ luật của Việt nam hiện nay-về cơ bản- vẫn được định hướng theo quan điểm về Luật pháp và cách thức giải quyết vấn đề của pháp chế XHCN từ Liên xô. Quan điểm này- về bản chất- khác với TLPL cho hệ thống pháp luật của Đức, Pháp,…; cũng khác với TLPL của những chuẩn mực quốc tế mà chúng ta phải hướng đến khi hội nhập. Chính sự khác biệt về quan điểm này đã dẫn đến nhiều lúng túng trong hoạt động áp dụng các điều luật mà ta phải xây dựng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

- Rất khó khăn khi tiếp thu kinh nghiệm, tri thức của các nước khác: Cũng do sự khác biệt về quan niệm, về TLPL, ta rất dễ gặp sai sót khi chọn lựa tiếp thu các điều luật từ nguồn luật nước ngoài để đưa vào các bộ luật của Việt nam. Điều nguy hiểm nhất là ở chỗ: tưởng rằng đã hiểu đúng những điều luật ấy.

V.2. Một số vấn đề cơ bản của Bộ LDS 2015.

- Chưa phải là một hệ thống: Bộ LDS hiện hành vừa không theo Pandekten, vừa không theo Institutiones. Nó được viết tương đối đơn giản theo cách cho ai cũng có thể hiểu được của Institutiones; lại cấu trúc theo Pandekten, nhưng vừa thiếu mức độ trừu tượng hóa tối thiểu, vừa không có sự liên kết giữa các phần, các chương, các điều luật. Có thể nói Bộ LDS 2015 là một tập hợp các điều luật được chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau.

- Chưa phải là bộ luật gốc với một TLPL xác định: Bộ LDS 2015 chưa thể hiện một TLPL thống nhất là kim chỉ nam xuyên suốt bộ luật. Điều này thể hiện ở chỗ: a) Các nguyên tắc căn bản của Bộ LDS chỉ được liệt kê, chứ chưa được thể hiện đầy đủ, rõ nét, theo một tư duy pháp lý nhất quán và được bảo đảm qua các điều luật; b) Một mặt thiếu nhiều điều luật cần thiết có tính khái quát, mặt khác thừa những điều luật điều chỉnh các trường hợp cụ thể vừa không cần thiết, vừa có thể hạn chế các qui định có hiệu lực tổng quát; c) Cấu trúc những điều luật điều chỉnh những hành vi, giao dịch có bản chất giống nhau, lại khác nhau. Vì vậy chưa thể hiện được vai trò là một bộ luật cơ bản, một „Hiến pháp“ của hệ thống luật tư.

- Chưa thể hiện những nguyên tắc áp dụng, lý giải vận dụng điều luật thống nhất: Do những khiếm khuyết ở trên, điểm yếu nhất của Bộ LDS 2015 là không tạo được những cơ sở, những nguyên tắc cho phép áp dụng, lý giải một cách thống nhất các điều luật. Vì vậy, việc áp dụng Bộ LDS 2015 trong thực tiễn cũng không dẫn đến hệ quả là các thẩm phán phải có nghĩa vụ lý giải áp dụng điều luật và trình bày lập luận lý giải của mình trong bản án.

V.3. Một số điểm cần lưu ý khi sửa đổi Bộ LDS 2015.

Trước mắt, trong đợt sửa đổi này, có lẽ ta nên lưu ý một số điểm cơ bản, chẳng hạn như:

(1) Minh định Triết lý pháp lý cho Bộ LDS:

- Xây dựng Bộ LDS theo cấu trúc và phương pháp tư duy Pandekten.

- Tiếp thu TLPL về mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc căn bản có giá trị phổ quát và hiện đại của một Bộ LDS.

- Xác định cách thức viết và cấu trúc các điều luật sao cho chúng kết hợp được với nhau để thể hiện rõ nét TLPL và những nguyên tắc đó.

(2) Khẳng định vai trò là luật gốc của Bộ LDS. Thể hiện ở chỗ:

- Phải ổn định, có giá trị trong thời gian rất dài, không bị phụ thuộc vào những điều kiện chính trị.

- Có mức độ trừu tượng, tầm khái quát hóa cao. Loại bỏ các qui định cụ thể không cần thiết, đặc biệt là những điều luật có tính chất liệt kê hành vi.

- Khẳng định các nguyên tắc chung để hiểu và lý giải vận dụng điều luật.

- Nên đưa công thức Radbruch vào phần „Qui định chung“ .

(3) Một hệ thống Pandekten hoàn chỉnh.

- Nên tiếp thu hoàn toàn cấu trúc của BGB.

- Nên có phần „Gia đình“ vì: a) Đây là phần không thể thiếu trong cấu trúc Pandekten hoàn chỉnh; b) Phần Gia đình trong Bộ LDS qui định các nguyên tắc chính điều chỉnh quan hệ gia đình mà Bộ Luật Gia đình trong khi điều chỉnh các mối quan hệ cụ thể phải tuân thủ; và c) Bộ Luật Gia đình có thể thường xuyên sửa đổi cho phù hợp với những chính sách của Nhà nước; nhưng các qui định về Gia đình trong Bộ LDS thì không và chúng chính là những giới hạn, là cơ sở pháp lý cho các chính sách của Nhà nước- cũng có nghĩa là cho mọi sự thay đổi của Bộ Luật gia đình.

