Em đã ăn các bữa ăn đủ chất dinh dưỡng chưa, vì sao?

Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình

Tóm tắt lý thuyết

  • Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cơ thể con người về năng lượng và các chất dinh dưỡng.

  • Cơ thể cần:

    • Chất đạm  (Protein)

    • Chất béo   (Lipit)

    • Chất đường & tinh bột (Gluxit)

    • Các chất khoáng

    • Các vitamin

    • Nước và chất xơ.

  • Ví dụ 1:

    • Thịt rang (chất đạm ,chất béo can xi)

    • Cá rán (Chất khoáng, chất béo)

    • Thịt bò xào (chất đạm, chất béo)

    • Cà muối (chất khoáng, chất xơ,)

    • Cơm (chất đường bột)

  • Ví dụ 2:

    • Cơm (chất đường bột)

    • Nước chấm

    • Rau luộc (Vitamin ,chất xơ)

Thực đơn 1 hay thực đơn 2 là một bữa ăn hợp lí?

II. Phân chia số bữa ăn trong ngày

  • Bữa ăn chính là bữa ăn trong đó có cơm mới nấu và kết hợp với nhiều món ăn hơn

  • Bữa ăn phụ không nhất thiết phải có cơm (ngô, sắn, mì nấu…)

  • Việc phân chia số bữa ăn trong ngày ảnh hưởng đến việc tiêu hoá thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian, trong lúc làm việc hay khi nghỉ ngơi.

  • Bữa ăn hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng.

  • Cần phân chia bữa ăn hợp lý, khoảng cách giữa các bữa ăn thường từ 4 đến 5 giờ 

    • Bữa sáng: sau khi ngủ dậy cần ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng. Nên ăn vừa phải, không nên bỏ ăn sáng sẽ có hại cho cơ thể, vì hệ tiêu hoá phải làm việc không điều độ. Không ăn sáng quá muộn  (6h30 -  7h30)

    • Bữa trưa: Sau 4 tiếng thức ăn được tiêu hoá hết trong dạ dày. Cần ăn nhanh nhưng đủ chất để bổ sung chất và năng lượng đã tiêu hao ở buổi sáng và chuẩn bị  năng lượng hoạt động  cho  buổi chiều. 

    • Bữa tối: Cần tăng khối lượng với các món ăn nóng, ngon, rau củ, quả để bù lại năng lượng tiêu hao trong ngày. Thời gian bữa ăn có thể dài hơn.

  • Tóm lại: Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡngcũng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và góp phần tăng tuổi thọ.

III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn trong gia đình

1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình

  • Nhu cầu dinh dưỡng tuỳ thuộc vào:

    • Lứa tuổi, giới tính.

    • Thể trạng.

    • Công việc.

  • Ví dụ:

    • Trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể.

    • Người lớn đang làm việc, đặc biệt lao động chân tay cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.

    • Phụ nữ có thai cần ăn những thực phẩm giàu chất đạm, chất vôi và chất sắt.

2. Điều kiện tài chính

  • Cân nhắc về số tiền hiện có để đi mua thực phẩm.

    • Lựa chọn loại thực phẩm đáp ứng được về chất dinh dưỡng mà đa số thành viên trong gia đình cần.

    • Lựa chọn loại thực phẩm mới, tươi, ngon và phổ thông.

    • Lựa chọn loại thực phẩm không trùng về nhóm dinh dưỡng chính.

    • Phối hợp với các loại thực phẩm tự trồng, tự nuôi (nếu có).

  • Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền.

3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng

  • Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.

  • Phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.

    • Nhóm giàu chất đạm.

    • Nhóm giàu chất đường bột.

    • Nhóm giàu chất béo.

    • Nhóm giàu vitamin và chất khoáng.

4. Thay đổi món ăn

  • Thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán.

  • Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng.

  • Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn.

  • Trong bữa ăn, không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm, hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn.

  • Ví dụ: Bữa ăn đã có món cá kho thì không cần phải thêm món cá hấp.

Bài tập minh họa

Em hãy nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lý ?

Hướng dẫn giải

  • Khả năng và điều kiện tài chính

  • Đầy đủ các chất dinh dưỡng

  • Nhu cầu của các thành viên trong gia đình (hoặc người tham gia bữa ăn)

  • Có sự thay đổi các món ăn.

Bài 2:

Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn ?

Hướng dẫn giải

  • Cần phải chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa an hoàn chỉnh ,cân bằng chất dinh dưỡng 

  • Tránh tình trạng thừa chất ,và thiếu chât trong các bữa an trong gia đình một thời gian dài, sẽ ảnh hướng xấu đến sức khoẻ như con người như thừa chất và thiếu chất .

Bài 3:

Hãy kể tên các món ăn mà em đã dùng trong các bữa ăn hàng ngày và nhận xét ăn như vậy đã hợp lý chưa ?

Hướng dẫn giải

  • Các món ăn mà em đã sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày như : cá nấu , cá rán ; rau,thịt xào ;rau,thịt luộc , tôm rang , thịt rang thịt rán , đậu phụ rán ...

