Dự thảo bảng lương cán bộ ccvc 2023

Thứ Hai, 22/08/2022, 13:46

Tăng giảm cỡ chữ:

Đây là nội dung được nêu tại Thông tư 47/2022/TT-BTC ngày 29/7/2022 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm 2023 - 2025.

Theo Thông tư của Bộ Tài chính, dự toán chi thường xuyên năm 2023 tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định.

Đồng thời, các cơ quan, đơn vị dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương như sau:

- Các bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ tiết kiệm chi thường xuyên và một phần thu sự nghiệp theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW và Nghị định 60/2021/NĐ-CP. Trong đó, đảm bảo phần tiền lương tăng thêm phù hợp với mức kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.

- Các địa phương tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương.

Bản quyền © 2000-2022 bởi LuatVietnam - Thành viên INCOM Communications ., JSC

Giấy phép thiết lập trang Thông tin điện tử tổng hợp số: 692/GP-TTĐT cấp ngày 29/10/2010 bởi

Sở TT-TT Hà Nội, thay thế giấy phép số: 322/GP - BC, ngày 26/07/2007, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông

Chứng nhận bản quyền tác giả số 280/2009/QTG ngày 16/02/2009, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Truyền thông Quốc tế INCOM. Chịu trách nhiệm: Ông Trần Văn Trí

Bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay áp dụng theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT. Hiện tại bảng lương cán bộ công chức theo vị trí việc làm vẫn áp dụng theo bảng lương TẠI ĐÂY.

Dự kiến từ năm 2023 mới có 05 bảng lương theo vị trí việc làm mới dành cho cán bộ công chức viên chức thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành. (Đây là chủ trương của BCH Trung ương Đảng theo Nghị quyết 27-NQ/TW nhưng do dịch Covid nên đã bị hoãn lại).

Sau đây là các thông tin mới nhất liên quan đến dự thảo bảng lương theo vị trí việc làm từ năm 2023 dành cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (Quân đội, công an).

Về bảng lương áp dụng với người giữ chức vụ lãnh đạo (Bảng 1)

Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo từ Trung ương đến cấp xã sẽ được xây dựng thành 1 bảng lương riêng, theo nguyên tắc: 

  • Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc; Giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu giữ nhiều chức vụ thì hưởng lương chức vụ cao nhất.
  • Mức lương của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương của lãnh đạo cấp dưới.
  • Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương, không phân loại bộ, ngành, ban, ủy ban và tương đương ở trung ương; không phân biệt các chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương.
  • Việc phân biệt các chức vụ ở bộ, ngành, ban, ủy ban và tương đương ở trung ương và các chức danh lãnh đạo theo đơn vị hành chính ở địa phương được thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
  • Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định.

Về bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với người không giữ chức danh lãnh đạo (Bảng 2)

Với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo sẽ được xây dựng 01 bảng lương riêng theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức.

Mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có các bậc lương theo nguyên tắc:

  • Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề.
  • Các nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức hiện nay sẽ được sắp xếp lại nhằm khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

Về bảng lương đối với lực lượng vũ trang (Quân đội, công an) (Bảng 3, 4, 5)

Với lực lượng vũ trang sẽ có 03 bảng lương riêng, gồm:

  • 01 bảng lương cho sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm (Bảng 3) (Tham khảo: Dự kiến Bảng lương sĩ quan quân đội công an năm 2023)
  • 01 bảng lương cho quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an (Bảng 4) (Tham khảo: Dự kiến Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội công an 2023)
  • 01 bảng lương dành cho công nhân quốc phòng, công nhân công an (Bảng 5)

(Giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Lưu ý:

- Khi xây dựng 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức LLVT nêu trên, mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay sẽ được bãi bỏ; thay vào đó sẽ có mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể. Tham khảo thêm bài viết: Bảng lương mới của công chức, viên chức, công an, quân đội từ năm 2023

Về bảng lương của giáo viên

  • Bảng lương mới, phụ cấp của giáo viên từ năm 2023

Về bảng lương các ngạch công chức, viên chức khác:

  • Bảng lương cán bộ công chức cấp xã phường năm 2023
  • Bảng lương, bậc lương, mã ngạch kế toán mới nhất
  • Bảng lương, bậc lương, hệ số lương, mã ngạch kỹ sư
  • Bảng xếp lương hệ số viên chức ngành y tế mới nhất

Thẩm quyền và lộ trình xây dựng 5 bảng lương theo vị trí việc làm

- Các Bộ, cơ quan Trung ương thiết kế bảng lương và chế độ phụ cấp theo ngành, lĩnh vực của mình gởi Bộ Nội vụ tổng hợp.

- Ban Tổ chức Trung ương xây dựng Bảng phân loại chức vụ tương đương trong hệ thống chính trị trình Bộ Chính trị thông qua để làm căn cứ xây dựng bảng lương chức vụ lãnh đạo (Bảng 1).

- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo, Ban cán sự đảng Chính phủ về quy định cụ thể chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trên cơ sở Bảng phân loại chức vụ tương đương trong hệ thống chính trị.

- Ban Bí thư ban hành Quyết định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức khu vực Đảng, đoàn thể.

- Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Quốc hội, UBTVQH.

- Chính phủ ban hành Nghị định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

- Các Bộ ban hành Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện.

Vậy lương cán bộ công chức viên chức năm 2022 thực hiện như thế nào?

- Trong năm 2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước 2022, trong đó tiếp tục lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương, không tăng lương cơ sở năm 2022 và vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng, tức là vẫn áp dụng hệ thống thang bảng lương hiện hành, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 1.490.000 đồng/tháng. (Tham khảo chi tiết: Bảng lương bậc lương cán bộ công chức, viên chức LLVT 2022)

- Thực hiện áp dụng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị; tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

Mức lương đến năm 2025:

Thực hiện nâng mức tiền lương của khu vực công phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước; tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Mức lương đến năm 2030:

Thực hiện nâng mức tiền lương của khu vực công phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước; tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp./.

Minh Hùng (Tổng hợp)

Bài liên quan