- Không nên đưa phần „ Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài“ vào, một mặt vì đây chỉ là một trường hợp đặc biệt của quan hệ dân sự, khi chủ thể mang quốc tịch nước ngoài. Đưa phần này vào Bộ LDS sẽ phá hỏng nguyên tắc trừu tượng, khái quát hóa, làm giảm ý nghĩa Phần „Qui định chung“, đồng thời gây khó khăn cho việc áp dụng một nguyên tắc lý giải vận dụng chung, thống nhất cho cả bộ luật. Mặt khác, chúng ta đang hội nhập quốc tế, đang dần dần phải hoàn toàn tuân thủ các nguyên tắc chung về đối xử với công dân nước ngoài. Nên nếu có phần „ Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài“ trong Bộ LDS thì nó cũng sớm mất dần giá trị.

(4) Mang đặc điểm xã hội, con người Việt nam.

Khả năng sửa đổi các điều luật của hệ thống Pandekten- sao cho chúng mang bản sắc dân tộc- là rất khác nhau đối với từng phần:

- Phần Qui định chung:Nên giữ nguyên các qui định của BGB, hầu như không nên sửa đổi. Nhưng có thể nên xem xét có chấp nhận nguyên tắc Trừu tượng-Tách biệt không.

- Phần Vật quyền: Có thể có nhiều hướng sửa đổi, đặc biệt về Sở hữu, Giao dịch chuyển nhượng bất động sản.

- Phần Trái quyền: ít có cơ hội thay đổi

- Phần Gia đình: Có khá nhiều điều luật của BGB phải sửa đổi cho phù hợp với truyền thống Việt nam.

- Thừa kế: Có thể sửa đổi khá nhiều điều luật của BGB.

(5) Cần tạo điều kiện để việc sửa đổi căn bản Bộ LDS 2015 là việc chung của mọi người, ít nhất cũng phải là việc chung của các Giáo sư, thẩm phán, luật sư, luật gia trong và ngoài nước. Trong quá trình soạn thảo, Ban sọan thảo nên công bố rộng rãi, định kỳ nội dung các buổi thảo luận làm việc về những ý kiến sửa đổi, cũng như mọi ý kiến đóng góp được Ban sọan thảo thu thập, đánh giá và hệ thống lại.

Quyết tâm sửa đổi cấu trúc Bộ LDS 2015 theo cấu trúc Pandekten là một quyết định khôn ngoan. Tuy nhiên Pandekten không chỉ là cấu trúc một bộ luật, hơn thế nữa, nó còn là TLPL, là phương pháp viết, hiểu, tư duy lý giải điều luật, sao cho phù hợp với cấu trúc một bộ luật để đạt được mục tiêu chung của cả bộ luật.

Sửa đổi căn bản một bộ luật gốc, có ảnh hưởng sâu rộng và tầm quan trọng đặc biệt như Bộ LDS, chắc chắn đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản cách giải quyết những nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải sửa đổi. Việc cần làm trước tiên là minh định TLPL của Bộ LDS. Thứ đến, nên xác định phương pháp sửa đổi, hoặc là tiếp tục hoàn thiện Bộ LDS 2015 trên cơ sở tiếp thu các điều luật do các chuyên gia của ta chọn lọc từ các nguồn luật khác nhau; hoặc là tiếp nhận BGB để có BGB-Việt nam. Sau cùng mới là nội dung sửa đổi.

Xây dựng một BLDS mang bản sắc dân tộc theo kiểu BGB ngay cả đối với Nhật cũng là một việc không dễ dàng. Vì vậy, họ đã quyết định tiếp nhận hoàn toàn (gần như không thay đổi) một trong những dự thảo BGB. Người Nhật lúc đó chỉ cần tập trung vào việc cân nhắc xem điều luật nào của BGB cần sửa đổi cho phù hợp với con người, với truyền thống xã hội Nhật, mà không làm biến đổi hệ thống Pandekten, cản trở thực hiện TLPL và các nguyên tắc của BGB. Chắc chắn sẽ là một quyết định đúng đắn, có ảnh hưởng tích cực to lớn, nếu chúng ta cũng học cách tiếp nhận BGB của người Nhật để sửa đổi căn bản Bộ LDS 2015.

Quốc gia nào cũng muốn tự sáng tạo nên một Bộ LDS của riêng mình. Lòng tự tin và ý chí sáng tạo khiến chúng ta kính nể. Nhưng, như chúng ta thường thấy, sáng tạo mà không nắm được phương pháp sáng tạo, không có tri thức để sáng tạo chắc chắn sẽ dẫn đến thảm họa.

SOURCE: THAM LUẬN TẠI HỘI THẢO “MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG SỬA ĐỔI CƠ BẢN BỘ LUẬT DÂN SỰ”, BỘ TƯ PHÁP VÀ JICA PHỐI HỢP TỔ CHỨC TẠI TPHCM - GS.TS. NGUYỄN VÂN NAM

(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)