  • Ăn như vậy tương đối hợp lý: Vì thay đổi bữa ăn hàng ngày thay đổi cách chế biến trong nấu ăn ,đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiêt, nên hạn chế ăn đồ ăn chiên rán nhiều vì co nhiều chất béo.

Bài 4:

Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình?

Hướng dẫn giải

  • Bữa ăn phải đáp ứng nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, điều kiện tài chính, phải ngon bổ, và không tốn kém và lãng phí.

  • Đối với thành viên trong gia đình đang có biểu hiện béo thì không nên ăn đồ ăn chứa chất béo , cần bổ xung các thức ăn giàu các chất cần thiêt cho những người gầy trong thành viên trong gia đình

Lời kết

Sau khi học xong bài Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Nêu được thế nào một bữa ăn hợp lý và việc phân chia số bữa ăn trong ngày

  • Phân chia được bữa ăn cho bản thân và gia đình hợp lý.

  • Yêu thích công việc nội trợ, phân chia bữa ăn hợp lý trong gia đình 

Bài Làm:

  • Các bữa ăn tron ba ngày của bạn Tri chưa đủ 4 nhóm thức ăn.
  • Vì những bữa ăn của bạn còn quá đơn giản, chủ yếu chỉ có rau củ và cơm, các thức ăn chất đạm và chất béo còn rất ít, không đủ cung cấp cho cơ thể.

Chuyên gia dinh dưỡng cấp cao Fahma Sunarja giải thích nguy cơ do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ.

Việc ăn ăn uống đầy đủ rất quan trọng đối với tất cả mọi người – chế độ ăn cần bằng hàng ngày đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe.

Điều này càng quan trọng hơn nếu bạn đang điều trị ung thư hoặc bệnh mạn tính như tiểu đường, đột quỵ, huyết áp cao và bệnh tim mạch.

Tuy nhiên nhiều người không ăn uống đúng cách.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều người dân Singapore, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Điều này xảy ra dù thực tế là thức ăn giàu dinh dưỡng không chỉ sẵn có mà còn có giá cả hợp lý.

Tại sao tình trạng này lại xảy ra?

Một yếu tố là lối sống. Nhiều người bận rộn ở công sở hay trường học và thường ăn cơm ngoài tiệm. Họ thường hơn là nên, chọn món thuận tiện hoặc món mà họ thích hơn là món ăn tốt cho họ. Ví dụ, nhiều người lớn và trẻ em thích đồ ăn nhanh – gà rán, khoai tây chiên và nước ngọt. Tuy nhiên, những thức ăn ngày nhiều chất béo bão hòa và thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Thức ăn qua chế biến và thức ăn sẵn cũng phổ biến vì nhanh và tiện. Tuy nhiên các thức ăn này phải bảo quản lâu nên có xu hướng có chất bảo quản, màu nhuộm và các thành phần nhân tạo khác.

Về lâu dài, chế độ ăn như vậy sẽ dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng – và trong một số trường hợp, chính là nguyên nhân hặc làm nặng thêm một số bệnh mạn tính.

Dinh dưỡng thiếu hụt có thể gây bệnh

Khi nỗ lực ăn uống lành mạnh hơn, những người bị bệnh tim mạch hoặc cholesterol cao có thể vô tình đã cắt giảm quá nhiều thịt, nhuyễn thể, trứng và các sản phẩm từ sữa.

Về lâu dài, điều đó có thể dẫn tới không đủ dinh dưỡng như sắt, axit folic và vitamin B12 – có thể gây thiếu máu.

Thiếu canxi cũng thường xảy ra. Những người bị không dung nạp lactose hoặc không thích uống sữa, có thể bỏ qua các sản phẩm từ sữa. Nếu họ không thay thể bằng các nguồn bổ sung canxi khác thì họ có thể gặp nguy cơ xốp xương hoặc thậm chí loãng xương.

Đối với những người đã bị bệnh tiểu đường, chế độ ăn đủ chất thậm chí còn quan trọng hơn.

Nếu bạn bị tiểu đường mà ăn không đủ dưỡng chất, việc kiểm soát mức đường máu sẽ gặp khó khăn. Về lâu dài, tiểu đường không kiểm soát được có thể dẫn tới các biến chứng và các vấn đề khác ảnh hưởng tới tim mạch, thận hoặc hệ thần kinh. Các biến chứng thậm chí có nghĩa là phải hạn chế ăn uống hơn nữa, khiến cho bạn càng khó khăn trong việc ăn đủ dưỡng chất và cải thiện sức khỏe.

Trong khi đó, bệnh nhân ung thư ăn uống không đủ dưỡng chất hoặc ăn kiêng có thể không nạp đủ protein, sắt và các chất dinh dưỡng quang trọng khác. Điều này có thể dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng và hệ miễn dịch có thể bị ảnh hưởng, gây ảnh hưởng làm chậm tiến độ và kết quả của quá trình điều trị.

Ảnh: Trích từ cuốn “Đánh thức vị giác”, cuốn sách nấu ăn do Trung tâm ung thư Parkway xuất bản