Dự án phát triển nhà ở là gì

  1. Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở về các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở quy mô dưới 25 tầng có chiều cao không quá 75m;...".

Ông Huy hỏi, "dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở" được hiểu như thế nào? "Nhà ở" ở đây chỉ gồm nhà chung cư, nhà ở tập thể, ký túc xá hay bao gồm cả nhà ở riêng lẻ?

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của một khu đất nằm trong quy hoạch xây dựng nhà ở rồi sau đó phân lô bán nền để người dân tự xây dựng nhà ở thì có thuộc "dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở" hay không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định: “Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân”. Theo đó, “dự án đầu tư xây dựng nhà ở” là bao gồm cả các dự án đầu tư xây dựng có nhà ở riêng lẻ.

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của một khu đất nằm trong quy hoạch xây dựng nhà ở rồi sau đó phân lô bán nền để người dân tự xây dựng nhà ở là “dự án đầu tư xây dựng nhà ở” theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Nhà ở 2014.

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở thuộc trường hợp có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng phải thực hiện thẩm định theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 57 Luật Xây dựng 2014 mà quy mô dưới 25 tầng có chiều cao không quá 75m thì thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở của dự án là Sở Quản lý xây dựng chuyên ngành quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (nội dung sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP).

Phát triển nhà ở theo dự án để quản lý xây dựng theo quy hoạch. Đồng thời, cần tập trung nguồn lực để hỗ trợ đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận được với nhà ở xã hội là một trong những nội dung được các đại biểu thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) ngày 5/6.

Phát biểu thảo luận tại tổ, đại biểu Lại Thế Nguyên, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy) cho rằng, Khoản 4, Điều 7 của dự thảo quy định: “Đối với khu vực đô thị, việc phát triển nhà ở chủ yếu được thực hiện theo dự án, có các cơ cấu loại hình diện tích nhà ở phù hợp với nhu cầu thị trường. Đối với các khu vực còn lại thì căn cứ vào điều kiện của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể các địa điểm, vị trí phải phát triển nhà ở theo dự án. Tại khu vực nội thị thuộc đô thị loại đặc biệt; đô thị loại 1 thì chủ yếu phát triển nhà chung cư”.

Dự án phát triển nhà ở là gì
Đại biểu Lại Thế Nguyên- Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa điều hành và phát biểu phiên thảo luận tại Tổ dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) ngày 5/6 (Ảnh: QH)

Tại khoản này, đại biểu Lại Thế Nguyên đề nghị bổ sung thêm ý “khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án” vào sau đoạn: “Đối với các khu vực còn lại thì cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể các địa điểm, vị trí phải phát triển nhà ở theo dự án; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án ở khu vực nông thôn, đồng bằng, ven biển”. Theo đại biểu Nguyên, quy định như vậy để tiết kiệm quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp, khi nhu cầu nhà ở tăng cao, trong khi đất sản xuất càng thu hẹp ở khu vực nông thôn. Cùng với đó, phát triển nhà ở theo dự án để quản lý xây dựng theo quy hoạch, xây dựng nông thôn mới ngày càng đẹp, văn minh, hiện đại hướng đến là đô thị.

Cũng theo đại biểu Lại Thế Nguyên, khoản này, dự thảo cũng quy định “Tại khu vực nội thị thuộc đô thị loại đặc biệt; đô thị loại 1 thì chủ yếu phát triển nhà chung cư”, đề nghị cần quy định “đối với đô thị loại đặc biệt, đô thị loại 1, đô thị loại 2, thì chủ yếu phát triển nhà chung cư”, chứ không phải chỉ khu vực nội thị của đô thị loại đặc biệt và loại 1 như dự thảo quy định, cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Về Khoản 4, Điều 14 quy định: “Trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư”. Đại biểu Lại Thế Nguyên đề nghị bổ sung thêm ý: “Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản”. Lý do: Theo dự thảo Luật kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư chỉ được thu tiền của bên mua không vượt quá 95% giá trị hợp đồng khi người mua chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác. Do đó, cần tính toán để dự thảo luật nhà ở và dự thảo luật kinh doanh bất động sản không mâu thuẫn, chồng chéo nhau, dẫn đến khó áp dụng khi ban hành. Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ Khoản 4, Điều 37 để thực hiện đồng bộ và không bị chồng chéo với Luật đầu tư, Luật đấu thầu, Luật đấu giá, Luật đầu tư…

Góp ý về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), đại biểu Mai Văn Hải (Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo luật, song đề nghị cần giải thích rõ cụm từ “khu vực đô thị” và “khu vực nông thôn”. Đặc biệt, cần làm rõ việc giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp thì nguồn vốn xây dựng từ đâu? Đồng thời, nên thêm quy định, ngoài việc bán nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn thì cần thêm hình thức cho thuê.

Đồng quan điểm này, đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị Ban soạn thảo sửa Khoản 6 Điều 73 của dự thảo Luật theo hướng làm thế nào tập trung nguồn lực hỗ trợ cho công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận được với nhà ở xã hội. Đồng thời, đề nghị cần bổ sung quy định tỷ lệ tối đa phần quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại trong dự án nhà ở xã hội tại khoản 2 Điều 82 của dự thảo Luật…

Đáng chú ý cũng tại phiên thảo luận ở các tổ, một số đại biểu cũng chỉ ra bất cập liên quan đến đối tượng mua nhà ở xã hội. Các đại biểu cho rằng, người lao động có thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên đã phải thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân (chưa tính đến miễn trừ gia cảnh). Với mức thu nhập đó, nếu sống ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… chưa đủ trang trải cuộc sống trong bối cảnh giá cả liên tục leo thang, biết đến bao giờ có đủ tiền tích lũy mua được nhà. Do đó, dự thảo Luật cần nâng mức trần khống chế để những người có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân tại các đô thị lớn từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc dưới 20 triệu đồng/tháng cũng phải được tiếp cận nhà ở xã hội.

PV

Nên xem

Dự án phát triển nhà ở là gì

Từ 1/7/2024: Áp dụng tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất, bãi bỏ cơ chế đặc thù

Từ ngày 1/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Dự án phát triển nhà ở là gì

Thêm đường bay kết nối Việt Nam với Jakarta, Busan của Vietjet vừa khai trương

(LĐTĐ) Tiếp nối hành trình bay ra thế giới đón mùa du lịch, lễ hội cuối năm, Vietjet hôm nay tưng bừng khai trương hai đường bay quốc tế mới Hà Nội - Jakarta (Indonesia) và Phú Quốc - Busan (Hàn Quốc), kết nối các điểm đến hàng đầu tại Việt Nam với các điểm đến yêu thích trong khu vực.

Dự án phát triển nhà ở là gì

Kỳ vọng về một “định vị mới”, “tầm mức mới” của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

(LĐTĐ) Tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12 - 13/12/2023, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và kỳ vọng về chuyến thăm.

Dự án phát triển nhà ở là gì

Quận Ba Đình xây dựng hệ thống truyền tin báo cháy từ cơ sở

(LĐTĐ) Trong công tác phòng cháy, chữa cháy, "tốc độ" là một yếu tố vô cùng quan trọng, để tăng cường công tác này, quận Ba Đình đã triển khai lắp đặt tại các trụ sở đơn vị thuộc quận hệ thống truyền tin báo cháy và tiếp nhận thông tin. Đây chính là giải pháp bổ sung cần thiết để có thể sớm ngăn chặn ảnh hưởng của cháy nổ.

Dự án phát triển nhà ở là gì

Không yêu cầu sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố nghiêm túc quán triệt chỉ đạo: Không yêu cầu công dân nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành BHXH Việt Nam.